So sánh thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới lá giải thích

Giải bài 4 trang 7 SBT Sinh học 11_BT

Quảng cáo

Đề bài

Lập bảng so sánh các con đường thoát hơi nước ở lá. Vì sao diện tích bề mặt lá lớn hơn khí khổng nhưng lượng nước thoát ra lại ít hơn?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào các tiêu chuẩn so sánh: diện tích bề mặt thoát hơi nước, khả năng điều chỉnh, vận tốc thoát hơi nước, tác nhân điều chỉnh, hiệu quả thoát hơi nước, sự kiểm soát

Lời giải chi tiết

Đặc điểm so sánh

Qua khí khổng

Qua cutin

Diện tích bề mặt thoát hơi nước

Nhỏ (1%)

Lớn

Khả năng điều chỉnh

Được điều chỉnh nhờ sự đóng, mở khí khổng

Không được điều chỉnh

Vận tốc thoát hơi nước

Lớn

Nhỏ

Tác nhân điều chỉnh

Ánh sáng, AAB...

Không có tác nhân điều chỉnh

Hiệu quả thoát hơi nước

Cao (khoảng 90%)

Thấp (Khoảng 10%)

Sự kiểm soát

Điều tiết được bởi các tác nhân

Không kiểm soát được

Giải thích:

- Diện tích bề mặt lá lớn hơn diện tích khí khổng (chỉ chiếm xấp xỉ 1% tổng diện tích bề mặt lá) nhưng số lượng khí khổng trên bề mặt lá lại rất lớn. Mỗi mm2 bề mặt lá có hàng trăm khí khổng nên tổng chi vi của các khí khổng lớn hơn nhiều so với chu vi lá

- Từ thí nghiệm chứng minh: Quá trình thoát hơi nước ở mép chậu nước nhanh hơn nhiều so với thoát hơi nước ở giữa chậu nước (hiệu quả mép)

Từ 2 dẫn liệu trên có thể kết luận rằng: Do tổng chu vi các khí khổng lớn hơn chu vi lá và hiện tượng "hiệu quả mép" nên tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng nhanh và lớn hơn so với cutin

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

So sánh thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới lá giải thích

  • Giải bài 5 trang 8 SBT Sinh học 11

    Giải bài 5 trang 8 SBT Sinh học 11. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp như thế nào?

  • Giải bài 6 trang 9 SBT Sinh học 11

    Giải bài 6 trang 9 SBT Sinh học 11. Lập bảng so sánh các đặc điểm hình thái, giải phẫu, sinh lí, hoá sinh của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM. Em rút ra nhận xét gì?

  • Giải bài 7 trang 10 SBT Sinh học 11

    Giải bài 7 trang 10 SBT Sinh học 11. Dựa vào sơ đồ dưới đây để giải thích chu trình cố định CO2 ở thực vật C4

  • Giải bài 8 trang 11 SBT Sinh học 11

    Giải bài 8 trang 11 SBT Sinh học 11. Nêu lên sự khác nhau giữa hô hấp và hô hấp sáng ở thực vật

  • Giải bài 9 trang 12 SBT Sinh học 11

    Giải bài 9 trang 12 SBT Sinh học 11. Chứng minh hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm của thực vật

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Giải sinh 11 bài 7 : Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón

Bài 3 Thoát hơi nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.04 KB, 1 trang )

- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
- Nghiên cứu SGK cho biết thoát hơi nước có vai trò gì đối với cây?
- Quan sát hình 3.1. Cho biết vị trí xảy ra sự khuếch tán của CO2 và thoát hơi nước ở lá cây?
- Vận dụng kiến thức đã biết hãy giải thích vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
 Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với không khí duới mái nhà che bằng vật liệu xây dựng.
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
1- Lá là cơ quan thoát hơi nước
II- Thoát hơi nước qua lá
- Mục đích Graô thiết kế thí nghiệm trong hình 3.2 để làm gì? Mô tả thí nghiệm của Garô?
Kết quả thực nghiệm của Garô
- Quan sát bảng kết quả cho biết:
1. Khí khổng phân bố ở đâu của lá?
2. So sánh số lượng khí khổng ở 2 mặt của lá?
3. Số lượng khí khổng có liên quan gì đến sự thoát hơi nước?
4. Số liệu về số lượng khí khổng và cường độ thoát hơi nước ở mặt trên của lá cây đoạn nói lên điều gì? Hãy giải thích?
5. Quan sát kết quả của Garô. So sánh sự thoát hơi nước giữa mặt trên và mặt dưới của lá?
- Những số liệu nào trong bảng cho phép khẳng định rằng, số lượng khí khổng có vai trò quan trọng trong sự thoát hơi nước của lá cây?
- Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
 Số liệu về SL khí khổng trên 1mm2 ở mặt trên và dưới của lá với cường độ thoát hơi nước mg trong 24h của mỗi lá: mặt dưới có nhiều khí khổng hơn mặt trên, luôn có cường độ thoát hơi nước cao hơn ở cả 3 loài cây.
 Mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có thoát hơi nước chứng thực rằng quá trình thoát hơi nước không chỉ xảy ra qua khí khổng mà còn xảy ra qua cutin (khi lá chưa bị lớp cutin dày che phủ). Hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá (lớp biểu bì của lá) và được gọi là thoát hơi nước qua cutin. Cường độ thoát hơi nước qua bề
mặt lá giảm theo mức độ phát triển của cutin (thoát hơi nước qua cutin mạnh ở lá non, giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt ở cutin).
 So với thoát hơi nước ở cutin thì thoát hơi nước ở khí khổng là chủ yếu.
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
1- Lá là cơ quan thoát hơi nước
II- Thoát hơi nước qua lá
2- Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng
và qua cutin
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng
- Q/s hình vẽ nêu cấu tạo của lố khí?


- Yếu tố nào đảm bảo khi tế bào khí khổng no nước thì lỗ khí mở ra và ngược lại khi mất nước thì đóng lại
- Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng là tác nhân nào?
- Nêu đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua khí khổng ?
- Tại sao khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn?
H2O
Con đường thoát hơi nước qua cutin
- Vì sao nói lớp cutin dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại?
- Những loài cây thường sống trên đồi và những loài cây thường sống trong vườn, loài cây nào thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
 Loài cây sống trong vườn thoát hơi nước qua cuitn mạnh hơn vì loài cây này có tầng cutin mỏng hơn. Còn loài cây sống trên đồi lớp cutin dày có tác dụng bảo vệ và để giảm quá trình thoát hơi nước của cây.
 Cutin là lớp sáp không thấm nước, có tác dụng chống thoát hơi nước. Ở lá non lớp cutin mỏng, lá già lớp cutin dày hơn.
MTr
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
II- Thoát hơi nước qua lá
III- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
- Nghiên cứu SGK. Hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước? Trong các tác nhân đó thì tác nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
- Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước:
+ Nước
+ Ánh sáng
+ Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng …
- Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng là quan trọng vì hàm lượng liên quan đến việc điều tiết độ mở của khí khổng. Còn các tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước đều thông qua sự điều tiết của các tế bào khí khổng.
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
II- Thoát hơi nước qua lá
III- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
IV- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
- Giải thích tại sao cần phải tưới nước cho cây trồng một cách hợp lí?
 Để cho cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
- Hãy kể một số phương pháp tưới nước cho cây trồng cạn:
+ Tưới nước trực tiếp vào gốc cây

+ Tưới nước theo rãnh
+ Tưới nước bằng ống dẫn nước ngầm
+ Tưới nhỏ giọt bằng hệ thống ống dẫn
+ Tưới phun
- Trong các biện pháp tưới nước trên thì biện pháp tưới nước nào là tốt nhất? Giải thích?
 Biện pháp tưới phun và tưới nhỏ giọt là tốt nhất vì:
+ Tiết kiệm được nước
+ Làm ẩm không khí
+ Đảm bảo độ thoáng khí của bộ rễ
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
I- Vai trò của quá trình thoát hơi nước
II- Thoát hơi nước qua lá
III- Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước
IV- Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng
1- Lá là cơ quan thoát hơi nước
2- Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng
và qua cutin
+ Nước
+ Ánh sáng
+ Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng …

PHẦN I. KIẾN THỨC

- Nước là thành phần rất quan trọng trong cây. Có thể hình dung nhu cầu nước của cây một cách như sau:

So sánh thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới lá giải thích

-Khái niệm: Thoát hơi nước là sự mất nước từ bề mặt lá qua hệ thống khí khổng là chủ yếu và một phần từ thân, cành.

