Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5 6 tuổi

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.57 MB, 27 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN BA VÌ
===o0o===

MÃ SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
THỂ CHẤT CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI"

Lĩnh vực:

Giáo dục mẫu giáo

Năm học 2016 - 2017


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................2
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................2
2. Mục đích nghiên cứu.....................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm...................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...................................................................3
PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN
ĐỀ..........................................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận..................................................................................................3
2. Khảo sát thực trạng........................................................................................4


2.1. Thuận lợi.....................................................................................................4
2.2. Khó khăn....................................................................................................4
3. Những biện pháp thực hiện ..........................................................................5
4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần) .................................................5
4.1. Học hỏi bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với
thực tế của lớp...................................................................................................6
4.2. Thực hiện hoạt động thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh dưỡng
hợp lý ................................................................................................................7
4.3. Tổ chức phong phú giờ hoạt động phát triển vận động cho trẻ..................9
4.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và đánh
giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển cho trẻ 5-6 tuổi .............................................12
4.5. Xây dựng môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân cho trẻ........................16
4.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền - phối hợp với phụ huynh và cộng
đồng.................................................................................................................19
5. Kết quả thực hiện.........................................................................................22
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.....................................23
1. Kết luận.......................................................................................................23
2. Đề xuất, khuyến nghị...................................................................................24
PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................25

2 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

PHẦN THỨ NHẤT
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết bậc học mầm non là nền tảng trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Vì mầm non chính là hệ măng non, là những thế hệ xây dựng tương

lai đất nước sau này. Chính vì vậy nó rất quan trọng, những gì trẻ được học ở
trường mầm non chính là hành trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ.
Từ khi mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở ở trên cành, nếu được
sự quan tâm chăm sóc của mọi người, búp sẽ cho ta bông đẹp, ở tuổi này chỉ cần
trẻ biết ăn, biết ngủ, biết học hành thế là ngoan và cũng trong thời kỳ này trẻ
luôn là trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi chúng ta ai cũng muốn
giành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể.
Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đất nước
Việt Nam đang từng ngày thay da đổi thịt, kinh tế văn hóa hội nhập và phát triển
đòi hỏi con người phải có tri thức, dùng làm chìa khóa để mở cánh cửa khoa
học. Vậy việc trang bị những kiến thức phổ thông cho các cháu mầm non là một
việc làm vô cùng quan trọng, nhằm góp phần xây dựng đất nước phồn vinh.
Đối với trẻ việc đến trường mầm non là một bước ngoặt lớn, ở đó trẻ được
học, được chơi với các bạn, được cô chăm sóc và giáo dục ân cần. Mong muốn
của các cô là làm sao, để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về thể chất ,
ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Giáo dục thể chất là một trong những nội dung quan trọng nhằm đào tạo
thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, trước hết phải cường tráng về thể lực,
phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Trẻ có sức khoẻ, thể lực tốt
luôn là tiền đề cho mọi tiềm năng.
Là một giáo viên tôi cũng thấu hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thể
chất đối với trẻ là rất lớn, thông qua giáo dục thể chất giúp cho những chủ nhân
tương lai của đất nước có sức khỏe tốt, có phương pháp tập luyện và có kế
hoạch hợp lý cho bản thân hôm nay và mai sau. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: "Một
số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi" làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học 2016-2017.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu về "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Tìm ra giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

3. Đối tượng nghiên cứu:
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục giáo dục thể chất cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi ".
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm:
- Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trường mầm non nơi tôi công tác
- Số trẻ nghiên cứu là 34 trẻ

3 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

5. Phương pháp nghiên cứu:
* Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết
- Tìm tài liệu
- Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận
- Phương pháp thực nghiệm ( khảo sát)
* Nhóm thu thập xử lý thông tin thực tiễn
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp tuyên truyền.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Đề tài được thực hiện và áp dụng tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường
Mầm non nơi tôi công tác.
- Thời gian từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017

PHẦN THỨ HAI
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:

Trong chương trình Giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo Thông tư số:
17/2009TT-BGDDT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo) đã nêu rõ: Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về
nhân cách con người, phát triển những chức năng tâm lý, năng lực, phẩm chất
mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, làm tiền
đề cho sự phát triển tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Giáo dục thể chất là một bộ phận trong quá trình giáo dục phát triển toàn
diện cho trẻ mẫu giáo, giáo dục thể chất có ý nghĩa rất quan trọng bởi cơ thể trẻ
đang phát triển mạnh mẽ hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô
hấp đang hoàn thiện, cơ thể còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối
nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót
trong sự phát triển cơ thể trẻ mà ta không thể khắc phục được.
Hoạt động thể chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện
của trẻ. Làm tăng lưu lượng máu, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, tăng
khả năng của phổi, giúp ích cho quá trình tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất,
tăng mật độ của xương, giúp xương phát triển tốt, tạo tinh thần sảng khoái, rèn
luyện tính nhạy bén của các cơ quan thần kinh.
Ở tuổi mẫu giáo 5-6 tuổi tất cả các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trẻ
phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động còn hạn chế, hệ thần
kinh dần phát triển, trẻ có khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng
kỹ xảo, phân biệt được hiện tượng xung quanh, củng cố các kỹ năng cần thiết
giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện.
4 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Vậy làm thế nào để có những phương pháp tổ chức thu hút được nhiều sự
chú ý của trẻ làm cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động một cách tự

nguyện, được trải nghiệm, khám phá, thỏa mãn nhu cầu hoạt động mang đến cho
trẻ một thể lực phát triển cân đối là điều làm tôi chăn trở và cần quan tâm.
2. Khảo sát thực trạng:
2.1. Thuận lợi:
* Đối với giáo viên.
- Có đủ 2 cô/ lớp theo TT71
- Cả 50% giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn.
- Lớp được phân công là lớp điểm của trường, nên thường xuyên được
Ban giám hiệu bổ xung, góp ý về chuyên môn.
- Thường xuyên được cử đi tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các
chuyên đề và trực tiếp dạy chuyên đề đi tiếp thu do sở GD&ĐT Thành Phố Hà
Nội, Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Ba Vì tổ chức, nên đã rút ra được một số
kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Được trường cung cấp đủ tài liệu thực hiện chương trình giáo dục thể
chất cho trẻ.
- Có ý thức học hỏi, tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy cùng đồng nghiệp.
* Đối với trẻ:
- 100% trẻ đến lớp ngay từ đầu tháng 9 tạo điều kiện cho giáo viên trong
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- 100% trẻ đã qua chương trình giáo dục 4-5 tuổi, nên đã có một số kiến
thức, kĩ năng cơ bản trong các hoạt động.
* Đối với phụ huynh:
- Đa số phụ huynh quan tâm tới trẻ, đóng góp đủ đồ dùng cá nhân, đồ
dùng học tập và tích cực phối hợp cùng nhà trường.
* Cơ sở vật chất:
- Trường được đầu tư cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia, phòng lớp rộng
rãi, thoáng mát và có quang cảnh sư phạm xanh-sạch-đẹp.
- Có đủ bàn ghế, đồ dùng theo thông tư 02 cho trẻ hoạt động.
2.2. Khó khăn:
* Đối với giáo viên:

- Các lĩnh vực còn phải gắn với các chỉ số, nên việc lựa chọn nội dung và
các biện pháp giáo dục thể chất còn bị lệch lạc, chưa rõ ràng.
- Có nhiều giáo viên trong trường quan điểm là, dạy hoạt động thể chất là
khô khan, khó sáng tạo, tiết dạy không hay, không đạt kết quả cao. Nên trường
có ít tiết sáng tạo để học tập
- Từ khẩu lệnh, hiệu lệnh đến phân tích kỹ năng mẫu của cô chưa dứt khoát
nhất là tích hợp các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ còn chưa phù hợp.
- Chưa làm tốt công tác tuyên truyền về giáo dục thể chất đến gia đình trẻ
để phối hợp.
* Đối với trẻ:
- Trẻ được giáo dục thể chất nhưng không được rèn luyện thường xuyên
trong các hoạt động và tổ chức mọi lúc, mọi nơi nên ý thức rèn luyện và kỹ năng
của trẻ còn thấp.
5 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Một số trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động phát triển thể chất, qua
các trò chơi vận động.
- Trẻ còn nhút nhát trong tập luyện.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi còn cao.
* Đối với phụ huynh:
- Lớp tôi chỉ có 5 % phụ huynh là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước,
còn lại là 95% phụ huynh làm nghề sản xuất nông nghiệp và chủ yếu đi làm ăn
xa. Do nhận thức của nhiều phụ huynh về giáo dục thể chất cho con ở độ tuổi
mầm non, còn hạn chế, vì vậy còn nhiều hiện tượng như:
+ Cho con đi học muộn, không tham gia vào giờ hoạt động vận động sáng
và tối đến còn cho con thức khuya.
+ Nhiều trẻ còn nhịn ăn sáng đi học.

