Sau sinh có nên uống nội tiết tố không

Có tới 80% phụ nữ gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh, gây nên những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và tinh thần. Nắm bắt những nguyên nhân, nhận biết sớm dấu hiệu sẽ giúp chị em biết cách phòng tránh cũng như điều trị rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh hiệu quả, lấy lại sự cân bằng.

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh là gì?

Rối loạn nội tiết tố sau sinh là một trong những loại rối loạn nội tiết mà hầu hết chị em phụ nữ nào cũng gặp phải sau giai đoạn “vượt cạn”.

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không
Rối loạn nội tiết tố là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh

Nếu như ở giai đoạn thai kỳ, cơ thể sản sinh ra lượng lớn estrogen và progesterone – 2 loại hoocmon giúp tạo dopamine và serotonin, kích thích thần kinh cảm thấy vui vẻ và thư thái. Thì đến đến khi em bé chào đời, nồng độ estrogen và progesterone lại suy giảm nghiêm trọng. Điều này gây ra những thay đổi lớn về ngoại hình, sức khỏe và đặc biệt là tâm sinh lý của chị em. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết: Rối loạn nội tiết tố sau sinh chỉ diễn ra tạm thời. Chị em tránh lo lắng khiến tình trạng kéo dài và trầm trọng hơn.

Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố sau sinh

Rối loạn nội tiết sau sinh có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:

Rối loạn nội tiết tố nữ estrogen giai đoạn cho con bú

Nguyên nhân hàng đầu gây mất cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh là do sự thay đổi bất ngờ của các hoocmon sinh sản nữ bao gồm estrogen và progesterone. Khi mang thai, estrogen có thể tăng đột biến từ 500 – 1000 lần. Nhưng sau khi sinh hoocmon này lại giảm mạnh, nhường chỗ cho prolactin tăng cao, tiết sữa cho bé bú mẹ.

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không
Estrogen suy giảm mạnh vào giai đoạn cho con bú

Như vậy, chỉ khi người mẹ cai sữa cho con, hàm lượng estrogen mới có thể cân bằng trở lại. Mặc dù vậy, cũng có đến 60% phụ nữ đã ngưng cho con bú nhưng vẫn không lấy lại được sự cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể. Đặc biệt là những phụ nữ ngoài 30 hoặc sinh con thứ 2,3.

Bị rối loạn nội tiết sau sinh do thường xuyên lo âu, căng thẳng

Thiên chức làm mẹ cũng kéo theo rất nhiều áp lực mà phụ nữ phải đối mặt. Lúc này, chị em chẳng những không còn thời gian chăm sóc bản thân mà còn liên tục bị thiếu ngủ do bé quấy khóc. Bên cạnh đó những lo lắng khi con ốm, biếng ăn,… lại càng làm tăng áp lực khiến chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi, stress. Chính những điều này cũng góp phần làm suy giảm estrogen, gây nên tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh.

Rối loạn nội tiết tố nữ sau sinh do dùng sản phẩm tránh thai

Sau khi sinh em bé, chị em thường chủ động thực hiện kế hoạch hóa bằng cách tìm đến các sản phẩm ngừa thai như thuốc tránh thai, que người thai,…Những biện pháp này vô hình chung góp phần làm nặng hơn tình trạng rối loạn nội tiết tố. Cụ thể là lượng estrogen tăng cao, còn progesterone giảm mạnh gây mất cân bằng.

Các dấu hiệu thường gặp ở rối loạn nội tiết tố sau sinh

Chị em cần nhận biết sớm dấu hiệu cơ thể bị rối loạn nội tiết tố sau sinh. Từ đó có hướng điều chỉnh cân bằng hợp lý với bản thân. Một số biểu hiện chị em cần lưu tâm như:

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không
Một số biểu hiện khi bị suy giảm nội tiết tố sau sinh

Ngoại hình thay đổi

  • Tăng cân không kiểm soát, cơ thể dễ dàng tích mỡ hơn.
  • Tóc rụng nhiều, mọc chậm, trở nên khô cứng.
  • Da nhăn nheo, kém đàn hồi, kém săn chắc.
  • Ngực chảy xệ.
  • Xuất hiện nám, sạm.

