So sánh luật tục và luật pháp năm 2024

đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản theo ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị. (VD: Hiến pháp 2013; Bộ luật Hình sự 2015; Bộ luật Dân sự 2017) - Tập quán là một loại nguồn của pháp luật và cũng là dạng thức tồn tại của pháp luật trên thực tế. + Dưới góc độ ngôn ngữ, tập quán là một thói quen được hình thành lâu đời được mọi người tuân theo. Là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày trong đời sống, xã hội và được chủ thể thừa nhận là quy tắc ứng xử chung. Được lưu truyền chủ yếu theo cách truyền miệng, được bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng sức thuyết phục của chúng, bằng dư luận xã hội và bằng cả biện pháp cưỡng chế phi Nhà nước. (VD: cúng ông Công ông Táo, Tết nguyên đán,..)

  • Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống, xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày, được cộng đồng có tập quán đó làm theo như một quy ước chung của cộng đồng.
    • Thuộc phạm trù tập quán, ở nước ta có các loại hình thức như: tập quán, phong tục, luật tục. Bên cạnh những nét tương đồng, mỗi loại hình tập quán này có nhiều nét đặc trưng, khác biệt riêng, tạo nên sự đa dạng, phong phú và sắc thái điều chỉnh hành vi, quan hệ xã hội. Đặc biệt trong số đó là luật tục của đồng bào các địa phương miền núi nước ta: luật tục Êđê, H Mông.... Trong văn bản pháp luật, thường chỉ sử dụng chung một thuật ngữ là “tập quán”.
  • So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tập quán, pháp luật 2. Điểm giống nhau giữa tập quán và pháp luật............................................................................
  • Pháp luật và tập quán đều là những quy tắc xử sự chung hay quy phạm xã hội để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội cho nên chúng đều có các đặc điểm của các quy phạm xã hội, đó là:
  • Pháp luật và tập quán đều là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu thì đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã nêu ra – Căn cứ vào pháp luật, tập quán, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
  • Pháp luật và tập quán đều là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, của tập quán, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp tập quán; hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái tập quán.
  • Pháp luật và tập quán đều được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

những gì mà pháp luật cho phép, hoặc đều không được làm những gì mà pháp luật ngăn cấm, hoặc đều phải làm những gì mà pháp luật yêu cầu phải làm; nếu họ vi phạm pháp luật thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý như nhau. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, nó có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

