So sánh khử khuẩn và tiệt khuẩn năm 2024

Cập nhật: 14:47 - 10/12/2020 | Lần xem: 21522

Chiều 09/12/2020 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã tổ chức buổi sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật chuyên đề “Tầm quan trọng của khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ y tế trong công tác kiểm soát dịch bệnh” với sự tham gia của các nhân viên y tế.

Theo ThS Nguyễn Hữu Hiền - Quyền Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới “Tất cả các dụng cụ y tế sau khi sử dụng cho chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19 đều có nguy cơ lây nhiễm, nếu không được xử lý khử khuẩn-tiệt khuẩn đúng cách và đạt hiệu quả thì sẽ có nguy cơ phát tán và lây nhiễm mầm bệnh vi-rút cho nhân viên y tế và cộng đồng”

Cần phân loại và phân tích các nhóm nguy cơ lây nhiễm qua các nhóm dụng cụ để có biện pháp khử khuẩn - tiệt khuẩn phù hợp. Với các dụng cụ thiết yếu như dụng cụ xâm nhập máu và mô vô khuẩn như: dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ thay băng, cắt chỉ, một số dụng cụ hỗ trợ hô hấp phải thực hiện tiệt khuẩn. Với các dụng cụ bán thiết yếu như các dụng cụ tiếp xúc với niêm mạc lành như: dụng cụ hỗ trợ hô hấp, ống soi mềm thì thực hiện khử khuẩn mức độ cao. Với các dụng cụ không thiết yếu như dụng cụ tiếp xúc da lành, ví dụ: dụng cụ thăm khám (ống nghe), lấy dấu hiệu sinh tồn thì thực hiện khử khuẩn mức độ trung bình.

Khi tái xử ly dụng cụ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc: (1)Thiết bị và dụng cụ y tế sau sử dụng phải được tái xử lý ngay. (2)Tốt nhất nên sử dụng các loại thiết bị và dụng cụ y tế dùng một lần (ví dụ: các dụng cụ hỗ trợ hô hấp như ống hút đờm, mặt nạ khí dung, dây máy thở, bộ chăm sóc răng miệng...). (3)Thiết bị và dụng cụ y tế dùng nhiều lần phải được tái xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế. (4)Trong trường hợp sử dụng lại các loại thiết bị và dụng cụ y tế dùng một lần, phải thực hiện tái xử lý theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định của Bộ Y tế. (5)Trong quá trình tái xử lý, phải đảm bảo chức năng hoạt động của thiết bị và dụng cụ y tế. (6)Đảm bảo có đầy đủ quy trình hướng dẫn tái xử lý cho tất cả các loại thiết bị và dụng cụ y tế tại nơi phát sinh và nơi xử lý dụng cụ. (7)Cung cấp đầy đủ máy móc, trang thiết bị, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân. (8)Nhân viên làm công tác tái xử lý thiết bị và dụng cụ y tế phải được huấn luyện và có chứng chỉ hoặc chứng nhận đào tạo về khử khuẩn tiệt khuẩn. (9)Phải thực hiện và lưu trữ kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng tái xử lý thiết bị và dụng cụ y tế; đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế; đảm bảo an toàn cho môi trường trong công tác tái xử lý. (10) Phải thực hiện việc thống kê, báo cáo số liệu về công tác tái xử lý, cung cấp thiết bị và dụng cụ y tế dùng để chăm sóc và điều trị người nhiễm/nghi nhiễm COVID-19.

Bên cạnh đó, cũng lưu ý bước làm sạch dụng cụ là sử dụng biện pháp cơ học để làm sạch những tác nhân nhiễm khuẩn và chất hữu cơ bám trên những dụng cụ, mà không nhất thiết phải tiêu diệt được hết các tác nhân nhiễm khuẩn. Đây là bước bắt buộc phải thực hiện trước khi thực hiện khử khuẩn - tiệt khuẩn. Làm sạch ban đầu tốt sẽ giúp cho hiệu quả của việc khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn được tối ưu.

Ozone, dạng khí hay hoàn tan trong nước được dùng trong các công đoạn làm sạch nêu trên. Tùy theo nồng độ và thời gian, mà ozone tham gia quá trình khử khuẩn ở các cấp độ khác nhau: tiệt khuẩn kể cả virus và kén (sterilization) hay khử khuẩn (disinfection). Việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ/ thiết bị rất quan trọng trong việc hạn chế lây truyền vi sinh vật từ các dụng cụ dùng lại. Mức độ khử khuẩn tuỳ thuộc vào nguy cơ gây ra nhiễm trùng khi dụng cụ được dùng lại. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu rõ về nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng.

So sánh khử khuẩn và tiệt khuẩn năm 2024
Nguyên tắc làm sạch khử khuẩn và tiệt trùng

Mục lục bài viết:

Phân loại Spaulding

Bảng phân loại Spaulding thường được sử dụng để phân loại mức độ cần làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn cho dụng cụ đã sử dụng cho bệnh nhân. Theo Spaulding, thiết bị y tế và dụng cụ phẫu thuật được phân loại theo mức độ tiếp xúc với mô cơ thể và nguy cơ gây nhiễm trùng khi sử dụng chúng, bao gồm không thiết yếu, bán thiết yếu và thiết yếu. Mỗi loại vi sinh vật nhạy với các mức độ khử tiệt khuẩn khác nhau. Phân loại nhóm vi sinh vật theo thứ tự từ nhạy cảm thấp đến cao đối với các mức độ khử khuẩn.

