Xây dựng luận điểm khoa học gồm các bước:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (213.23 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA VẬT LÝ

BỘ MÔN VẬT LÝ LÝ THUYẾT

SEMINAR: MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHƯƠNG 5
(Vũ Cao Đàm)

GV: GS.TS Nguyễn Nhật Khanh

NHÓM 11 1. Trần Văn Thảo 2. Nguyễn Minh Luân

3. Đặng Khánh Linh

Tp. Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2010 PHẦN 5

CHỨNG MINH LUẬN ĐiỂM KHOA HỌC

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC
– Vấn đề của người nghiên cứu khoa học là phải đưa ra luận điểm khoa học, rồi

tìm cách chứng minh luận điểm đó + Đầu tiên phải có luận cứ khoa học, muốn có luận cứ khoa học thì phải tìm kiếm, thông qua nhiều phương pháp khác nhau. + Sau khi có được luận cứ phải sắp xếp luận cứ theo một trật tự nhất định để dùng chứng minh cho luận điểm. 1. Cấu trúc logic của phép chứng minh – Cấu trúc logic của phép chứng minh gồm 3 bộ phận: Luận điểm, luận cứ, phương pháp. a) Luận điểm (luận đề) là điều cần chứng minh trong nghiên cứu khoa học. VD1: Khi phát hiện tia lạ (tia phóng xạ) trong một thí nghiệm hóa học, Marie Curie đã phán đoán rằng có lẻ nguyên tố phát ra tia lạ là nguyên tố chưa được biết đến trong bảng tuần hoàn Mendeleev. Đó là một luận điểm mà Marie Curie phải chứng minh. VD2: Khi nghiên cứu về hiện tượng quang điện, Anhxtanh khẳng định không những bức xạ gián đoạn như giả thuyết Plang mà còn lan truyền và bị hấp thụ một cách gián đoạn nữa, đó là luận điểm mà sau này ông đã chứng minh thành công về lý thuyết lượng tử ánh sáng. VD3: Khi nghiên cứu áp suất khí quyển, Bôi và Linuxơ đã tranh luân về sự tồn tại của áp suất khí quyển. Bôi đã đưa ra luật điểm là tồn tại một áp suất của không khí, gọi là áp suất khí quyển, và sau này ông đã chứng minh luận điểm đó bằng thực nghiệm. Ta rút ra được: Luận điểm trả lới câu hỏi: cần chứng minh điều gì? Luận điểm là một phán đoán mà tính chân xác của nó cần chứng minh b) Luận cứ là bằng chứng được đưa ra để chứng minh luận điểm Có hai loại luận cứ: Luận cứ lý thuyết, luận cứ thực tiễn * Luận cứ lý thuyết: là các luận điểm khoa học đã được chứng minh, các

