Sau sinh mổ có ăn được thịt trâu không

Sau sinh các mẹ sinh mổ cũng cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng sau sinh đa dạng, đầy đủ các nhóm chất quan trọng để nhanh phục hồi sức khỏe cũng như nhanh có sữa cho con bú. Tuy nhiên, với những bà mẹ sinh mổ thì cần phải tránh một số thực phẩm sau đây để không ảnh hưởng đến vết mổ.

Sau sinh mổ có ăn được thịt trâu không

Sau sinh mổ nên kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng sau sinh vô cùng quan trọng vì nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sự phát triển của bé.. Chế độ ăn uống của người mẹ cho con bú ngoài đầy đủ dinh dưỡng, thì phải lưu ý kiêng những thực phẩm sau để không ảnh hưởng đến sữa mẹ cũng như vết mổ

  • Cũng giống như các mẹ sinh thường, sinh mổ cũng cần kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết.
  • Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng (ăn rất mát) vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.
  • Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ. Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết
  • Kiêng các món hải sản gây ngứa, khiến vết thương lâu lành.
  • Các loại thực phẩm như xôi nếp, rau muống, lòng trắng trứng, thịt bò…cũng không nên ăn vì chúng không tốt cho quá trình liền sẹo hoặc có thể để lại sẹo lồi, mủ ở vết thương,
  • Trong thời gian đầu sau sinh mổ, mẹ nên tránh thực phẩm có men vi sinh sống như dưa giá, cà muối… để tránh các vấn đề tiêu hóa cũng như nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Hạn chế những thực phẩm khó tiêu hóa. Thay vào đó nên ăn thực phẩm dễ hấp thụ và có lợi cho tiêu hóa.
  •  Hạn chế thực phẩm nhiều gia vị chua, cay, nóng vì có thể gây tích tụ nhiệt độc, có thể làm vết mổ dễ sưng, mưng mủ.
  • Tránh các thực phẩm gây đầy hơi: Chức năng tiêu hóa sau sinh mổ cần có thời gian để phục hồi. Sau phẫu thuật nên tránh các loại thực phẩm dễ dàng lên men khí như đường, sữa đậu nành, tinh bột… để ngăn ngừa đầy hơi.
  • Tránh các thực phẩm gây ra sắc tố đen để tránh vết sẹo sâu hơn. Đồng thời cũng không nên dùng các thực phẩm có tính kích thích như cà phê, chè, hạt tiêu hay rượu vang…

Kiêng các thực phẩm ảnh hưởng đến sữa mẹ

Sau một thời gian vết mổ sẽ lành và ổn định hơn, không còn đau nhức, mẹ có thể bổ sung đa dạng nhiều thực phẩm hơn. Tuy nhiên, vẫn nên tránh thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như.

1. Thực phẩm cay, nóng

Các thực phẩm gia vị có tính nóng, cay như tỏi, hành, ớt có thể nhiễm mùi vào sữa mẹ khiến bé khó chịu bỏ bú vì vậy mẹ nên hạn chế các gia vị này trong thời gian cho con bú nhé.

2. Các chất kích thích

Caffein có trong cà phê và đồ uống có ga có thể nhiễm vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé . Khác với người lớn, trẻ sơ sinh chưa có khả năng bài tiết caffein ra khỏi cơ thể nhanh chóng nên rất dễ bị kích thích ngứa ngáy, khó chịu,thậm chí là không ngủ được và quấy khóc.

Ngoài ra, đồ uống chứa cồn có thể giảm phản xạ tiết sữa của mẹ cũng như gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ nhiều và em bé bị tăng cân bất thường.

3. Thực phẩm nhiều mỡ

Khoai tây chiên, thức ăn nhanh hay những món chiên xào nhiều dầu mỡ không phải món ăn lý tưởng dành cho mẹ sau sinh. Các món này có hàm lượng calo cao, nhưng lại ít giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, dầu mỡ cũng có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh.

4. Thực phẩm ảnh hưởng đến nguồn sữa

Lá lốt, trà bạc hà, rau mùi tây, bắp cải là những thực phẩm có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa làm mẹ ít sữa hoặc mất sữa nếu bạn ăn, uống quá nhiều.

5. Thực phẩm ảnh hưởng đến mùi sữa mẹ

Các loại gia vị như tỏi có thể tồn tại rất lâu trong sữa mẹ, với những trẻ sơ sinh nhạy cảm, bé có thể cảm thấy khó chịu bỏ bú mẹ nên hạn chế những thực phẩm nặng mùi khi thấy con mình bỏ bú sau khi mẹ dùng các loại thực phẩm này nhé.

6. Thực phẩm có chứa độc tố

Tránh ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu và các loại tôm cá đánh bắt ở vùng nước bị ô nhiễm bởi chúng có thể bị nhiễm các hóa chất gây hại cho sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.

Ngoài ra mẹ tuyệt đối không ăn măng  rất độc hại khi cho con bú, theo đánh giá cứ 1 kg măng củ chứa lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ.

Tất cả các bà mẹ sau sinh cơ thể đều rất yếu đuối và dễ mắc bệnh. Nếu không kiêng cữ sau sinh đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ sau này. Bạn nên có một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tránh xa những thực phẩm có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ, nguồn sữa mẹ và hệ tiêu hóa của trẻ.