  • Thứ ba: Về biện pháp bảo đảm thực hiện:
    • Phong tục tập quán không mang tính Nhà nước mà mang tính xã hội nên quy tắc xử sự này chỉ có thể tác động trong một phạm vi hẹp và được bảo đảm chấp hành bằng thói quen, dư luận xã hội hoặc một số biện pháp cưỡng chế như: Đuổi ra khỏi cộng đồng, bị xa lánh, đặt ngoài dư luận...
  • Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực Nhà nước như tuyên truyền, phổ biến, khuyến khích, giáo dục, tổ chức thực hiện... đặc biệt là biện pháp cưỡng chế. Cưỡng chế Nhà nước là sử dụng sức mạnh bạo lực của Nhà nước để buộc cá nhân, tổ chức trong xã hội phục tùng ý chí Nhà nước. Do đó, pháp luật khác phong tục tập quán vì pháp luật mang tính Nhà nước.
  • Thứ tư: Về tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
    • Phong tục tập quán mang tính cục bộ, địa phương, mỗi cộng đồng dân cư có những phong tục tập quán khác nhau
    • Tập quán không có tính hệ thống rõ ràng. Ví dụ: tập quán về ma chay và tập quán về cưới hỏi là hoàn toàn khác biệt nhau và không có liên quan tới nhau.
    • Tập quán không có tính xác định về hình thức, bởi vì nó tồn tại dưới dạng bất thành văn, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức truyền miệng nên có tính ước lệ, độ chính xác không cao. → Dẫn đến việc áp dụng nhiều khi không thống nhất, dễ tùy tiện.
    • Trái lại, pháp luật về nguyên tắc pháp luật phải cụ thể, khuôn phép, mực thước, không thể lạm dụng hoặc tùy tiện.
    • Vì vậy nói đến pháp luật suy cho cùng là phải xét đến các quy phạm cụ thể tồn tại dưới hình thức các văn bản cụ thể (các điều luật, chế định luật, các văn bản quy phạm pháp luật với kết cấu chặt chẽ, logic trong lời văn, cấu trúc...). Đặc trưng về tính quy phạm này của pháp luật làm cho pháp luật ngày càng có "tính trội", nói cách khác pháp luật mang tính hệ thống và tính chính xác cao.
    • Pháp luật có tính xác định về hình thức, tức là pháp luật thường được thể hiện trong những hình thức nhất định, có thể là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc văn bản quy phạm pháp luật.
  • Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp luật là một hệ thống các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như dân sự, kinh tế, lao động..., song các quy phạm đó không tồn tại một cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật. —> Trong các văn bản quy phạm pháp luật, các quy định của pháp luật thường rõ ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểu và thực hiện thống nhất trong một phạm vi rộng.
  • Thứ năm: Về tính sáng tạo (tính định hướng)
    • Phong tục tập quán thường không mang tính định hướng cho sự phát triển của xã hội. Nó chỉ mang tính thực tế để điều chỉnh những mối quan hệ trong xã hội.
    • Không chỉ điều chỉnh những mối quan hệ xã hội, pháp luật ít nhiều còn mang tính cương lĩnh, tính “sáng tạo”, vạch ra xu thế phát triển trong tương lai của xã hội. Bởi vậy, pháp luật luôn giữ vai trò chi phối sự tồn tại và phát triển của các quy phạm khác.
    • Tuy nhiên, những điểm khác nhau trên chỉ mang tính chất tương đối, trong một số trường hợp vẫn có sự sai khác. Chẳng hạn, phạm vi tác động, ảnh hưởng của pháp luật đôi khi chưa hẳn đã bằng với phong tục tập quán (như phong tục tín ngưỡng, thần linh); hoặc không chỉ pháp luật mới có hình thức biểu hiện chặt chẽ, logic mà phong tục tập quán cũng có tính này (như những văn bản truyền đạo) v..
    • Có những quan hệ xã hội pháp luật điều chỉnh những tập quán không điều chỉnh, ví dụ: như những quan hệ liên quan tới việc tổ chức bộ máy Nhà nước. 2. Điểm khác nhau giữa tập quán và pháp luật..............................................................................

Quan hệ giữa phong tục tập quán với pháp luật thể hiện trên hai phương diện:

  1. Xây dựng pháp luật
  2. Thực hiện pháp luật 3. Trong hoạt động xây dựng pháp luật.........................................................................................

Trước khi có pháp luật, phong tục tập quán là công cụ chính để điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội. Khi có pháp luật, một số phong tục tập quán được Nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật gọi là tập quán pháp. Điều đó dẫn đến cùng một mối quan hệ xã hội có thể vừa do phong tục tập quán điều chỉnh, có thể vừa do pháp luật của Nhà nước điều chỉnh.

3. Trong hoạt động thực hiện pháp luật.........................................................................................

  1. Tác động của pháp luật tới phong tục tập quán:
  • Phong tục tập quán tác động đến quá trình thực hiện pháp luật của các chủ thể, biểu hiện dưới hai khuynh hướng.
  • Khuynh hướng thứ nhất:
  • Với những phong tục tập quán mang bản sắc truyền thống dân tộc, phù hợp với pháp luật đã góp phần giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bảo tồn được bản sắc văn hóa dân tộc, củng cố, gắn kết các thành viên trong các cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở các buôn làng, thôn xã nông thôn và miền núi Việt Nam, tạo cơ sở cho việc xây dựng cuộc sống chung hài hòa, nhân ái, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau.
  • Việc áp dụng các phong tục, tập quán sẽ đảm bảo cho các điều khoản của bộ luật phù hợp, sát với thực tế đời sống, dễ hiểu, dễ thực hiện và được mọi người tự giác thực hiện.