I.Vai trò của quá trình thoát hơi nước

- Nhờ có thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp tới từng tế bào của cây.

-Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò giúp vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây. tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây; tạo độ cứng cho thực vật thân thảo.

-Thoát hơi nước có tác dụng hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường.

-Thoát hơi nước giúp cho khí CO2khuếch tán vào bên trong lá cần cho quang hợp.

=> Mối liên quan giữa quá trình thoát hơi nước và quá trình quang hợp: Lá cây thoát hơi nước qua khí khổng tạo lực hút nước và tạo điều kiển để CO2 khuếch tán vào nước. Nước và CO2 được lấy vào lá là nguyên liệu để cây quang hợp.

II.Thoát hơi nước qua lá

1.Lá là cơ quan thoát hơi nước

So sánh thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới lá giải thích

- Lá có cấu tạo thích nghi với chức năng thoát hơi nước:

  • Khí khổng gồm:
    • 2 tế bào hình hạt đậu nằm cạnh nhau tạo thành lỗ khí, trong các tế bào này chứa hạt lục lạp, nhân và ti thể.
    • Thành bên trong của tế bào dày hơn thành bên ngoài của tế bào.
    • Số lượng khí khổng ở mạt dưới của lá thường nhiều hơn ở mặt trên của lá
  • Lớp cutin (không đáng kể)
    • Có nguồn gốc từ lớp tế bào biểu bì của lá tiết ra, bao phủ bề mặt là trừ khí khổng
    • Độ dày của lớp cutin phụ thuộc vào từng loại cây và độ tuổi sinh lý của lá cây (lá non có lớp cutin mỏng hơn lá già)

2.Hai con đường thoát hơi nước:qua khí khổng và qua lớp cutin

a. Thoát hơi nước qua khí khổng (chủ yếu)

- Đặc điểm:

  • Vận tốc lớn
  • Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng

- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước: Nướcthoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng:

  • Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo → khí khổng mở. (Hình a)
  • Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)

So sánh thoát hơi nước ở mặt trên và mặt dưới lá giải thích

b. Thoát hơi nước qua lớp cutin

- Đặc điểm:

  • Vận tốc nhỏ
  • Không được điều chỉnh

-Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:

  • Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
  • Trợ lực khuếch tán qua cutin rất lớn vfa phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
  • Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.

III.Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước

- Các tác nhân từ môi trường ảnh hưởng đến độ mở khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước: Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion…

  • Nước: điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng.
    • Điều kiện cung cấp nước càng cao sự hấp thụ nước càng mạnh, thoát hơi nước càng thuận lợi
    • Độ ẩm không khí thấp dẫn tới thoát hơi nước càng mạnh
  • Ánh sáng: khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối. ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
    • Ánh sáng làm tăng nhiệt độ của lá → khí khổng mở (điều chỉnh nhiệt độ) → tăng tốc độ thoát hơi nước
    • Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở.
  • Nhiệt độ: ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của rễ → rễ hấp thụ nhiều nước → thoát hơi nước nhiều
  • Ion khoáng: Các ion khoáng ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong tế bào khí khổng → gây điều tiết độ mở của khí khổng (Ví dụ: ion K+ làm tăng lường nước trong tế bào khí khổng, tăng độ mở của khí khổng dẫn đến thoát hơi nước.)

IV.Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng

- Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)

  • Khi A = B: mô của cây đủ nướcvàcây phát triển bình thường.
  • Khi A > B: mô của cây thừa nướcvàcây phát triển bình thường.
  • Khi A < B: mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết

- Hiện tượng héo của cây: Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo. Có 2 mức độ héo là héo lâu dài và héo tạm thời:

  • Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ thì cây sẽ phục hồi lại
  • Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết

Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sống trong môi trườngngập úng, bị ngập mặn có thừa nước nhưng cây không hút được

- Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:

  • Cơ sở khoa học:
    • Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
    • Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
  • Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo 1 số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút nước của lá cây.