Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

(Baoquangngai.vn)- Giá trâu giảm từ 50 - 60% so với trước dịch Covid-19. Nhiều nơi không có thương lái đến mua, trong khi giá thức ăn tăng cao khiến người nuôi thua lỗ.

TIN LIÊN QUAN

  • Nông dân lo thua lỗ vì giá thức ăn chăn nuôi tăng "chóng mặt"
  • Gà tiêu thụ chậm, người chăn nuôi thua lỗ
  • Giá ớt tăng, giá heo giảm, nông dân thua lỗ

 

Giá giảm vẫn không có người mua

 

Những năm qua, nhiều nông dân, nhất là nông dân ở các địa phương miền núi đã đầu tư phát triển chăn nuôi trâu thịt. Nghề nuôi trâu đã mang lại thu nhập khá cho hàng nghìn hộ dân miền núi, giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, gần 2 năm qua, trâu bí đầu ra, giá giảm chạm đáy nhưng vẫn không có người mua. 

 

Gia đình ông Đinh Văn Tài, ở thôn Gò Gạo, xã Sơn Thành (Sơn Hà) cho biết, những năm trước, trâu nghé 1 năm tuổi có giá từ 15 - 17 triệu đồng, trâu thịt có giá từ 25 - 40 triệu đồng. Người nuôi trâu không phải lo lắng đầu ra vì thương lái đến tận chuồng hỏi mua. Mỗi năm gia đình ông có thu nhập vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng từ đàn trâu. 

 

Thế nhưng, hiện nay gia đình ông Tài đang nuôi 11 con trâu, trong đó có 7 con trâu hơn 3 năm tuổi, nhưng chưa biết bán cho ai. “Nhiều người không bán được chứ không riêng gì mình. Trâu không giống bò, mổ thịt bán cũng khó ai mua. Giá thức ăn thì liên tục tăng. Trâu là vật nuôi ăn rất khỏe, nuôi càng lâu càng lỗ nặng”, ông Tài than thở.

 

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?
Trâu bí đầu ra trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Cùng thôn với ông Tài, ông Đinh Văn Nót cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Ông Nót đang nuôi 9 con trâu, trong đó có 5 con trâu thịt và 4 con trâu con nghé. Bao nhiêu tiền của, công sức dồn hết vào đàn trâu giờ bí đầu ra nên cuộc sống của gia đình ông lâm vào cảnh khó khăn. 

 

Không chỉ ở miền núi mà ở đồng bằng dù lượng trâu nuôi ít hơn nhưng các hộ nuôi trâu cũng lâm vào cảnh khốn đốn. Ngồi nhìn đàn trâu lững thững gặm cỏ trên đồng ruộng chị Nguyễn Thị Trang, ở thôn An Hòa Bắc, xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa) thở dài. Chị Trang đang nuôi 5 con trâu cái. Trước đây, trâu cái có giá từ 40 - 50 triệu đồng nay chỉ còn 15 triệu đồng mà thương lái còn kì kèo không muốn mua. Mỗi con trâu mất trắng 25 đến 35 triệu đồng. Chị Trang nhẩm tính, giá này gia đình chị lỗ vốn hơn 150 triệu đồng và lỗ cả công nuôi suốt 3 năm.

 

Thực hiện đồng bộ các biện pháp

 

Theo các thương lái, lâu nay thị trường tiêu thụ trâu thịt là Trung Quốc. Trước đây, thương lái thu mua trâu trên cả nước dồn về các tỉnh biên giới phía Bắc rồi xuất sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò nên phía Trung Quốc đóng biên, dẫn đến không xuất bán được, chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước, nên giá trâu giảm mạnh và sức tiêu thụ thấp.

 

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?
Giá trâu giảm mạnh do thị trường tiêu thụ ở Trung Quốc giảm.

 

Hiện tổng đàn trâu trên địa bàn tỉnh có gần 67 nghìn con, nhiều nhất là huyện Sơn Hà với hơn 12,2 nghìn con. Những biến động của thị trường thời gian qua khiến nhiều hộ chăn nuôi trâu bị thua lỗ nặng. Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đỗ Văn Chung khuyến cáo, người chăn nuôi không nên tăng đàn trong thời điểm này, cần theo dõi nhu cầu thị trường để có kế hoạch chăn nuôi phù hợp, không giảm ồ ạt khiến nguồn cung bị đứt gãy, khi thị trường phục hồi sẽ không có để bán. 

 

Về thức ăn chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp để thích nghi, như thay đổi khẩu phần ăn, tận dụng sản phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Các hộ chăn theo quy mô vừa và nhỏ cần tận dụng lợi thế các vùng đồi gò trồng các loại cây ngắn ngày để sử dụng làm thức ăn, nhằm tiết kiệm chi phí, góp phần làm tăng thu nhập. Ngoài ra, cần tăng nguồn thu từ việc chế biến phân vi sinh từ chất thải chăn nuôi trâu, bò. 

 

Người chăn nuôi cũng cần tập trung phòng, chống dịch cho tốt để không bị thiệt hại do dịch, bệnh; liên kết thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác nhiều hộ để mua vật tư đầu vào với số lượng lớn, nhằm giảm giá thành. Khi bán sản phẩm với số lượng lớn ổn định sẽ được các công ty tiêu thụ ưu tiên ký kết hợp đồng đầu ra sản phẩm, tiến đến xây dựng liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm.

