So sánh địa tô phong kiến và địa tô tư bản chủ nghĩa

Mục lục

  • 1 Tổng quan
  • 2 Địa tô chênh lệch
  • 3 Địa tô tuyệt đối
  • 4 Địa tô độc quyền
  • 5 Ý nghĩa
  • 6 Tham khảo

Tổng quanSửa đổi

Trong quá trình sản xuất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải thuê, mướn ruộng đất của địa chủ và thuê công nhân để tiến hành sản xuất. Do đó nhà tư bản phải trích một phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra để trả cho chủ đất dưới hình thức địa tô. Nhưng giai cấp tư sản vẫn bóc lột người công nhân để tạo ra giá trị thặng dư, một phần sẽ nộp cho địa chủ và phần còn lại, nhà tư bản chiếm không.

Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem lại địa tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy giá cả ruộng đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hiện hành. Nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.

Địa tô tư bản chủ nghĩa có các hình thức là địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối và địa tô độc quyền.

Địa tô tư bản chủ nghĩa có điểm giống với địa tô phong kiến thông thường đó đều là kết quả của bóc lột đối với người lao động và quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế (bóc lột trên cơ sở ruộng đất, gắn với ruộng đất).

Tuy vậy có nó khác ở chỗ địa tô phong kiến phản ánh mối quan hệ đơn thuần giữa hai giai cấp địa chủ và nông dân, trong khi địa tô tư bản chủ nghĩa biểu hiện quan hệ tay ba giữa ba giai cấp trong xã hội là địa chủ, tư bản kinh doanh nông nghiệp và công nhân nông nghiệp. Bên cạnh đó, địa tô phong kiến gồm toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, đôi khi cả một phần sản phẩm tất yếu. Trong khi địa tô tư bản chủ nghĩa là một phần giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra (một phần giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận cho tư bản công nghiệp).

Địa tô tư bản chủ nghĩa

Tài liệu tham khảo về Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? Trình bày các hình thức địa tô TBCN. Ý nghĩa nghiên cứu lý luận

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Câu 16: Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì? Trình bày các hình thức địa tô TBCN. Ý nghĩa nghiên cứu lý luận. Bản chất của địa tô TBCN: - Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài phần lợi nhuận bình quân mà nhà TB nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là người sở hữu ruộng đất. - Vậy địa tô TBCN: là phần GTTD còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà TB kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ. Kí hiệu: R Thực chất. địa tô TBCN chính là một hình thức chuyển hóa của GTTD siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch. * So sánh địa tô TBCN và địa tô phong kiến: - Giống nhau: + Quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế. + Là kết quả của sự bóc lột đối với những người LĐ. - Khác nhau: Địa tô TBCN Địa tô PK - Về QHSX: quan hệ của 3 giai cấp: địa - Về QHSX: quan hệ của 2 giai cấp: địa chủ, TB kinh doanh nông nghiệp, công chủ và nông dân. nhân nông nghiệp. - Về lượng: Là một phần của GTTD do - Về lượng: Gồm toàn bộ LĐ thặng dư công nhân nông nghiệp tạo ra. (hay sản phẩm thặng dư) do nông dân tạo - Về chất: là phần lợi nhuận siêu ngạch ra. ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà TB nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là người sở hữu ruộng đất. Các hình thức của địa tô TBCN: * Địa tô chênh lệch: - Do diện tích đất trong nông nghiệp là hữu hạn; Do lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người nên người ta không chỉ canh tác trên những ruộng đất tốt và trung bình mà còn canh tác trên ruộng đất xấu nhất. - Giá cả của hàng hóa nông sản hình thành trên ruộng đất xấu. Vậy, địa tô chênh lệch: Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài phần lợi nhuận bình quân thu được trên những ruộng đất có điều kiện thuận lợi. Nó là chênh lệch giữa giá cả SX chung của nông phẩm được xác định trên ruộng đất xấu nhất so với giá cả SX cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. + Địa tô chênh lệch 1: là địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi: có độ màu mỡ tốt, gần thị trường tiêu thụ, gần đường giao thông. + Địa tô chênh lệch 2: là địa tô gắn liền với thâm canh năng suất, là kết quả của TB đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích. Trong thời hạn thuê đất, địa tô thu được thuộc về nhà TB kinh doanh nông nghiệp. Chính vì vậy, nhà TB kinh doanh nông nghiệp muốn kéo dài thời hạn thuê đất còn địa chủ thì muốn rút ngắn thời hạn thuê đất. Do đó, trong thời gian thuê đất, nhà TB kinh doanh nông nghiệp tận dụng độ màu mỡ của đất đai quay vòng vốn nhanh. So sánh địa tô chênh lệch 1 và địa tô chênh lệch 2: Địa tô chênh lệch 1 Địa tô chênh lệch 2 - Gắng với quảng canh - Gắng với thâm canh tăng năng suất
  2. - Thuộc về địa chủ - Thuộc về nhà TB kinh doanh nông - Thu được dựa vào các yếu tố tự nhiên nghiệp. - Thu được dựa vào các yếu tố tự nhiên + các yếu tố kinh tế. * Địa tô độc quyền: là địa tô thu được trên những ruộng đất cho giá trị kinh tế cao: đất làm dịch vụ du lịch, đất làm khu công nghiệp, đất trồng cây đặc sản. * Địa tô tuyệt đối: là địa tô thu được trên tất cả các loại ruộng đất, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, gần thị trường hay xa thị trường. Cơ sở của địa tô tuyệt đối được hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn trong lĩnh vực công nghiệp * Ý nghĩa của lý luận địa tô: - Vạch rõ bản chất của QHSX TBCN trong nông nghiệp. - Là cơ sở để đề ra các chính sách trong nông nghiệp - Định ra thuế nông nghiệp. * So sánh địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối: - Giống nhau: + Đều là lợi nhuận siêu ngạch. + Nguồn gốc: đều là một bộ phận GTTD do LĐ của công nhân làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra. Khác nhau: Địa tô chênh lệch Địa tô tuyệt đối - Nguyên nhân: do độc quyền kinh doanh - Nguyên nhân: do độc quyền tư hữu ruộng đất sinh ra ruộng đất sinh ra. Nếu không có chế độ tư hữu ruộng đất, không còn giai cấp địa chủ, thì địa tô này sẽ bị xóa bỏ, giá cả nông sản phẩm sẽ bị hạ xuống có lợi cho người tiêu dùng.