Bà nguyễn đức thạch diễm sinh năm bao nhiêu năm 2024

TPO - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa chính thức bổ nhiệm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Phó Tổng giám đốc giữ chức vụ Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 3/7.

Thông tin vừa phát đi từ Sacombank cho biết, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế - tài chính - ngân hàng, bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002.

Bà Diễm đã từng đảm nhiệm các công việc thuộc lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ và đã có 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành tại Phòng giao dịch, Phòng nghiệp vụ Chi nhánh, Văn phòng Khu vực TP.HCM, toàn Khu vực Nam Trung bộ & Tây Nguyên và toàn hệ thống Sacombank.

Trước khi được bổ nhiệm chức vụ Quyền Tổng giám đốc, bà Diễm là Phó Tổng giám đốc phụ trách hoạt động xử lý nợ - một trong những hoạt động trọng yếu đang được Sacombank tập trung thực hiện theo định hướng của Đề án tái cơ ngân hàng sau sáp nhập đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Với kinh nghiệm dày dạn về quản lý, điều hành cũng như thấu hiểu hoạt động của Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được kỳ vọng sẽ dẫn dắt Sacombank vượt qua thử thách, tái cơ cấu thành công và đạt tốc độ tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.

Trước đó, ngày 30/6, Sacombank đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2015, 2016. Đại hội đã bầu 6 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 gồm ông Dương Công Minh, ông Nguyễn Miên Tuấn, ông Phạm Văn Phong, ông Kiều Hữu Dũng, ông Nguyễn Xuân Vũ và bà Lê Thị Hoa - thành viên HĐQT độc lập. Đồng thời bầu 4 thành viên chuyên trách Ban kiểm soát gồm ông Trần Minh Triết, ông Hà Tôn Trung Hạnh, bà Nguyễn Thị Thanh Mai và ông Lê Văn Tòng. Trong đó, ông Dương Công Minh làm Chủ tịch HĐQT và ông Trần Minh Triết làm Trưởng Ban kiểm soát.

Tại Đại hội, ông Dương Công Minh – Tân Chủ tịch HĐQT Sacombank chia sẻ: “Theo Đề án, việc tái cơ cấu Ngân hàng cần khoảng thời gian 10 năm nhưng chúng tôi phấn đấu sẽ hoàn tất trong thời gian sớm hơn, chỉ từ 3-5 năm. Chúng tôi xác định 4 nhiệm vụ tiên quyết của HĐQT mới là: cấu trúc lại bộ máy hoạt động, thúc đẩy kinh doanh, xử lý nợ xấu và quản trị tốt chi phí nhằm quyết tâm đưa Sacombank trở thành một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị trường”.

Theo các nhà mệnh lý phương Đông xưa, phần lớn những người tuổi sửu có tài lãnh đạo, tổ chức, quản lý. Họ có lập trường chắc chắn, vững vàng lòng quyết tâm cao và có duyên với tiền bạc.

Có lẽ vì vậy, rất nhiều lãnh đạo tuổi Sửu nổi tiếng trong giới ngân hàng, có thể kể đến như Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng, Tổng Giám đốc Nam A Bank Trần Ngọc Tâm, Phó Chủ tịch Kienlongbank,… Tuy nhiên, trong số đó, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là doanh nhân nữ "có một không hai" là Tổng giám đốc ngân hàng đương nhiệm (Sacombank) sinh năm Sửu.

Bà nguyễn đức thạch diễm sinh năm bao nhiêu năm 2024

CEO Sacombank tuổi Sửu Nguyễn Đức Thạch Diễm

Cầm tinh con trâu (Quý Sửu 1973), CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm có tới 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế – tài chính – ngân hàng và bắt đầu công tác tại Sacombank từ năm 2002.

Trước khi ngồi "ghế nóng" Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng xử lý nợ, đây cũng chính là vấn đề trọng tâm của đề án tái cơ cấu của nhà băng này.

Trước đó, vị nữ CEO tuổi Sửu này từng là Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Sacombank và đã dẫn dắt khu vực này đạt được nhiều thành tích ấn tượng liên tục nhiều năm liền.

Khi nhận xét về bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, các cộng sự công nhận bà không chỉ là một CEO rất biết truyền cảm hứng mà còn vô cùng mạnh mẽ và quyết đoán.

