Bài tập chênh lệch tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại; - Trường hợp hợp đồng không quy định tỷ giá thanh toán thì doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo nguyên tắc: + Tỷ giá giao dịch thực tế khi góp vốn hoặc nhận vốn góp: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải thu: Là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm giao dịch phát sinh; + Tỷ giá giao dịch thực tế khi ghi nhận nợ phải trả: Là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời điểm giao dịch phát sinh. + Đối với các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài khoản phải trả), tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.

  1. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính: Là tỷ giá công bố của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) theo nguyên tắc: - Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản: Là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Đối với các khoản ngoại tệ gửi ngân hàng thì tỷ giá thực tế khi đánh giá lại là tỷ giá mua của chính ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ. - Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả: Là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại tại thời điểm lập Báo cáo tài chính; - Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch nội bộ. è Đúc kết lại: Hầu hết các trường hợp là tỷ giá mua, trừ trường hợp liên quan tới Nợ phải trả (kể cả trước trước cho người bán)

*** Lưu ý: Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại. (trích từ thông tư 53 sửa đổi bổ sung thông tư 200)

1.2. Nguyên tắc xác định tỷ giá ghi sổ: Tỷ giá ghi sổ gồm: Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh hoặc tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động (tỷ giá bình quân gia quyền sau từng lần nhập).

- Tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh: Là tỷ giá khi thu hồi các khoản nợ phải thu, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, được xác định theo tỷ giá tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc tại thời điểm đánh giá lại cuối kỳ của từng đối tượng. è Đúc kết lại: khi ghi sổ ban đầu với tỷ giá nào thì khi thu hồi phải hạch toán lại tỷ giá đó.

Ví dụ: khi cty hach toán Nợ TK 131 tỷ giá USD: 22.000Đ, Thì khi thu hồi nợ phải thu phải ghi Có TK 131 tỷ giá 22.000đ; tương tự như TK 331....

- Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động là tỷ giá được sử dụng tại bên Có tài khoản tiền khi thanh toán tiền bằng ngoại tệ, được xác định trên cơ sở lấy tổng giá trị được phản ánh tại bên Nợ tài khoản tiền chia cho số lượng ngoại tệ thực có tại thời điểm thanh toán.

è Đúc kết lại: chỉ áp dụng bên có tài khoản 1122;1112

1.3. Nguyên tắc áp dụng tỷ giá trong kế toán

  1. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với: - Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập). - Các tài khoản phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí khác. Riêng trường hợp phân bổ khoản chi phí trả trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ thì chi phí được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận chi phí). - Các tài khoản phản ánh tài sản. Riêng trường hợp tài sản được mua có liên quan đến giao dịch trả trước cho người bán thì giá trị tài sản tương ứng với số tiền trả trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả trước cho người bán (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản). - Tài khoản loại vốn chủ sở hữu; - Bên Nợ các TK phải thu; Bên Nợ các TK vốn bằng tiền; Bên Nợ các TK phải trả khi phát sinh giao dịch trả trước tiền cho người bán. - Bên Có các TK phải trả; Bên Có các TK phải thu khi phát sinh giao dịch nhận trước tiền của người mua;
  1. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với các loại tài khoản sau: - Bên Có các TK phải thu (ngoại trừ giao dịch nhận trước tiền của người mua); Bên Nợ TK phải thu khi tất toán khoản tiền nhận trước của người mua do đã chuyển giao sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ, khối lượng được nghiệm thu; Bên Có các TK khoản ký cược, ký quỹ, chi phí trả trước; - Bên Nợ các TK phải trả (ngoại trừ giao dịch trả trước tiền cho người bán); Bên Có TK phải trả khi tất toán khoản tiền ứng trước cho người bán do đã nhận được sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, nghiệm thu khối lượng. - Trường hợp trong kỳ phát sinh nhiều khoản phải thu hoặc phải trả bằng ngoại tệ với cùng một đối tượng thì tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động của các giao dịch với đối tượng đó.
  2. Khi thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ, tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền di động được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán ở bên Có các TK tiền.

