Số người chết vì ung thư mỗi ngày bao nhiêu năm 2024

Trong đó, IARC lưu ý rằng ung thư phổi tiếp tục là căn bệnh phổ biến, đồng thời cảnh báo sự chênh lệch giàu nghèo giữa các nước và vùng miền đang làm gia tăng gánh nặng đối với cơ sở y tế cũng như bản thân bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Tính trung bình trên thế giới, cứ 5 người thì có một người mắc bệnh ung thư trong cuộc đời mình. Xét về giới tính, cứ 9 nam giới thì có một người mắc, trong khi cứ 12 nữ thì có một người mắc. Kết quả này dựa trên số liệu phân tích và đánh giá từ 185 nước và đối với 36 loại bệnh ung thư.

Trong báo cáo công bố mỗi năm 2 lần, IARC đặc biệt lưu ý đến việc tác động và hậu quả do ung thư gây ra phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc y tế của người bệnh. Chẳng hạn như, ở những nước phát triển nhất, tỷ lệ ung thư vú ở nữ giới là 1/12 song tỷ lệ tử vong chỉ là 1/71. Trong khi đó, ở những nước có chỉ số phát triển con người thấp hơn, tỷ lệ ung thư vú và tử vong lần lượt là 1/27 và 1/48.

Giải thích về tỷ lệ tử vong cao hơn, IARC cho rằng phụ nữ ở những nước có trình độ phát triển thấp hơn "có thể được chẩn đoán bệnh ít hơn". Việc chẩn đoán chậm hoặc không thể được chăm sóc và điều trị đầy đủ khiến phụ nữ ở những nước này có nguy cơ tử vong vì căn bệnh này cao hơn nhiều so với phụ nữ ở nước có trình độ phát triển cao.

IARC lưu ý các căn bệnh ung thư đang ngày càng ảnh hưởng đến người dân mà nguyên nhân chính là thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Chẳng hạn như, căn bệnh ung thư đại trực tràng đã nổi lên là bệnh ung thư phổ biến thứ ba và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số bệnh nhân ung thư. Ung thư đại trực tràng thường liên quan đến các yếu tố về lối sống sinh hoạt như hút thuốc lá và sử dụng đồ uống có cồn.

Tuy nhiên, số người mắc ung thư phổi vẫn chiếm con số cao nhất và ung thư phổi vẫn là "thủ phạm" gây tử vong hàng đầu, với lần lượt là 2,5 triệu ca mắc mới trong năm 2022 và 1,8 triệu ca tử vong hằng năm. Cơ quan nghiên cứu này cho rằng nguyên nhân chủ yếu có thể là do việc tiêu thụ thuốc lá đã thành thói quen khó bỏ đối với người dân khu vực châu Á.

IARC ước tính thế giới sẽ ghi nhận thêm 35 triệu người mắc bệnh ung thư trong năm 2050, tăng 77% so với con số của năm 2022.

Ngày 3/11, tại Hội nghị quốc tế về kiểm soát bệnh ung thư, PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội) cho biết, ung thư là một vấn đề lớn của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Đặc biệt tại Việt Nam, do đặc thù phát hiện muộn (với trên 70% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn muộn) khiến việc điều trị không thể mang lại hiệu quả cao.

Số người chết vì ung thư mỗi ngày bao nhiêu năm 2024

Ung thư vẫn là gánh nặng lớn tại Việt Nam do chi phí điều trị và phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.

Tại Việt Nam hiện ước tính mỗi năm ghi nhận thêm 126.00 trường hợp mắc ung thư mới và trên 94.000 người tử vong do ung thư. Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư cao gấp 9 lần tử vong do tai nạn giao thông.

Trong khi đó, ung thư là bệnh có thể phòng ngừa và chữa khỏi đến 70% nhờ được dự phòng và phát hiện sớm. Ví dụ với bệnh ung thư vú, tỷ lệ chữa khỏi lên tới 60% nhờ phát hiện sớm.

Tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư có thể đạt trên 80% do họ đề cao việc tầm soát, sàng lọc và phát hiện sớm bệnh. Trong khi đó tại Việt Nam, tỉ lệ chữa khỏi mới đạt 40%, với các bệnh chủ yếu là ung thư vú, ung thư cổ tử cung nhờ được phát hiện sớm. Còn 60% bệnh nhân ung thư đến viện, sau một thời gian điều trị tử vong vì đã ở giai đoạn muộn.

Một nghiên cứu tại BV K Trung ương năm 2010 cho thấy có đến 71,4% bệnh nhân ung thư đến viện khi đã ở giai đoạn 3 trở lên. Đây là lý do lý giải vì sao số ca tử vong do ung thư của Việt Nam cao hơn các nước. Bởi ung thư khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị khó khăn, tốn kém và giảm hẳn hiệu quả.

Vì phát hiện sớm, chi phí điều trị cũng gia tăng nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Nghiên cứu về tài chính trong điều trị ung thư ở Việt Nam gần đây cho thấy những gia đình có người bệnh ung thư phải gánh chịu hệ lụy tài chính nặng nề từ việc điều trị ung thư. Theo đó, có khoảng 34% bệnh nhân ung thư ở nước ta không đủ tiền mua thuốc điều trị sau 12 tháng phát hiện bệnh; 22% không thể thanh toán chi phí đi lại; 24,37% gia đình rơi vào cảnh khánh kiệt (không đủ khả năng chi trả chi phí thường xuyên trong gia đình như tiền điện, nước, gas…), phải vay mượn, thậm chí gần 9% gia đình phải bán đất đai, chuyển nhà...

PGS Thuấn bày tỏ, ông tiếp tục kiến nghị việc quỹ BHYT chi trả cho việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư. Bởi với những kỹ thuật tiên tiến mà Việt Nam đang áp dụng là ngang tầm thế giới, nhưng vì tỷ lệ bệnh nhân phát hiện muộn còn quá cao, nên số bệnh nhân chữa thành công còn rất hạn chế. Trong khi đó, với những ca bệnh, mặt bệnh ung thư được phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi tại Việt Nam gần như tương đương các nước.

Nhất là với các loại ung thư phổi (tỷ lệ đến viện muộn đến 80%), ung thư gan, ung thư đường tiêu hóa… việc tầm soát, phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị. Vì thế, PGS Thuấn hi vọng thời gian tới bảo hiểm có thể chi trả phí tầm soát một số bệnh ung thư.

“Nếu làm được điều này sẽ giúp nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, nâng tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư”, PGS Thuấn bày tỏ mong muốn.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Y tế Lê Quang Cường cũng cho rằng ung thư là một gánh nặng lớn của nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước nghèo, đang phát triển. Tại Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược quốc gia phòng chống ung thư và một số bệnh mãn tính khác giai đoạn 2015-2025. Trong đó, đặt mục tiêu 40% số người mắc một số bệnh ung thư được phát hiện ở giai đoạn sớm, giảm 20% tỷ lệ tử vong trước 70 tuổi do bệnh ung thư so với năm 2015. Bên cạnh đó, cũng cần giảm 30% tỷ lệ hút thuốc ở người trưởng thành, giảm 10% tỷ lệ uống rượu bia ở mức có hại…