tiên đề, định lý định luật, đã được khoa học chứng minh là đúng

Xem thêm:  Vân Đồn bổ sung loạt 'siêu' dự án đô thị, nhà ở quy mô lớn

* Luận cứ thực tiễn: là luận cứ thu được từ trong thực tiễn, thực nghiệm, phỏng vấn, điều tra hoặc khai thác từ các công trình nghiên cứu trước – Luận cứ được xây dựng từ những thông tin: đọc tài liệu, quan sát, thực nghiệm. Ta rút ra được: Luận cứ trả lời câu hỏi: chứng minh bằng cái gì? Luận cứ là phán đoán mà tính chân xác đã được chứng minh và được sử dụng làm tiền đề để chứng minh luận điểm Chú ý: Luận cứ có thể chứng minh được luận điểm, và cũng có thể bác bỏ luận điểm. Trong hai trường hợp điều có nghĩa chân lý được chứng minh. Có nghĩ là trong khoa học tồn tại hay không tồn tại bản chất nêu trong giả thuyết c) Phương pháp là cách thức được sử dụng để tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm VD: Trong bài có thể ngăn ngừa bệnh dị ứng thức ăn ở trẻ sơ sinh có đoạn: Trẻ sơ sinh thường hay mắc phải căn bệnh dị ứng thức ăn. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn do lỗi về sự chăm sóc của người mẹ, mà phụ thuộc chủ yếu về thể trạng của cha mẹ. Nếu kkho6ng người nào trong hai bố mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ dị ứng thức ăn của trẻ chỉ ở mức 20%. Nếu một trong hai người mắc phải chứng bệnh đó, thì tỉ lệ dị ứng ở trẻ là 40%. Còn nếu cả hai bố mẹ đều bị dị ứng thì tỉ lệ này ở trẻ lên tới 60%. Đoạn này có thể được phân tích như sau: * Luận điểm: trẻ sơ sinh mắc phải căn bệnh dị ứng thức ăn không hoàn toàn do lỗi về sự chăm sóc của người mẹ, mà phụ thuộc chủ yếu vào thể trạng của cha mẹ. * Luận cứ: nếu không người nào trong hai bố mẹ bị dị ứng thì tỉ lệ bị dị ứng thức ăn của trẻ sơ sinh chỉ ở mức 20%. Nếu một trong hai người mắc phải chứng bệnh đó, thì tỉ lệ dị ứng ở trẻ là 40%. Còn nếu cả hai bố mẹ đều bị dị ứng thì tỉ lệ này ở trẻ lên tới 60%. * Phương pháp: Tác giả sử dụng phương pháp suy luận là quy nạp; phương

pháp thu thập thông tin (tác giả không công bố).

Công việc phân tích cấu trúc tài liệu: Đầu tiên nhận dạng luận điểm trong tài liệu, kế tiếp tìm luận cứ trong tài liệu, cuối cùng xác định phương pháp của tác giả. Nhằm mục đích xác định mặt mạnh mặt yếu tài liệu. c.1) Phương pháp hình thành và chứng minh luận cứ Người nghiên cứu có 3 việc phải làm: Tìm kiếm, chứng minh, sắp xếp luận cứ. Tất cả luận cứ đều thể hiện dưới dạng thông tin : cơ sở lý thuyết liên quan nội dung nghiên cứu, tài liệu thống kê và kết quả trước, kết quả quan sát hoặc thực nghiệm của bản thân người nghiên cứu. Việc chọn lấy thông tin theo cách nào gọi chung là cách tiếp cận thông tin. c.2) Thông tin và phương pháp thu thập thông tin Có 4 phương pháp thu thập thông tin chính: kế thừa những thành tựu khoa học, trực tiếp quan sát đối tượng, thực nghiệm trực tiếp trên đối tượng hoặc trên mô hình, Trắc nghiệm trên đối tượng. Ngoài ra còn một phương pháp trung gian: phỏng vấn, gửi phiếu điều tra, hội nghị khoa học . II. CHỌN MẪU KHẢO SÁT 1. Khái niệm chọn mẫu Mẫu là đối tượng khảo sát, lựa chọn mẫu tức là lựa chọn đối tượng khảo sát trong khách thể. VD: Chọn địa điểm khảo sát trong hành trình điều tra tài nguyên. Chọn các nhóm xã hội để điều tra dư luận xã hội Chọn vật liệu để khảo sát cơ, lý, hóa trong nghiên cứu vật liệu. Chọn một số mẫu bài toán để nghiên cứu phương pháp giải. Các quy định khi chọn mẫu: ngẫu nhiên, đại diện, tránh chọn theo hướng chủ quan người nghiên cứu. 2. Các phương pháp chọn mẫu Có 5 cách lấy mẫu thông dụng: Lấy mẫu ngẫu nhiên (Random sampling); ưu điểm: đơn giản, dễ làm;

khuyết điểm: sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu rời rạc, đối tượng