Ví dụ: Các bộ luật cổ của Việt Nam cũng đều ghi nhận việc áp dụng tập quán trong các quan hệ xã hội. Điều 40 của Quốc triều Hình Luật đã ghi rõ: “ Những người miền thượng du ( miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu ( miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội”

  • Khuynh hướng thứ hai:
  • Bên cạnh sự tác động tích cực, phong tục tập quán cũng có những hạn chế, ảnh hưởng không tốt đến việc thực hiện pháp luật. Pháp luật luôn mang tính thống nhất trong khi mức độ phát triển của từng địa phương không đồng đều. Do đó, không phải lúc nào pháp luật cũng có hiệu lực như nhau ở các địa phương khác nhau.
  • Không chỉ vậy, những quan niệm, chuẩn mực lạc hậu, phản tiến bộ của tập quán sẽ là lực cản trong việc xây dựng ý thức pháp luật, thực hành pháp luật. Ví dụ: tập quán xuất pháo và đốt pháo ở nước ta đã bị Nhà nước cấm từ lâu nhưng một số người vẫn lén lút thực hiện, đó là hành vi vi phạm pháp luật nên đã cản trở việc thực hiện pháp luật.

B. Phân tích thực trạng thực hiện tập quán ở Việt Nam hiện nay

  1. Một số phong tục tập quán mang nét đẹp văn hóa các dân tộc hiện vẫn được thực hiện
    • Tập quán ăn trầu:

Món trầu từ lâu đã thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc của người Việt Nam. Miếng trầu gồm các nguyên liệu chính đó là: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nồng). Tục ăn trầu đến giai đoạn ngày nay đang ngày càng mai một. Ở các xóm làng xưa thì để có thể bắt gặp người còn giữ được tục lệ này khá hiếm, nếu có người vẫn ăn trầu thì chủ yếu là các cụ già. Trong tương lai, nếu tục ăn trầu không được giữ gìn và phát triển thì có lẽ tục ăn trầu này rồi cũng dần đi vào quên lãng.

  • Tập quán uống trà:

Từ lâu trà được biết như một nét văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, bởi vì nó thể hiện rất rõ đời sống sinh hoạt mộc mạc của người Việt ta. Đă ̣c biê ̣t, trà còn được sử dụng trong tất cả những ngày lễ lớn như cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ hay đơn giản là mô ̣t ngày thường cũng có thể thưởng thức nó. Văn hóa trà Việt Nam đã được hình thành rất lâu đời và trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử cũng như biến động về văn hóa, chính trị. Nhưng văn hóa trà Việt vẫn tồn tại đến ngày nay, phát triển và mang một vẻ đẹp rất riêng biệt.

  • Tục uống rượu cần:

Là một loại đồ uống phổ biến và bất biến của những người dân bản địa vùng Tây Nguyên. Uống rượu cần từ lâu đã trở thành một phần trong phong tục, tập quán của người dân nơi đây. Rượu cần được coi là loại rượu quý, chỉ được dùng vào những ngày lễ tế thần linh, hội làng hay để đãi khách. Vào những ngày lễ hội, rượu được mang ra để thưởng thức bằng cách đặt vào trong bình nhiều vòi hút nhỏ. Mọi người ngồi theo vòng và lần lượt từng người uống một. Khi rượu trong bình lớn vơi đi sẽ được đổ thêm nước vào.

  • Hát múa dân ca:

Vào mùa Xuân, nhất là các dịp Tết người Mông hay trong các lễ cưới truyền thống, đồng bào đều hát dân ca và múa khèn. Nhiều làn điệu dân ca hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh cuộc sống lao động, chinh phục tự nhiên và mong ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, no đủ. Đặc sắc nhất là loại hát kể chuyện lịch sử dân tộc gọi là hát “Thản chù”; hát “Gầu phềnh” - trai gái hát trong khi chơi Pa Pao, hát qua sợi chỉ nối với hai ống nứa bịt da ếch cho riêng hai người.

