Thành phố nha trang có bao nhiêu phường năm 2024

Theo báo cáo của UBND TP. Nha Trang, đến 16 giờ ngày 25-8, thành phố không có xã, phường đạt tiêu chí "vùng xanh". Hiện nay, thành phố có 8 xã, phường "vùng vàng" gồm: Xương Huân, Vĩnh Phương, Phương Sơn, Phước Tiến, Phước Hòa, Tân Lập, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Thạnh; 5 xã phường "vùng cam" gồm: Vĩnh Trung, Lộc Thọ, Phước Hải, Phương Sài, Vĩnh Nguyên và 14 xã, phường "vùng đỏ" gồm: Vĩnh Lương, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Vĩnh Trường, Vạn Thạnh, Vạn Thắng, Ngọc Hiệp, Phước Tân, Vĩnh Ngọc, Phước Long, Vĩnh Thái, Phước Đồng.

Trong tổng số 363 thôn, tổ dân phố trên địa bàn TP. Nha Trang có 144 thôn tổ "vùng xanh", giảm 7 thôn, tổ so với ngày 24-8; 41 thôn, tổ "vùng vàng", giảm 13 thôn, tổ; 29 thôn, tổ "vùng cam", giảm 7 thôn, tổ và 149 thôn, tổ "vùng đỏ", tăng 27 thôn, tổ.

Thành phố nha trang có bao nhiêu phường năm 2024

Một chốt kiểm soát ở phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang. (Ảnh: Đình Lâm)

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa cho thấy, từ 7 giờ ngày 25-8 đến 7 giờ ngày 26-8, TP. Nha Trang có thêm 83 ca mắc Covid-19, nâng tổng số ca mắc Covid-19 của toàn thành phố lên 3.443 ca. Thực hiện việc giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. Nha Trang đã chỉ đạo các xã, phường tăng cường kiểm soát, giữ vững "vùng xanh"; siết chặt việc kiểm soát các thôn, tổ "vùng vàng, cam, đỏ" không để xảy ra tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong". Lực lượng quân đội đã được tăng cường để kiểm soát các khu phong tỏa và tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh ở 4 xã, phường Vĩnh Lương, Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vĩnh Trường và tổ dân phố 13, 14 Ngọc Thảo của phường Ngọc Hiệp.

Bãi biển và đường Trần Phú, TP Nha Trang (Khánh Hòa) khi thành phố lên đèn - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Chiều 3-9, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết việc đề xuất tách TP Nha Trang thành hai quận là một trong hai phương án do Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn báo cáo UBND tỉnh xem xét.

Đề xuất nhằm nâng cấp hai đơn vị cấp huyện thành hai quận, theo mục tiêu định hướng phát triển đô thị của tỉnh và đạt tiêu chí quy định để đến năm 2030 Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc trung ương.

Đề xuất tách Nha Trang thành 2 quận, không còn là thành phố

Thành phố nha trang có bao nhiêu phường năm 2024

Toàn cảnh TP Nha Trang (Khánh Hòa) hiện nay ở hai bên bờ sông Cái - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, hiện sở và đơn vị tư vấn đang thực hiện lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, theo đề cương của tỉnh phải nâng cấp hai đơn vị hành chính cấp huyện thành hai quận.

Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn vừa đề xuất hai phương án, trình UBND tỉnh xem xét.

Phương án 1, tổ chức Khánh Hòa thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện. Trong đó, có đề xuất thành lập hai quận trên cơ sở tách TP Nha Trang hiện nay thành quận Vĩnh Xương và quận Nha Trang. Nha Trang không còn là thành phố.

Đề xuất lập hai quận Vĩnh Xương và Nha Trang: UBND tỉnh Khánh Hòa ‘chốt’ như thế nào?

Về hai quận tách từ TP Nha Trang được đề xuất "lấy sông Cái làm ranh giới". Trong đó, quận Vĩnh Xương được thành lập trên cơ sở diện tích, dân số của 7 phường và 5 xã đạt tiêu chuẩn phát triển thành phường nội thị.

