Sốt dengue là gì

Sốt dengue là gì
Muỗi Aedes aegypti và cách thức lây truyền bệnh SD và SXHD
Sốt dengue (SD) và sốt xuất huyết dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus dengue gây nên.

Virus dengue có 4 type là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó mà thôi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Virus dengue truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu.

Mặc dù có cùng căn nguyên gây bệnh, cùng con đường truyền bệnh, nhưng SXHD có đặc điểm lâm sàng nổi bật là xuất huyết, trụy mạch và dễ tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Trong khi đó SD là bệnh diễn biến lành tính, không có hiện tượng thẩm thấu mao mạch quan trọng.

Chính vì vậy, việc phân biệt giữa SD và SXHD là rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, từ đó có thể tránh những rủi ro về sức khỏe có thể xảy ra.

Các biểu hiệu và phương pháp xử trí SD:

Người bệnh thường sốt cao đột ngột, liên tục và kéo dài từ 2 ngày đến 1 tuần. Kèm theo là các biểu hiện nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt, da sung huyết, phát ban, thường kèm theo đau họng, buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị và tiêu chảy.

Có thể thấy các biểu hiện của xuất huyết như chấm xuất huyết ở dưới da hoặc chảy máu cam.

Ở trẻ em, đau họng và đau bụng thường là những triệu chứng nổi trội.

Xét nghiệm máu thường thấy tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm, bạch cầu giảm; không thấy có biểu hiện cô đặc máu (chỉ số Haematocrit bình thường).

Hạ sốt xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 thường kèm biểu hiện xuất huyết nhẹ (chấm xuất huyết dưới da, nốt xuất huyết và chảy máu mũi). Sau khi hạ sốt thường xuất hiện ban dạng dát sẩn đa hình thái, đôi khi gây ngứa, đầu tiên ở thân mình và lan rộng theo hướng ly tâm đến các chi, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Một số trường hợp bệnh có thể tiến triển đến xuất huyết tiêu hóa và sốc. Như vậy biểu hiện xuất huyết không chỉ sốt xuất huyết dengue mới có.

Do đây là bệnh diễn biến lành tính nên phần lớn người bị SD chỉ cần điều trị ngoại trú hoặc theo dõi tại các cơ sở y tế.

Với SD chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu có sốt cao, đặc biệt là trẻ em có thể nguy cơ co giật, vì vậy cần phải dùng thuốc hạ nhiệt kết hợp với lau mát.

Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng paracetamol đơn chất với liều lượng thích hợp cho từng lứa tuổi theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Cấm dùng aspirin, anagil, ibuprofen, acetyl salicylic acid để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Khuyến khích người bệnh bù dịch sớm bằng đường uống, tốt nhất là dùng oresol hoặc nước trái cây như nước dừa, nước chanh, nước cam... Có thể dùng nước cháo loãng pha với muối.

Nếu người bệnh không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước thì cần truyền dịch.

Các biểu hiệu và phương pháp xử trí SXHD

Sốt dengue là gì
Vệ sinh môi trường và dụng cụ chứa nước sạch sẽ, nằm màn tẩm hóa chất... để phòng chống bệnh SD và SXHD

Người bệnh đột ngột sốt cao liên tục từ 2 đến 7 ngày. Giai đoạn sớm của bệnh không thể phân biệt được với sốt dengue.  

Tuy nhiên, biểu hiện xuất huyết thường xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 trở đi của bệnh dưới nhiều hình thái: Dấu hiệu dây thắt dương tính, xuất huyết tự nhiên ở da, niêm mạc hoặc vết bầm tím ở quanh nơi tiêm chích, các chấm xuất huyết ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn, có thể thấy các mảng bầm tím.

Bệnh nhân có thể thấy chảy máu mũi, máu lợi, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Trường hợp nặng có thể thấy nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Gan của người bệnh SXHD thường to. Do huyết tương thoát qua thành mạch nên có thể thấy hiện tượng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng.