+ Chưa rèn cho con thói quen vệ sinh cá nhân, lao động tự phục vụ...
* Cơ sở vật chất:
- Trường chưa có phòng tập thể chất riêng cho trẻ.
- Đồ dùng, dụng cụ thể chất còn chưa phong phú.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:
Khảo sát 34 trẻ 5-6 tuổi theo các nội dung, kết quả như sau:
STT

Nội dung

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

1

Trẻ mạnh dạn, tích cực tham
gia hoạt động.

18/34 = 52,9%

16/34 = 47,1%

2

Trẻ có kỹ năng vận động.

12/34 = 35,3%

22/34 = 64,7%


3

Khả năng tập trung, chú ý khi
tham gia vận động.

25/34 = 73,5%

9/34 = 26,5%

3. Những biện pháp thực hiện:
3.1. Học hỏi bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp
với thực tế của lớp.
3.2. Thực hiện hoạt động thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh
dưỡng hợp lý.
3.3 . Tổ chức phong phú giờ hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
3.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và
đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
3.5. Xây dựng môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân cho trẻ
3.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền - phối hợp với phụ huynh và cộng
đồng.
4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần):
4.1. Học hỏi bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kế hoạch giáo dục thể
chất phù hợp với thực tế của lớp.
* Công tác bồi dưỡng đào tạo kiến thức:
6 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi


Mỗi con người chúng ta dù hoạt động ở lĩnh vực nào, muốn cho chuyên
môn của mình ngày càng được vững thì việc bồi dưỡng chuyên môn, tự học hỏi
chau rồi kiến thức là không thể thiếu được. Bản thân tôi là một giáo viên mầm
non, trải qua 14 năm giảng dạy, tôi nhận thấy chương trình giáo dục mầm non
mỗi ngày một thay đổi, đáp ứng với nhu cầu giáo dục hiện tại, vì thế tôi luôn đặt
công tác tự bồi dưỡng để đào tạo mình có kiến thức vững vàng là không thể
thiếu.
Tôi được nhà trường phân công làm tổ trưởng, khối dạy 5-6 tuổi, tôi luôn
luôn xác định cho mình, phải luôn chau rồi kiến thức, kỹ năng sư phạm, để chăm
sóc, giáo dục trẻ được tốt hơn, bằng nhiều hình thức bồi dưỡng như:
Ở trường tôi luôn tham gia đầy đủ các kỳ kiến tập của trường tổ chức, tham
gia đầy đủ các cuộc thao giảng, các kỳ thi từ cấp trường. Thường xuyên giao
lưu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong thời gian đi tiếp thu chuyên đề, bồi dưỡng
chuyên môn, của Huyện của Sở giáo dục Hà Nội tổ chức.
Tận dụng thời gian dảnh dỗi đọc sách, báo, xem truyền hình, xem các băng
đĩa các tiết dạy mẫu, các hoạt động giáo dục mầm non để hiểu biết thêm.
Học hỏi công nghệ thông tin, khai thác thêm trên mạng Internet các chương
trình giáo dục Mầm non, để học tập kinh nghiệm, chọn lọc có thể áp dụng cho
lớp học của mình.
Là một trưởng khối tôi luôn mạnh dạn đưa ra các giải pháp, các nội dung
giáo dục để cho khối của mình tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm, từ đó cũng giúp
tôi nâng cao kiến thức chuyên môn, đặc biệt là sau mỗi nội dung được khối chấp
nhận áp dụng vào giảng dạy trong nhà trường, tôi thấy mình tự tin hơn rất nhiều
về chuyên môn tay nghề của mình trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Có kiến
thức vững vàng, nhưng thực hiện nó như thế nào cho hợp lý và có khoa học, thì
nhiệm vụ quan trọng không kém đó là xây dựng kế hoạch.
* Việc xây dựng kế hoạch:
Bên cạnh việc học tập trau dồi kiến thức, để dạy trẻ nâng cao chất lượng
giáo dục tốt hơn, thì việc xây dựng kế hoạch hoạt động là rất quan trọng đối với
mỗi giáo viên. Vì trong mỗi công việc nói chung, để có được sự thành công tốt,

việc đầu tiên là phải có kế hoạch, kế hoạch là cái gậy, giúp chúng ta vững bước
và đi từng bước cụ thể, kế hoạch xác định thời gian thực hiện, kết quả mong đợi,
chất lượng, số liệu công việc thực hiện...
Chính vì vậy mà tôi luôn luôn coi trọng kế hoạch, hàng năm sau khi được
học tập nhiệm vụ năm học và kế hoạch của nhà trường triển khai, tôi đã căn cứ
vào đó, ngoài ra còn căn cứ vào tình hình khả năng của học sinh lớp tôi được
phân công, khả năng của bản thân, môi trường lớp học, để xây dựng cho mình
một kế hoạch năm học, dự kiến kế hoạch tháng và kết quả phấn đấu của lớp cuối
năm. Các kế hoạch đều được xây dựng song trước thời gian nhà trường quy
định, để trình ban giám hiệu phê duyệt, bổ xung ý kiến hoàn chỉnh cho tôi.
Từ việc xây dựng kế hoạch nhóm lớp, dự kiến xây dựng kế hoạch giáo
dục tháng, chủ đề, sự kiện diễn ra trong tháng và kết quả phấn đấu của lớp cuối
năm, đã giúp tôi bố trí xắp xếp được thời gian hợp lý, cho việc học tập, nghiên
cứu để thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ rất tốt.
7 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

4.2 Thực hiện hoạt động thể dục sáng đầy đủ và giáo dục chế độ dinh
dưỡng hợp lý.
Như chúng ta đã biết, tác dụng của việc tập thể dục sáng vô cùng tốt đối
với con người, góp phần phát triển sức mạnh cơ bắp, giúp các khớp, dây chằng
được mềm dẻo, linh hoạt. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, được tập luyện thể
dục đơn giản, con người sẽ được sảng khoái, cho cả ngày hoạt động, học tập và
làm việc. Đối với trẻ em nhất là tuổi mẫu giáo, làm sao để trẻ có thói quen tập
thể dục ngay sau khi ngủ dậy, điều này chỉ sẩy ra ở một số ít gia đình mà phần
lớn là trẻ trong trường mầm non nông thôn, có đến 95% là bố mẹ làm nông
nghiệp, phải dậy đi làm từ khi con chưa ngủ dậy, nên làm sao trẻ có được thói
quen thể dục sau ngủ dậy ở nhà. Vì thế đến trường, nhà trường, các cô giáo phải

thực hiện nghiêm túc, duy trì thường xuyên việc cho trẻ tập thể dục sáng, nhận
thức được điều đó, nên tôi đã duy trì thường xuyên cho trẻ tập luyện thể dục
sáng. Nếu thời tiết phù hợp tôi cho trẻ tập ngoài trời, còn nếu thời tiết không
đảm bảo, tôi cho trẻ tập luyện trong lớp; tổ chức cho trẻ tập kết hợp với âm
nhạc, để thêm phần hứng thú, hấp dẫn tôi cho trẻ tập với nơ, bông, vòng, gậy thể
dục như vậy vừa phát triển vận động, vừa phát triển tai nghe cho trẻ. Trẻ có thể
hiểu được đội hình, đội ngũ, khẩu lệnh, hiệu lệnh, trẻ ý thức được mình cần phải
tập như thế nào, thì là đúng và như thế nào là sai. Tập thể dục buổi sáng, còn
nhằm tác động cho công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh rất tốt, vì phụ
huynh được nhìn thấy con em mình, được tập thể dục sáng ở trường và sẽ nhận
thức được tầm quan trọng của việc tập thể dục sáng, nhận thấy không thể thiếu
thể dục sáng ở trường đối với con mình, nên không thể cho con em mình đi học
muộn, hay nghỉ học được.
Nhưng trước khi cho trẻ thực hiện hoạt động thể dục, bao giờ tôi cũng quan
tâm đến trẻ như; Quan sát thấy cháu nào thần thái mệt mỏi, hay tâm lý buồn
chán hơn mọi ngày, tôi đều tiếp cận cháu và trò chuyện tìm hiểu lý do, để có thể
không ép cháu tham ra các hoạt động lúc đó, động viên để cháu có tâm lý thỏa
mái mới tham gia hoạt động phát triển vận động mới có hiệu quả, nếu ta ép trẻ
tập thì sẽ bị phản tác dụng càng làm cho trẻ mệt mỏi suy nhược
cơ thể hơn.

