Sinh con sau bao lâu thì có kinh trở lại

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại,  kinh nguyệt sau sinh bao lâu xuất hiện là thắc mắc chung của rất nhiều chị em phụ nữ, bởi sau quá trình sinh nở cơ thể sẽ có những sự thay đổi nhất định. Vấn đề này thực tế còn phải dựa trên từng trường hợp cụ thể và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Để hiểu hơn về câu hỏi sau sinh bao lâu thì có kinh, hãy cùng chúng tôi tham khảo những giải đáp từ chuyên gia trong bài viết sau đây.

Sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại?

Kinh nguyệt sẽ tạm dừng trong giai đoạn mang thai do khu vực niêm mạc tử cung không còn bị bong tróc. Chính vì vậy, sau sinh bao lâu thì có kinh là một trong những vấn đề được nữ giới quan tâm hàng đầu bên cạnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho mẹ và bé. Lý do là bởi điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình dục, kế hoạch sinh sản cũng như tâm lý của các bà mẹ.

Theo chia sẻ từ các chuyên gia, đối với câu hỏi sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt sẽ không có một con số cụ thể nào cho tất cả mọi trường hợp. Thực tế, có nhiều yếu tố làm tác động tới kinh nguyệt sau sinh của nữ giới. Có thể kể đến bao gồm: Cơ địa và tình trạng sức khỏe của từng người, phương pháp sinh nở, chăm sóc sau sinh như thế nào… và đặc biệt là có cho con bú hay không.

Do đó, thời gian có kinh trở lại sau sinh ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau, có người xuất hiện sớm nhưng cũng sẽ có những mẹ phải trải qua thời gian tương đối dài. Giải đáp cụ thể cho từng trường hợp có hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ như sau:

Trường hợp người mẹ cho con bú

Thông thường, một số loại hormone trong cơ thể người mẹ sẽ thay đổi cùng với quá trình sản xuất sữa để nuôi con. Trong đó phải nhắc tới sự gia tăng của hormone Prolactin vừa có vai trò kích thích tuyến vú tiết sữa sau sinh, đồng thời cũng làm ngăn cản quá trình rụng trứng ở nữ giới.

Do vậy, sau sinh bao lâu thì có kinh lại trong trường hợp này sẽ khá muộn, các bà mẹ phải mất từ 3 - 6 tháng. Thậm chí là có những người sau khi dừng cho con bú hoàn toàn thì kinh nguyệt mới xuất hiện trở lại. Các con số thống kê cho thấy, tỷ lệ phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ có kinh lại trong thời gian sau 6 tuần chỉ chiếm khoảng 15%.

Không có kinh nguyệt: nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nhất

Sinh con sau bao lâu thì có kinh trở lại

Sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại [Góc Hỏi Đáp]

Trường hợp người mẹ không cho con bú

Ngược lại, sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trong trường hợp nữ giới không nuôi con bằng sữa mẹ lại sớm hơn rất nhiều. Tùy vào cơ địa của người mẹ mà thời gian kinh nguyệt trở lại sẽ rơi vào khoảng từ 1 tới 2 tháng (4 - 8 tuần).

Lúc này, hoạt động sản xuất sữa ít hoặc không diễn ra dẫn đến việc các hormone bên trong của cơ thể không bị ảnh hưởng quá nhiều. Điều này lý giải tại sao lại có sự khác biệt đáng kể về khoảng thời gian có kinh lại giữa người nuôi con bằng sữa mẹ và không nuôi con bằng sữa mẹ.

Mặc dù vậy, như chúng tôi đã chia sẻ thì kinh nguyệt sau sinh còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, vì vậy nếu có kinh sớm hơn những thời điểm trên thì cũng không phải là vấn đề quá đáng lo. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ ràng kinh nguyệt và hiện tượng máu sản dịch xuất hiện trong khoảng 1 - 2 tuần sau sinh.

Mẹ sau sinh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám trong trường hợp máu sản dịch kéo dài không dứt, hoặc đã quá 12 tháng mà chưa thấy có kinh lại. Bởi rất có thể mẹ đang gặp phải những vấn đề về tâm lý do áp lực nuôi con, nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, tình trạng vô kinh sau sinh… Bác sĩ sẽ phải kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân cụ thể và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời nhằm phòng tránh các biến chứng khó lường đối với sức khỏe của người mẹ.