1.4. Nguyên tắc xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

Là các tài sản được thu hồi bằng ngoại tệ hoặc các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ có thể bao gồm:

  1. Tiền mặt, các khoản tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ;
  2. Các khoản nợ phải thu, nợ phải trả có gốc ngoại tệ, ngoại trừ: - Các khoản trả trước cho người bán và các khoản chi phí trả trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc người bán không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ phải nhận lại các khoản trả trước bằng ngoại tệ thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. - Các khoản người mua trả tiền trước và các khoản doanh thu nhận trước bằng ngoại tệ. Trường hợp tại thời điểm lập báo cáo có bằng chứng chắc chắn về việc doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hoá, dịch vụ và sẽ phải trả lại các khoản nhận trước bằng ngoại tệ cho người mua thì các khoản này được coi là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
  3. Các khoản đi vay, cho vay dưới mọi hình thức được quyền thu hồi hoặc có nghĩa vụ hoàn trả bằng ngoại tệ.
  4. Các khoản đặt cọc, ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại bằng ngoại tệ; Các khoản nhận ký cược, ký quỹ phải hoàn trả bằng ngoại tệ. è LƯU Ý: Xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ rất quan trọng, vì cuối kỳ tại thời điểm lập BCTC bạn phải đánh giá lại chênh lệch tỷ giá các khoản mục tiền tệ có gôc ngoại tệ (TK 413; TK 515; TK 635)

1.5. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ (kể cả chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ):
  2. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán). Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642... Có các TK 331, 341, 336...
  1. Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: - Kế toán phản ánh số tiền ứng trước cho người bán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). - Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc: + Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, ghi: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước). + Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).
  1. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ...), ghi: Nợ các TK 331, 336, 341,... (tỷ giá ghi sổ kế toán) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán). Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi: Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131... (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch) Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
  1. Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: - Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. - Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc: + Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước) Có các TK 511, 711. + Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi: Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng Có các TK 511, 711.

è Tuy nhiên: thực tế rất khó áp dụng, vì khi bạn nhập khẩu 2 TSCĐ, và thanh toán trước 30% hợp đồng, hàng về cảng thanh toán phần còn lại 70%, không thể tách riêng tài sản nào tỷ giá nào được, do đó phải dùng tỷ giá Bình quân gia quyền như trình bày ở đoạn 3, điểm b, mục 1.3 ở trên.

  1. Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán). Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, ghi: Nợ các TK 121, 128, 221, 222, 228 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái) Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).
  1. Các khoản ký cược, ký quỹ bằng ngoại tệ - Khi mang ngoại tệ đi ký cược, ký quỹ, ghi: Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán). - Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá) Có TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký cược, ký quỹ (tỷ giá ghi sổ) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).
  1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
  2. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo: - Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,.. Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131). - Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...
  1. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh: - Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái). - Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).
  1. Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh, quốc phòng: Đơn vị áp dụng tất cả các quy định về tỷ giá và nguyên tắc kế toán như đối với các doanh nghiệp khác, ngoại trừ: - Việc ghi nhận khoản lãi tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái; - Việc ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khi phát sinh được phản ánh vào bên Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái; Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động, kế toán kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính.
  1. Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên TK 242 - Chi phí trả trước và TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện: - Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có TK 242 - Chi phí trả trước. - Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm thông tư này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.
  2. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinh giao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán: - Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo: + Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,.. Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. + Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,... - Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ và việc hạch toán Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được thực hiện theo quy định tại Khoản 4.2 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC”.
  3. Doanh nghiệp phải thuyết minh rõ về việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái trên thuyết minh báo cáo tài chính và việc lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán theo quy định của chuẩn mực kế toán.

III. Bài tập ví dụ về nhập khẩu, xuất khẩu, ủy thác xuất nhập khẩu

Ví dụ 1: Nhập khẩu trực tiếp

Doanh nghiệp A nhập khẩu lô hàng CHƯA THANH TOÁN với thông tin sau:

  • Gía trị hàng hóa : 1.000 USD
  • Phí vận chuyển trước hải quan: 100 USD
  • Phí vận chuyển và phí dịch vụ logistic : 2.000.000vnđ
  • Thuế nhập khẩu 2%
  • Thuế GTGT 10%

Tỷ giá mua : 23.150 vnđ/ USD; Tỷ giá bán: 23.350 VNĐ/ USD; Tỷ giá hải quan: 23.300VNĐ/USD (Doanh nghiệp A hạch toán theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) *** Tính toán và hạch toán như sau:

  • Thuế nhập khẩu = 1.100 USD * 2% * 23.300 = 512.600Đ
  • Thuế giá trị gia tăng = (1.100USD*23.300 + 512.600) * 10% = 2.614.260Đ

Hạch toán hàng về kho DN A: Nợ TK 156 25.685.000 (= 1.100 USD * 23.350) Có TK 331 25.685.000

Thuế nhập khẩu tính vào giá nhập kho Nợ TK 156 512.6000 Có TK 3333 512.600

Phí logistic, vận chuyển hàng về kho Nợ TK 156 2.000.000 Có TK 1121 2.000.000 Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 13312 2.614.260 Có TK 33312 2.614.260

