So sánh điểm khác nhau giữa văn thuyết minh và văn miêu tả

Miêu tả và thuyết minh khác nhau như thế nào ?

Đào Tiến Thi

Hỏi:

Em thấy có nhiều điểm giống nhau giữa văn miêu tả và thuyết minh. Ví dụ: thuyết minh hay miêu tả cải nón thì đều cần nói về hình dáng, chất liệu, cách làm,… Vậy phân biệt hai loại văn này như thế nào?

(Đỗ Anh Thư, Lớp 10E, THPT Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc)

Trả lời:

Đối tượng miêu tả và thuyết minh có phần giống nhau, ví dụ, một cảnh thiên nhiên, một con người, một con vật, đồ vật, cây cối. Tuy nhiên, vẫn các sự vật trên, đối với miêu tả thì bao giờ cũng là một sự vật cụ thể, xác định. Ví dụ, tả con chó của nhà em (chứ không phải loài chó nói chung), tả cây nhãn trong vườn nhà bà em (chứ không phải cây nhãn nói chung). Còn thuyết minh thì thông thường là một sự vật nói chung: thuyết minh về loài chó, thuyết minh về cây nhãn. Cũng có trường hợp thuyết minh về một sự vật cụ thể, khi đó phải là sự vật duy nhất và thường là nổi tiếng, ví dụ, thuyếtminh về cố đô Huế, thuyết minh về cầu Tràng Tiền.

Mục đích chính của miêu tả là cho người đọc hình dung ra đối tượng và cảm nhận chúng được sâu sắc hơn; trong khi đó, mục đích chính của thuyết minh là giúp người đọc hiểu đối tượng. Miêu tả tác động chủ yếu vào tình cảm; thuyết minh tác động chủ yếu vào nhận thức. Sự khác nhau về mặt nguyên tắc này dẫn đến hai kiểu văn bản khác nhau về phương thức biểu đạt:

– Miêu tả “vẽ” nên một cách cảm tính những gì nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy,… kể cả cảm nhận một cách mơ hồ về đối tượng; thuyết minh phân tích, giải thích một cách logic, có lỳ về cấu tạo, vận hành, sự phát triển,… của đối tượng.

– Miêu tả chú ý dùng các từ ngữ mang tính hình tượng, gợi tả, ví dụ, các từ tượng hình, tượng thanh, các phép tu từ (nhân hoá, so sánh,…); thuyết minh chú ý dùng các thuật ngữ khoa học, các từ nghề nghiệp, tức là các từ ngữ không mang sắc thái biểu cảm.

Miêu tả dùng giọng biểu cảm theo chủ quan cá nhân; thuyết minh thể hiện tính khách quan, giữ giọng trung tính hoặc chỉ biểu cảm ở mức độ hạn chế.

Ví dụ, đối tượng là cái nón, đúng như em nói, vẫn đề cập đến hình dáng, chất liệu, cách làm,… nhưng mục đích, cách tiếp cận, cách biểu đạt khác nhau. Xem hai trích đoạn dưới đây (trích đoạn a là miêu tả, trích đoạn b là thuyết minh):

a)Phiên chợ hôm trước má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng. Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm. (Tiếng Việt lớp 4, tập 2)

b) Lá làm nón có thể lá cọ hoặc một số loại lá rừng. Vành nón làm bằng tre to bằng chiếc đũa uốn thành một khung tròn tạo nên miệng nón và làm cho nó có độ cứng. Sau vành nón là các vòng nón, được vót nhỏ như chiếc nan hoa xe đạp, uốn thành từng vòng tròn nhỏ dần, cả thảy 15 vòng, tạo thành một khung hình chóp xinh xắn.

Tạo được khung thì đến giai đoạn chằm (khâu) nón. Thường thì chằm bằng sợi cước, sợi móc, nhỏ nhưng dai, màu trắng hoặc trong suốt. Nón khâu xong, người ta quết dầu cho bóng rồi phơi khô để dầu bám chặt vào nón, tạo độ bền khi đi nắng mưa. (Bài làm của học sinh)

Trên kia là ta đối lập ở phạm vi toàn thể, để phân biệt hai kiểu văn bản. Còn ở cấp độ yếu tố, tính chất mỗi kiểu văn bản vẫn xuyên thấm vào nhau, tức là trong văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả và trong văn bản miêu tả vẫn có yếu tố thuyết minh.

Hỏi

Việc rút gọn câu sẽ tạo thành các câu, không cần đủ thành phần. Vậy câu rút gọn đó có phải là câu đặc biệt không? Khi rút gọn câu, cần lưu ý những gì?

(Nguyễn Trung Kiên, lớp 7C, THCS Tiên Du, Phú Thọ)

Trả lời

về bản chất, câu rút gọn khác hẳn câu đặc biệt.

Câu rút gọn là câu tỉnh lược một hay một số thành phần nào đó. Thành phần bị tỉnh lược hoàn toàn có thể khôi phục được. Ví dụ: Họ vẫn biết Hương cảng là đẹp. Nhưng lộng lẫy một cách dữ dội. Nhưng xa xỉ một cách tàn nhẫn (Nguyễn Tuân). Câu 2 và 3 tỉnh lược chủ ngữ (Hương cảng).

Trong khi đó câu đặc biệt không thể xác định được thành phần. Ví dụ: Đêm. Thành phố lênđèn như sao sa. (Hà Ánh Minh, Ngữ văn 7, tập 2)

Câu đặc biệt có mấy dạng chủ yếu: 1. Để cảm thán: Ôi! Trời ơi! 2. Để gọi đáp: Này Lan. / Dạ. 3. Để tạo ấn tượng về sự hiện diện của: a) Một không gian: Bến cảng, b) Một khoảnh khắc: Năm giờ ba mươi chiều, c) Một sự vật: Máy bay! Một tâm trạng: Ngao ngán ! v.v..