Tâm lý bất ổn định

Khi hàm lượng estrogen thay đổi, chị em dễ rơi vào tình trạng thường xuyên mất ngủ, trằn trọc. Bên cạnh đó, kết hợp áp lực nuôi con khiến tâm tính trở nên dễ cáu gắt, bực bội. Thậm chí có thể bị trầm cảm gây nên những hậu quả khó lường.

Sinh lý giảm

Phụ nữ sau sinh bị rối loạn nội tiết tố cũng là nguyên nhân làm giảm ham muốn tình dục ở chị em. Lúc này vùng kín trở nên khô hạn, gây đau rát khi quan hệ, khiến chị em khó đạt được khoái cảm. Tình cảm vợ chồng cũng từ đó mà nhạt dần.

Cách cân bằng nội tiết tố nữ sau sinh hiệu quả cho mẹ – an toàn cho bé

Vì thời gian này, mẹ vẫn phải cho bé bú, do đó việc cân bằng nội tiết tố sau sinh vẫn phải gắn liền với tính an toàn.

Thay đổi lối sống, sinh hoạt theo hướng lành mạnh

  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Chị em hãy cố gắng ngủ đủ 8 tiếng một ngày và ngủ trước 23h.
  • Luôn suy nghĩ tích cực, tránh căng thẳng, stress, tránh tạo áp lực cho bản thân.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng vừa cải thiện sức khỏe, vừa cải thiện tâm trạng.
  • Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn, nên chọn đặt vòng, sử dụng bao cao su.
  • Tránh sử dụng rượu bia, chất kích thích.
Sau sinh có nên uống nội tiết tố không
Duy trì tâm trạng vui vẻ, tránh căng thẳng

Bổ sung nội tiết tố estrogen sau sinh bị thiếu hụt

Bổ sung nội tiết tố estrogen là “phác đồ” điều trị rối loạn nội tiết tố sau sinh giúp phụ nữ lấy lại phong độ. Tuy nhiên, chị em cần cẩn trọng vì đang thời gian cho con bú. Một số cách bổ sung estrogen sau sinh như:

Thông qua chế độ ăn uống giàu estrogen:

Estrogen thảo dược có trong thực phẩm hàng ngày như các loại hạt: lạc, củ cải đỏ, óc chó, mè đen… hay các loại hoa quả sấy khô, khoai tây, bắp cải, bí ngô… Đặc biệt, các các chế phẩm từ đậu nành cũng là một trong những loại thực phẩm mà chị em nên dùng khi bị suy giảm nội tiết tố sau sinh. 

Hàm lượng isoflavone trong đậu nành lên tới 151mg/150g đậu. Isoflavone có cấu trúc phân tử gần giống với estrogen nội sinh của cơ thể, tạo các hiệu quả gần tương tự như estrogen nội sinh. Theo FDA khuyến cáo, mỗi ngày người phụ nữ cần bổ sung 50-70mg Isoflavon.

Thông qua các sản phẩm bổ sung estrogen:

Bổ sung estrogen sau sinh là “phác đồ” điều trị giúp phụ nữ lấy lại phong độ. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh lại cần bổ sung nội tiết tố cẩn trọng vì đang thời gian cho con bú. Theo các chuyên gia, bổ sung estrogen thảo dược là phương pháp an toàn cho phụ nữ sau sinh.

Thực tế, để bổ sung lượng estrogen từ thức ăn rất khó đảm bảo. Gần đây, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ nên dùng các viên uống bổ sung nội tiết tố theo chỉ định. Đặc biệt, các viên uống có nguồn gốc estrogen thảo dược được đánh giá là dễ hấp thụ và an toàn cho cả phụ nữ đang cho con bú.

Với những thông tin đã cung cấp trên đây hy vọng chị em sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh. Từ đó, có cho mình cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả nhất.