8 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(Hình ảnh trẻ tập thể dục sáng ngoài trời)

(Hình ảnh trẻ thể dục sáng trong lớp học)
9 / 27



Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ chơi tập thể
dục, mà phải phối hợp với chế độ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
* Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý: Thể dục buổi sáng giúp trẻ phát
triển thể lực rất tốt, song nếu phát triển thể lực mà không chú trọng đến chế độ
dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, thì trẻ sẽ bị mất thăng bằng. VD như: Trẻ không ăn
sáng đến trường cô yêu cầu tập luyện thể dục trẻ sẽ ra sao? Trẻ có tích cực tập
không và tập có đúng kỹ năng không, thời gian tập có bền vững không. Vì thế
để trẻ phát triển thể lực cân đối, có sức khoẻ tốt, thì ngoài việc cho trẻ tập luyện
thể dục đầy đủ, còn phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, việc cho trẻ ăn
uống đủ chất, đủ lượng chủ yếu là do bộ phận nuôi dưỡng ở trường và gia đình
trẻ, cho nên với cô giáo thì phải làm gì, để giúp cho trẻ có chế độ dinh dưỡng
hợp lý. Bản thân tôi đã mạnh dạn thường xuyên trao đổi với tổ nuôi dưỡng, đóng
góp ý kiến chân thành cho Ban giám hiệu, để kịp thời bổ xung cho tổ nuôi
dưỡng, cần có thực đơn hợp lý, phong phú theo mùa, cải thiện cách chế biến, sao
cho hợp lý với trẻ hơn. Với các bậc phụ huynh tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi
trực tiếp, về từng đối tượng trẻ, để phụ huynh hiểu được với trẻ nhỏ quan tâm
như thế nào là đúng mức, phù hợp với trẻ nhất, để trẻ phát triển thể lực hài hoà
và cân đối, ngoài ra trẻ còn đủ lực để tiếp thu các hoạt động trong ngày ở trường
của trẻ, một cách tích cực thoải mái, vui vẻ hồn nhiên, không bị gò bó, hay quá
sức, yêu cầu phụ huynh cho con ăn sáng đầy đủ, không được nhịn, hay ăn tạm
cái bánh, cái kẹo đi học. Việc cho trẻ ăn đủ chất, cần phải rèn trẻ có thói quen ăn
nhiều rau xanh, uống đủ lượng nước, đây là hai yếu tố không kém phầm quan
trọng, trong việc phát triển thể chất cân đối cho trẻ, nhưng rất nhiều trẻ em
không có thói quen thích ăn rau, hay uống nhiều nước, dẫn đến nhiều nguyên
nhân, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể lực của trẻ nhất.
Ngoài ra là giáo viên mầm non, nên tôi rất cũng rất cần nắm rõ việc cân

đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng cho trẻ như thế nào là tốt như : P = 14-16%; L=
24-26%; G= 60-62%, sau mỗi kỳ cân đo trẻ, tôi đều hỏi thăm kế toán, xem việc
tính khẩu phần ăn của trẻ, đạt tỷ lệ các chất như thế nào, vì thấy có sự phát triển
chậm, hay nhanh hơn, để có biện pháp tham mưu với tổ nuôi, thay đổi thực đơn,
tạo cho trẻ ăn ngon miệng hơn và hợp lý với nhu cầu phát triển của trẻ. Nói đến
chế độ dinh dưỡng, không thể thiếu được khâu an toàn thực phẩm, nên tôi luôn
chú trọng đến an toàn thực phẩm cho trẻ như: Khi được phân công đến lịch giám
sát giao nhận thực phẩm, tôi luôn quan tâm đến chất lượng thực phẩm, khi nhận
thức ăn về lớp cho trẻ, cũng cần chú ý các khâu an toàn thực phẩm như đạy
vung, kiểm tra lại bát thìa của trẻ trước khi cho trẻ ăn
Với trẻ tôi luôn giáo dục vệ sinh cá nhân, giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn đủ các
chất phù hợp, có biện pháp rèn trẻ không ăn rau xanh, hoặc một số thực phẩm
khác, nên lớp tôi 100% trẻ đều ăn các loại thực phẩm, mà nhà trường tổ chức
cho ăn, ăn hết xuất, ngon miệng và đặc biệt là trẻ phát triển thể chất rất hài hòa.
4.3. Tổ chức phong phú giờ hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ được tiến hành thông qua nhiều hình
thức, phương pháp giáo dục trong và ngoài tiết học: Thể dục sáng, thể dục chống
mệt mỏi, trò chơi vận động, dạo chơi tham quan... nhưng cơ bản vẫn là vận động
trong các hoạt động học bởi trong hoạt động học các tri thức, kĩ năng, kĩ sảo vận
10 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

động được truyền thụ một cách có mục đích, có hệ thống, có tổ chức, và có kế
hoạch cụ thể.
Để thực hiện một hoạt động phát triển vận động có hiệu quả ngoài việc
đi đầy đủ, trình tự các bước tôi luôn trú trọng vào cách chọn nội dung sao cho
phù hợp giữa hoạt động động với hoạt động tĩnh, kết hợp nội dung dễ với nội
dung khó hơn. Nếu bài tập vận động cơ bản là vận động nhiều cơ tay, thì trò

chơi vận động phải là sự vận động nhiều cho cơ chân và ngược lại, để cơ thể trẻ
phát triển hài hoà, qua đó trẻ không cảm thấy nặng nề, hay mệt mỏi, khi phải
thực hiện mãi một bộ phận nào đó trên cơ thể. Trong quá trình tổ chức giờ hoạt
động phát triển vận động nếu dạy bài vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn
bài tập phát triển chung cần có động tác tay đưa cao hoặc quay tay dọc thân, tập
động tác này số lần nhiều hơn động tác còn lại và khi cho trẻ tập bài tập phát
triển chung, tôi luôn cho trẻ sử dụng các dụng cụ như: Vòng, gậy thể dục đó là
những dụng cụ có tác dụng tốt tới việc hình thành tư thế đúng cho trẻ, từ đó
nâng cao hiệu quả của các động tác, giúp trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt
động.
Thực hiện một hoạt động phát triển vận động cho trẻ, tôi không chỉ chú ý
đến lưạ chọn nội dung, mà khẩu lệnh, hiệu lệnh của cô sẽ góp phần không nhỏ
vào việc thu hút trẻ vào thực hiện hoạt động, nên khẩu lệnh, hiệu lệnh cô phải
rõ ràng, rứt khoát và việc rèn các tư thế, thao tác kỹ năng, phải đúng theo khả
năng của trẻ, phù hợp với độ tuổi, để khi thực hiện vận động trẻ không cảm thấy
khó khăn, hay ngại ngùng khi tham gia hoạt động. Với các vận động cơ bản, tôi
thường hướng dẫn cho trẻ kỹ năng thực hiện rất kỹ càng, mạch lạc, từ đó trẻ
chăm chú quan sát nên khi trẻ thực hiện đạt được kết quả cao, không cần phải
mất nhiều thời gian dừng lại để sửa sai tư thế cho trẻ khi tập, từ đó tạo cho trẻ
sự tập trung, hứng thú khi tham gia hoạt động
Bên cạnh đó việc sử dụng âm nhạc là không thể thiếu trong giờ
hoạt động phát triển vận động, khi có âm nhạc trẻ sẽ thấy hứng thú và phấn khởi
hơn, giờ hoạt động của trẻ đạt kết quả cao hơn. Sử dụng âm nhạc cho trẻ tập
khởi động, tập bài phát triển chung, hồi tĩnh và sử dụng âm nhạc làm luật của trò
chơi.
Ví dụ như trò chơi “Chuyền bóng” trong thời gian là một bản nhạc, đội
nào chuyền được nhiều bóng hơn là đội dành chiến thắng. Hay với trò chơi “Thi
ném túi cát vào vòng” trẻ sẽ phải nghe nhạc, khi nhạc nhanh trẻ sẽ phải di
chuyển nhanh, nhạc chậm trẻ di chuyển chậm, nhạc dừng lại trẻ mới được ném
túi cát...