Theo Procarevn.vn

Giá trị dinh dưỡng của thịt trâu

Các nhà Đông y cho rằng, thịt trâu có tính lành không có độc, có vị ngọt. Vì thế, thịt trâu có tác dụng bổ tỳ vị, ích khí huyết và cường gân cốt.

Các chuyên gia y tế cho biết, trong thịt trâu có chứa 74,2 % nước, 21,9 % protit cùng 3 % lipit. Ngoài ra, các khoáng chất phốt pho và can xi trong thịt trâu rất dồi dào, vì thế nó rất tốt cho xương khớp.

Thực tế cho thấy, thịt trâu lành và ít mỡ hơn thịt bò, có tác dụng chữa phong tê thấp, làm người bệnh bớt cảm giác đau lưng hơn. Bởi trong thịt trâu chỉ có 1,6 - 5,6% mỡ và thịt bò là 10 - 22%. Ngoài ra, lượng sắt có trong thịt trâu lại cao hơn hẳn so với thịt bò. Thịt trâu có màu hồng tái, mỡ trắng, thớ lại to, mùi tanh, không thơm và không có độ dính như thịt bò.

Trong Đông y, các chuyên gia còn dùng thịt trâu để trị liệu một số bệnh chứng bệnh như phong tê thấp, đau lưng, cho tới phù chân, bổ khí huyết và làm mạnh gân cốt.

Bên cạnh việc điều trị các bệnh về khớp, thịt trâu còn giúp chữa một số bệnh thường gặp như: chữa được nóng trong xương, mồ hôi trộm hay huyết hư.

Để điều trị được các bệnh này, các mẹ bầu nên thực hiện các bước sau: thịt trâu hoặc xương tủy hầm làm món ăn hằng ngày với các loại khoai sắn, củ cải, ngó sen hay củ súng cùng các loại rau thơm.

Mẹ bầu ăn được thịt trâu, vậy bà đẻ có được ăn thịt trâu không?

Sau sinh mổ có ăn được thịt trâu không

Theo các chuyên gia y tế, ngày nay các bà đẻ hoàn toàn có thể ăn được thịt trâu 

Bà đẻ có được ăn thịt trâu không và lưu ý khi ăn  Cho tới nay chưa có tài liệu nào khẳng định rằng, mẹ sau sinh hay bà đẻ ăn thịt trâu sẽ bị mất sữa. Do đó, khi mẹ bị mất sữa có thể là do nguyên nhân khác chứ không phải do thịt trâu. Ngược lại, theo các chuyên gia, thịt trâu còn có tác dụng giúp mẹ sau sinh chữa tắc ti sữa. Để làm được việc này, mẹ nên lấy một đoạn thịt ở mũi trâu, rồi láng bóng quanh 2 lỗ mũi trâu cho sạch, để nấu canh với mướp khía và hành hoa gồm cả củ và lá hành tươi. Nếu mẹ không thích nấu với mướp, mẹ cũng có thể nấu với đu đủ, mít non và hành đều ngon và bổ dưỡng.

Thịt trâu rất giàu giá trị dinh dưỡng, do đó bà đẻ nên ăn đa dạng các món với thịt trâu mà không lo bị mất sữa

Một số món ăn ngon cho mẹ sau sinh từ thịt trâu

Thịt trâu nấu với lá lồm:

Ban đầu, mẹ đem thịt trâu đi thui, cạo lông và rửa sạch với nước rồi đem thái thành những miếng nhỏ và hầm trong nồi đất. Khi ninh được một lúc thì cho lá lồm vào, cho thêm một ít tấm gạo để tạo độ sánh cho món thịt trâu thêm ngon và hấp dẫn.

Nhiều mẹ thường thấy thịt trâu có mùi hơi ngai ngái nên khó kết hợp, nhưng khi thịt trâu được nấu cùng với lá lồm một loại lá có vị chua, sẽ làm cho món thịt trâu thơm và béo ngậy hơn.

Thịt trâu om với lá cách:

Từ trước tới nay, món thịt trâu om lá cách đã và đang trở thành một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Để nấu được món ngon này, mẹ cần thái những miếng thịt trâu có độ vừa phải, đem thịt trâu ướp cùng hành tỏi, bột ngọt, đường, muối, tương hột và sả để nguyên cây đã chặt khúc.

Sau đó, bật bếp phi hành tỏi cho thơm rồi bỏ thịt vào rang cho tới khi thịt ngả màu vàng là được, đổ thêm nước cốt dừa vào ninh cùng thịt.

Khi thịt mềm và ngấm gia vị đều, cắt nhuyễn lá cách bỏ vào khoảng một phút rồi tắt bếp. Lúc này, bà đẻ hãy ăn món thịt trâu om với lá cách nóng cùng bánh mì hoặc bún đều rất ngon và bổ dưỡng.

Xem thêm:

Sau sinh mổ có ăn được thịt trâu không

3 năm 7 tháng trước #294 bởi cam_dtn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.

3 năm 7 tháng trước #295 bởi admin.cih

Vui lòng Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để tham gia cuộc hội thoại.