Sinh con mang đến rất nhiều thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ, một trong những thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống đó chính là tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh. Triệu chứng điển hình mà hầu hết các mẹ đều gặp đó là rụng tóc, mất ngủ, sạm da, giảm ham muốn… Hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp chị em có đầy đủ thông tin về tình trạng này và cách khắc phục.

1. Nguyên nhân của sự rối loạn nội tiết tố sau sinh

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không

Hầu hết phụ nữ đều gặp tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh.

Sự mất cân bằng nội tiết tố là do sự thay đổi đột ngột nồng độ của các hormone progesterone và estrogen trong cơ thể mẹ mới sinh. Khi mang thai, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao. Estrogen và progesterone là những hormone quan trọng có vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh nở.

Sau khi sinh con, nhau thai – nhân tố chính góp phần sản xuất progesterone bị loại bỏ, khiến cho nồng độ progesterone trong cơ thể giảm mạnh. Điều này khiến cho nồng độ hormone estrogen chiếm đa số, gây ra những ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến giáp và tuyến thượng thận, dẫn tới viêm tuyến giáp, suy giáp, hoặc tuyến giáp kém hoạt động.

Mức progesterone giảm đột ngột, gây ra một số triệu chứng khó chịu và cơ thể phụ nữ mất từ ​​sáu đến tám tuần để khôi phục sự cân bằng nội tiết tố. Đối với phụ nữ đang cho con bú, thời gian có thể lâu hơn.

2. Các triệu chứng của sự mất cân bằng nội tiết tố sau khi sinh

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không

Rụng tóc là triệu chứng điển hình của sự mất cân bằng nội tiết

Sự mất cân bằng nội tiết sau sinh có thể gây ra nhiều triệu chứng khác, từ nhẹ cho tới nghiêm trọng:

– Mất ngủ: Nhiều chị em không thể ngủ liền mạch cả đêm, nguyên nhân cũng một phần đến từ sự rối loạn nội tiết tố.

– Lo lắng và thay đổi tâm trạng: Sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của mẹ, từ đó gây ra tâm trạng thất thường và lo lắng. Điều này có thể là do các vấn đề về tuyến giáp gây ra do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể.

– Mệt mỏi: Cảm thấy mệt mỏi trong quá trình hồi phục sau khi sinh cũng như chăm sóc bé là điều bình thường, tuy nhiên, nếu cảm thấy kiệt sức liên tục thì rất có thể chị em bị mất cân bằng nội tiết tố.

– Khó giảm cân, hội chứng “Baby Blues” và Trầm cảm sau sinh: Sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể khiến việc giảm cân sau sinh rất khó khăn. Ngoài ra, những mẹ sinh con lần đầu thường mắc hội chứng “baby-blues” – cảm giác buồn bã, lo lắng sau sinh. Cụ thể, người mẹ thường dễ xúc động và hay khóc, đồng thời chị em cũng hay cáu kỉnh, khó đưa ra quyết định hoặc khó ngủ, dễ choáng ngợp trước những thay đổi của cuộc sống hoặc lo lắng mình không chăm sóc tốt được cho bé.

– Một triệu chứng khác của mất cân bằng nội tiết tố là trầm cảm sau sinh, nghiêm trọng hơn nhiều so với “baby-blues” và triệu chứng thường thấy đó là buồn bã, u uất, kéo dài và không biến mất.

– Rụng tóc: Sau khi sinh con, rất chị em bị rụng tóc do mất cân bằng nội tiết tố và các vấn đề về tuyến giáp. Nếu mẹ cảm thấy tóc rụng quá nhiều, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn các biện pháp khắc phục.

– Nhiễm trùng tái phát: Nhiều chị em sau sinh bị nhiễm trùng tái phát như nhiễm trùng bàng quang hoặc đường tiết niệu, nhiễm trùng tử cung hoặc thận – đó là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Các vấn đề về nội tiết tố có thể làm giảm khả năng miễn dịch của phụ nữ sau sinh và khiến bạn dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công, dẫn đến nhiễm trùng lặp đi lặp lại.