Bảng Phân loại Spaulding

Loại dụng cụ Mức độ tiếp xúc Ví dụ Mức độ xử lý Dụng cụ không thiết yếu Tiếp xúc với da lành Ống nghe, máy đo huyết áp, bề mặt máy móc, băng ca, nạng Làm sạch rồi khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình. Dụng cụ bán thiết yếu Tiếp xúc với niêm mạc hay da không lành lặn Dụng cụ hô hấp, ống nội soi mềm, ống nội khí quản, bộ phận hô hấp trong gây mê, Khử khuẩn mức độ cao Dụng cụ thiết yếu Tiếp xúc với mô bình thường vô trùng hay hệ thống mạch máu hoặc những cơ quan có dòng máu đi qua. Dụng cụ phẫu thuật, kính nội soi ổ bụng hay khớp, thiết bị chịu nhiệt và đèn nội soi cần tiệt khuẩn Tiệt khuẩn

Làm sạch

So sánh khử khuẩn và tiệt khuẩn năm 2024
Làm sạch dụng cụ

Làm sạch là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong quá trình tái xử lý dụng cụ. Quyết định hiệu quả của việc khử khuẩn và tiệt khuẩn sau đó. Làm sạch là một hình thức khử bẩn nhằm loại bỏ các chất hữu cơ muối và các vết bẩn nhìn thấy được bằng nước, nhiệt, chất kháng khuẩn và bàn chải. Một số thiết bị (vd, cây treo dịch truyền, xe lăn…) đôi khi không cần khử khuẩn hay tiệt khuẩn thêm sau khi làm sạch.

Nếu dụng cụ không thể làm sạch ngay thì có thể dùng khử nhiễm bước đầu để làm giảm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh. Nên phân loại dụng cụ và sau đó ngâm vào dung dịch khử khuẩn mức độ thấp đến trung bình

Làm sạch có thể thực hiện bằng thuốc tẩy, chất làm sạch có enzym, hay nhiệt độ cao. Hay sử dụng thiết bị cơ học như máy rửa tiệt khuẩn, máy làm sạch bằng sóng siêu âm, máy rửa khử khuẩn. Dung dịch enzym giúp loại bỏ những vết bẩn bám chặt khi nước hay thuốc tẩy không hiệu quả. Dụng cụ sau khi làm sạch phải được tráng và làm khô đúng cách trước khi khử khuẩn hay tiệt khuẩn. Cần tráng để loại bỏ các chất bẩn và chất làm sạch trên dụng cụ để ngăn chất khử khuẩn không bị trung hoà. Lau khô dụng cụ vì nước có thể làm giảm tác động của hoá chất khử khuẩn.

Nhân viên chịu trách nhiệm làm sạch dụng cụ bị nhiễm phải mang dụng cụ phòng hộ cá nhân thích hợp. Tránh bị phơi nhiễm với các tác nhân gây bệnh tiềm tàng, hoá chất và cũng nên chích ngừa viêm gan B.

Khử khuẩn

So sánh khử khuẩn và tiệt khuẩn năm 2024
Khử khuẩn dụng cụ

Khử khuẩn là phương pháp dùng những quy trình hoá học để loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh. Các dạng vi khuẩn trên đồ vật được nhận biết, nhưng không loại bỏ hẳn tất cả (không diệt được nội bào tử vi khuẩn).

Có 3 phương pháp khử khuẩn chính: Hoá chất khử khuẩn, phương pháp Pasteur và tia cực tím. Spaulding đề nghị 3 mức độ khử khuẩn dụng cụ và bề mặt, gồm mức độ cao, trung bình và thấp. Khử khuẩn mức độ cao diệt tất cả vi sinh vật, trừ một số bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn mức độ trung bình diệt mycobacteria, hầu hết virus và vi khuẩn. Và khử khuẩn mức độ thấp diệt một số virus và vi khuẩn.

Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình khử khuẩn:

  1. Sức đề kháng của vi sinh vật
  2. Nồng độ của vi sinh vật
  3. Loại vật liệu (vô cơ hay hữu cơ)
  4. Cường độ và thời gian xử lý: nồng độ của chất khử khuẩn (sử dụng lần đầu và lần sau), nhiệt độ, thời gian tiếp xúc, pH dung dịch, độ cứng pha loãng và chất cặn lắng còn lại sau làm sạch.

Tiệt trùng

So sánh khử khuẩn và tiệt khuẩn năm 2024
Tiệt trùng dụng cụ y tế

Nguyên tắc tiệt trùng

Tất cả dụng cụ thiết yếu tiếp xúc với mạch máu, niêm mạc không nguyên vẹn hay những nơi vô trùng trên cơ thể, phải được tiệt khuẩn. Tiệt trùng nghĩa là sử dụng một quy trình vật lý hay hóa học để diệt tất cả các dạng vi khuẩn. Bao gồm cả các nội bào tử vi khuẩn đề kháng cao.

Tiệt trùng là một quy trình, và phải tuân theo các quy trình phù hợp để đạt được và duy trì độ tiệt khuẩn. Ngoài ra, có nhiều loại chất khử khuẩn hoá học được dùng. Ví dụ như chất tiệt khuẩn khi ở nồng độ cao hơn và thời gian tiếp xúc dài hơn tuỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Những chất khử khuẩn này được sử dụng để tái xử lý các dụng cụ dùng lại không chịu nhiệt.

Để đảm bảo tiệt trùng đúng cách, nhân viên y tế phải tuân theo các khuyến cáo của nhà sản xuất. Qui trình tiệt khuẩn hàng ngày phải được ghi vào sổ bởi chính nhân viên thực hiện. Sổ này sẽ được xem lại từng qui trình và bất cứ trục trặc nào cũng phải được ghi nhận lại.