Nếu thấy các dấu hiệu vật vã, lạnh đầu chi, xuất huyết nhiều, nước tiểu ít là các dấu hiệu của tiền sốc. Người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để điều trị kịp thời.

Trường hợp SXHD có sốc bao gồm tất cả các triệu chứng của SXHD kèm theo nhiệt độ hạ đột ngột, da ở các chi lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ hoặc kẹt, nước tiểu ít.

Triệu chứng sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh.

Biện pháp xử trí với SXHD cần uyển chuyển và tùy vào mức độ của bệnh.

Trường hợp SXHD nhẹ, chưa có dấu hiệu của tiền sốc và sốc, người bệnh được điều trị và theo dõi như đối với SD.

Trong trường hợp đã có dấu hiệu nặng là dấu hiệu chỉ điểm của những diễn biến nhanh, khó lường và phức tạp, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ tại các cơ sở y tế, bù dịch tích cực kết hợp với các biện pháp điều trị đặc biệt khác nhằm hạn chế các biến chứng và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Nên truyền dịch khi có biểu hiện cô đặc máu mặc dù huyết áp và mạch ổn định. Dịch truyền bao gồm Ringer Lactat hoặc huyết thanh mặn, ngọt đẳng trương.

Vì sao lại phải truyền nước cho bệnh nhân SXHD? Thực tế, SXHD không gây mất nước (hầu hết bệnh nhân SXHD là đủ và thừa nước). Tuy nhiên, do bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu (20-30% ) nên bắt buộc phải truyền dịch cấp cứu.

ThS. BS Lê Hưng


Sốt xuất huyết Dengue là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa hè khí hậu nóng ẩm mưa nhiều. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có khả năng bùng phát thành dịch lớn.

1. Sốt xuất huyết Dengue là gì?

Sốt xuất huyết Dengue (Dengue hemorrhagic fever, DHF) là căn bệnh sốt xuất huyết ở thể nặng, nguy hiểm nhất. Bệnh bao gồm tất cả các biểu hiện của sốt xuất huyết thể nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp). Xuất huyết Dengue lây truyền chủ yếu là do vết đốt của muỗi vằn mang mầm mống gây bệnh (giống muỗi Aedes aegypti). 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 7/7/2019, Việt Nam ghi nhận hơn 96.000 trường hợp bệnh sốt xuất huyết trong đó có 7 trường  hợp tử vong, tỉ lệ tử vong là 0.007%.

Những người thuộc một trong những nhóm dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue, chẳng hạn như:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt các bé dưới 10 tuổi
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người cao tuổi
  • Sinh sống hoặc đi du lịch đến các nước Đông Nam Á, Mỹ Latinh và vùng Caribbean
  • Những người có hệ miễn dịch kém

Sốt dengue là gì

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cao hơn người lớn.

2. Triệu chứng nhận biết sốt xuất huyết Dengue

Những triệu chứng của sốt xuất huyết Dengue sẽ không xuất hiện ngay sau khi bị muỗi mang virus đốt, mà thường xảy ra sau một thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày. Người bệnh bị sốt cao (39-40ºC) kèm theo ít nhất hai trong số các triệu chứng sau đây:

Hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần hoặc hơn sau khi các biến chứng diễn ra. Thế nhưng, có một số trường hợp tình trạng bệnh có thể xấu đi, thậm chí gây nguy cơ tử vong. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh có nguy cơ tiến triển thành sốt xuất huyết Dengue thể nặng, bao gồm:

  • Cơn đau bụng dữ dội, quặn thắt
  • Nôn ói kéo dài
  • Chảy máu ở nướu hoặc mũi
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu, phân hoặc khi nôn
  • Khó thở hoặc thở gấp
  • Mệt mỏi, bứt rứt
  • Khó chịu và bồn chồn

Người bệnh cần được tích cực theo dõi thường xuyên, khi nghi ngờ bệnh có biến chứng nặng, cần ngay lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Sốt xuất huyết diễn ra khi người bệnh nhiễm một trong bốn 4 chủng virus dengue DEN1, DEN2, DEN3 và DEN4. Các virus gây bệnh này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua con đường hút máu của muỗi vằn Aedes aegypti và muỗi vằn Aedes albopictus. Trong đó, Aedes aegypti là nguyên nhân phổ biến gây bệnh.