Chậm kinh 2 tháng có sao không? nguyên nhân do đâu

Những dấu hiệu chuẩn bị có kinh lại sau sinh

Khoảng 1 tuần trước khi có kinh lại sau sinh đa phần nữ giới sẽ cảm nhận được một số biểu hiện khác thường trên cơ thể. Nhìn chung là các dấu hiệu có kinh sau sinh cũng tương tự như thời điểm khi chưa mang thai trước đây nhưng mức độ ở mỗi người lại có thể không giống nhau, bao gồm:

  • Đau bụng kinh: Đây là triệu chứng phổ biến nhất do các nội tiết tố bị thay đổi, ngay cả những mẹ trước đây thường không đau bụng trong kỳ kinh nguyệt thì thời điểm sau sinh vẫn có khả năng gặp phải.
  • Khí hư ra nhiều: Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường có thể giúp mẹ không còn băn khoăn sau sinh bao lâu thì có kinh lại bởi “đèn đỏ” đã đến rất gần. Trong thời điểm này, khí hư sẽ giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, cân bằng lại độ ẩm của khu vực âm đạo.
  • Căng tức ngực: Vùng ngực căng hơn, lượng sữa ít đi, xuất hiện những cơn đau nhẹ… có nghĩa là kinh nguyệt chuẩn bị trở lại sau sinh, tuy nhiên nữ giới cần phân biệt với tình trạng tắc tia sữa để xử lý kịp thời.
  • Đau lưng, nhức mỏi xương khớp: Các hormone nội tiết tố biến đổi gây hiện tượng giãn cơ chằng khiến mẹ đau nhức xương khớp, nhưng thông thường không quá nghiêm trọng và sẽ sớm cải thiện khi kinh nguyệt bình thường trở lại.
  • Da sạm và nổi mụn: Nồng độ hormone Androgen gia tăng gần ngày kinh sẽ kích thích sản sinh bã nhờn khiến mụn dễ sinh sôi và làn da trở nên đen sạm, tình trạng này sẽ dần biến mất sau khi kỳ kinh kết thúc.
  • Mệt mỏi, ăn uống kém: Đây là những dấu hiệu thường gặp ở mẹ sau sinh, nhưng đồng thời cũng có thể là biểu hiện cho sự trở lại của kinh nguyệt. Thậm chí có người còn bị mất ngủ, ít sữa, chướng bụng… nên mẹ hãy lưu ý.
  • Thay đổi về tâm trạng: Tâm lý nhạy cảm hơn bình thường, thường xuyên cáu gắt và khó chịu do cơ thể mẹ sau sinh gần tới ngày có kinh lại, hai hormone Estrogen và Progesterone có nồng độ tăng cao lên.

Sinh con sau bao lâu thì có kinh trở lại

Một số lưu ý về kinh nguyệt sau sinh

Một số lưu ý về kinh nguyệt sau sinh

Bên cạnh vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại, mẹ cũng cần phải nắm bắt về hiện tượng kinh nguyệt sau sinh không đều ở một hay một vài chu kỳ đầu tiên. Điều này chắc chắn sẽ khiến cho nữ giới băn khoăn lo lắng, nhưng thực tế đây lại là vấn đề khá bình thường bởi hệ thống nội tiết của cơ thể vẫn còn đang bị xáo trộn, chưa thực sự trở về với trạng thái như trước đây.

Theo đó, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể được biểu hiện qua số ngày kinh kéo dài hoặc ngắn hơn trước, lượng máu kinh ít đi hoặc nhiều lên, các chu kỳ kinh không đều nhau… Để các hormone được cân bằng và quá trình rụng trứng ổn định như cũ cần trải qua một vài tháng, đến khi đó chu kỳ kinh nguyệt của mẹ sẽ bắt đầu bình thường trở lại.

Mẹ sau sinh cần đặc biệt lưu ý, kể cả thời điểm kinh nguyệt chưa xuất hiện lại hay đang cho con bú thì quá trình rụng trứng vẫn có khả năng diễn ra. Chính vì vậy, nếu không có biện pháp phòng ngừa đúng đắn sẽ dẫn tới mang thai ngoài ý muốn. Tốt nhất nữ giới hãy tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp đảm bảo hiệu quả tránh thai cũng như an toàn cho sức khỏe.

Sau khi sinh bao lâu thì có thể quan hệ vợ chồng trở lại?

Ngoài ra, để giảm bớt những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng khi có kinh nguyệt sau sinh mẹ hãy tham khảo và thực hiện một số điều dưới đây:

  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống đủ từ 2 lít nước hàng ngày, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và dưỡng chất như hoa quả, rau xanh…
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, giữ cho đầu óc và tinh thần được thoải mái, ngủ đủ giấc, tránh vận động mạnh hoặc làm việc căng thẳng.
  • Vùng kín cần được lưu ý vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là khi đã bắt đầu có kinh nguyệt trở lại sau sinh.
  • Nếu cơ thể có vấn đề bất thường phải nhanh chóng đi kiểm tra, đồng thời nên thăm khám sức khỏe phụ khoa theo định kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Tại Hà Nội, chị em phụ nữ có thể tìm đến Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh - địa chỉ khám chữa bệnh phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản uy tín đã được cấp phép bởi Sở Y tế. Với đội ngũ y bác sĩ sản phụ khoa kinh nghiệm chuyên sâu, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng việc ứng dụng những kỹ thuật khám chữa bệnh tiên tiến sẽ mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh. Bạn có thể chủ động đặt lịch khám trực tuyến thông qua số hotline … của phòng khám để nhận được ưu đãi gói khám phụ khoa chỉ 280.000đ với 9 hạng mục toàn diện và giảm tới 30% phí tiểu phẫu nếu có.

