Bằng b1 có giá trị bao nhiêu năm năm 2024

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư 48/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12. Đặc biệt là Quy Định Mới Về Thời Hạn Sử Dụng Của Giấy Phép Lái Xe Ô Tô Hạng B1

Theo quy định hiện hành (Thông tư 46/2012/TT-BGTVT) thì giấy phép lái xe hạng B1 chỉ có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. Sau 10 năm, người có bằng hạng B1 phải làm thủ tục đổi bằng lái. Thông tư 48 sửa đổi, bổ sung Điều 29 về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

  • Giấy phép lái xe hạng B1 (ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, ô tô tải dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải) cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam. Trong trường hợp giấy phép lái xe cấp cho người trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp.
  • Sau khi giấy phép lái xe hết hạn, những người đã về hưu nếu có nhu cầu lái xe vẫn được cơ quan cấp phép cấp có thời hạn 10 năm/lần, nếu người đó đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện lái ô tô như lâu nay.
  • Thông tư mới cũng sửa đổi tăng thời hạn của một loại giấy phép lái xe khác như: giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm (quy định hiện hành là 5 năm); giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm (quy định hiện hành là 3 năm).
  • Ngoài ra, thông tư 48 bổ sung quy định mới tại khoản 5 Điều 49 về giấy phép lái xe của người nước ngoài hoặc người VN ở nước ngoài có giấy phép lái xe nước ngoài: nếu có giấy phép lái xe quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ 1968 cấp, còn thời hạn sử dụng thì được lái loại xe quy định đã ghi trong giấy phép mà không phải đổi sang giấy phép lái xe Việt Nam. Đây là quy định mới so với quy định hiện hành yêu cầu các trường hợp đều phải đổi hết qua giấy phép lái xe tương ứng của VN.

Giấy phép lái xe hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500kg. Đây là loại bằng lái xe được sử dụng rộng rãi bởi những người lái xe gia đình, xe ô tô cá nhân để đi lại mà không tham gia kinh doanh vận tải.

(LSVN) - Bằng lái xe B1 có thời hạn bao lâu, pháp luật quy định thế nào về vấn đề này?

Bằng b1 có giá trị bao nhiêu năm năm 2024

Ảnh minh họa.

Bằng lái xe B1 được sử dụng đến khi nào?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo Điều 59 và Điều 60, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký học và thi bằng lái xe hạng B1. Khi vượt qua kỳ thi sát hạch, học viên sẽ được cấp giấy phép lái xe hạng B1 để có thể điều khiển ô tô tham giao thông.

Theo khoản 2, Điều 17, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về thời hạn của giấy phép lái xe hạng B1 như sau: "Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp".

Theo quy định này, thời hạn sử dụng bằng lái xe B1 được xác định dựa trên độ tuổi của người lái xe khi cấp bằng:

- Người lái xe từ 45 tuổi trở xuống (nữ) hoặc dưới 50 tuổi trở xuống (nam): Bằng lái xe hạng B1 có hạn sử dụng đến khi lái xe đủ 55 tuổi (nữ) hoặc đủ 60 tuổi (nam).

- Người lái xe trên 45 tuổi (nữ) hoặc trên 50 tuổi (nam): Bằng lái xe hạng B1 có hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe cũng được ghi trực tiếp lên bằng lái xe của mỗi người để tài xế có thể tiện theo dõi.

Bằng lái xe hạng B1 hết hạn, có phải thi lại?

Theo quy định tại Điều 36, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi giấy phép lái xe hết hạn, tài xế có thể làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. Tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà người tài xế có thể phải thi sát hạch lại bằng lái xe B1 hoặc không. Cụ thể:

- Bằng lái xe B1 hết hạn dưới 03 tháng: Tài xế được cấp lại bằng lái xe mà không cần thi sát hạch.

- Bằng lái xe B1 hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: Tài xế được cấp lại bằng lái xe hạng B1 sau khi vượt qua bài thi sát hạch lại lý thuyết.

- Bằng lái xe B1 hết hạn từ 01 năm trở lên: Tài xế được cấp lại bằng lái xe hạng B1 sau khi vượt qua bài sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

Bằng lái xe hạng B1 được cấp lại trong trường hợp này có thời hạn 10 năm để từ ngày được cấp.

Bằng lái xe B1 cho phép điều khiển xe gì?

Theo khoản 5 và khoản 6, Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng B1 được cấp cho tài xế để điều khiển các loại phương tiện sau:

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  1. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  1. Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

  1. Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  1. Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
  1. Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Theo quy định này, giấy phép lái xe hạng B1 bao gồm 02 loại: hạng B1 tự động số và hạng B1 số sàn. Mỗi loại bằng lái xe được phéo điều khiển các loại phương tiện sau:

Học lái xe B1 bao nhiêu tiền năm 2023?

Vậy nên chi phí học bằng lái xe B1 năm 2023 hiện nay trọn gói khoảng 14.000.000đ – 15.000.000đ. Số lượng giờ học cần tối thiểu 04 giờ thực hành với các bài như: Vận hành số xe, lên dốc.

Bằng B1 có từ năm bao nhiêu?

(CAO) Bằng lái xe số tự động hạng B1 vẫn có thể lái các loại xe số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái; ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Nhưng không dành cho đối tượng hành nghề lái xe.

Bằng B1 lái xe bao nhiêu chỗ?

Trong hệ thống các loại giấy phép lái xe (GPLX) tại Việt Nam, bằng lái xe hạng B bao gồm 2 loại B1 và B2. Đây là loại bằng lái dành cho xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi và có tải trọng dưới 3,5 tấn và cũng là loại bằng lái xe ô tô phổ biến nhất hiện nay.

Giấy phép lái xe B1 là gì?

Như vậy, bằng lái xe B1 sẽ được cấp cho người lái xe điều khiển các loại xe sau: - Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; - Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; - Ô tô dùng cho người khuyết tật.