Sau gần 20 năm gắn bó tại Sacombank từ vị trí nhân viên kế toán, bà Thạch Diễm thẳng thắn xác định, bản thân là người làm công chuyên nghiệp, nghĩa là việc gì tốt nhất cho cổ đông, nhân viên thì sẽ làm, chấp nhận mọi khó khăn để thực hiện và sẵn sàng cho một hành trình tiên phong đổi mới. Điều này đã giúp CEO tuổi Sửu này tạo nên thành công của Sacombank ở thời điểm hiện tại.

Hành trình đưa Sacombank trở lại đường đua

Còn nhớ, tại thời điểm bà Nguyễn Đức Thạch Diễm ngồi "ghế nóng", Sacombank đang đối diện với các khoản nợ xấu lớn của giai đoạn trước để lại, tài sản có không sinh lời chiếm 30% tổng tài sản của nhà băng này.

Không những vậy, Sacombank còn đối mặt với "chảy máu chất xám" về nhân sự; mất khách hàng bởi uy tín của Sacombank sụt giảm.

Bản thân bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cũng từng thừa nhận, khi đảm nhận vị trí CEO của Sacombank, bà phải chịu áp lực rất lớn.

Một mặt phải tiếp tục duy trì điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng hiệu quả, từng bước đưa Sacombank trở lại tốc độ tăng trưởng tích cực, mặt khác vị nữ CEO tuổi Sửu này phải xử lý nhanh chóng những tồn đọng sau sáp nhập trong đó chú trọng nhất là xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi mặt hoạt động của ngân hàng.

Thế nhưng, dưới sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm, cùng sự lèo lái của Chủ tịch Dương Công Minh, đến nay Sacombank đã từng bước đi qua khó khăn, và tái lập vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam.

Cụ thể, chỉ từ năm 2016 đến 2018, tỷ trọng tài sản có không sinh lời của ngân hàng đã giảm từ 29,3% xuống còn 18,3%; tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu (CAR) từ 9,61% trong năm 2016 lên 10,71% vào năm 2018. Vấn đề sở hữu chéo đã được Sacombank xử lý triệt để.

Bước sang năm 2019, sức khỏe tài chính của Sacombank tiếp tục được củng cố khi tỷ lệ tài sản có sinh lãi/tổng tài sản có của ngân hàng này chiếm tới 88,6% và tăng lên 91% trong năm 2020, trong khi tỷ lệ nợ xấu đã về dưới 2%.

Chưa hết, lợi nhuận của nhà băng này đã được cải thiện với hơn 3.200 tỷ đồng trước thuế ghi nhận trong năm 2019, vượt 21,4% so với kế hoạch đã cam kết tại đại hội đồng cổ đông - tức là chỉ sau 2 năm bà Diễm ngồi vào "ghế nóng" của nhà băng này.

Với con số lợi nhuận đạt được, Sacombank cũng đánh dấu sự trở lại tương đương thời kỳ hoạt động tốt nhất là những năm 2012 - 2013, trước khi tiến hành nhận sáp nhập Ngân hàng Phương Nam.

Bà nguyễn đức thạch diễm sinh năm bao nhiêu năm 2024

CEO tuổi Sửu Nguyễn Đức Thạch Diễm dẫn dắt Sacombank trở lại đường đua lợi nhuận

Chưa dừng lại, trong năm 2020, mặc dù trong bối cảnh khó khăn vì Covid-19, dư nợ tín dụng của Sacombank năm 2020 vẫn đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2019 - cao hơn mức trung bình toàn ngành (12,13%).

Đặc biệt, công tác thu hồi, xử lý nợ xấu được đẩy mạnh với doanh số đạt hơn 15.000 tỷ đồng, nhờ đó tài sản tồn đọng tiếp tục giảm thêm 16,7% so với năm trước và tỷ lệ nợ xấu được kéo giảm về còn 1,6%. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2020 của Sacombank đạt 3.339 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm Canh Tý, giá cổ phiếu STB của Sacombank đứng ở mức 18.150 đồng/cp, tăng 70% trong năm qua.

Có thể nói, tính tới hiện tại Sacombank cơ bản đã giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng và đây là lực đẩy cho Sacombank bứt phá trong năm mới khi vị CEO của nhà băng này bước vào "năm tuổi".