Tập tục nhớ thương và cho người chết ăn diễn ra tại các làng đồng bào dân tộc Giẻ-Triêng, Xơ đăng, Gia rai,.... Một người sau khi chết vẫn được cho ăn cơm, uống rượu. Lúc chưa chôn: rải cơm, rượu xung quanh thi hài (một số làng đã sửa đổi bằng cách đặt mâm cơm giữa nhà). Sau khi chôn: cắm một ống lồ ô rỗng ruột xuống lòng mộ, người nhà mang cơm, rượu ra đổ vào đó mỗi ngày 1 đến 2 lần, kéo dài đến 1 tháng thì chấm dứt.

Tập tục này kéo dài đã ảnh hưởng đến thời gian, công sức, sức khỏe của người nhà có người chết. Cần vận động xóa bỏ một phần hoặc đơn giản hóa các hình thái tưởng niệm người chết. Đưa vào nội dung xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước đối với các làng đồng bào dân tộc thiểu số theo khoản 2 điều 3 và khoản 1 điều 5, quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước. —-> Pháp luật đang hạn chế, loại trừ, xoá bỏ dần những phong tục tập quán lạc hậu, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không phù hợp với lợi ích của Nhà nước cũng như lợi ích chung của cộng đồng.

—-> Nhận xét chung: Bên cạnh những phong tục tập quán ngày càng phát triển, tiến bộ hơn, trong nước vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu, xưa cũ cần được xóa bỏ. Những hủ tục này phần lớn xuất hiện tại các dân tộc thiểu số và đem lại những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người, làm tiêu tốn thời gian, tiền bạc, sức khỏe cũng như có những ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. Vì vậy, tìm cách xóa bỏ những hủ tục lạc hậu đó chính là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Để làm được điều này cần có sự chung tay góp sức của Nhà nước, chính quyền các cấp, các địa phương trong việc tuyên truyền, vận động người dân thay đổi lối suy nghĩ, lối sống của mình.

  1. Áp dụng tập quán vào pháp luật Việt Nam 3. Tập quán pháp là gì?..................................................................................................................
  2. Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
  3. Trong giai đoạn hiện nay, tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung cho những khoảng trống trong văn bản quy phạm pháp luật. Nguyên tắc áp dụng tập quán pháp luôn được Nhà nước xác định.
  4. Trong Bộ luật dân sự 2015, Nhà nước ta đã thừa nhận một số tập quán. Việc thừa nhận này trước hết thông qua một quy định mang tính nguyên tắc thể hiện tại Điều 5: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định”
  5. Thứ tự ưu tiên và điều kiện để áp dụng tập quán pháp:
    • Giữa các bên không có thỏa thuận
    • Không có pháp luật điều chỉnh trực tiếp
    • Có tập quán áp dụng
    • Tập quán không trái với với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự 3. Những tập quán được đưa vào pháp luật...................................................................................

3.2. Áp dụng tập quán trong việc thừa kế Theo luật pháp của Việt Nam về việc phân chia tài sản thừa kế, sau khi cha mẹ qua đời sẽ chia đều tài sản cho con trai và con gái. Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 651 thì anh chị em trong gia đình sẽ được phân chia tài sản bằng nhau sau khi cha mẹ qua đời. Nhưng quan niệm lâu đời của người dân Việt Nam thì cha mẹ thường chia cho con trai nhiều hơn đặc biệt là con trai cả vì người dân cho rằng con trai cả sẽ là người chăm lo cho gia phả, gánh vác những trách nhiệm gia đình và hương khói thờ phụng cho cha mẹ ông bà sau khi họ mất. Vì vậy mà cha mẹ thường làm di chúc văn bản hay di chúc miệng để lại tài sản cho người con trai nhiều hơn và khi ra pháp luật điều này hoàn toàn được chấp nhận.

3.2. Áp dụng tập quán trong việc chia của hồi môn Pháp luật Việt Nam quy định của hồi môn là tài sản riêng của cô dâu dựa theo thời điểm mà cha mẹ trao tặng cho cô dâu trước khi kết hôn theo điều 43 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Theo quan niệm xa xưa thì cha mẹ tặng con gái đi lấy chồng của hồi môn không chỉ để chúc phúc mà còn để tặng con chút vật dụng giúp con có cuộc sống dễ chịu hơn và dự phòng lúc gặp khó khăn, sóng gió mà của hồi môn sẽ trở thành tài sản chung của hai vợ chồng, giúp xây dựng và phát triển cuộc sống chung.