Trên đây là những chia sẻ từ chuyên gia về vấn đề sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại cùng một số thông tin mà mẹ cần biết. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích và giúp chị em phụ nữ có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất. Mọi thắc mắc khác về sức khỏe cần tư vấn, bạn đọc vui lòng liên hệ tới hotline 0395456294 để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất và hoàn toàn miễn phí.

Sinh con sau bao lâu thì có kinh trở lại

Sau khi sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại là câu hỏi được nhiều mẹ thắc mắc. Thực tế, không có một con số cụ thể để trả lời cho câu hỏi này mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như việc có nuôi con bằng sữa mẹ hay không

Bên cạnh việc chăm sóc trẻ sơ sinh, sau sinh bao lâu thì có kinh là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề kế hoạch hóa gia đình, khi nào kinh nguyệt trở lại cũng liên quan ít nhiều đến đời sống vợ chồng.

Sinh con sau bao lâu thì có kinh trở lại
Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu kinh hàng tháng ở phụ nữ

Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu hàng tháng của phụ nữ do lớp niêm mạc bị bong tróc. Máu kinh nguyệt sẽ chảy từ tử cung thông qua các lỗ nhỏ ở cổ tử cung và đi ra ngoài cơ thể bằng đường âm đạo. Kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 3-5 ngày hoặc từ 2-7 ngày tùy vào mỗi người.

Thông thường khi trứng rụng, các nang trứng còn lại sẽ tạo thành thể vàng tiết ra hormone progesterone, oestrogen làm lớp niêm mạc tử cung dày lên và tích tụ nhiều máu. Trường hợp trứng chưa được thụ tinh thì thể vàng sẽ suy giảm, hormone progesterone không được tiết ra khiến cho các niêm mạc bị bong tróc gây chảy máu. Trường hợp trứng được thụ tinh sẽ bám vào lớp niêm mạc tử cung tạo thành nhau thai. Điều này lý giải vì sao khi mang thai lại không có kinh nguyệt.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại?

Sự trở lại của kinh nguyệt sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, do đó người có sớm, người có trễ là điều hoàn toàn bình thường. Đối với trường hợp mẹ không nuôi con bằng sữa mẹ, kỳ kinh sẽ sớm quay trở lại, thông thường là từ 6-8 tuần sau khi sinh.

Nếu nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian dài, kỳ kinh sẽ bị trì hoãn chậm hơn. Điều này được lý giải vì sự hành kinh liên quan đến nội tiết tố của cơ thể. Điển hình là hormone prolactin cần thiết để sản xuất sữa mẹ sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 lần so với lúc bình thường.

Sau khi sinh mổ bao lâu thì có kinh trở lại cũng là thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm, liệu nó có khác so với sinh thường hay không? Cho dù là sinh thường hay sinh mổ thì thời gian có kinh trở lại cũng không xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào cơ thể của mỗi mẹ.

Trải qua quá trình sinh nở, cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi cả về bên trong lẫn bên ngoài. Vì vậy, ngay sau khi có kinh trở lại ở những chu kỳ đầu tiên thì kinh nguyệt thường sẽ không đều đặn như lúc trước khi mang thai. Hay thậm chí các kiểu hành kinh như đau bụng, đau lưng, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn, ít hơn cũng sẽ thay đổi. Đây là điều hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng khi thấy sau khi sinh kinh nguyệt không đều.

Trường hợp kinh nguyệt trở lại sớm sau khi sinh là điều không đáng lo ngại (cần phân biệt với tình trạng ra máu sản dịch sau khi sinh). Nhưng nếu kinh nguyệt trì hoãn quá lâu thường trên 12 tháng thì mẹ nên đi khám bác sĩ sớm, tránh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Đa phần nguyên nhân gây nên hiện tượng này có thể do bị sốt xuất huyết sau khi sinh, vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết tố… Hoặc, mẹ phải chịu áp lực quá lớn trong thời gian nuôi con.

Có thể có thai khi kinh nguyệt chưa trở lại sau sinh?

Đa phần nhiều mẹ vẫn quan niệm rằng sau khi sinh nếu vẫn chưa có kinh nguyệt thì quá trình thụ thai sẽ không thành công. Mặc dù kỳ kinh chưa quay lại nhưng sự rụng trứng vẫn tiếp tục diễn ra nên người mẹ có thể mang thai lại bất cứ lúc nào nếu không dùng biện pháp tránh thai nào.

Việc cho con bú sữa mẹ sẽ kìm hãm sự rụng trứng nhưng đây không phải là biện pháp tránh thai an toàn nếu như mẹ chưa muốn có thêm em bé.

Theo nghiên cứu, cho con bú có thể là biện pháp tránh thai khá tốt (vẫn có khoảng 2% tỷ lệ thất bại) nếu mẹ áp dụng đúng các yêu cầu sau:

– Cho con bú sữa mẹ hoàn toàn

– Bé ít hơn 6 tháng tuổi

– Người mẹ chưa có một chu kỳ kinh nguyệt nào kể từ lúc sinh

– Mỗi cữ bú của bé không quá 4-6 tiếng

– Không được sử dụng núm vú cao su để bảo vệ đầu ti

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.