Xem thêm:  Hướng dẫn khai sơ yếu lý lịch viên chức phần Lịch sử bản thân

nghiên cứu có thể trải trên địa bàn rộng. Lấy mẫu hệ thống (Systematic); ưu điểm: dễ thực hiện; khuyết điểm: chỉ áp dụng được chó hữu hạn đối tượng mẫu cần khảo sát. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified random sampling); ưu điểm: phân tích số liệu khá toàn diện; khuyết điểm: phải biết trước nhu7nh4 thông tin để phân tầng, phải tổ chức cấu trúc riêng biệt trong mỗi lớp. Lấy mẫu hệ thống phân tầng (Stratified systematic sampling);ưu điểm: đối tượng phân tán rời rạc, tập trung trên những điểm nhỏ phân tán; khuyết điểm: đòi hỏi chi phí tốn kém. Lấy mẫu từng cụm (Cluster sampling) III. ĐẶT GiẢ THIẾT NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm giả thiết nghiên cứu Giả thiết (Assumption) là điều kiện giả định của nghiên cứu. VD1: Trong một thí nghiệm tạo giống lúa mới, muốn chứng minh giả thiết giống lúa A tốt hơn giống lúa B về một chỉ tiêu nào đó, người nghiên cứu làm trên hai thửa ruộng, một thửa trồng lúa thực nghiệm; một thửa trồng lúa thông dụng đẻ so sánh, gọi đó là đối chứng. Để so sánh được, người nghiên cứu phải đặt giả thiết rằng: hai thửa ruộng có những đặc điểm giống hệt nhau về thổ nhưỡng; được chăm bón theo cùng một điều kiện Trên thực tế không bao giờ có được điều kiện đó. VD2: Trong một thí nghiệm sinh học, người nghiên cứu làm thí nghiệm đồng thời trên hai con vật X và Y để chứng minh giả thiết là Chất B có tác dụng kích thích sinh trưởng mạnh hơn chất Q. Người nghiên cứu đặt giả thiết là hai con vật có cùng thể trạng và có những biến đổi các thông số về thể trạng như nhau. VD3: Trong mô hình tái sản xuất và mở rộng, Marx xem xét một hệ thống gồm hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Marx đặt giả thiết là khu vực I có vai trò quyết định khu vực II, với giả thiết là các hệ thống cô lập với nhau, tức là không có ngoại thương. 3. Quan hệ giữa giả thuyết và giả thiết trong nghiên cứu Giả thuyết là nhận định sơ bộ, là kết luận giả định của nghiên cứu, là

luận điểm khoa học mà người nghiên cứu đặt ra. Giả thuyết cần được chứng

Xem thêm:  Thông tư 35/2018/TT-BGTVT - HoaTieu.vn

minh hoặc bác bỏ. Giả thiết là điều kiện giả định giả định của nghiên cứu. Giả thiết được đặt ra để lý tưởng hóa điều kiện thực nghiệm, giả thiết không cần phải chứng minh nhưng có thể bị bác bỏ, nếu điều kiện giả định này quá lý tưởng, đến mức làm cho kết quả nghiên cứu không thể nghiệm đúng được. VD: Archimede nếu có điểm tựa trong không gian, thì có thể bẩy được trái đất. VD: Nếu chúng ta chuyển động nhanh hơn vận tốc ánh sánh thì ta có thể nhìn thấy quá khứ. 3. Đặt giả thiết nghiên cứu Giả thiết nghiên cứu là những điều kiện giả định nhằm lý tưởng hóa các điều kiện để chứng minh giả thuyết  Giả thiết là điều kiện giả định được hình thành bằng cách lược bỏ một số điều kiện (một số biến) không có hoặc ít mối quan hệ trực tiếp với những luận cứ để chứng minh giả thuyết nghiên cứu. 4. Biện luận kết quả nghiên cứu Có hai hướng biện luận : * Kết quả thực nghiệm hoàn toàn lý tưởng như trong giả thiết. * Kế quả sẽ sai lệch như thế nào nế có sự tham gia của các biến đã giả định

là không có trong nghiên cứu.

NHỜ BẠN LINH TỔNG KẾT LẠI RỒI IN CHO NHÓM

Góc NCKH

Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Các bước làm bài Nghiên cứu Khoa học

Nghiên cứu Khoa học. Nhắc đến từ đấy bạn thường nghĩ đến điều gì? Một quá trình khô khan và rối rắm? Hay là một công việc thú vị, năng động và sáng tạo? Thực tế đã cho thấy vế thứ hai là một sự ngụy biện. Quả thật nghiên cứu khoa học nhìn chung đòi hỏi sự chính xác, kiên trì và tỉ mẩn, nên thường gây chán nản đối với các bạn sinh viên. Tuy nhiên, cũng giống như cơm trắng dù nhạt nhưng chứa nhiều tinh bột, nghiên cứu khoa học đem lại nhiều lợi ích cao cả cho người nghiên cứu. Nếu hiện tại bạn đang muốn tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nghiên cứu khoa học, bài viết này sẽ miêu tả sơ qua các bước cơ bản để bạn định hình được kết cấu quá trình nghiên cứu. Tùy từng người, từng nhóm nghiên cứu cụ thể mà các bước này có thể khác nhau đôi chút, nhưng về bản chất vẫn quy về 3 bước sau:

· Chuẩn bị cho nghiên cứu.

· Triển khai nghiên cứu.

· Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra, trong từng bước cơ bản này còn có các bước nhỏ khác, cụ thể sẽ được trình bày dưới đây.

I. Chuẩn bị cho nghiên cứu.

Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các mặt cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị có một vị trí đặc biệt, nó góp phần quyết định chất lượng của công trình nghiên cứu. Trước hết ta bắt đầu ở bước chọn đề tài:

1. Chọn đề tài.

Đối với một sinh viên đại học, việc chọn đề tài khoa học có thể gặp nhiều khó khăn, bởi một đề tài nghiên cứu cần thỏa mãn những yêu cầu cụ thể:

– Đề tài nghiên cứu phải có ý nghĩa khoa học: bổ sung nội dung lý thuyết của khoa học, hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại nhiều khúc mắc…

– Đề tài phải có tính thực tiễn, thể hiện ở việc thỏa mãn một nhu cầu hiện hữu trong xã hội, đem lại giá trị thiết thực cho cả lý luận và thực tiễn.

– Đề tài phải phù hợp với khả năng chuyên môn, điều kiện vật chất và quỹ thời gian của nhóm nghiên cứu.

Đương nhiên, một yếu tố quyết định khác trong việc chọn lựa đề tài chính là mối quan tâm của người nghiên cứu đối với các vấn đề cụ thể. Nếu sinh viên nghiên cứu vẫn chưa xác định được đề tài phù hợp với mình, có thể hỏi thầy cô hướng dẫn để nhận được lời khuyên.

2. Thu thập tài liệu.

Một khi đã chọn được đề tài, sinh viên cần có những tài liệu liên quan để xây dựng vốn kiến thức nền vững chắc về chuyên môn mình nghiên cứu, ngoài ra cung cấp cơ sở cho công trình dựa vào những tài liệu khoa học uy tín.

Để thu thập tài liệu hữu ích và đáng tin cậy, các bạn có thể tham khảo những cách thức sau:

– Tìm kiếm thông qua các thầy cô hướng dẫn, thường các thầy cô có kinh nghiệm lâu năm trong nghiên cứu sẽ sưu tầm một lượng lớn các tài liệu hữu ích cho công trình.

– Tìm kiếm trong thư viện hoặc kho tài liệu của trường đại học.

– Tìm kiếm trong các bài báo, tạp chí khoa học, các ấn phẩm khoa học về chuyên ngành liên quan đến đề tài nghiên cứu.

– Tìm kiếm trên các trang web lưu trữ tài liệu khoa học nhưwww.ssrn.com/,scholar.google.com.vn/,www.sciencedirect.com/.

3. Xác định các vấn đề liên quan đến đề tài.

Muốn có được sự chuẩn bị tốt nhất, ta phải đặt câu hỏi và tự trả lời các vấn đề xung quanh đề tài. Những vấn đề đó là:

– Đối tượng nghiên cứu: Là những người, sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

– Phạm vi nghiên cứu: Là giới hạn khảo sát đối tượng nghiên cứu trong trong phạm vi nhất định, bao gồm thời gian và không gian cụ thể.