Để thêm phong phú với trẻ khi dạy hoạt động phát triển vận động, tôi
thường kết hợp dạy theo một chương trình, hội thi như chương trình: “Chúng tôi
là chiến sĩ”, "Hội khỏe măng non", "Vườn cổ tích", hội thi "Bé khỏe, bé
ngoan”... hoặc kết hợp dạy theo nội dung câu chuyện: truyện "Tích Chu", "Cây
khế", "Quả táo", "Sự tích mùa xuân"... hoặc tạo những tình huống như: Hôm nay
là sinh nhật bạn An cùng đến thăm nhà bạn An, tình huống vào vai một nhân vật
trong câu chuyện để dẫn dắt trẻ vào bài)...
Ví dụ dạy hoạt động phát triển vận động bài : “Bò dích dắc bằng bàn tay,
bàn chân”.
11 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Cô giới thiệu chương trình “ Hội khỏe măng non” với các đội chơi.
+ Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tầu đến tham gia chương trình.
+ Trọng động: Cô tạo tình huống giới thiệu các phần thi:
Phần thi thứ nhất: Đồng diễn thể dục (Cho trẻ tập bài tập phát triển
chung)
Phần thi thứ hai: Khỏe và khéo (Cho trẻ tập bài vận động cơ bản: Bò
dích dắc bằng bàn tay, bàn chân).
Phần thi thứ ba: Chung sức (Trò chơi vận động)
+ Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng.
Ví dụ dạy hoạt động phát triển vận động bài: “Đi thăng bằng trên ghế thể
dục”.
Tôi sử dụng truyện “Tích Chu” Dẫn dắt trẻ vào nội dung câu chuyện và
dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước suối tiên cho bà uống để bà
trở lại thành người, đường đi lấy nước suối tiên rất nhiều khó khăn và trải qua
nhiều sông suối gồ ghề..
+ Khởi động: Cùng đến thăm nhà Tích Chu

+ Trọng động: Bài tập phát triển chung: Cùng nhau tập luyện cho cơ thể
khỏe mạnh để vượt qua mọi thử thách trước mắt.
+ Hồi tĩnh: Bạn Tích Chu đã gửi tặng mỗi bạn một niềm mơ ước bay tơi
những phương trời đẹp.
Dạy trẻ kết hợp theo một chương trình với nhiều phần thi hấp dẫn hay
theo nội dung câu chuyện... trẻ rất hào hứng tham gia tập luyện.
Để phát huy hết hiệu quả tôi không chỉ chọn phương pháp mà tôi còn luôn
quan tâm tới hình thức tổ chức để trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi hoạt động như:
Hình thức tập cả lớp- đồng loạt.
Hình thức tập cả lớp - nối tiếp.
Hình thức tập theo nhóm.
Hình thức tập cá nhân

12 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(Hình ảnh trẻ: Đi thăng bằng trên ghế thể dục đầu đôi túi cát)
Phát triển thể chất cho trẻ không dừng lại ở các hoạt động học giờ thể dục,
mà các nội dung phát triển vận động, được lồng tích hợp vào các giờ hoạt động
khác trong ngày của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển thể chất hài hòa và tốt hơn.
4.4. Lồng ghép tích hợp giáo dục thể chất trong các hoạt động khác và
đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Ngoài những tiết dạy hoạt động học của hoạt động phát triển thể chất,
được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, thì trong các hoạt động
khác, tôi đều lồng ghép giáo dục phát triển thể chất một cách linh hoạt, ngẫu
nhiên, nhẹ nhàng, không gò bó, không làm ảnh hưởng đến sự hứng thú của trẻ
trong hoạt động chính, tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm để lựa chọn nội dung lồng
ghép, các nội dung lồng ghép thường là sử dụng các trò chơi có luật, của hoạt

động giáo dục thể chất vào các giờ hoạt động học, điều này giúp cho giờ học
được đan xen tĩnh, động hợp lý mà không để trẻ chán, ngược lại trẻ rất thích thú,
trẻ rất vui vẻ học trong những tiếng hò reo cổ vũ, niềm phấn khởi của trẻ được
thể hiện rõ, trên những khuôn mặt đáng yêu, làm cho các giờ học đó đều đạt kết
quả cao hơn.
VD: Trong hoạt động làm quen văn học, tôi cho trẻ chơi trò chơi:
“Ghép tranh” Trẻ phải đi theo đường hẹp, rồi bật qua con suối để mang những
miếng ghép lên bảng, ghép sao cho hợp lý theo yêu cầu của cô.
Trong hoạt động khám phá khoa học, tôi cho trẻ chơi trò chơi như sau:
Các con sẽ đi theo đường zíc zắc, mang những đồ dùng để đúng nơi quy định.
13 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Trong hoạt động làm quen với toán cho trẻ đứng thành hai hàng dọc dưới
vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh bắt đầu, trẻ đứng đầu hàng bật liên tục qua 5
vòng lên gắn sao cho đủ số lượng, quay về đập tay vào bạn tiếp theo rồi đứng về
cuối hàng.
Trong hoạt động âm nhạc, tôi cho trẻ chơi trò chơi: “Ai nhanh nhất” Trẻ
sẽ được chơi với những chiếc vòng thể dục, trẻ sẽ vừa đi quanh vòng vừa hát khi
có hiệu lệnh sắc xô của cô, trẻ sẽ nhanh chân nhảy vào vòng. Những bạn nào
hảy được vào vòng sẽ là người thắng cuộc, còn những bạn chưa nhảy được vào
vòng sẽ được cả lớp cổ vũ để nhảy lò cò.
Hay trong hoạt động tạo hình như vẽ, cắt, xé dán...để giảm bớt căng
thẳng, mệt mỏi của trẻ tôi cho trẻ vận động "phút thể dục" theo bài: (Đây là anh
cả. Béo trục béo tròn. Anh hai chỉ đường. Anh ba cao nhất. Anh tư hơi thấp. Bé
nhất là út con) hoặc cho trẻ xoay cổ tay, nghiêng người về hai bên theo nhịp đếm
của cô.
Các hoạt động trên không chỉ tạo cho trẻ hứng thú trong giờ học, mà còn