Ví dụ 2: Ủy thác nhập khẩu

Doanh nghiệp A nhận ủy thác nhập khẩu từ nhà cung cấp C (ở Trung Quốc) cho Doanh nghiệp B, Phí dịch vụ ủy thác là 1.000.000Đ. Thuế GTGT phí ủy thác và hàng nhập khẩu đều 10%

  1. DN B chuyển khoản ứng tiền hàng cho DN A: 1.000 USD tỷ giá xuất quỹ: 20.700 VNĐ/USD (tỷ giá bình quân gia quyền di động); Tỷ giá mua : 21.500 VND/USD ; tỷ giá bán: 21.700 VND/ USD
  2. DN A thực hiện các nghiệp vụ sau:
    1. Ký quỹ mở LC nhập khẩu: 1.000 USD tỷ giá ký quỹ 21.600 VND/ USD
    2. Thanh toán hộ phí thủ tục nhập khẩu khác tại cảng, đã trả tiền mặt: 500.000đ (Phải thu lại của DN B)
    3. Hàng về kho:
      1. Giá trị hàng: 1.000 USD ; tỷ giá hải quan: 21.500 VND/USD
      2. Thuế nhập khẩu: 5%
      3. Thuế GTGT: 10%
      4. Phí kiểm đếm, kiểm nghiệm, v.v.: 200.000đ (DN A tự chịu)
    4. DN A chuyển khoản nộp hộ thuế NK, GTGT cho DN B, Sau đó xuất hóa đơn GTGT trả hàng cho DN B, sau kiểm đếm đủ và nhập kho, thanh toán phí vận chuyển 100.000đ
  3. DN A xuất hóa đơn phí ủy thác nhập khẩu 1.000.000đ cho DN B, sau khi kiểm tra chứng từ DN B đã thanh toán đầy đủ tiền cho DN A.

(Doanh nghiệp A,B hạch toán theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên)

*** Tính toán và hạch toán tại DOANH NHIỆP B như sau:

  1. Ứng tiền cho DN A mua hàng:

Nợ TK 331 (A) 21.700.000 ( = 1.000 * 21.700) Có TK 1122 20.700.000 ( = 1.000 * 20.700) Có TK 515 1.000.000 (=( 21.700 -20.700 ) * 1.000)

  1. Nhận hàng nhập khẩu ủy thác từ DN A

Nợ TK 156 21.700.000 Có TK 331 (A) 21.700.000 Nhận chứng từ DN A chi hộ tiền thủ tục tại cảng 500.000đ Nợ TK 156 500.000 Có TK 3388 (A) 500.000

Thuế nhập khẩu: = 1.000 * 21.500 * 5% = 1.075.000 Nợ TK 156 1.075.000 Có TK 3333 1.075.000

Thuế GTGT hàng nhập khẩu = (1.000 * 21.500 + 1.075.00) * 10% = 2.257.500 Nợ TK 13312 2.257.500 Có TK 33312 2.257.500

Trả tiền thuế Nhập khẩu, thuế GTGT cho DN A đã chi hộ lúc trước Nợ TK 3333 1.075.000 Nợ TK 33312 2.257.500 Có TK 3388 (A) 3.332.500

Phí vận chuyển hàng từ DN A về kho DN B Nợ TK 156 100.000 Có TK 1111 100.000

  1. Nhận hóa đơn phí ủy thác nhập khẩu từ DN A

Nợ TK 156 1.000.000 Có TK 331 (A) 1.000.000

Sau khi bù trừ công nợ, còn lại như sau: Số dư bên có TK 3388 (A) : 3.332.500 + 500.000 = 3.832.500Đ Số dư bên có TK 331(A): 1.000.000Đ Tiến hành thanh toán hết công nợ Nợ TK 3388(A) 3.832.500 Nợ TK 331 (A) 1.000.000 Có TK 1121 4.832.500

Ví dụ 3: Xuất khẩu trực tiếp

Doanh nghiệp A xuất khẩu hàng có trị giá 10.000.000đ, giá bán chưa thuế là 1.000 USD. Thuế GTGT xuất khẩu 0%, thuế xuất khẩu 2%. Phí bốc dỡ, kiểm đếm 500.000đ Sau 1 tháng Doanh nghiệp A tiền từ bên mua: Tăng tài khoản ngân hàng 989 USD, phí ngân hàng bên bán chịu 11 USD (gồm 10 USD phí và thuế GTGT 1 USD) Biết rằng: Tỷ giá tại ngày xuất khẩu : tỷ giá mua 22.700 VND/USD; tỷ giá tại ngày nhận tiền khách thanh toán 22.800

