Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào

Quy trình bảo quản thóc lúa

Dân tộc thiểu số & Miền núi Thứ tư, 12/11/2014 - 10:44
Trong quá trình bảo quản, hạt thóc thường bị một số hiện tượng: Nấm mốc, lên men, nhiễm sâu mọt… khi bị những hiện tượng trên chất lượng của thóc bị giảm, ảnh hưởng đến phẩm chất. Để khắc phục và giúp làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch, bảo quản và lưu thông, bà con nông dân cần áp dụng kỹ thuật cơ bản sau để bảo quản lúa cho phù hợp với điều kiện của hộ gia đình.

- Thu hoạch

Lúa mới thu hoạch thường có độ ẩm cao từ 20 - 27%. Để lúa không bị hư hỏng hoặc giảm phẩm chất thì trong vòng 48 giờ sau khi thu hoạch phải làm khô lúa để độ ẩm chỉ còn 20%. Tuỳ theo nhu cầu làm khô lúa để xay xát ngay hoặc để tồn trữ lâu dài hoặc để làm giống mà yêu cầu làm khô và công nghệ sấy khác nhau. Độ ẩm an toàn của thóc cho bảo quản phụ thuộc vào tình trạng thóc, khí hậu cũng như điều kiện bảo quản. Khi thóc có độ ẩm 13 - 14% có thể bảo quản được từ 2 - 3 tháng, nếu muốn bảo quản dài hơn 3 tháng thì độ ẩm của thóc tốt nhất từ 12 - 12,5%. Độ ẩm thóc, công nghệ sấy cũng ảnh hưởng tới hiệu suất thu hồi gạo và tỷ lệ gạo gãy trong quá trình xay xát, độ ẩm thích hợp cho quá trình xay xát từ 13 - 14%.

Làm sạch, phân loại

Sau khi đập, tuốt, cần loại bỏ tạp chất vô cơ (cát, sỏi, đá, kim loại…) cũng như các tạp chất hữu cơ (lá tươi, lá khô, rơm rạ, có khi là phân gia súc… lẫn vào khi tuốt). Bà con loại bỏ hạt xanh, hạt lép, hạt bị tróc vỏ, hạt vỡ trong quá trình vận chuyển, đập, tuốt… cũng như hạt sâu bệnh. Có thể sàng hoặc rây nhờ sức gió (quạt điện, gió trời…). Chỉ nên đưa và bảo quản những hạt thóc hoàn toàn tốt và chất lượng đảm bảo.

Làm khô

Phương pháp phơi nhanh: Lúa được phơi dưới ánh nắng mặt trời, nhiệt độ không khí lên tới 40 độ C, nhiệt độ trên sân xi măng, sân gạch có thể đạt tới 60 - 70 độ C, khi đó nhiệt độ hạt lúa có thể trên 50 độ C và nước bên trong hạt gạo không đủ thời gian khuyếch tán ra bên ngoài, làm cho hạt gạo bị nứt nẻ, khi xay xát tỷ lệ gạo bị gãy cao. Phơi theo cách này chỉ cần phơi lúa liên tục từ 8 - 9 giờ sáng cho đến 4 - 5 giờ chiều trong 2 - 3 ngày nắng tốt là lúa có thể xay xát được. Lúa được phơi thành luống mỗi luống cao khoảng 10 -15 cen-ti-mét, rộng 40 - 50 cen-ti-mét và cứ nửa giờ cào đảo một lần theo các hướng khác nhau.

Phương pháp phơi lâu: Cách này tốn thời gian và lao động hơn nhưng gạo ít bị tấm hơn. Lúa được trải thành luống như cách trên nhưng ngày đầu tiên chỉ phơi lúa dưới nắng 2 giờ, ngày thứ hai 3 giờ, ngày thứ ba 4 giờ. Cứ 15 phút các luống lúa được cào đảo một lần theo các hướng khác nhau. Trong 3 ngày đầu, sau khi phơi ngoài nắng, nên để lúa ở nơi bóng mát càng thoáng gió càng tốt. Các ngày sau đó, lúa tiếp tục được phơi 5 - 6 giờ một ngày cho đến khi lúa có độ ẩm thích hợp cho việc xay xát hoặc tồn trữ. Nếu nắng tốt thì đến ngày thứ tư độ ẩm của lúa đạt tiêu chuẩn để xay xát và bảo quản.

Phương pháp nhân tạo (phương pháp sấy lúa với không khí nóng, sấy đối lưu, sấy bức xạ…): Phương pháp này có ưu điểm là lúa có thể được làm khô bất cứ lúc nào và không phụ thuộc và thời tiết nắng hay mưa, độ ẩm của hạt có thể khống chế hợp lý trong thời gian giới hạn và khi xay xát, hiệu suất thu hồi gạo cao hơn so với sấy tự nhiên.