rèn cho trẻ kỹ năng như: Phải biết lần lượt theo thứ tự, không chen lấn xô đẩy
nhau, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, sự cố gắng của trẻ từ đó được hình thành,
đây cũng là một yếu tố quan trọng, hình thành nên nhân cách của trẻ và đều góp
phần giúp trẻ, phát triển thể lực một cách toàn diện.
Ngoài hoạt động học ra, trong các giờ hoạt động ngoài trời, ngoài việc
quan sát, trò chuyện có chủ đích, thì các trò chơi vận động là không thể thiếu
được, nên tôi thường kết hợp cho trẻ, được tham gia các trò chơi như: Truyền
bóng, kéo co, chạy tiếp sức, bịt mắt bắt dê, nhảy bao bố, mèo đuổi chuột, rồng
rắn lên mây….Sau những hoạt động có chủ đích, trẻ được thả hồn mình, trong
các trò chơi vận động của hoạt động goài trời. Tôi thường quan tâm nhiều, đến
các trò chơi dân gian để cho trẻ chơi, vì trò chơi dân gian, thì bất cứ chủ đề nào,
ta đưa vào đều có thể phù hợp cho nội dung chơi của trẻ.
Dù là một trò chơi vận động nhỏ đi chăng nữa, cũng có thể dạy cho trẻ
nhiều kỹ năng sống giá trị như: Làm việc theo nhóm, tinh thần trách nhiệm, khả
năng phối hợp, khả năng thích nghi, lòng tự trọng, tự tin và nhiều hơn thế nữa.
Chúng ta không nên chờ đợi sự phát triển tự nhiên của trẻ, mà hãy chủ động, tập
cho trẻ chơi thể thao từ sớm, để trẻ có thể phát triển tốt nhất về thể lực cũng như
trí tuệ.
Bên cạnh đó hằng ngày, tôi giành thời gian cho trẻ tự do vận động chạy,
nhảy, tham gia các trò chơi với đồ chơi có sẵn trong sân trường, đồ chơi dụng cụ
mang theo hoặc tham gia lao động chăm sóc cây cối trong sân vườn, vệ sinh đồ
dùng, đồ chơi. Đây cũng là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp
cho trẻ biết yêu thiên nhiên, yêu lao động.

14 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(Hình ảnh trẻ chơi trò chơi mèo đuổi chuột)


(Hình ảnh trẻ lao động chăm sóc vườn rau, lau đồ chơi ngoài trời)
Để tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái, tôi thường kết hợp với
các cô giáo và học sinh lớp khác, thường xuyên tổ chức cho trẻ được giao lưu
15 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

các trò chơi vận động với nhau, qua đó sẽ giúp trẻ năng động hơn, trẻ có thái độ
luyện tập, có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với các bạn ở lớp khác, từ đó trẻ ý thức
được mình cần phải làm gì? Và trẻ tạo cho mình động cơ phấn đấu sau mỗi lần
giao lưu thi đấu.

(Ảnh trẻ giao lưu trò chơi vận động: Chuyển bóng, kéo co cùng lớp A2)
Trong năm học này, lớp tôi đã kết hợp cùng lớp A3 tổ chức dạy chuyên đề
hoạt động giao lưu các trò chơi vận động cho các trường trong huyện đến kiến
tập, qua đó giáo viên, học sinh đều nhiệt tình tham gia, trẻ rất hào hứng tập
luyện và tích cực tham gia vào các trò chơi, các phần thi.

(Hình ảnh trẻ giao lưu các trò chơi vận động trong tiết chuyên đề)
16 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Với trẻ 5 tuổi việc đánh giá theo năm lĩnh vực, đều được thực hiện trên
120 chỉ số, với lĩnh vực phát triển thể chất, theo chỉ số, tôi đã nghiên cứu và
chọn các chỉ số vào các hoạt động, sao cho phù hợp với khả năng của trẻ từ mức
độ thấp đến cao, từ dễ đến khó như.

VD: Chỉ số 1: Bật xa tối thiểu 50cm. Tôi đưa vào dạy trẻ ở giai đoạn đầu, để
giúp trẻ hiểu được chức năng của các bộ phận trên cơ thể và phát triển cơ lớn
cho bản thân …
Chỉ số 4: Trẻ biết trèo lên xuống thang ở độ cao 1,5m so với mặt đất. Tôi
đưa vào dạy trẻ ở giai đoạn hai, trẻ đã quen trường lớp, có thói quen tập luyện
vận động rồi, giúp trẻ biết phối hợp chân tay khéo léo, tinh thần bình tĩnh để trèo
lên xuống thang...
Khi thực hiện bài nào có đánh giá chỉ số, tôi sử dụng bảng đánh giá là
cho trẻ đánh giá trực tiếp, đó là cháu nào làm được tự lấy lô gô cài vào mặt cười,
trẻ nào không thực hiện được tự lấy lô gô cài vào mặt mếu, điều này giúp trẻ tự
biết kết quả của mình và trẻ ngày càng cố gắng hơn trong các hoạt động sau.

(Hình ảnh trẻ lấy lô gô cài vào mặt cười, mặt mếu)
Phát triển thể chất cho trẻ không chỉ chú ý đến các nội dung hoạt động
học, các nội dung vận động cho trẻ, mà môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân
trẻ góp phần rất lớn, trong việc phát triển thể chất cho trẻ ở trường mầm non.
4.5. Xây dựng môi trường lớp học và vệ sinh cá nhân trẻ
* Việc trang trí môi trường lớp học, không chỉ để gây hứng thú cho trẻ
thích đến lớp, mà còn làm cho trẻ luôn hứng thú tham gia vào các hoạt động, vì
thế môi trường lớp học là rất quan trọng, không thể thiếu được, nó không chỉ
17 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

giúp cho việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, môi trường lớp học đẹp, góp phần
không nhỏ trong việc tuyên truyền xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non.
Ngoài ra môi trường lớp học đẹp tạo cho trẻ như được hòa mình trong một thế
giới tuổi thơ, trẻ luôn được tiếp cận với cái mới, trẻ rất hứng thú hoạt động và
đến lớp, yêu quý cô giáo, đặc biệt là biết bảo vệ sản phẩm của cô và trẻ làm ra,

tăng thêm ý thức giữ gìn môi trường lớp học của mình. Vậy nên tôi luôn chú
trọng, chủ động trang trí môi trường lớp học, trang trí các góc có sự lô gíc với
nhau, đặc biệt là góc vận động, thường là những đồ dùng luyện tập cồng kềnh,
tôi giành khoảng rộng hơn, ở ngoài hành lang để trưng bày được những đồ dùng
tập luyện để trẻ dễ quan sát, dễ cất và dễ lấy các đồ dùng mà trẻ thích.
Môi trường lớp học ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ trẻ do vậy tôi phải
luôn giữ cho môi trường lớp xanh- sạch- đẹp, từ đó trẻ tránh được bệnh tật, cơ
thể khoẻ mạnh trẻ sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động. Để làm được điều đó
tôi cùng đồng nghiệp trong lớp của mình thường xuyên lau dọn, sắp xếp các đồ
dùng, đồ chơi sạch sẽ gọn gàng, không chỉ cô mà còn khuyến khích trẻ cùng
tham gia lau dọn, xếp sắp đồ dùng, đồ chơi cùng cô vì trong lớp học mầm non
nói chung nhất là lớp học của tôi nói riêng có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi cấp
phát cũng như đồ dùng tự tạo, giá kệ nhiều nếu chúng ta không thường xuyên vệ
sinh, thường xuyên thay đổi các góc, thì nhìn vào lớp học luôn cụ kỹ, nhàm chán
với trẻ, nhất là khâu vệ sinh sẽ không được đảm bảo.
Qua việc xây dựng và vệ sinh môi trường lớp học thường xuyên, tôi thấy
trẻ lớp tôi yêu thích đến lớp, trẻ đi học chuyên cần cao và tham gia các hoạt
động tích cực hơn đặc biệt là hoạt động thể chất.

(Hình ảnh môi trường trong lớp học)
18 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(Hình ảnh góc vận động ngoài hành lang)
Việc xây dựng môi trường và vệ sinh môi trường lớp học, là yếu tố quan
trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ, nhưng môi trường sạch, đẹp mà cá
nhân trẻ không được chú ý chăm sóc sạch sẽ, trẻ cũng không thể phát triển thể
chất tốt được. Vì vậy tôi luôn chú ý quan tâm đến hoạt động vệ sinh cho trẻ.

