Làm sao để lấy ráy tai cho trẻ nhỏ

By Victoria Healthcare 26 Tháng 3 2021

Làm sao để lấy ráy tai cho trẻ nhỏ

Vấn đề có nên hay không nên lấy ráy tai cho trẻ là câu hỏi được cha mẹ đề cập đến thường xuyên. Để đi đến vấn đề có nên lấy ráy tai hay không? Trước hết ta cần biết ráy tai là gì? Ráy tai là những chất tiết ra trong ống tai ngoài, trong đó có chất diệt khuẩn, để ngừa nhiễm khuẩn của ống tai. Ráy tai đồng thời cũng ngăn không cho bụi đi sau vào trong màng nhĩ, ngăn không cho côn trùng (động vật nhỏ) đi sâu vào tai.Mỗi ngày, ráy tai đều được lông tai đẩy ra ngoài. Lông tai là những sợi lông mọc ở trên thành ống tai (giống như sợi lông trong thành lỗ mũi vậy) và những sợi lông này có nhiệm vụ đẩy ráy tai ra ngoài. Tuy nhiên, chỉ có đoạn ống tai bên ngoài mới có lông để đẩy ráy tai ra, còn phía sâu bên trong gần màng nhĩ thì không có lông tai. Vì thế, chúng ta chỉ nên chùi ráy tai bên ngoài, chứ không nên dùng tăm bông để lấy ráy tai, vì tăm bông sẽ đẩy ráy tai đi vào sâu bên trong và bị kẹt lại trong ống tai, dù không gây ảnh hưởng đến việc nghe của trẻ. Do đó, nếu trẻ có ráy tai bên trong mà bị ngứa, thì nên dùng “móc tai” để lấy ra hoặc đưa trẻ đến bác sĩ để lấy ra.Đa phần người châu Á có ráy tai khô, nhưng cũng có một số người ráy tai ướt. Bình thường không cần lấy ráy tai cho trẻ, nhưng nếu ráy tai khô và cứng lại, gây ảnh hưởng đến việc nghe thì nên nhỏ thuốc làm mềm ráy tai và lấy ra (nên đến bác sĩ để lấy). Còn có nhiều mẹ thắc mắc vì sao ngửi tai con có mùi hôi, mùi chua, liệu có vẫn đề gì không?Tôi xin trả lời là không. Việc tai có mùi là hoàn toàn bình thường. Một vấn đề nữa là nhiều mẹ sợ nước vào tai con (khi tắm hoặc đi bơi) sẽ gây viêm tai, điều này cũng không đúng nốt. Như đã nói ở đầu, ống tai ngoài và khoang tai giữa không thông nhau, nên nước vào tai sẽ nằm ở tai ngoài, sau đó sẽ tự chảy ngược ra sau một thời gian ngắn. Khi nước chảy ra có thể mang theo ráy tai nên có màu hơi vàng và điều này không ảnh hưởng gì đến tai của trẻ cả.

Bs. Nguyễn Trí Đoàn - Trích "Để con được ốm"

(Bài viết của sử dụng hình ảnh từ Shutterstock)

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Ráy tai là các chất tự nhiên tiết ra từ những tuyến bã trong ống tai ngoài tạo nên giữ cho đôi tai của bé luôn khỏe mạnh. Các tuyến ceruminous trong tai tiết ra ráy tai như một cách để bẫy bụi bẩn, bụi, và các hạt khác có thể gây tổn hại màng nhĩ. Ráy tai có ở mọi độ tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người trưởng thành.

Thông thường ráy tai nằm ở 1/3 phần ngoài của ống tai.Chúng có nhiều lợi ích như giúp điều hòa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ môi trường bên trong tai khỏi thấm nước. Đây chính là một phần cơ chế để bảo vệ tai, vừa làm sạch vừa ngăn bụi, vi khuẩn tấn công vào sâu trong tai trẻ.

Phần lớn các trường hợp ống tai sẽ tự làm sạch nhờ động tác chuyển động của các tế bào chết và ráy tai sẽ di chuyển từ màng nhĩ ra ngoài. Trong khi đó, nhiều người lại nhầm tưởng rằng nó là một loại chất bẩn cần phải được vệ sinh hàng ngày hoặc hàng tuần.

Thông thường, khi ráy tai được tạo thành, chúng sẽ khô lại hoặc vón cục để di chuyển ra tai ngoài của bé. Đôi khi, tùy theo cơ địa của mỗi bé mà ráy tai nhiều hay ít, khô hay xốp và ráy ti tích tụ hanh hay chậm, có thể tự đẩy ra ngoài tai được hay không. Bé nhiều ráy tai cũng không có nghĩa là bé đang “ở dơ” đâu mẹ nhé!

Làm sao để lấy ráy tai cho trẻ nhỏ
Không tham khảo trước cách lấy ráy tai cho bé, mẹ có thể sẽ làm tổn thương cơ quan mỏng manh này

2. Nguy cơ viêm tai khi lấy ráy tai không đúng cách

Tai các bé rất nhỏ và mỏng manh, nếu mẹ lấy ráy tai cho bé không đúng cách sẽ vô tình làm trầy xước gây tổn thương cho tai của bé khiến cho ống tai bị viêm nhiễm. Hơn nữa, vì không nhìn rõ ráy tai nằm ở vị trí nào trong tai, mẹ thậm chí còn vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây bít tắc ống tai, cản trở thính lực, nặng có thể làm tổn thương màng nhĩ hoặc tai giữa.