Hạch toán như sau: Giao hàng lên tàu ghi nhận giá vốn Nợ TK 632 10.000.000 Có TK 156 10.000.000

Ghi nhận doanh thu Nợ TK 131 22.700.000 ( =1.000 USD * 22.700) Có TK 5111 22.246.000 Có TK 33311 454.000 ( 22.700.000 * 2%)

Phí kiểm đếm, bốc dỡ Nợ TK 6417 500.000 Có 1111 500.000

Nhận tiền thanh toán từ khách hàng Nợ TK 1122 22.549.200 ( = 989 USD * 22.800) Có TK 131 22.450.300 ( = 989 USD * 22.700) Có TK 515 98.900 Phí ngân hàng Nợ TK 6417 228.000 (= 10 USD * 22.800) Nợ TK 13311 22.800 ( = 1 USD * 22.800) Có TK 131 249.700 ( = 11 USD * 22.700) Có TK 515 1.100

Ví dụ 4: Uỷ thác xuất khẩu

Doanh nghiệp B (bên ủy thác xuất khẩu) nhờ Doanh nghiệp A (bên nhận ủy thác) xuất khẩu hộ mình lô hàng cho khách hàng tại ÚC trị giá 10.000.000đ, với giá bán 1.000USD. Phí ủy thác xuất khẩu là 1.000.000đ chưa bao gồm VAT.

  1. Doanh Nghiệp A chuyển hàng cho DN B xuất khẩu, dùng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
  2. DN B làm xong thủ tục xuất khẩu, DN đã chi hộ các phí sau:
    1. Phí bốc dở hàng hóa: 300.000đ
    2. Đóng thuế xuất khẩu 2%.
    3. Tỷ giá tính thuế của hải quan 20.750 VND/USD, Tỷ giá mua tại ngày xuất 20.700 VND/USD
  3. DN A nhận được tiền của khách hàng từ ÚC chuyển về: 978 USD trừ phí ngân hàng 22 USD (trong đó 20USD phí và 2 USD là GTGT), Tỷ giá mua ngày tiền về 20.800 VND/USD, tỷ giá bán 21.000 VND/USD. DN A đã chuyển khoản trả tiền cho DN B.
  4. DN A Xuất hóa đơn phí dịch vụ ủy thác xuất khẩu gửi DN B.

*** Hạch toán TẠI DN B như sau: Chuyển hàng cho DN A Nợ TK 157 10.000.000 Có TK 156 10.000.000

Làm xong thủ tục xuất khẩu lô hàng cho khách hàng tại ÚC Nợ TK 131 (DN A) 20.700.000 (= 1.000 USD * 20.700) Có TK 5111 20.285.000 Có TK 3333 415.000 (= 1.000 USD * 20.750 VND/USD * 2%) Nợ TK 632 10.000.000 Có TK 157 10.000.000

Nhận tiền do DN A trả lại, ghi nhận phí ngân hàng Nợ TK 1122 20.342.400 (= 978*20.800) Nợ TK 6417 416.000 (= 20*20.800) Nợ TK 133 41.600 (=2*20.800) Có TK 131 (DN A) 20.700.000 (1.000 * 20.700) Có TK 515 100.000 (= 1.000 * (20.800-20.700))

Phí ủy thác xuất khẩu Nợ TK 6417 1.000.000 Nợ TK 1331 100.000 Có TK 331 (DN A) 1.100.000

Đối chiếu công nợ các khoản phải trả do DN A đã chi hộ Nợ TK 3333 415.000 (thuế xuất khẩu) Nợ TK 641 300.000 (Phí kiểm đếm) Có TK 3388 (DN A) 715.000 Thanh toán công nợ cho DN A Nợ TK 331 (DN A) 1.100.000 Nợ TK 3388 (DN A) 715.000 Có TK 111 1.815.000

IV. SO SÁNH TỶ GIÁ THEO THÔNG TƯ 200 VÀ THÔNG TƯ 53

Để dễ hình dung hơn, chúng ta đi vào ví dụ thực tế

Công Ty TNHH Kế Toán Kiểm Toán CAT kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng năm tài chính từ ngày 01/01/2022 - 31/12/2022, có tình hình trong tháng 12/2022 như sau: Một số TK có gốc ngoại tệ đầu tháng 12/2022:

  • TK 1112: 100.000 USD, Tỷ giá 20.000
  • TK 1122: 300.000 USD, Tỷ giá 21,5 (tại NH ACB)
  • TK 1122: 0 USD (Tại BIDV)
  • TK 131 (A): 50.000 USD, Tỷ giá 21.200
  • TK 331 (B): 100.000 USD, Tỷ giá 21.400

Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ trong tháng 12/2022:

  1. Ngày 5/12, DN nhận chuyển khoản ngoại tệ từ khách hàng A trả hết số tiền nợ DN qua ngân hàng BIDV. Tỷ giá do Ngân hàng ACB và BIDV công bố đầu ngày: mua ngoại tệ là 22.000 và bán ngoại tệ là 22.200, tỷ giá xấp xỉ 22.100 [ = (22.000 + 22.200)/2]
  2. Ngày 10/12, DN dùng 50.000 USD tiền mặt ngoại tệ mở L/C chuẩn bị nhập khẩu 1 lô hàng hóa tại Ngân hàng ACB. Tỷ giá mua ngoại tệ tại ACB công bố đầu ngày là 21.000 và bán ngoại tệ là 21.300, tỷ giá xấp xỉ 21.150 VND/USD. [= (21.000 + 21.300)/ 2 ].
  3. Ngày 15/12, DN chuyển khoản từ ngân hàng ACB trả nợ cho người bán B. Tỷ giá mua ngoại tệ tại Ngân hàng ACB công bố đầu ngày là 21.200 và bán ngoại tệ là 21.300, tỷ giá xấp xỉ 21.250.
  4. Ngày 25/12, Nhập khẩu lô hàng hóa với giá 50.000 USD đã thanh toán qua L/C. Tỷ giá mua ngoại tệ tại Ngân hàng ACB công bố đầu ngày là 21.000 và bán ngoại tệ là 21.400, tỷ giá xấp xỉ 21.200. (Giả định không có các khoản thuế nào liên quan để đơn giản việc so sánh tỷ giá). Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ có liên quan trong và cuối tháng 12/2022 vào sổ sách theo 2 trường hợp: Thông tư 200 và Thông tư 53, biết ngày 31/12/2022, Ngân hàng ACB công bố tỷ giá mua ngoại tệ là 21.200 và tỷ giá bán ngoại tệ là 21.400, tỷ giá xấp xỉ 21.300./.

Bài tập chênh lệch tỷ giá hối đoái

*** Lưu ý: tại điểm l, khoản 4.1 điều 69 thông tư 200 được sửa đổi bổ sung bởi thông tư 53 có đoạn như sau: “ l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài Khoản vốn bằng tiền, bên Có các tài Khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài Khoản phải trả bằng ngoại tệ, việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện tại thời Điểm phát sinh giao dịch hoặc định kỳ tùy theo đặc Điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Đồng thời tại thời Điểm cuối kỳ kế toán: - Các Khoản Mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo: + Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,.. Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. + Kết chuyển chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 635 - Chi phí tài chính Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,...” Theo quy định trên thì chênh lệch tỷ giá có thể được xử lý định kỳ tuy nhiên bài viết của tác giả xử lý tại thời điểm phát sinh giao dịch và đưa vào TK 635 hay TK 515. Do đó hầu như các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ mà có phát sinh chênh lệch. Đồng thời thực tế áp dụng đa số phần mềm kế toán chưa đáp ứng ghi nhớ chênh lệch, sau đó cuối kỳ xử lý chênh lệch vào TK 635 hay TK 515.

  • TÓM LẠI: Ưu điểm của thông tư 53 giúp kế toán linh động hơn trong việc xử lý tỷ giá, vì nếu doanh nghiệp có cả trăm, nghìn giao dịch trong tháng bằng ngoại tệ, thì việc sử dụng tỷ giá theo thông tư 200 tạo áp lực và khối lượng công việc phải xử lý cho kế toán. Còn sử dụng thông tư 53 nằm trong khoảng +/- 1% thì có thể cả tháng hoặc tuần không cần phải thay đổi tỷ giá. Do đó tùy vào bộ phận và năng lực của kế toán mà chọn cách hạch toán tỷ giá nào. Tuy nhiên các bạn kế toán nên tuân thủ chuẩn mực kế toán “nhất quán” và “ có thể so sánh” khi có ý định thay đổi phương pháp hạch toán tỷ giá.

*** Nếu thấy hay bạn đừng tiếc hãy chia sẽ, bấm like để tác giả có thêm động lực chia sẽ các bài viết hữu ích hơn.