Hoạt động vệ sinh không chỉ thực hiện trên giờ hoạt động vệ sinh, hay 4 lần trên
ngày, hay sau các hoạt động chơi, tập... Việc vệ sinh cá nhân cho trẻ được tôi
chú ý đến từng cách ăn mặc của trẻ như; nếu thời tiết nóng mà trẻ mặc quá dày
cũng sẽ dẫn đến mất vệ sinh, bởi trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi khiến trẻ sờ mó lau
quyệt lên các bộ phận trên cơ thể hay mặc không phù hợp khi tham gia các hoạt
động, nhất là hoạt động vận động cần phải chú ý nhiều hơn. Hoặc vệ sinh khi trẻ
ăn luôn nhắc nhở trẻ không nói chuyện khi ăn, ho lấy tay che miệng, nhặt cơm
dơi song phải lau tay vào khăn...nghiêm túc thực hiện thường xuyên việc cho trẻ
xúc miệng bằng nước muối ở lớp. Đặc biệt là khi có dịch bệnh, khi thời tiết giao
mùa tôi cũng chủ động, không chờ nhà trường triển khai kế hoạch mới thực
hiện, mà bản thân tôi đã chủ động vệ sinh môi trường lớp học khử khuẩn đồ
dùng, đồ chơi, căn dặn các cháu và tuyên truyền phụ huynh cùng ngăn ngừa
phòng dịch bệnh không để lây lan vào trẻ lớp mình.

19 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(Hình ảnh trẻ rửa tay, rửa mặt hàng ngày)
4.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền - phối hợp với phụ huynh và
cộng đồng.
Công tác giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi, chỉ đạt kết quả tốt
khi nhà trường và gia đình phối hợp với nhau chặt chẽ, thường xuyên và liên
tục. Nhận thức được vai trò kết hợp của các bậc phụ huynh trong công tác chăm
sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác giáo dục thể chất cho trẻ nói riêng, ngay
từ đầu năm học tôi đã có kế hoạch và nội dung tuyên truyền tới các bậc phụ
huynh như sau:
* Hình thức tuyên truyền:
- Trong buổi họp phụ huynh các kỳ.

- Qua hệ thống các bảng tuyên truyền tại góc lớp: như “Tháp dinh dưỡng”
và “Bé cần gì để lớn và khoẻ mạnh”
- Trao đổi trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trẻ và trả trẻ.
- Xây dựng góc tuyên truyền, liên tục có nội dung mới lạ, để gây hứng thú
cho phụ huynh quan sát.
- Tổ chức thường xuyên hoạt động thể dục sáng đúng giờ, cho phụ huynh
được quan sát.
* Nội dung tuyên truyền:
- Cho trẻ ăn các chất có đủ dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc sức khoẻ cho trẻ từ
khâu vệ sinh cá nhân trẻ, đến cho trẻ ăn ngủ đúng giờ, cách phòng ngừa một số
bệnh thường gặp ở trẻ em..

20 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

- Tạo dựng cho trẻ môi trường lành mạnh, thân thiện, Tạo điều kiện cho trẻ
được lao động tự phục vụ, theo khả năng của độ tuổi, rèn luyện cơ thể cho trẻ
tập thể dục sáng thường xuyên.
- Thực hiện kế hoạch của ban giám hiệu tôi đã phối hợp tuyên truyền với
các bậc phụ huynh cho các con đi thăm quan, học tập trải nghiệm: Khu du lịch
TIMES CITY - Lăng Bác, tại đây các con được trải nghiệm đóng vai lính cứu
hỏa, công an, bác sĩ, đầu bếp...chơi các trò chơi vận động như nhà bóng, nhà
hơi... thăm quan Lăng Bác, thăm nhà sàn, nơi làm việc, thăm ao cá, đây là một
yếu tố rèn luyện kỹ năng sống và giáo dục thể chất cho trẻ rất tốt.

21 / 27



Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

(Hình ảnh trẻ thăm quan Lăng Bác)

(Hình ảnh trẻ tập làm lính cứu hỏa, chú bộ đội)
22 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

5. Kết quả thực hiện
Từ những biện pháp đã thực hiện, để nâng cao chất lượng giáo dục thể
chất cho trẻ 5-6 tuổi, tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau:
* Đối với phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục thể
chất cho trẻ. Vì chất lượng của cuộc sống vì tương lai của con em mình, các bậc
phụ huynh đã nêu cao tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho trẻ, biết kết hợp
với cô giáo, trong việc giáo dục thể chất cho con em mình như;
+ 100% trẻ được đi học đúng giờ, được ăn chế độ ăn sáng đầy đủ,
+ Có ý thức quan tâm chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho con em mình
trước khi đến lớp.
+ Biết đồng tình với cô giáo để cùng giáo dục trẻ, biết lao động tự phục
vụ, theo khả năng sức khoẻ và độ tuổi.
* Đối với trẻ:
- Trẻ có thói quen hứng thú với việc tập thể dục sáng hàng ngày, được ăn
uống theo chế độ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tích cực tham gia vào các trò
chơi vận động, có hứng thú trong các hoạt động phát triển thể chất.
- Trẻ hiểu được ích lợi và sự cần thiết của việc tập luyện, giữ gìn vệ sinh,
ăn uống hợp lý, để phát triển thể chất cho cơ thể mình như thế nào. Vì thế kết
quả cuối năm trẻ đã đạt được một số kết quả như sau:

+ Số liệu cụ thể như sau:
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài:
STT

Nội dung

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

1

Trẻ mạnh dạn, tích cực tham
gia hoạt động.

18/34 = 52,9%

16/34 = 47,1%

2

Trẻ có kỹ năng vận động.

12/34 = 35,3%

22/34 = 64,7%

3

Khả năng tập trung, chú ý khi

tham gia vận động.

25/34 = 73,5%

9/34 = 26,5%

* Kết quả sau khi thực hiện đề tài:
STT

Nội dung

Đạt yêu cầu

Chưa đạt yêu cầu

1

Trẻ mạnh dạn, tích cực tham
gia hoạt động.

32/34=94,1%

2/34=5,9%

2

Trẻ có kỹ năng vận động.

28/34=82,4%


6/34=17,6%

3

Khả năng tập trung, chú ý khi
tham gia vận động.

33/34=97,1%

1/34=2,9%

23 / 27


Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

* Qua kết quả khảo sát đánh giá cho thấy: Tỷ lệ %
- Trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động tăng 41,2%
- Trẻ có kỹ năng vận động tăng 47,1%
- Khả năng tập trung, chú ý khi tham gia vận động tăng 23,6%
So với trước khi áp dụng các biện pháp thực hiện đề tài này, thì trẻ thực
hiện các bài tập, xử lý các tình huống, đúng và nhanh hơn, kỹ năng, thao tác của
trẻ tốt hơn, trẻ hứng thú với các hoạt động phát triển thể chất, sự bền bỉ dẻo dai
của trẻ được kéo dài hơn, trẻ biết chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh
cá nhân, ăn uống hợp lý. Đã góp phần không nhỏ vào việc giảm tỷ lệ trẻ suy
dinh dưỡng rất tốt, cụ thể cuối năm trẻ lớp A1 chỉ còn 2/34 trẻ SDD, bằng 5,9%,
tỷ lệ so với đầu năm giảm được 4,1% trẻ SDD.
* Đối với giáo viên.
Giáo viên trường mầm non nơi tôi công tác nói chung và nhất là giáo
viên khối 5 tuổi nói riêng, không còn quan điểm sợ, chán dạy hoạt động phát

triển thể chất cho trẻ là khô khan, khó sáng tạo nữa, ngoài ra còn học tập được
nhiều loại trò chơi vận động, tích hợp phát triển thể chất cho trẻ vào các hoạt
động khác, rất phong phú và đa dạng, môi trường các lớp được sạch đẹp và thay
đổi thường xuyên hơn
PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua một thời gian tự nghiên cứu và áp dụng các phương pháp trên, tôi
cũng đã gặt hái được những thành công bước đầu, bản thân tôi cũng đã hiểu sâu
sắc về giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Thông qua giáo dục thể chất, giúp trẻ
phát triển toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể ,mỹ, lao động và giúp trẻ mạnh dạn
tự tin hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy tôi nhận thấy là một giáo viên mầm
non đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, đề cao lương tâm và
nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tụy thương yêu trẻ luôn tìm ra những giải
pháp chăm sóc giáo dục giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.
Tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
+ Giáo viên phải có lòng say mê, yêu nghề mến trẻ, bản thân cần tích cực
nghiên cứu, học tập qua nhiều tài liệu có liên quan, qua các phượng tiện thông
tin đại chúng, đồng thời tự đúc rút kinh nghiệm, trong quá trình giảng dạy và
học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, đã có nhiều năm công tác và có nhiều
thành tích trong giảng dạy, để nắm vững phương pháp giảng dạy và có kỹ năng
trong giảng dạy trẻ, thực hiện các hoạt động
+ Giáo viên phải có kế hoạch năm học, kế hoạch tháng rõ ràng cụ thể,
phù hợp với khả năng của trẻ lớp mình và khả năng của bản thân, cũng như điều
kiện của nhà trường, kế hoạch phải xây dựng trước khi thực hiện.
+ Giáo viên phải nắm vững phương pháp, trình tự từng hoạt động, biết
lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động với nhau.
24 / 27



Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

+ Phải tạo được môi trường lớp học sạch sẽ, hấp dẫn, sinh động để thu hút
trẻ tham gia vào hoạt động.
+ Giáo viên phải biết phối kết hợp chặt chẽ, giữa cô giáo với nhân viên
nuôi dưỡng và phụ huynh học sinh, làm tốt công tác tuyên truyền, để phụ huynh,
cùng trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt động bề nổi của nhà trường, nhằm
góp phần thúc đẩy cộng đồng tốt hơn.
2. Đề xuất, khuyến nghị:
+ Đối với PGD&ĐT, thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn,
hoặc tổ chức phổ biến rộng rãi các tiết mẫu, các sáng kiến kinh nghiệm hay, đạt
giải cao các cấp.
+ Đối với nhà trường, tăng cường bổ xung đầu tư, các loại đồ dùng,
phương tiện dạy học, cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hơn nữa.
* Trên đây là: "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" Tuy rằng, việc thực hiện đã đạt được một số kết quả
đáng khích lệ, với tôi trong năm học vừa qua. Nhưng tôi nhận thấy, về khả năng
và năng lực chuyên môn của mình, còn hạn chế, nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót hay chưa đạt kết quả cao, so với các bạn bè đồng nghiệp. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến, của các bạn đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các
cấp, để đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi, được hoàn thiện hơn và được tiếp
tục áp dụng, cho những năm tiếp theo, đạt hiệu qủa cao hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Ba Vì, ngày 1 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

25 / 27



SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 14 trang )

Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI)
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục
phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới
góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó
có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động
(dù ở mức độ đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển của cơ thể
con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động
nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một
cách có khoa học để đạt mục tiêu đề ra.
Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và
bảo vệ sức khỏe. Về các kĩ năng vận động và tố chất vận động, giáo dục phát
triển vận động giúp hình thành và rèn luyện các kĩ năng vận động, đồng thời
phát triển các tố chất vận động. Ngoài ra còn góp phần giáo dục toàn diện cho
trẻ mầm non: Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo
dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội, giáo
dục phát triển thẩm mĩ và giáo dục lao động cho trẻ mầm non.
Như chúng ta đã biết: Bậc học mầm non là “ Bậc học nền tảng trong hệ
thống giáo dục quốc dân”. Vì mầm non chính là thế hệ măng non của đất nước,
là những thế hệ xây dựng tương lai cho đất nước sau này. Chính vì thế nó rất
phong phú, những gì trẻ được hình thành, được học ở mầm non chính là hành
trang cho sự tiến bước vào đời của trẻ sau này.
Chúng ta đã từng nghe câu nói: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ,
biết học hành là ngoan”. Từ khi mới sinh ra trẻ như một cái búp mới chớm nở ở
trên cành, nếu được sự quan tâm, chăm sóc của mọi người thì búp sẽ cho chúng
ta hoa đẹp. Trẻ ở lứa tuổi này chỉ cần biết ăn, biết ngủ, biết học thế là ngoan và
cũng trong thời kỳ này trẻ luôn là trung tâm của mọi người trong gia đình, mỗi
chúng ta ai cũng muốn “dành cho trẻ những gì tốt đẹp nhất mà mình có thể”.
Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc. Vì vậy
việc bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mỗi gia


đình mà còn là của toàn xã hội. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất,
thời điểm này tất cả mọi việc đều bắt đầu: Bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe,
nhìn và vận động bằng đôi chân, đôi tay của mình.... Chính vì thế việc chăm sóc
giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc
làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo
đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người tương lai của đất
nước. “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”, trẻ em sinh ra có quyền được
chăm sóc và bảo vệ, được tồn tại, được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng.
GV: Phạm Thị Nhung

1


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ
của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng. Trẻ em là công dân của xã
hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần
chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất cho trẻ càng có ý
nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị quyết trung ương 4 khóa XII về những vấn
đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ:
“ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mọi con người và của toàn xã hội; là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. GDTC là một bộ
phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, có mối quan hệ mật thiết với
giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng
có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh,
cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non
yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục
đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà
không thể khắc phục được. Đúng vậy, cuộc sống ngày nay việc chăm sóc sức

khỏe cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, cũng chính vì muốn trẻ
có một cơ thể khỏe mạnh được phát triển toàn diện, đối với bản thân tôi là một
giáo viên Mầm non đang trực tiếp chăm sóc-giáo dục dục trẻ ở độ tuổi này nên
tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”.
II. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là
nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đảm bảo
cho sự tăng trưởng của xã hội mai sau, việc phát triển nhân tố con người, nguồn
lực con người phải tiến hành không ngừng ngay từ khi trẻ mới sinh ra, thậm chí
ngay từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ. Vì vậy, công tác chăm sóc- giáo
trẻ, đặc biệt là giáo dục thể chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của trẻ nói riêng và nguồn lực nói chung.
Giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn
diện. Đó là quá trình tác động chủ yếu vào cơ thể trẻ thông qua việc rèn luyện
cơ thể và hình thành phát triển các kỹ năng, kỹ xảo vận động, tổ chức sinh hoạt
và giữ gìn vệ sinh nhằm làm cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, sức khỏe được
tăng cường làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
Sức khỏe là cái vốn quý nhất có ý nghĩa sống còn đối với con người, đặc
biệt là trẻ em dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình tăng trưởng của trẻ diễn ra rất
nhanh chóng, nhưng cơ thể của trẻ lại quá non nớt, trẻ dễ bị ảnh hưởng của
những tác bên ngoài ngoài, ở giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn yếu nên trẻ
dễ mắc các loại bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy, trẻ chỉ có thể phát triển
GV: Phạm Thị Nhung

2


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi


thể lực tốt nếu như người lớn chúng ta chú ý đến việc chăm sóc, giữ gìn sức
khỏe cho trẻ tốt thì trẻ sẽ khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện cả về mặt:
Đức, trí, thể, mĩ.
Giáo dục thể chất còn có mối quan hệ mật thiết tới việc giáo dục: Đức,
trí, thể, mĩ và lao động cho trẻ. Bởi sự thành công của bất cứ hoạt động của trẻ
đều phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của trẻ. Nếu cơ thể trẻ khỏe mạnh thì sẽ
làm cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, yêu đời hơn. Trẻ sẽ nhanh nhẹn, hoạt bát và
tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động mà không cảm thấy mệt mỏi. Giáo
dục thể chất còn có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục lao động. Thể dục giúp trẻ
có sức khỏe dẻo dai, vận động nhanh nhẹn, chính xác hơn, trẻ có cảm giác về
nhịp điệu và dịnh hướng trong không gian tốt hơn.
Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới
công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện
bản thân tôi còn gặp rất nhiều khó khăn như: Tình hình sức khỏe của trẻ còn
nhiều vấn đề đáng lo ngại. Nhiều trẻ còn mắc bệnh thấp còi, trẻ suy dinh dưỡng,
béo phì...các điều kiện đảm bảo và chăm sóc sức khỏe của trẻ còn nhiều thiếu
thốn. Cơ sở vật chất trường lớp chưa an toàn, chưa đảm bảo diện tích cho trẻ
học tập và vui chơi. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu và
chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi” nhằm đáp
ứng nhu cầu giáo dục phát triển thể chất cho trẻ hiện nay.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
Trong thực tế qua nhiều năm tôi trực tiếp chăm sóc- giáo dục trẻ, hàng
ngày được tiếp xúc với trẻ, được nhìn thấy trẻ vui chơi, học tập. Tôi nhận thấy
được rằng việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là một việc làm hết sức cần
thiết và đáng được quan tâm. Bởi vì khi trẻ được vận động thì trẻ sẽ rất hứng
thú và tích cực hơn, trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn và nhanh nhẹn hơn, có tinh thần hợp
tác cùng bạn bè để thực hiện các kỉ năng vận động một cách thành thạo. Thể lực
của trẻ ngày càng được nâng lên rõ rệt, trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều. Ngoài ra
còn kích thích trẻ tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động. Từ những lí do
trên bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp chăm sóc- giáo dục trẻ tôi đã gặp một

số thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở lứa tuổi
mẫu giáo lớn và có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ.
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn cũng như việc đầu tư
về cơ sở vật chất của Ban giám hiệu nhà trường.
Trẻ mẫu giáo lớn có nhận thức cao nên việc dạy trẻ ở một lứa tuổi đều có
sự thuận lợi.
GV: Phạm Thị Nhung