Mô hình nuôi dúi sinh sản của anh Trần Đình Nhâm (SN 1992, xã Sơn Hồng, Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho thu nhập mỗi năm gần 200 triệu đồng đang mở ra hướng phát triển kinh tế nhiều tiềm năng.

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

Video: Mô hình nuôi dúi sinh sản của anh Trần Đình Nhâm ở thôn 4, xã Sơn Hồng.

Năm 2017, trong một lần tham quan ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), anh Trần Đình Nhâm (thôn 4, xã Sơn Hồng, Hương Sơn) thấy người dân ở đây nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy điều kiện chăn nuôi quê nhà khá phù hợp, anh Nhâm đã mua cặp giống bố mẹ và hai cặp dúi con về nuôi thử với số tiền vốn ban đầu gần 5 triệu đồng.

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

Dúi là động vật hoang dã nhưng dễ thuần chủng.

Những ngày mới nuôi, anh Nhâm chủ yếu tìm hiểu trên các trang mạng xã hội về nguồn thức ăn, cách phòng bệnh… Mặc dù nguồn thức ăn dễ tìm nhưng trong quá trình nuôi, anh gặp không ít khó khăn khi vật nuôi bị chết do mắc bệnh đường ruột.

Tuy vậy, nhận thấy cơ hội thị trường của vật nuôi này khá “rộng cửa” nên anh Nhâm không bỏ cuộc mà tiếp tục mày mò, tìm hiểu. "Qua thời gian chăm sóc, tôi đúc rút được kinh nghiệm rằng, không cho dúi ăn tre, mía, nứa... non hoặc quá già. Đặc biệt, loài vật này rất kỵ nước, không ưa ánh sáng và nhiệt độ cao” – anh Nhâm cho hay.

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

Thức ăn cho dúi chủ yếu là thân tre, nứa, mía, ngô và các loại rau củ.

Quyết định gắn bó với vật nuôi này, năm 2018, anh Nhâm mạnh dạn đầu tư hơn 60 triệu đồng để mua thêm 23 cặp giống bố mẹ nhằm mở rộng, phát triển kinh tế. Để đảm bảo các điều kiện theo quy định, anh đã chủ động xin giấy chứng nhận đăng ký nuôi động vật hoang dã theo quy định.

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

Chuồng trại cho dúi đơn giản bằng những tấm gạch men ghép lại.

Nhằm đáp ứng số lượng nuôi lớn, gia đình anh đã đầu tư chuồng trại trên diện tích 150 m2. Được biết, xây chuồng cho dúi cũng đơn giản và không mất quá nhiều chi phí khi dùng gạch men khổ lớn xếp thành các ô có kích thước khác nhau tỳ theo mật độ nuôi; phía trên dùng tấm gỗ che bớt ánh sáng và lợp mái tranh chống nóng cho toàn chuồng nuôi để đàn dúi sinh sản và phát triển.

"Dúi đẻ rất dày. Một cặp dúi mỗi năm sinh sản 3 lứa, mỗi lứa 3 - 5 con. Vì vậy, chỉ trong vòng một năm chăm sóc, cơ sở của tôi đã tăng đàn lên 200 con. Hiện tại, tôi bán giống dúi loại nhỏ 2 – 3 lạng với giá 800 nghìn - 1 triệu đồng/con; còn loại đã sinh sản từ 3 – 4 triệu đồng/cặp”, anh Nhâm chia sẻ.

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

Nhiều khách hàng tìm đến mua dúi giống về nuôi thử nghiệm.

Được biết, vì không tốn kém nhiều về chi phí khi nguồn thức ăn cho vật nuôi rất rẻ lại đa dạng, đầu tư chuồng trại cũng không đáng kể nên mô hình nuôi dúi sinh sản của anh Nhâm có lãi khá cao. Trung bình mỗi năm, anh Nhâm thu nhập gần 200 triệu đồng từ đàn dúi. Nhiều khách hàng trong và ngoài huyện tìm đến anh để mua con giống về nuôi thử nghiệm, nhiều lúc “cháy hàng”, không có giống để bán.

Sau khi tham quan mô hình, anh Đoàn Quang Trung (thôn Kim Lộc, xã Kim Hoa, Hương Sơn) đã mua 10 cặp giống dúi tại đây. Anh Trung cho biết: Qua thông tin được biết mô hình nuôi dúi của anh Nhâm rất hiệu quả nên tôi tìm về tận nơi và quyết định mua dúi giống về nuôi thương phẩm. Trên thị trường, thịt dúi đang được xem là món ăn đặc sản, thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng nên được nhiều người ưa chuộng, mỗi kg có giá từ 300 - 400 ngàn đồng.

Sơn dân chăn bao nhiêu tiền?

Thu nhập từ nuôi dúi sinh sản của anh Trần Đình Nhâm cho thu nhập mỗi năm hơn 200 triệu đồng.

Hiệu quả từ mô hình nuôi dúi sinh sản của anh Trần Đình Nhâm đã mở ra hướng mới trong chăn nuôi của người dân Hương Sơn.

Anh Phan Tiến Cường - Bí thư Đoàn xã Sơn Hồng cho biết: “Với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Trần Đình Nhâm đã có cách làm sáng tạo trong phát triển kinh tế. Mô hình nuôi dúi sinh sản của anh Nhâm đã và đang thu hút đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện đến tham quan, học hỏi. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tích cực tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ; đồng thời khuyến khích các đoàn viên thanh niên trong xã nghiên cứu mô hình này và đề xuất anh Nhâm trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ về con giống giúp các bạn trẻ khởi nghiệp".