Loại thứ ba có khi dễ lẫn với câu rút gọn. Vậy cần nhớ: Câu rút gọn là nhũng câu bình thường, dùng trong ngữ cảnh bình thường, không có dụng ý tu từ; ngược lại, câu đặc biệt dùng trong ngữ cảnh đặc biệt, người viết có dụng ý tu từ. So sánh hai ví dụ dưới đây (trường hợp a là câu đặc biệt, b là câu rút gọn):

a)Năm giờ ba mươi chiều.

Tàu nhổ neo, rẽ sóng, lừ lừtiến vào đêm.

b) Tàu nhổ neo lúc mấy giờ?

Năm giờ ba mươi chiều.

Về mặt số lượng, câu rút gọnnhiều hơn hẳn câu đặc biệt. Dễ hiểu, vì câu đặc biệt chỉ dùng trong ngữ cảnh đặc biệt.

Rút gọn câu rất cần thiết để câu văn “nhẹ” đi. Khi rút gọn câu chỉ cần nhớ một nguyên tắc: thành phần bị rút gọn (tỉnh lược) sao cho người đọc vẫn hiểu được, không mơ hồ, không gây nhầm lẫn. Ví dụ: Các cháu ngoan. Học thuộc bài. Vâng lời cha mẹ. Đừng đánh con chó nhỏ Ma-ri-uýt của các cháu. (Nguyễn Ái Quốc)

Hỏi

Có lần cháu nghe ông cháu nói (chắc là nói chơi thôi) một câu rất hay: răng trắng nhu răng chó thui. Tại sao người xưa lại so sánh như vậy? Cháu thấy cách nói này rất thô và có phần chế giễu. Rất mong VH&TT giải đáp ạ.

(Nguyễn Anh Dương, lớp 6B, THCS Gia Cẩm, Việt Trì, Phú Thọ)

Trả lời

So sánh điểm khác nhau giữa văn thuyết minh và văn miêu tả

Dựa vào hình ảnh so sánh thì ta thấy cụm từ trắng như răng chó thui có cấu trúc và cách diễn đạt như một thành ngữ (tuy nhiên chúng tôi chưa thấy cuốn từ điển thành ngữ nào có thành ngữ trên, chắc là ít dùng). Hình ảnh này xuất phát từ một thực tế về răng chó. Trong vòng 2 tuổi, răng chó có màu trắng và sạch sẽ. Chỉ từ ba tuổi trở đi, răng chó mới mờ đục dần và cao răng bắt đầu xuất hiện, gây ố vàng trên răng. Chó làm thịt thường là chó còn non (dân gian gọi là “cầy tơ”) nên răng thường rất trắng. Khi làm thịt chó, trước khi mổ, người ta đem thui, tức là dùng rơm đốt cho da con vật có màu vàng sẫm. Răng chó đã trắng nay trông lại càng trắng, vì tương phản với màu da và vì nó nhe dài ra, trông hơi ghê ghê. Như vậy, có lẽ đúng như cháu nói, là cách ví này “thô”, cho nên người ta ít dùng. “Cái răng cái tóc là vóc (hay góc) con người”, nếu có ví răng ai đó như răng chó thui, trừ khi nói đùa, còn thì hàm ý chê, không thiện cảm.

Xem thêm :Tiếng gọi nơi hoang dã, một câu chuyện cảm động – Nguyễn Thị Hoa ” Tại đây”

Lập bảng so sánh đặc điểm của văn bản thuyết minh với các loại văn bản đã học trong chương trình

SO SÁNH CÁC KIỂU VĂN BẢN

Sự khác biệt của các kiểu văn bản. - Tự sự: trình bày sự việc - Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng. - Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SO SÁNH CÁC KIỂU VĂN BẢN 1. Sự khác biệt của các kiểu văn bản. - Tự sự: trình bày sự việc - Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng. - Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan. - Nghị luận: Bày tỏ quan điểm - Biểu cảm: Cảm xúc - Điều hành: Hành chính 2. Phân biệt các thể loại văn học và kiểu văn bản a. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự. - Giống: Kể sự việc. - Khác: Văn bản tự sự: xét hình thức, phương thức Thể loại tự sự: Đa dạng, gồm: +Truyện ngắn + Tiểu thuyết + Kịch Tính nghệ thuật trong tác phẩm tự sự: - Cốt truyện - nhân vật- sự việc - Kết cấu.
  2. b. Kiểu văn bản cảm và thể loại trữ tình: - Giống: Chứa đựng cảm xúc  tình cảm chủ đạo. - Khác nhau: + Văn bản biểu cảm: bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi). + Tác phẩm trữ tình: đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống (thơ). Vai trò của các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận. - Thuyết minh: giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. - Tự sự: sự việc dẫn chứng cho vấn đề. - Miêu tả: BA KIỂU VĂN BẢN HỌC Ở LỚP 9. Hệ thống đặc điểm 3 kiểu văn bản lớp 9. Kiểu văn Văn bản thuyết bản Văn bản tự sự Văn bản nghị luận minh Đặc điểm Phơi bày nội dung - Trình bày sự Bày tỏ quan điểm sâu kín bên trong việc nhận xét đánh giá về Đích (mục đích) đặc trưng đối tượng vai trò
  3. - Đặc điểm khả - Sự việc. Luận điểm, luận cứ, Các yếu tố tạo quan của đối - Nhân vật dẫn chứng. thành Phương pháp thuyết Giới thiệu, trình - Hệ thống lập luận (Khả năng kết minh: giải thích bày diễn biến - Kết hợp miêu tả, tự sự. hợp) đặc điểm cách làm