Vì sao phong thủy đoán được tương lai

Con người vốn dĩ luôn tò mò về những sự việc sẽ diễn ra trong cuộc đời của mình dẫn đến các thuật bói toán hay sinh trắc vân tay ngày càng trở nên phổ biến và thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người. Tuy nhiên, có một môn học đã nổi tiếng lâu đời ở Trung Quốc vì lợi ích mà nó mang lại, nhưng lại vô cùng xa lạ với người Việt chính là Kỳ Môn Độn Giáp. Liệu rằng đây có phải một điều đáng tiếc khi người Việt đang bỏ qua một môn học mang lại rất nhiều lợi ích kì diệu chăng?


Trước hết để có thể nhận định tính đúng sai của quan điểm này, hãy cùng tôi tìm hiểu những nét cơ bản về Kỳ Môn Độn Giáp.

Định nghĩa:


Kỳ Môn hay gọi đủ là Kỳ Môn Độn Giáp, là loại hình thức có ảnh hưởng lớn nhất trong ba thuật tiên đoán cổ của Trung Quốc. Kỳ môn là sự kết hợp hài hòa giữa thời gian, không gian và các con số.

Kỳ – có nghĩa là điều bí ẩn hiếm có

Môn – có nghĩa là cửa cổng

Độn – có nghĩa là sự che giấu

Giáp – có nghĩa là giáp mộc

Kỳ là để chỉ ba kỳ Ất, Bính, Đinh.

Môn là để chỉ Bát Môn tức 8 cửa từ trong Bát Quái mà ra.

Đồng thời, Kỳ Môn cũng là môn học hoàn toàn không liên quan đến bất kì một tôn giáo nào.

Lịch sử

* Truyền thuyết về Hiên Viên Hoàng Đế
Tương truyền rằng vào 5000 năm trước, Kỳ Môn Độn Giáp đã xuất hiện và giúp Hiên viên Hoàng Đế chiến thắng được Xi Vưu. Ở thời điểm đó, Hoàng Đế đang phải chiến đấu rất ác liệt với Xi Vưu. Mà lúc bấy giờ,Xi Vưu là một người có khả năng hô mưa gọi gió, thậm chí, có nhiều người còn đồn thổi rằng đầu của hắn ta khỏe như được mạ đồng còn hai cánh tay thì như sắt. Vì kẻ địch quá mạnh nên trong suốt trận chiến ấy, Hoàng Đế không có khả năng đánh thắng Xi Vưu. Trong lúc tuyệt vọng nhất, mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ (một trong ba vị thánh tổ gồm Thái Thượng Lão Quân, Nguyễn Thủy Thiên Tôn và Cửu Thiên Huyền Nữ) đã truyền dạy lại cho Hiên Viên Hoàng Đế môn học này. Nhờ vậy mà Hoàng đế đánh thắng được Xi Vưu.Dù ở thời đại khoa học đang phát triển như ngày nay thì câu chuyện trên nghe có vẻ hoang đường nhưng cũng giúp ta ngầm hiểu được phần nào về lợi ích mà Kỳ Môn mang lại.

* Câu chuyện về Gia Cát Lượng
Ắt hẳn trong số chúng ta ở đây cũng biết và nhớ đến một Gia Cát lượng trong trận Xích Bích năm xưa. Trước khi trận Xích Bích xảy ra, Gia Cát Lượng đã đến nước Ngô với vai trò cộng sự Chu Du. Ngược lại, Chu Du thì luôn cho rằng Gia Cát Lượng là một mối đe dọa lớn cho nước Đông Ngô nhưng trong lòng vẫn luôn đố kỵ với tài năng của Gia Cát Lượng nên luôn tìm cớ để giết đi trừ họa. Chu Du giao cho Gia Cát Lượng phải làm ra 10 vạn mũi tên trong 10 ngày, nếu không sẽ bị xử phạt theo quân lệnh. 10 ngày làm ra số lượng đó mũi tên hẳn là điều không thể, vậy nên Chu Du đã nghĩ rằng Gia Cát Lượng sẽ tìm cách thoái thạc. Nào ngờ Gia Cát Lượng nói ông chẳng cần đến sự giúp đỡ của ai cả mà ngược lại ông chỉ cần 3 ngày để hoàn thành.


Quyết định đó của ông khiến bất cứ ai cũng không khỏi ngạc nhiên ngay cả Chu Du, vậy Gia Cát Lượng đã sử dụng cách nào ?

– Ngày thứ nhất trôi qua, không ai thấy động tĩnh gì từ ông– Ngày thứ hai mọi chuyện vẫn vậy

– Đến ngày thứ ba, Gia Cát Lượng chuẩn bị thuyền, kết rơm thành binh lính giả rồi đợi đến lúc sương mù dày đặc thì cho các thuyền này đến doanh trại quân Tào. Do sương mù dày đặc, quân Tào không quan sát rõ, tưởng rằng thuyền do thám nên Tào Tháo đã ra lệnh cho quân bắn tên ra như mưa. Vì vậy chẳng mấy chốc, thuyền đã thu được đầy rồi trở về.