3.3. Tập quán điều chỉnh một số quan hệ nhân thân - Đối với quyền có họ, tên: Trong số những quyền nhân thân được BLDS năm 2015 ghi nhận, bảo vệ thì quyền xác định dân tộc là quyền có sự tham gia điều chỉnh của tập quán pháp. Theo khoản 2 Điều 26 BLDS 2015: ” Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.” Trong đó, căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Dân sự, tập quán được hiểu là các quy tắc xử sự rõ ràng, được sử dụng rộng rãi, lặp đi lặp lại trong thời gian dài tại một vùng, miền, dân tộc,

3.3. Áp dụng tập quán trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Quy định về áp dụng tập quán trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trong việc thanh toán và phân chia di sản thừa kế vấn được BLDS 2015. Theo đó, khoản 4 Điều 603 quy định về bồi thường do súc vật gây ra có quy định: “Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

3.3. Áp dụng tập quán quốc tế Tương tự với phần tập quán trong nước, phần áp dụng tập quán quốc tế trong BLDS 2015 đã được tách biệt khỏi phần áp dụng pháp luật nước ngoài trở thành một quy định độc lập và nội dung của quy định này được điều chỉnh cho phù hợp với luật quốc tế. Điều 666 BLDS 2015 quy định các bên được lựa chọn tập quán quốc tế để áp dụng trong trường hợp điều ước quốc tế hoặc luật Việt Nam có quy định cho lựa chọn tập quán quốc tế. Nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán đó trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Thay đổi này của BLDS 2015 đã thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với các chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Kể cả trong trường hợp có luật để áp dụng nhưng các bên lựa chọn tập quán quốc tế để áp dụng thì lựa chọn của các bên vẫn được tôn trọng và tập quán quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.

  1. Đánh giá việc áp dụng tập quán trong pháp luật hiện hành. 3.3. Ưu điểm
    • Thứ nhất: các quy định về áp dụng tập quán được quy định một cách tương đối chi tiết thành các điều, khoản.
    • Thứ hai: tập quán đã được áp dụng vào pháp luật trên nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống như trong các quan hệ nhân thân, quan hệ dân sự,...
    • Thứ ba: đã có những quy định về việc khuyến khích phát triển các phong tục tập quán tiến bộ, bên cạnh đó là những quy định về các phong tục, tập quán lạc hậu cần phải loại bỏ. Những quy định này được đề cập rõ trong Nghị định số 32/2002/NĐ-CP về việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình với các dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời bài trừ loại bỏ những hủ tục lạc hậu, không còn phù hợp trong xã hội hiện đại.

3.3. Hạn chế - Đầu tiên, liên quan đến những điều luật viện dẫn tập quán làm nguồn bổ sung, có trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành điều chỉnh cả vấn đề cần áp dụng tập quán. Ví dụ cụ thể trong luật Dân

sự 2015, khoản 1 điều 471 đã có quy định về họ, hụi, biêu, phường; vấn đề này cũng đã được Chính phủ ban hành riêng trong Nghị định số 144/2006/NĐ-CP. - Thứ hai, có trường hợp quy định của pháp luật là cho phép áp dụng tập quán nhưng cơ quan tố tụng lại tránh việc áp dụng tập quán.

3.3. Kết luận Ở Việt Nam, tập quán pháp không phải vấn đề mới nhưng còn nhiều vấn đề phức tạp. Pháp luật nước ta về tập quán pháp đã hình thành từ lâu nhưng vẫn còn một số những hạn chế. Để nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán trong pháp luật, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chứ không chỉ riêng hoàn thiện khung pháp luật về công nhận và áp dụng tập quán pháp. Một vài đề xuất nhằm góp phần giúp việc áp dụng tập quán trở nên hiệu quả hơn như đẩy mạnh và mở rộng việc tập hợp, văn bản hóa tập quán; phát huy vai trò của các cá nhân, tổ chức trong công nhận và áp dụng tập quán pháp.