So sánh cpu laptop và desktop năm 2024

Có bao giờ bạn thắc mắc PC và Laptop khác nhau như thế nào? Laptop và PC đều là máy tính. Song chúng cũng có nhiều các điểm khác biệt, qua bài viết này HACOM sẽ giúp bạn tìm hiểu những điểm khác biệt giữa PC và Laptop.

PC và Laptop có gì khác nhau?

1. Về khái niệm

- Như chúng ta đã biết thì Laptop còn được gọi là máy tính xách tay, sử dụng pin và đặc biệt có tính di động rất cao. Ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời gian nào bạn đều có thể sử dụng laptop để làm việc. Do đó, đây được xem là sản phẩm rất phù hợp dành cho dân văn phòng, phục vụ cho các loại hình giải trí đơn giản hoặc các ứng dụng nhẹ đều rất tuyệt vời.

So sánh cpu laptop và desktop năm 2024

- PC hay còn gọi là máy tính để bàn, từ những năm đầu của thế kỷ 21 sản phẩm này dường như đã quá quen thuộc với người dùng. Tại thời điểm này, PC được xem là một sản phẩm top đầu, nằm trong thời kỳ hoàng kim, nhà nhà người người đều mong ước có thể sở hữu một chiếc PC ở trong nhà để làm việc, giải trí,...

2. Về màn hình

Trên thị trường hiện nay Laptop và PC có đủ mọi loại kích cỡ khác nhau. Từ các dòng PC siêu nhỏ đến laptop siêu nặng đều có thể xuất hiện. Nhưng màn hình chính là điểm để phân biệt được laptop và máy tính bàn. Laptop thường có màn hình và PC chắc chắc không có màn hình gắn kèm.

3. Về hiệu năng

Khi so sánh giữa PC và Laptop về mặt hiệu năng thì chắc chắn rằng PC là đối thủ rất đáng gờm hơn so với laptop. Có thể thấy nhược điểm của PC là không có lợi thế về mặt di chuyển, tuy vậy thì một ưu điểm lớn của PC đó chính là có thể đáp ứng được các công việc có yêu cầu một CPU mạnh mẽ.

So sánh cpu laptop và desktop năm 2024

Bởi vì PC được trang bị nhiều công nghệ hiện đại để phục vụ các nhu cầu chuyên sâu về: lập trình, đồ họa, game thủ,... Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng PC đã qua thời và không còn được ưa chuộng nữa, tuy vậy trên thực tế thì PC vẫn luôn có chỗ đứng của riêng mình trên thị trường máy tính nói chung.

4. Về khả năng lưu trữ và mức độ bảo mật

Trước khi quyết định mua máy tính thì đây là hai vấn đề mà rất nhiều khách hàng lưu tâm. Vậy thì điểm khác biệt giữa PC và Laptop về mức độ bảo mật và khả năng lưu trữ như thế nào?

- Về độ bảo mật, có thể thấy việc kết nối mạng LAN của PC sẽ an toàn hơn, do đó mà độ bảo mật thông tin của PC so với laptop chắc hẳn sẽ tốt hơn.

- Về khả năng lưu trữ, So với Laptop thì PC có khả năng lưu trữ nhiều hơn và khả năng nâng cấp bộ nhớ cũng dễ dàng hơ.

Do đó, nếu như xét về tổng quan để so sánh thì mức độ bảo mật và khả năng lưu trữ của PC sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với Laptop.

5. Vấn đề nâng cấp linh kiện

Ngoại trừ laptop chơi game cực nặng của 1 vài hãng thì có thể thấy rằng 99% laptop hiện nay đều có vi xử lý đồ họa được hàn chết trên main hoặc tích hợp luôn trong CPU. Và khác với PC sử dụng khái niệm Card đồ họa, thì người ta sẽ nói laptop được trang bị GPU X, GPU Y.

So sánh cpu laptop và desktop năm 2024

Bắt đầu từ các đời laptop sử dụng intel core I đời 4xxx thì laptop đã gần như mất hẳn khả năng cấp CPU. Bên cạnh các laptop sử dụng cpu máy bàn và cực đắt tiền, còn lại các laptop sử dụng vi xử lý chuẩn thì CPU được hàn chết và hoàn toàn không thể nâng cấp. CPU chuẩn cho laptop cũng không hề có lớp vỏ đồng mà áp trực tiếp con chip trần vào tản nhiệt.

6. Tản nhiệt

Vì có thân hình mỏng nhẹ, laptop cực kì hạn chế trong tản nhiệt. Khác so với dàn PC hầm hố bố trị quạt và tản nhiệt CPU to đùng. Laptop chỉ có 1 ít đồng đồng với 1 2 quạt dạng mỏng. Tất nhiên sẽ bị cắt giảm hiệu năng so với máy bàn rất nhiều và hầu như là không thể ép xung.

Trên đây là một vài các điểm khác biệt giữa PC và Laptop mà HACOM đã chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để hiểu rõ những điểm khác nhau giữa PC và Laptop. Từ đó có sự lựa chọn phù hợp cho nhu cầu sử dụng của mình!

Mọi máy tính và laptop đều được trang bị một linh kiện phần cứng quan trọng, được coi là “bất di bất dịch” và đóng một vai trò quan trọng như “não bộ” của chiếc máy, đó chính là bộ vi xử lý (CPU). Vậy sự khác nhau giữa CPU laptop và desktop khác nhau như thế nào? Hãy cùng Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa so sánh CPU laptop vs desktop trong bài viết sau.