Có nhiều mẹ lại lạm dụng dụng cụ lấy ráy tai “thông minh” mà nhiều trang web quảng cáo rầm rộ. Dụng cụ này được xem như “bảo bối” giúp làm sạch bụi bẩn trong tai bé lại vừa an toàn dễ sử dụng nhưng thực tế, mẹ không thể chắc chắn về xuất xứ, chưa kể cách vệ sinh và bảo quản không đúng cách có thể khiến vi khuẩn sinh sôi, vô tình lại đưa vi khuẩn vào tai con.

Tuy nhiên, có trường hợp trẻ có ráy tai nhiều bất thường và gây phát sinh vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Ráy tai dư thừa có thể cứng lại và nút chặn lỗ tai của trẻ. Vậy lấy ráy tai cho trẻ thế nào?

Khi nào thì đáng lo?

Bình thường, tai sẽ tiết ra một loại chất được gọi là ráy tai. Đó là chất nhằm bảo vệ tai chống lại bụi bẩn, các dị vật, thậm chí cả sinh vật. Ráy tai phủ một lớp để bảo vệ ống tai khỏi các kích thích do nước. Ráy tai có thể khô, ướt hoặc cứng. Thông thường, ráy tai được loại bỏ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, có người có thể có ráy tai nhiều bất thường, ráy tai dư thừa có thể cứng lại và nút chặn lỗ tai. Khi đó ráy tai nhiều bất thường tích tụ lại sẽ gây chứng nút ráy tai. Khi tai mất khả năng tự làm sạch, ráy tai nhiều bất thường và dính chặt lại trên da ống tai, tích tụ rất nhanh và nhiều ở trong ống tai. Ráy tai nhiều bất thường có thể khiến trẻ khó chịu, nghe kém, cảm giác ù tai khó chịu, nghe giảm hoặc nghe kém... Bên cạnh đó nút ráy tai khiến trẻ nghe có âm thanh rung chuông hoặc những tiếng ồn khác không thể giải thích được; trẻ bị ngứa, chảy dịch hoặc có những mùi không dễ chịu ở trong hoặc gần lỗ tai.

Lúc này, ngoáy tai cho bé để loại bỏ ráy tai dư thừa cần được thực hiện cẩn thận và thận trọng vì có thể gây tổn thương nghiêm trọng hơn cho tai.

Làm sao để lấy ráy tai cho trẻ nhỏ

Khi lấy ráy tai cho bé, nên dùng khăn bông mỏng thấm nước ấm, tuyệt đối không dùng bông tăm hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác.

Để vệ sinh tai cho trẻ hàng ngày, cha mẹ hoặc người chăm sóc chỉ nên lấy khăn mặt thấm nước ấm lau vành tai ngoài cho bé nhẹ nhàng mỗi khi rửa mặt, lấy bông tăm mềm lau phía ngoài ống tai mỗi tuần.

Cha mẹ, người thân trong gia đình tuyệt đối không được tự ý ngoáy tai cho bé bằng que nhựa có quấn bông 2 đầu, ngón tay hoặc lấy ráy tai bằng các dụng cụ bằng kim loại khác như đinh ghim, đầu viết chì hoặc kẹp giấy... Bạn nghĩ rằng các dụng cụ này giúp làm sạch tai và lấy được ráy tai, nhưng thực ra là đang chèn ráy tai vào sâu hơn và biến nó thành cái nắp bít kín màng nhĩ, làm trầy xước gây nhiễm khuẩn gây sưng đau ống tai và có thể gây rách ống tai ngoài, hoặc thủng màng nhĩ khi trẻ giãy giụa do không được cố định đúng tư thế.

Để lấy ráy tai đúng cách cho bé không đau và an toàn mẹ chỉ nên: Dùng một chiếc khăn bông mỏng, mềm thấm nhẹ xung quanh vành tai cho con; Xoắn nhẹ một góc của chiếc khăn, từ từ đưa sâu vào bên trong tai của bé và tiếp tục xoắn lại. Ráy tai sẽ theo đường xoắn của chiếc khăn bông và ra ngoài. Tính chất mềm của khăn sẽ không làm hại đến màng tai của bé mà ráy tai vẫn được làm sạch.

Khi tai bé bị trầy xước hay đặc biệt là khi đang bị viêm tai giữa, tuyệt đối không dùng bông tăm để lấy ráy tai hay dụng cụ lấy ráy tai gì khác để ngoáy tai cho bé, nó có thể gây đau đớn và ảnh hưởng xấu đến tai bé, nguy hại hơn dễ ảnh hưởng màng nhĩ và sức nghe của trẻ.

Hơn nữa, nếu ráy tai bé nhiều và khó lấy, thì ba mẹ không nên dùng mọi cách để lấy ráy tai cho bé bằng được. Việc lấy ráy tai không đúng cách dễ làm tổn thương tai của bé. Tối nhất nên lau rửa phía tai ngoài, rồi đưa bé đến chuyên khoa tai mũi họng để bác sĩ xử trí.