– Vấn đề kinh nguyệt: Các triệu chứng liên quan tới kinh nguyệt như: máu kinh ra nhiều, chuột rút… cũng có thể là do rối loạn nội tiết tố sau sinh và sự vượt trội của estrogen.

3. Làm thế nào để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố sau sinh?

3.1. Tránh xa các chất có hại

Nicotine, rượu và caffeine là 3 chất có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng do mất cân bằng nội tiết tố sau sinh. Vì vậy, điều quan trọng là tránh uống rượu và hút thuốc. Ngoài ra, tránh đồ uống có chứa caffein như cà phê.

3.2. Dùng vitamin bổ sung

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không

Chị em có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin giúp cân bằng nội tiết tố

Sự cân bằng vitamin và khoáng chất trong cơ thể cũng sẽ giúp khôi phục sự cân bằng nội tiết tố. Do đó, mẹ sau sinh đừng quên bổ sung vitamin hàng ngày nhé. Lưu ý rằng, trước khi dùng bất cứ loại thuốc, vitamin nào, đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước, bởi bất cứ thứ gì mẹ ăn, uống đều có thể truyền sang con qua sữa mẹ. Vì vậy, yếu tố an toàn cần đặt lên hàng đầu.

3.3. Tránh các sản phẩm từ đậu nành

Hormone sau sinh tàn phá trạng thái cảm xúc của bạn, khiến tâm trạng thất thường. Đậu nành là một nguồn giàu protein, rất cần thiết sau khi sinh. Tuy nhiên, chúng chứa phytoestrogen, là một loại estrogen thực vật. Điều này có thể bắt chước tác động của estrogen trong cơ thể người và làm trầm trọng thêm các vấn đề do sự “thống trị của estrogen” gây ra. Do đó, chị em nên hạn chế các sản phẩm từ đậu nành.

3.4. Nhận đủ ánh nắng mặt trời

Vitamin D cần thiết cho cơ thể để duy trì sự cân bằng nội tiết tố. Sự thiếu hụt Vitamin D gây ra sự gia tăng mức độ hormone tuyến cận giáp, điều này sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của rối loạn nội tiết tố sau sinh.

3.5. Tập thể dục thường xuyên

Sau sinh có nên uống nội tiết tố không

Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là yoga rất tốt trong việc cân bằng hormone ở nữ giới sau sinh

Tập thể dục thường xuyên giúp cân bằng lại nội tiết tố. Nó cũng giải phóng endorphin trong cơ thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng. Đi bộ trong công viên hoặc trong vườn là một cách tuyệt vời để tập thể dục và thư giãn.

3.6. Tăng lượng chất xơ mỗi ngày

Chất xơ giúp loại bỏ estrogen trong cơ thể, vì vậy chị em nên tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan, bông cải xanh…

3.7. Không dùng thực phẩm giàu axit béo không bão hòa đa (PUFAs)

PUFAs có thể ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết của bạn, khiến các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố trở nên trầm trọng hơn. Do đó, tránh thực phẩm có chứa PUFA như bơ thực vật, dầu rum, dầu đậu phộng, v.v. sau khi sinh.

3.8. Tập Yoga

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm căng thẳng và thư giãn cả tâm trí và cơ thể. Nó cũng giúp giảm lo lắng và mất ngủ và khôi phục sự cân bằng nội tiết tố của cơ thể.

3.9. Ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ làm gia tăng các vấn đề do rối loạn nội tiết tố sau sinh con. Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của người mẹ, do vậy mẹ sau sinh nên ngủ nhiều nhất có thể.

Tóm lại, rối loạn nội tiết sau sinh là vấn đề rất thường gặp ở chị em và có thể cải thiện dần theo thời gian. Cùng với việc thăm khám định kỳ sau sinh, chị em sẽ được các bác sĩ tư vấn các phương pháp cải thiện hiệu quả.