3


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bản thân tôi đã được tham gia các đợt làm đồ dùng dạy học, đồ chơi và
hội thi đồ dùng, đồ chơi cấp trường, cấp huyện, học hỏi được kinh nghiệm từ
các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt trong quá trình nhà trường tham gia hội thi “phát
triển sân vận động cho trẻ” cấp huyện trong năm học 2016-2017 này.
* Khó khăn:
- Khó khăn lớn nhất hiện nay mà bản thân tôi đang phải bân khuân là về
cơ sở vật chất trường, lớp không an toàn: phòng học xuống cấp trầm trọng
(vách tường nứt nẻ, nền nhà luôn ẩm ướt), diện tích lớp học, sân trường còn
chật hẹp không đủ diện tích cho trẻ hoạt động và vui chơi. Trang thiết bị đồ
dùng dạy học còn thiếu thốn rất nhiều: (Một số dụng cụ thể dục chưa phù hợp,
chưa đầy đủ, chưa phong phú...)
- Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng
mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. Đa số phụ huynh chưa quan tâm
đến việc đưa đón trẻ đến trường và khi đến trường các cháu được học những gì?
mà chỉ thích cho trẻ viết chữ, đọc chữ như lớp 1 phổ thông.

- Lớp tôi có trẻ cá biệt, có biểu hiện bất thường nên chưa có nề nếp (Kim
Tuyền), trẻ còn nhút nhát chưa chủ động tham gia các hoạt động của lớp như
cháu (Văn Danh; Khánh Băng; Huỳnh Phấn; Kim Xuân...).
Điều đó dẫn đến thực trạng:
+ Có khoảng 50-60% Trẻ hứng thú, tập trung vào giờ học, mạnh dạn tự
tin khi tham gia hoạt động và thực hiện được các kĩ năng vận động.
+ Còn 30-40% Trẻ không tập trung chú ý vào giờ học, còn nhút nhát, thụ
động, chưa mạnh dạn, chưa tích cực, chưa thực sự hứng thú trong giờ học và
thực hiện các kĩ năng vận động chưa thành thạo.
* Về kỹ năng vận động:
+ Vận động thô: Đạt 12/22 trẻ; chưa đạt: 10/22 trẻ
+ Vận động tinh: Đạt 10/22 trẻ; chưa đạt: 12/22 trẻ
* Về sức khỏe:
+ Cân nặng: 19/22 trẻ phát triển bình thường, chiếm tỷ lệ: 86,4%
+ Chiều cao: 19/22 trẻ phát triển bình thường, chiếm tỷ lệ: 86,4%
Để khắc phục và giải quyết thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra “Một
số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi”
3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
* Biện pháp thứ nhất: Tạo môi trường cho trẻhoạt động giáo dục thể chất:
+ Môi trường học tập và vui chơi:
Việc tạo môi trường cho trẻ học tập và vui chơi là rất cần thiết trong chương
trình đổi mới hiện nay: Nếu giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt
thì sẽ giúp trẻ phát triển thể chất một cách hài hòa, cân đối. Trẻ sẽ tham gia tích
cực vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học
GV: Phạm Thị Nhung

4


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi


tôi đã đi sâu vào tạo môi trường hoạt động cho trẻ bằng cách tạo sân chơi phát
triển vận động nhằm gây hứng thú cho trẻ mỗi khi trẻ hoạt động và vui chơi.
Để làm được điều này, bản thân tôi chủ động bàn bạc với Ban giám hiệu nhà
trường cùng với tất cả các chị em giáo viên trong trường tạo một sân chơi ở sân
trường để làm khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ. Trước tiên là tạo mặt
bằng sân chơi bằng cách đổ thêm cát sạch vào sân chơi, sau đó san lắp cho bằng
phẳng để có không gian rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ. Tiếp theo là làm bổ sung
thêm những đồ dùng , đồ chơi từ các nguyên vật liệu phế thải như: Bánh xe
máy, cây tre, cây gỗ cũ....để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Cầu
treo; thang leo; cổng chui; ván kê dốc; xà đu; cầu trượt, đường dích dắc...và sắp
xếp các đồ dùng, đồ chơi đó cho phù hợp để trẻ luyện tập và vui chơi.

Hình ảnh sân chơi phát triển vận động cho trẻ
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu được, để có được môi
trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động bố trí, sắp xếp các đồ dùng, đồ
chơi ngoài trời phù hợp với sân trường, tạo khoảng không gian rộng rãi, bằng
phẳng, an toàn và thoáng mát để cho trẻ tập luyện và vui chơi thoải mái, đặc
biệt đảm bảo an toàn cho trẻ. Tùy theo vị trí mỗi loại đồ dùng, đồ chơi tôi đều
tận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để trẻ khỏi bị trầy xước
khi luyện tập và vui chơi như: Bò chui qua ống dài, Bò theo đường dích dắt...và
thường xuyên kiểm tra trước khi cho trẻ luyện tập. Ngoài ra tùy theo thời tiết
trong ngày tôi có thể tổ chức cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa...
đây cũng là hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp trẻ biết yêu thiên
GV: Phạm Thị Nhung

5


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi


nhiên, yêu lao động và hình thành cho trẻ thói quen, ý thức giữ gìn và bảo vệ
môi trường.
+ Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập và vui chơi:
Để tạo sự hứng thú cho trẻ mỗi khi trẻ luyện tập và vui chơi, ngoài những đồ
dùng, đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã chủ động tự làm mới được nhiều
đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ như: Dùng cây tre chẻ mỏng ra thành từng
lát mỏng, sau đó cuộn tròn lại thành các vòng thể dục có đường kính rộng
khoảng 40cm, dùng giấy màu quấn cuộn xung quanh vòng để có màu sắc đẹp,
hấp dẫn trẻ để trẻ “ Bật liên tục vào các vòng” hoặc chơi trò chơi vận động “
Nhảy ô tiếp sức”. Dùng vải vụn để làm túi cát cho trẻ ném; dùng các bánh xe
máy cũ làm cổng chui và làm đường dích dắt cho trẻ “Bò theo đường dích dắc”
hoặc xếp các vòng dưới sân cát để trẻ “ Bật liên tục vào các”. Ngoài ra vỏ xe
máy cũ còn dùng làm nhiều được đồ chơi khác như: Gắn nối các vòng để trẻ
chơi “Ném bóng qua vòng”...Từ những nguyên vật liệu đã qua sử dụng này tôi
tận dụng làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ, vừa không phải tốn nhiều
tiền, lại vừa bảo vệ được môi trường. Qua đó chúng ta có thể giáo dục cho trẻ ý
thức bảo vệ môi trường và biết trân trọng, giữ gìn những đồ dùng, đồ chơi do
chính chúng ta tự làm ra.

GV: Phạm Thị Nhung

6


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Một số hình ảnh đồ dùng đồ chơi để trẻ luyện tập và vui chơi ngoài trời
như: Bật tách khép chân qua 7 ô; Ném bóng qua vòng; Thang leo; đường dích
dắc; cầu khỉ; cổng chui.

Các hoạt động trong trường mầm non, đặc biệt là trong hoạt động phát
triển vận động. