So sánh trung thu xưa và nay

Tết Trung thu từ xưa tới nay vẫn luôn là một ngày có ý nghĩa đặc biệt trong lòng mọi người. Vẫn rõ nét hình ảnh vầng trăng sáng tròn nhưng dưới bàn tay vô hình của thời gian, Tết Trung thu nay đã có nhiều đổi thay…

Show

Tết Trung thu là một ngày tết cổ truyền quan trọng trong năm của nhiều quốc gia Châu Á. Có thể kể đến các quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Và nhất định không thể bỏ qua “người láng giềng giàu có” của nước ta là Trung Quốc – cái nôi của ngày tết này. Tuy nhiên, từng vùng miền, đất nước lại có Tết Trung thu với những nét độc đáo, phong tục riêng biệt, mang đậm bản sắc dân tộc.

So sánh trung thu xưa và nay
Tết Trung thu

Là ngày quan trọng trong một năm, chỉ xếp sau Tết Nguyên Đán, Rằm Trung Thu mang nhiều nét tương đồng với ngày cuối năm này. Trong ngày này, các thành viên trong gia đình đều cố gắng thu xếp công việc để trở về nhà. Cùng những người thân yêu nhất ngắm trăng rằm, quây quần bên nhau trò chuyện vui vẻ. Chính vì vậy, Tết Trung thu còn có tên gọi khác là Tết Đoàn viên. Ngày Tết Đoàn viên vẫn luôn mang nhiều giá trị tinh thần và nhân văn vô cùng sâu sắc, gắn bó với rất nhiều thế hệ.

Với những đứa trẻ thì đây là một ngày hội thực sự. Không chỉ được ăn những món ăn đặc trưng mà còn được xem múa lân, rước đèn lồng. Trong ngày này, trẻ em thường được người lớn tặng cho những món quà nhỏ và đồ chơi mà chúng thích. Tết thiếu nhi cũng là một cái tên người Việt thường dùng cho Tết Trung thu.

Trải qua dòng chảy của thời gian cùng nhiều biến động của lịch sử, Tết Trung thu ngày nay đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Những khác biệt này xuất hiện từ việc chơi Tết Trung thu, tặng quà cho các em nhỏ, phá cỗ…

Đồ chơi Trung thu

So sánh trung thu xưa và nay
Đèn lồng Trung thu

Các món đồ chơi phổ biến dịp Trung thu mà các bạn nhỏ rất yêu thích là: đèn lồng, mặt nạ nhân vật Tây du kí, nhân vật hoạt hình, đầu sư tử, kì lân, trống… Những món đồ chơi này được các em nhỏ chơi trong đêm hội. Cùng nụ cười luôn nở trên môi, các em nhỏ cùng các bạn đi rước đèn quanh làng xóm, hoặc theo chân những đoàn múa lân đến từng nhà biểu diễn. Những hình ảnh này sẽ là những hình đẹp, ghi dấu ấn khó phai trong mắt mọi người. Và đó cũng là hình ảnh không thể nào thay thế được cho một mùa Trung thu xưa.

Đồ chơi Trung thu mà các em nhỏ được người lớn tặng thường là những món đồ tự làm. Với những nguyên liệu dễ tìm và cách thực hiện đơn giản. Những món quà đầy màu sắc và vô cùng bắt mắt hiện ra trên tay ông bà, cha mẹ. Những nan tre, mảnh giấy màu, hồ dán, ngọn nến nhỏ… đã tạo nên những món đồ chơi tuyệt vời. Điều đó khiến các em bé háo hức, mong chờ đến giây phút được đi rước đèn. Được hòa vào không khí rộn ràng ngày Trung thu cùng bạn bè là một điều đáng nhớ của tuổi thơ.

Cuộc sống hiện đại ngày nay luôn bộn bề và nhiều tất bật. Ai ai cũng bận rộn với công việc, cuộc sống của mình. Các ông bố, bà mẹ cũng bận rộn lo toan biết bao điều. Thế nên, hiếm thấy được một món đồ chơi nào được tự tay làm ra bằng cách truyền thống như trước. Đồ chơi Trung thu cũng được bày bán sẵn trên các kệ hàng. Với những thay đổi được yêu thích hơn. Thay vì những chiếc đèn lồng đơn giản với nến, đèn lồng bây giờ đã được thắp sáng bằng pin. Chúng phát ra những âm thanh vui tai và tiện lợi hơn cho các em nhỏ khi chơi. Thị trường đồ chơi cũng ngày càng đa dạng theo xu hướng của xã hội. Hiện đại hơn, đắt tiền hơn và phong phú hơn.

Phá cỗ Trung Thu

Giống với ngày Tết cổ truyền, mâm hoa quả cúng rằm Trung thu cũng có đủ 5 loại quả. Nhưng ý nghĩa của từng loại quả là khác nhau. Thay vì mang ý nghĩa ” Cầu Sung Túc Đủ Đầy”, mỗi quả trên mâm cỗ Trung thu tượng trưng cho một ngũ hành. Miền bắc thường phổ biến các loại quả theo mùa như: bưởi, hồng, thị…

So sánh trung thu xưa và nay
Tạo hình các con vật ngộ nghĩnh bằng trái cây cho mâm cỗ Tết Trung thu

Một món nữa không thể bỏ qua đó là bánh Trung thu. Không chỉ thơm ngon và đa dạng về vị, bánh Trung thu còn khiến cả không gian lan tỏa hương thơm vấn vương. Bánh nướng có hình vuông và màu nâu sáng tượng trưng cho đất. Bánh dẻo có hình tròn với màu trắng tượng trưng cho trời. Cặp bánh nướng dẻo ngày Trung thu còn mang khát khao về một hạnh phúc viên mãn và cuộc sống sung túc.

Mâm cỗ Trung thu ngày nay được “toàn cầu hóa” với hàng trăm loại bánh kẹo khác nhau. Cả thương hiệu nội và thương hiệu ngoại nhập. Hoa quả được lựa chọn cũng phong phú và đa dạng hơn. Không chỉ là “mùa nào thức nấy” nữa. Kèm theo đó là sự tinh tế và bắt mắt hơn trong việc bày mâm cỗ. Việc cắt tỉa trái cây thành nhiều hình thù cũng được nhiều bà mẹ thực hiện. Đơn cử như những chú chó bông làm từ bưởi. Chú chó khiến cho mâm cỗ Trung thu trở nên sinh động và thú vị hơn rất nhiều.

Chơi Trung thu

Bắt đầu từ trước ngày rằm, khắp các con đường ngõ xóm đều đã rộn ràng tiếng trống múa kì lân. Đoàn người múa lân và xem múa lân đều đến trước cửa của từng nhà để trình diễn những điệu múa truyền thống và những màn phun lửa đáng ngạc nhiên. Các trò chơi dân gian cũng được các em nhỏ hưởng ứng nhiệt tình trong ngày này. Như rồng rắn lên mây, hát đồng dao, bịt mắt bắt dê…

Ngày nay, trẻ em thành thị và nông thôn có sự khác biệt nhiều trong việc chơi tết. Hầu hết các vùng quê, các em nhỏ vẫn được tham gia phá cỗ và chơi các trò này. Ở thành phố, do điều kiện về không gian, các bạn nhỏ thường đón Trung thu tại các trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí công cộng. Hương vị ngày Tết Trung thu tại đây không còn đặc trưng như trước nữa.

Có lẽ sự thay đổi lớn nhất của Trung thu xưa và nay thể hiện ở những chiếc bánh. Trước đây, bánh nướng, bánh dẻo chỉ gói gọn với nhân thập cẩm. Mang đậm hương vị cổ truyền, các nguyên liệu gần gũi với nhà nông như: đỗ xanh, thịt lợn, lá chanh, vừng…được sử dụng. Giờ đây, những loại bánh thương hiệu cao cấp dần chiếm lĩnh thị trường, thay thế bánh cổ truyền. Với những hương vị và mẫu mã mới, bánh Trung thu ngày càng đa dạng hơn, góp mặt trong mâm cỗ Trung thu của các gia đình Việt.

So sánh trung thu xưa và nay
Bánh Trung thu là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu

Dù vậy, trong tâm trí mọi người, hương vị bánh Trung thu truyền thống thì chẳng thể nào quên được. Hương vị của sự ngọt bùi, thanh tao, của hương hoa cỏ đồng nội.

Trung thu xưa và nay! Mỗi thời mỗi khác. Vì vậy mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Dù mỗi người có một suy nghĩ riêng về ngày Trung thu, thì đây vẫn là ngày Tết thiếu nhi, Tết Đoàn Viên đầy ý nghĩa!

Chào đón Trung thu 2018 với các sản phẩm Quà tặng cà phê Cao cấp đến từ Dương Cafe. Một món quà mang đến cho bạn những hương vị mới trong ngày Tết Trung thu truyền thống thêm đậm đà và ý nghĩa!

Tết Trung thu xưa và nay có gì khác nhau?

Trung thu xưa và nay có sự khác biệt to lớn và đã làm thay đổi đời sống và văn hoá của người dân Việt Nam. Ngày xưa, trung thu là tết dành cho thiếu nhi, là khoảng thời gian cả gia đình sum họp để phá cỗ và ngắm trăng. Ngày nay, trung thu là dịp để mọi người dành thời gian ra ngoài vui chơi.

Trung thu ngày xưa có gì vui?

Ngày xưa: Tết Trung Thu xưa thường kết hợp giữa việc tham gia các hoạt động dân gian như rước đèn, xem múa lân và ăn uống bên mâm ngũ quả. Những hoạt động này thường diễn ra tại sân đình hoặc trong không gian gia đình, tạo ra không khí ấm áp và gắn kết.

Trung thu ngày xưa như thế nào?

Ngày xưa, trung thu đơn thuần chỉ là ngày tết của trẻ con. Ông bà bố mẹ thì bày cỗ, lũ trẻ háo hức rước đèn ngắm trăng, chơi các trò chơi dân gian, đuổi mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, múa lân múa sư, hát các bài đồng dao.

Trung thu là tết Thiếu nhi Tại sao người lớn lại đi chơi nhiều?

Trung thu là tết Thiếu nhi cũng thể hiện ý nghĩa trẻ em luôn được người lớn yêu thương, được vui chơi và được biết về nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Đối với văn hóa nông nghiệp lúa nước, mùa thu tháng Tám là thời điểm mưa thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ và vụ mùa gieo trồng thuận lợi.