– Mục đích nghiên cứu: Là đích đến mà người nghiên cứu muốn đạt được sau khi thực hiện nghiên cứu.

– Nội dung nghiên cứu: Là mô tả quá trình nghiên cứu dự tính của người nghiên cứu.

– Phương pháp nghiên cứu: Là cách thức, phương tiện để giải quyết các nhiệm vụ trong nghiên cứu, là vấn đề quan trọng nhất mà một người nghiên cứu cần phải nắm rõ vì xác định được phương pháp sẽ xác định được hướng đi phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Trong quá trình trả lời các câu hỏi về vấn đề nghiên cứu kể trên, bạn nên ghi chép và hệ thống lại cẩn thận để bổ sung vào đề cương nghiên cứu, sẽ được nói đến ở ngay dưới đây.

4. Lập kế hoạch – xây dựng đề cương.

Kế hoạch nghiên cứu: Là văn bản tổng hợp các bước thực hiện và thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu: Là văn bản dự kiến các mục nội dung chi tiết của công trình nghiên cứu, là cơ sở để người nghiên cứu dựa vào khi tiến hành hoạt động trong giai đoạn triển khai.

Kế hoạch và đề cương tuy hai văn bản này có nhiều điểm tương tự nhưng thật ra về tính chất là khác nhau, kế hoạch vạch ra diễn biến, trình tự các hoạt động, còn đề cương đi vào các nội dung của việc nghiên cứu. Dù vậy, cả hai đều có vai trò quan trọng trong việc định hướng nội dung nghiên cứu, thể hiện bố cục công trình để nhóm nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ đề ra một cách chủ động và khoa học hơn.

Chỉ cần hoàn tất các bước phía trên là bạn đã đi được một nửa quãng đường rồi. Sau đây là chi tiết bước tiếp theo – triển khai nghiên cứu.

II. Triển khai nghiên cứu.

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, ta cần tiến hành vô số các công việc cả trong lý thuyết và thực tế, bao gồm lập giả thiết, thu thập và xử lý dữ liệu, rồi tổng hợp kết quả và rút ra kết luận. Bắt đầu từ bước đầu tiên:

1. Lập giả thiết.

Giả thuyết khoa học là mô hình giả định, dự đoán về bản chất của đối tượng nghiên cứu.

Một công trình khoa học về thực chất là chứng minh một giả thuyết khoa học. Do đó xây dựng giả thuyết là thao tác quan trọng, giúp ta đề xuất một hướng đi để khám phá đối tượng nghiên cứu, đôi lúc tiên đoán được bản chất và cách thức vận động của sự kiện, hiện tượng.

Giả thiết khoa học dù chỉ là giả định trên lý thuyết, nhưng vẫn cần tuân thủ các quy tắc sau:

– Giả thiết phải có khả năng giải thích được sự vật, hiện tượng cần nghiên cứu.

– Giả thiết phải đủ khả năng được kiểm chứng bằng thực nghiệm.

Khi đã có một giả thiết phù hợp, ta cần kiểm chứng nó bằng các dữ liệu thực tế, điều đó dẫn tới việc thực hiện các bước tiếp theo.

2. Thu thập và xử lý dữ liệu.

2.1.Thu thập dữ liệu.

Một đề tài nghiên cứu mà không có dữ liệu cũng không khác gì một cái ví không có lấy 1 tờ 500. Những hiểu biết từ việc phân tích dữ liệu chính là chìa khóa để người nghiên cứu tìm ra cái mới, chứng minh cho giả thiết đã đề ra và là cơ sở để bảo vệ luận điểm của mình.

Sinh viên nghiên cứu có thể tìm thấy các dữ liệu cần thiết bằng cách phỏng vấn những đối tượng cụ thể, hoặc tra cứu thông tin từ những nguồn uy tín (có thể tìm kiếm trên mạng hoặc đến cơ quan nơi có nguồn thông tin để hỏi trực tiếp).