Đó là các phường Ngọc Hiệp, Vĩnh Thọ, Vĩnh Phước, Vĩnh Hải, Vạn Thạnh, Vĩnh Hòa và Vĩnh Khánh (phường mới, tách ra và thành lập từ phường Vĩnh Hòa). Các xã gồm Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lương, Vĩnh Hiệp và Vĩnh Phương.

Quận Nha Trang sẽ được thành lập trên cơ sở các đơn vị hành chính còn lại của TP Nha Trang hiện nay, gồm 13 phường và 3 xã đạt tiêu chí phát triển thành phường nội thị.

Ngoài hai quận mới nêu trên, vẫn theo phương án 1, trong "thành phố Khánh Hòa trực thuộc trung ương" còn có 2 thành phố "con" là TP Cam Ranh và TP Cam Lâm; có 3 thị xã gồm Ninh Hòa, Diên Khánh, Vạn Ninh và 3 huyện là Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Trường Sa.

Phương án lập 2 quận Cam Ranh, Cam Lâm

Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn đề xuất phương án 2 là Khánh Hòa vẫn giữ nguyên số lượng 9 đơn vị hành chính cấp huyện.

Theo đó, Nha Trang vẫn là thành phố, còn TP Cam Ranh và huyện Cam Lâm hiện tại sẽ được chuyển thành quận.

Còn lại bao gồm 3 thị xã và 3 huyện như phương án 1 nêu trên.

Theo Sở Xây dựng, ưu điểm của phương án 2 là không làm tăng số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, đảm bảo phù hợp định hướng tổ chức hệ thống đơn vị hành chính lãnh thổ của Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và nghị quyết của Chính phủ (số 117/NQ-CP ngày 30-7-2023).

Đồng thời, theo phương án 2, việc giữ lại thành phố Nha Trang sẽ "tiếp tục phát huy giá trị thương mại mang tính lịch sử, biểu tượng quốc tế của tên gọi truyền thống "thành phố biển Nha Trang".

Tuy nhiên, hạn chế của phương án 2 là so với tiêu chuẩn cấp quận, hiện trạng TP Cam Ranh và huyện Cam Lâm còn nhiều tiêu chuẩn về phát triển hạ tầng cơ sở đô thị "khá thấp" và "rất thấp".

Về lao động phi nông nghiệp của cấp quận theo tiêu chí tối thiểu phải là 90% nhưng hiện nay TP Cam Ranh (chiếm 55,5%) và huyện Cam Lâm (67,7%) đều chưa đạt.

Tuy nhiên, "Sở Xây dựng và đơn vị tư vấn đã rà soát, tính toán và nhận thấy phương án khả thi và hợp lý là phương án 2" nên kiến nghị UBND tỉnh xem xét, báo cáo các cơ quan lãnh đạo lựa chọn phương án này.

Vẫn giữ Nha Trang là thành phố khi Khánh Hòa thành đô thị trực thuộc trung ương

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân, UBND tỉnh vừa họp, xem xét báo của Sở Xây dựng về hai phương án trên.

Trong đó, với phương án đề xuất tách TP Nha Trang thành hai quận (phương án 1), theo ông Tuân, trước năm 1975 Nha Trang cũng từng bao gồm thị xã Nha Trang và quận Vĩnh Xương (khi đó có xã Ninh Ích, nay thuộc TX Ninh Hòa, cũng từng thuộc Nha Trang).

Tuy nhiên, "trong quá trình xây dựng và phát triển Nha Trang đã trở thành TP Nha Trang - thành phố biển du lịch có "thương hiệu" mang tầm quốc gia và quốc tế. Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa không lựa chọn phương án đề xuất tách TP Nha Trang thành hai quận mà chọn phương án vẫn giữ TP Nha Trang khi phát triển Khánh Hòa thành đô thị trực thuộc trung ương".

Đây cũng là phương án UBND tỉnh vừa báo cáo xin ý kiến các cơ quan lãnh đạo để trình các cơ quan chức năng xem xét.