So sánh cpu laptop và desktop năm 2024
Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa

1. Cấu tạo của CPU

CPU, hay bộ xử lý trung tâm, là một phần quan trọng trong một hệ thống máy tính, thực hiện nhiệm vụ quản lý và xử lý thông tin. Cấu trúc của CPU bao gồm các thành phần chính sau:

  • Khối điều khiển (CU – Control Unit): Là bộ phận chịu trách nhiệm thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển các hoạt động xử lý. Được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống, đây là thành phần cốt lõi của CPU được tạo thành từ các mạch logic, bao gồm transistor và các linh kiện bán dẫn khác.
  • Khối tính toán ALU (Arithmetic Logic Unit): Thực hiện các phép toán số học và logic trên dữ liệu, sau đó trả lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ. ALU thường được thiết kế để thực hiện các phép cộng, trừ, nhân, chia và các phép toán logic như AND, OR, NOT.
  • Các thanh ghi (Registers): Là các bộ nhớ có dung lượng nhỏ nhưng tốc độ truy cập rất cao, nằm trong CPU.Dùng để lưu trữ tạm thời các toán hạng, kết quả tính toán, địa chỉ ô nhớ hoặc thông tin điều khiển.Mỗi thanh ghi có một chức năng cụ thể, trong đó thanh ghi quan trọng nhất là bộ đếm chương trình (PC – Program Counter), chỉ đến lệnh sẽ thực thi tiếp theo.
  • Opcode: Phần bộ nhớ chứa mã máy của CPU, không bắt buộc nhưng quan trọng để thực thi các lệnh trong file thực thi, được sử dụng để xác định phép toán cụ thể mà CPU cần thực hiện. Cấu trúc này giúp CPU thực hiện các nhiệm vụ tính toán và điều khiển một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đa dạng của các ứng dụng và chương trình trong môi trường máy tính.
  • Phần điều khiển: Thực hiện việc điều khiển các khối trong CPU và điều khiển tần số xung nhịp. Mạch xung nhịp hệ thống giúp đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các chu kỳ xung nhịp. Tốc độ xung nhịp, đo bằng đơn vị MHz, quyết định tốc độ xử lý của CPU và tạo ra các xung tín hiệu chuẩn thời gian.
    So sánh cpu laptop và desktop năm 2024

2. So sánh CPU laptop vs desktop

Để so sánh CPU laptop vs desktop một cách chi tiết và cụ thể nhất, cần tham khảo các yếu tố sau:

  • Bộ vi xử lý (CPU): Bộ vi xử lý của laptop và máy tính đều có nhiệm vụ cơ bản không khác nhau quá nhiều, tuy nhiên, những người sử dụng cả hai loại này thường đồng tình rằng chúng có hiệu năng khác nhau. Thông thường, máy tính xách tay và máy tính để bàn sử dụng CPU của cùng một nhà sản xuất, nhưng chúng được tối ưu hóa để phục vụ các môi trường sử dụng khác nhau, điều này thể hiện rõ trong thiết kế và hình thức của chúng.
  • Mức tiêu thụ năng lượng: Một khác biệt quan trọng giữa CPU laptop và CPU máy tính là mức tiêu thụ năng lượng. Vì laptop được thiết kế để hoạt động trên pin trong thời gian dài, CPU của chúng chỉ có thể lấy một lượng năng lượng giới hạn từ pin, điều này giúp tiết kiệm năng lượng. Ngược lại, máy tính để bàn có thể sử dụng nhiều năng lượng hơn vì chúng thường được kết nối với nguồn điện.
  • Điều này dẫn đến việc, dù có cùng thông số cấu hình, hiệu năng của CPU laptop không thể sánh kịp với CPU máy tính. Máy tính để bàn thường chiến thắng tuyệt đối trong khía cạnh tiêu thụ năng lượng.
  • Vấn đề tản nhiệt (làm mát); Đây cũng là một khía cạnh quan trọng khi so sánh CPU laptop vs desktop. Với kích thước lớn hơn, máy tính để bàn có thể dễ dàng tản ra bên ngoài khí nóng hơn, và việc lắp đặt hệ thống làm mát cũng thuận lợi hơn. Ngược lại, chip laptop không sử dụng nhiều năng lượng và thường không có hệ thống làm mát tích hợp, phụ thuộc vào hệ thống làm mát riêng của máy tính xách tay.
  • Khả năng nâng cấp: Khả năng nâng cấp cũng là một điểm quan trọng khi so sánh CPU laptop và CPU máy tính. Đối với hầu hết các laptop hiện nay, khoảng 90% chúng có CPU được hàn chết trực tiếp vào bo mạch chủ, làm cho việc nâng cấp trở nên khó khăn. Ngược lại, CPU trên máy tính để bàn thường có thể nâng cấp nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp bạn thay đổi nhiều phần khác nhau của cấu hình, bao gồm cả bộ xử lý.
  • Tóm lại, dù có những khía cạnh tiêu thụ năng lượng và kích thước hạn chế, máy tính xách tay thường không sánh kịp với máy tính để bàn về hiệu suất và khả năng nâng cấp.
    So sánh cpu laptop và desktop năm 2024

Vậy là Trung tâm sửa chữa điện lạnh – điện tử Limosa đã giúp bạn so sánh CPU laptop vs desktop một cách chi tiết và cụ thể nhất thông qua bài viết trên. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích ở trên, bạn có thể phân biệt được các loại CPU khác nhau. Hãy liên hệ ngay với số HOTLINE 1900 2276 nếu bạn cần được giải đáp các vấn đề liên quan nhé.