Sở Tư pháp có phải là cơ quan hành chính nhà nước không

Theo luật học, cơ quan tư pháp hay hệ thống tư pháp là một hệ thống tòa án nhân danh quyền tối cao hoặc nhà nước để thực thi công lý, một cơ chế để giải quyết các tranh chấp. Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất. Vậy nhiều bạn đọc thắc mắc rằng cơ quan tư pháp gồm nhưng cơ quan nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang đến nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Hiến pháp năm 2013

Cơ quan tư pháp là cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp, một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất.

Tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật); hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật). Theo quan điểm của Nhà nước, tư pháp chỉ công việc tổ chức giữ gìn, bảo vệ pháp luật. Tư pháp còn là từ chung chỉ các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử hoặc tên cơ quan làm các nhiệm vụ về hành chính tư pháp. Ví dụ: bộ tư pháp, sở tư pháp…

Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp, theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

Vậy hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết.

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào?

Hệ thống cơ quan tư pháp gồm những cơ quan:

Thứ nhất: Tòa án nhân dân

Chức năng của Tòa án nhân dân:

Được quy định tại khoản 1 – Điều 102 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

“Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân có đặc điểm khác so với việc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước khác như:

+ Chỉ có Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Khi xét xử Tòa án đều nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bản án và các quyết định của Tòa án mang tính quyền lực nhà nước.

+ Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân mang tính bắt buộc đối với bị cáo hoặc các đương sự cho nên hoạt động xét xử của Tòa án phải tuân theo các thủ tục tố tụng nghiêm ngặt.

+ Việc xét xử của Tòa án nhân dân có tính quyết định cuối cùng khi giải quyết các vụ việc pháp lý. Trong nhiều trường hợp, sau khi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã giải quyết nhưng đương sự không đồng ý với cách giải quyết đó và yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết, Tòa án nhân dân có thể xem xét và quyết định. Quyết định của Tòa án nhân dân có thể thay thế cho các quyết định đã được giải quyết trước đó và quyết định của Tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng.

+ Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân là hoạt động áp dụng pháp luật.

Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân:

Quy định tại khoản 3 – Điều 102 – Hiến pháp năm 2013 như sau:

“Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Do đó, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân là:

+ Bảo vệ công lý;

+ Bảo vệ quyền con người, quyền công dân;

+ Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bên cạnh đó, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chứ, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (khoản 2 – Điều 2 – Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014).

Thứ hai: Viện kiểm sát nhân dân

Chứ năng của Viện kiểm sát nhân dân:

Căn cứ quy định khoản 1 – Điều 107 – Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”.

+ Chức năng thực hành quyền công tố:

Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin bán về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Đây là chức năng đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân được Hiến pháp trao cho mà các cơ quan nhà nước khác không thể thay thế nhằm đảm bảo cho pháp luật về tư pháp được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:

Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.

Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

+ Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp:

Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự; trong việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc thi hành án, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; các hoạt động tư pháp khác theo quy định của pháp luật (khoản 1 Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014).

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cơ quan tư pháp gồm những cơ quan nào″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ tạm ngừng doanh nghiệp; tìm hiểu luật xin phép bay flycam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

FaceBook: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Tư pháp là gì?

Tư pháp là Theo thuyết tam quyền phân lập, tư pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước: lập pháp (làm pháp luật, ban hành pháp luật);hành pháp (thi hành pháp luật) và tư pháp (giữ gìn, bảo vệ pháp luật, xử lý các việc vi phạm pháp luật).

Cơ quan tư pháp là gì?

Cơ quan tư pháp (hay hệ thống tư pháp) là một hệ thống tòa án để xử lý những hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Theo chủ thuyết tam quyền phân lập, cơ quan tư pháp là phân nhánh chính của một chính thể, có trách nhiệm chính về việc diễn giải luật.

0 ra khỏi 5

Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan quản lí chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, kế hoạch của Nhà nước. Bài viết phân tích quy định về cơ quan hành chính và hệ thống luật hành chính tại nước ta.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật hành chính, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước

Cơ quan hành chính nhà nước là Cơ quan quản lý chung hay từng lĩnh vực công tác, có nhiệm vụ thực thi pháp luật và chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, kế hoạch của nhà nước.

Ở Việt Nam, cơ quan hành chính nhà nước được hình thành từ các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất và là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ do Quốc hội thành lập, Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân và cơ quan cùng cấp bầu và miễn nhiệm. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp hợp thành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính

Đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước

(i) Tập hợp những con người có tính độc lập tương đối về cơ cấu-tổ chức.

(ii) Chịu sự giám sát lãnh đạo của các cơ quan quyền lực tương ứng.

(iii) Thực hiện các hoạt động mang tính dưới luật – hoạt động tiến hành trên cơ sở và để thi hành luật.

(iv) Thẩm quyền chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành.

(v) Tất cả các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ (trực thuộc trên – dưới, ngang – trái) có trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước là gì?

Hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước

Hệ thống ở Trung ương

(i) Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

(ii) Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ.

Hệ thống ở địa phương

(i) UBND các cấp, Chủ tịch UBND.

(ii) Các cơ quan chuyên môn của UBND (Sở, phòng…).

(iii) Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Phân loại cơ quan hành chính nhà nước

Các cơ quan hành chính nhà nước có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau.

Theo cơ sở pháp lý của việc thành lập

Các cơ quan hành chính mà việc thành lập nó được hiến pháp quy định (cơ quan hiến định):

(i) Chính phủ.

(ii) Uỷ ban nhân dân các địa phương.

(iii) Các cơ quan hành chính Nhà nước được thành lập trên cơ sở các đạo luật các văn bản dưới luật:

  • Các bộ, cơ quan ngang bộ.
  • Các tổng cục, cục, vụ, các sở, ban thuộc các cơ quan hiến định.
  • Các đơn vị hành chính sự nghiệp cơ sở trong các lĩnh vực văn hoá y tế giáo dục quốc phòng trật tự trị an…

Xem thêm:  Những vấn đề lý luận về cơ quan hành chính nhà nước

Căn cứ vào địa giới hoạt động

(i) Các cơ quan hành chính nhà nước trung ương:  gồm chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác. Hoạt động quản lý của các cơ quan này bao trùm trong phạm vi toàn quốc.

(ii) Các cơ quan hành chính nhà nước địa phương gồm uỷ ban nhân dân, các sở, phòng, ban thuộc uỷ ban nhân dân hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương.

Căn cứ theo phạm vi thẩm quyền

(i) Cơ quan có thẩm quyền chung: gồm chính phủ và uỷ ban nhân các cấp. Những cơ quan này, theo quy định của hiến pháp, có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc hoặc trên từng địa phương.

(ii) Cơ quan có thẩm quyền riêng: gồm các bộ, cơ quan ngang bộ, là những cơ quan quản lý theo ngành hoặc theo chức năng, trực tiếp quản lý một ngành, một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

Căn cứ theo chế độ lãnh đạo cơ quan hành chính nhà nước gồm:

(i) Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể.

(ii) Các cơ quan được tổ chức và hoạt động theo chế độ lãnh đạo một thủ trưởng.

Tìm hiểu các vấn đề liên quan tại Luật hành chính – Tư vấn và giải pháp

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện; nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật; hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng kiến thức ý kiến của chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo; bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ đề