Bảo quản

Vỏ trấu có tác dụng hạn chế tác động ngoại cảnh như: nhiệt độ, độ ẩm và phần nào ngăn cản sự xâm nhiễm của côn trùng, men, mốc… đây là một ưu thế của thóc trong bảo quản. Tuy vậy, quá trình bảo quản thóc cũng chịu tác động lớn của điều kiện ngoại cảnh. Sau khi được phơi khô, quạt sạch thì thóc được đem chế biến, sử dụng ngay hay đưa vào bảo quản. Trong quá trình bảo quản cần đảm bảo thóc không bị ẩm ướt, không bị men mốc xâm hại và không xảy ra hiện tượng tụ bốc nóng, không bị côn trùng, chuột tấn công.

Thóc sau khi được phơi khô đến độ ẩm an toàn, loại bỏ tạp chất và cần được bảo quản thích hợp trong các dụng cụ như: chum, vại, bồ, bịch, thùng phi, vựa, hòm, thùng gỗ, hòm tôn... để bảo quản tại gia đình với số lượng không lớn lắm. Với số lượng lớn thì yêu cầu phải được bảo quản trong các kho với không gian lớn nhỏ khác nhau tuỳ theo lượng thóc cần bảo quản và được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật kho tàng dành cho bảo quản thóc.

Linh Anh

baocongthuong.com.vn

Câu 11 trang 53 SGK Công Nghệ 7

Đề bài

Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kip thời đối với nông sản. Liên hệ ở địa phương em đã thực hiện như thế nào ?

Lời giải chi tiết

- Thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản để giảm hao hụt, giữ được chất lượng sản phẩm, sử dụng được lâu dài…

- Ở địa phương em đa số là trồng lúa: Nên song song với việc thu hoạch đúng thời hạn là sự kết hợp với phương pháp bảo quản kín. Thóc sau khi phơi khô sẽ được đóng bao tải và cho vào kho.

Loigiaihay.com

  • Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào

    Câu 12 trang 53 SGK Công Nghệ 7

    Em hãy nêu những ảnh hưởng của phân bón đến môi trường sinh thái ?

  • Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào

    Câu 13 trang 53 SGK Công Nghệ 7

    Em hãy nêu tác hại của thuốc hoá học trừ sâu ,bệnh đối với môi trường ,con người và các sinh vật khác ?

  • Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào

    Câu 10 trang 53 SGK Công Nghệ 7

    Hãy nêu tác dụng của việc chăm sóc đối với cây trồng. Giải thích câu tục ngữ: "Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn".?

  • Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào

    Bài 9 trang 53 SGK Công nghệ 7

    Em hãy nêu ưu, nhược điểm của phương pháp gieo trồng bằng hạt và trồng cây con?

  • Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào

    Câu 8 trang 53 SGK Công Nghệ 7

    Tại sao phải tiến hành kiểm tra ,xử lí hạt giống trước khi gieo trồng cây nông nghiệp ?

1. Thu hoạch

- Thời điểm thu hoạch

Bà con nông dân nên thu hoạch lúa đúng độ chín, khi quan sát đồng ruộng thấy chín từ 85 - 90% là có thể thu hoạch. Không nên để lúa quá chín mới gặt vì sẽ làm tăng tỷ lệ rơi rụng hạt. Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi để thu hoạch, tránh những thất thoát do điều kiện thời tiết bất lợi gây ra.

- Phương pháp thu hoạch:

Hiện nay đa số lúa được thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nên giảm nhiều khâu so với phương pháp cổ truyền (cắt bằng tay), điều này cũng góp phần làm giảm tổn thất trong quá trình thu hoạch.

Sau khi thu hoạch lúa xong người nông dân sẽ bảo quản hạt giống bằng cách nào
Gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

2. Phơi, sấy

Lúa mới thu hoạch có độ ẩm cao nên nếu không phơi, sấy kịp thời có thể nẩy mầm, lên men, nấm bệnh dễ phát triển làm hỏng hạt. Thông thường độ ẩm của lúa khi vừa thu hoạch từ 20- 25% nên sau khi thu hoạch cần phơi, sấy xuống độ ẩm 15% trong vòng 24h để đảm bảo chất lượng gạo.

Để bảo quản lúa từ 2- 3 tháng phải đảm bảo độ ẩm của lúa khi cất giữ là 14 – 15%, nếu bảo quản từ 3 tháng trở lên thì thì độ ẩm tốt nhất là ≤ 13%.

Quá trình làm khô hạt thóc bằng phương pháp sấy vừa đảm bảo độ đồng đều độ ẩm của hạt, vừa đảm bảo được chất lượng gạo do kiểm soát được nhiệt độ trong quá trình sấy.

Tuy nhiên, do điều kiện đầu tư máy sấy chi phí cao nên phần lớn các hộ nông dân chủ yếu làm khô hạt lúa bằng cách phơi tự nhiên trên mặt sân, mặt đường nên tỷ lệ thất thoát khi phơi cũng khá cao, không đảm bảo được chất lượng hạt gạo.

Do vậy, nên lót các tấm bạt trên mặt sân nhằm hạn chế tối đa tình trạng rơi vãi, đồng thời nếu gặp thời tiết bất lợi như mưa dông thì sẽ thu gom nhanh hơn. Không nên phơi lúa trên các trục đường nhựa để tránh ảnh hưởng đến giao thông, cũng như làm ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.