Sốt dengue là gì

Loài muỗi Aedes aegypti là mầm bệnh chứa virus Dengue gây nên bệnh sốt xuất huyết cho người.

Căn bệnh này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau đó, khi người bệnh đã có miễn dịch chủ động (đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang). Đặc biệt, bệnh biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Không chỉ vậy, bệnh thậm chí có thể gây tử vong, đặc biệt là trẻ em dưới 10 tuổi và thanh thiếu niên.

4. Virus gây bệnh gồm mấy loại? Có lây không?

Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 chủng huyết thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với chủng virus nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng virus đó. Chính vì vậy những người sống trong vùng lưu hành dịch Dengue có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời.

Có thể nói sốt xuất huyết chính là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, vì thế có thể lan thành những ổ dịch rất lớn. Con đường lây nhiễm phổ biến nhất của sốt xuất huyết chính là do muỗi vằn Aedes aegypti mang mầm bệnh. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể lây truyền sang hai con đường khác dưới đây: 

  • Lây nhiễm từ người sang muỗi: Đây có thể là những người có triệu chứng sốt xuất huyết, chưa có dấu hiệu nào xuất hiện của bệnh. Muỗi sẽ nhiễm bệnh sau khi đốt người mắc virus Dengue. Thời gian lây truyền virus sang muỗi xảy ra trước 2 ngày người bệnh có các dấu hiệu sốt xuất huyết.
  • Lây qua đường máu hoặc dùng chung kim tiêm y tế: Một người khỏe mạnh có thể bị lây nhiễm virus nếu được truyền máu của người mắc bệnh hoặc dùng chung kim tiêm với họ. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường không phổ biến so với việc lây nhiễm qua muỗi đốt.

5. Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán

Chẩn đoán dengue thường dựa vào các xét nghiệm đơn giản, biểu hiện lâm sàng như: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.

  • Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Triệu chứng dengue xuất huyết thường sẽ làm giảm lượng bạch cầu trong máu. Trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính nghĩa là cơ thể không bị nhiễm xuất huyết.
  • Giảm tiểu cầu (< 100.000/mm³): Bất kỳ bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue đều cần xét nghiệm số lượng tiểu cầu. Những biểu hiện lâm sàng cho thấy tiểu cầu có xu hướng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
  • Hematocrit: Đây được xem là một tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết dengue. Khi giá trị hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có nguy cơ nhiễm xuất huyết Dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể xem giá trị > 45% là mốc chẩn đoán.

Điều trị sốt xuất huyết Dengue

Bệnh sốt xuất huyết hiện tại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là khắc phục triệu chứng và xử lý để tránh bệnh biến chứng nặng nề hơn. Do đó, để khỏi sốt xuất huyết nhanh chóng cần chú ý những điều sau đây:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi tuyệt đối, khi nằm nên mắc màn để tránh bị muỗi đốt làm lây lan dịch bệnh.
  • Bù lượng nước hao hụt do dịch gây ra bằng cách uống nhiều nước hoặc bổ sung oresol (pha đúng theo hướng dẫn), nước cam, nước chanh…
  • Dùng Paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Trường hợp nếu trẻ khó uống thuốc hoặc nôn trớ, nên chọn thuốc có vị ngọt.

Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế làm những điều như sau:

  • Hạ sốt dồn dập: Trong quá trình điều trị cần tránh thực hiện các biện pháp hạ sốt cấp tốc vì bệnh do virus gây ra nên nhiệt độ sau khi hạ xong lại tiếp tục tăng trở lại. Nếu liên tục hạ sốt như vậy sẽ tăng nguy cơ tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Đi ra nơi có gió to, tắm nước lạnh: Người bệnh tuyệt đối không được để cơ thể nhiễm lạnh. Nên ở nhà nghỉ ngơi, hạn chế ra ngoài gió và không tắm nước lạnh, vì những hành động này có thể làm co mạch ngoài da nhưng lại làm giãn mạch bên trong nội tạng dễ dẫn đến tử vong. 

Sốt dengue là gì

Kinh nghiệm điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại nhà tỉ lệ là 70% là khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu không theo dõi sát sao, người bệnh có thể gây tử vong do sốc. Vậy khi chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cần lưu ý những gì?

6. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Có biến chứng gì?

Các giai đoạn sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường diễn biến khá nhanh, qua từng giai đoạn các biểu hiện bệnh sẽ trở nên nặng dần. Tính từ thời điểm phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, bệnh sẽ khỏi dần từ 7-10 ngày sau đó. Sốt xuất huyết Dengue được chia làm các giai đoạn bệnh như sau:

– Giai đoạn sốt

Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài trong 2 ngày, có khi tới 7 ngày. Người bệnh ngoài triệu chứng sốt cao 39-40 độ C còn đi kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, nhức đầu, đau hốc mắt, đau cơ… và rất khó hạ sốt. 

– Giai đoạn nguy hiểm

Xảy ra vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt, đây là giai đoạn rất nguy hiểm. Các triệu chứng nặng của xuất huyết lúc này có biểu hiện như:

  • Xuất huyết dưới da ở mặt trong của cánh tay, bụng, đùi, mặt trước hai cẳng chân;
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu;
  • Một số triệu chứng nặng hơn có thể xảy ra: chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi hoặc màng bụng, xuất huyết tiêu hóa hoặc nghiêm trọng hơn là xuất huyết não.

Sốt dengue là gì

Những nốt phát ban trên cơ thể thường xuất hiện trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh.

– Giai đoạn hồi phục

Sau khi qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ bước vào giai đoạn hồi phục, lúc này tình trạng sốt sẽ giảm nhẹ và thể trạng bắt đầu tốt dần lên. Đồng thời, các xét nghiệm tiểu cầu cũng tăng dần lên và trở về trạng thái bình thường.

Biến chứng 

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh có diễn tiến khó lường, gây sốt cao triền miên và liên tục trong nhiều ngày. Không những vậy, bệnh còn gây ra các biến chứng nghiêm trọng, tăng tỷ lệ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời:

  • Sốc do mất máu
  • Tràn dịch màng phổi
  • Suy tim, thận
  • Xuất huyết não
  • Hôn mê
  • Sảy thai, sinh non đối với phụ nữ mang bầu

7. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue? 

Do sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị cũng như vắc xin phòng bệnh, do đó để ngăn ngừa bệnh xảy ra, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống sạch sẽ;
  • Phát quang bụi rậm, dọn dẹp môi trường;
  • Thường xuyên ngủ màn để tránh bị muỗi đốt;
  • Không nên trữ nước trong nhà hoặc tới gần những địa điểm thiếu vệ sinh như ao, hồ…
  • Phối hợp với chính quyền địa phương để phun hóa chất diệt muỗi;
  • Sử dụng kem xua muỗi hay tiêu diệt muỗi bằng cách đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.

Sốt xuất huyết Dengue là căn bệnh nguy hiểm với nguy cơ để lại biến chứng nặng nề. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, mỗi người hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Có thể bạn chưa biết:

Giải đáp bệnh sốt xuất huyết mấy ngày khỏi?

Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?

Nhận biết sốt ở trẻ nhỏ bằng nhiệt kế

Nguồn tham khảo:

https://www.who.int/tdr/publications/documents/dengue-diagnosis.pdf