Các dữ liệu cũng cần thỏa mãn những yêu cầu đã đặt ra, như có độ chính xác và tin cậy cao, có thông tin hữu ích để hình thành cơ sở đánh giá giả thiết, liên quan mật thiết tới đề tài,…

Tuy nhiên, các dữ kiện thu thập chưa thể sử dụng ngay được mà phải qua quá trình sàng lọc, phân tích, xử lý.

2.2.Xử lý dữ liệu.

Xử lý dữ liệu là quá trình sử dụng kiến thức tổng hợp của người nghiên cứu, là quá trình sử dụng tư duy biện chứng và logic cùng với các phương pháp nghiên cứu khoa học để xem xét đối tượng.

Mục đích của việc xử lý dữ liệu là tập hợp, chọn lọc và hệ thống hoá các phần khác nhau của thông tin, của tư liệu đã có để từ đó tìm ra những khía cạnh mới, kết luận mới về đối tượng.

Để xử lý một cách triệt để dữ liệu thu thập được trước hết cần sàng lọc ra những thông tin chính xác và hữu ích, sau đó phân tích các dữ liệu đó bằng các công cụ đặc biệt kết hợp sử dụng kiến thức và tư duy của người nghiên cứu, cuối cùng tổng hợp và ghi chép lại các kết quả thu được.

Trong quá trình phân tích và xử lý thông tin cần chú ý tôn trọng tính khách quan của sự kiện, con số, người nghiên cứu không được chủ quan áp đặt theo ý đồ của bản thân.

3. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Xuyên suốt quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu không khỏi mắc những sai lầm. Do đó, kiểm tra lại kết quả giúp ta tránh các sai lầm trước khi đi đến kết luận cuối cùng, đưa công trình nghiên cứu đạt đến mức độ khách quan nhất.

Để kiểm tra lại kết quả, ta có thể lựa chọn các cách sau:

– Kiểm tra bằng thực nghiệm trên nhiều phạm vi, đối tượng khác nhau: cách này làm tăng tính khách quan của kết quả nghiên cứu.

– So sánh, đối chiếu với các kết luận từ những nghiên cứu khác: mặc dù việc so sánh này có thể khác nhau khi nghiên cứu tìm ra cái mới, góc nhìn mới, nhưng việc đối chiếu này cũng đảm bảo tính đa chiều trong đánh giá của người nghiên cứu.

Sau khi đã thực hiện nhiệm vụ kiểm chứng kết quả, bạn đã có trong tay tất cả những thứ cần thiết để đi đến kết luận cuối cùng. Nhiệm vụ cuối cùng la là viết một bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

III. Báo cáo kết quả nghiên cứu.

Báo cáo công trình nghiên cứu chính là tập hợp nội dung nghiên cứu với hình thức là một bài viết hoàn chỉnh, dùng để gửi cho Hội đồng Khoa học, để được Hội đồng đánh giá và công nhận kết quả nghiên cứu.

Viết báo cáo cần phải viết nhiều lần, có bản nháp để giáo viên hướng dẫn chỉnh sửa, góp ý cho phù hợp. Một báo cáo khoa học, về nội dung cần có hàm lượng vừa phải nhưng rõ ràng, đầy đủ các ý tương ứng với đề cương đã có; về hình thức cần trình bày sạch sẽ, phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu.

Ngoài ra, các nhóm nghiên cứu cũng cần chuẩn bị trước các nội dung phản biện để bảo vệ cho nghiên cứu của mình trước Hội đồng.

Mong rằng bài viết này hữu ích cho những bạn đang trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu khoa học nói chung cũng như cuộc thi SVNCKH năm sau.

Trích nguồn:

Cộng đồng sinh viên kinh tế nghiên cứu khoa học, 22/11/2017.Quy trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Available at://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/quy-trinh-thuc-hien-nghien-cuu-khoa-hoc/

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật HCM, n.d.Các giai đoạn thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Available at://spkt.tnut.edu.vn/Article/Download/97







Video liên quan

Chủ đề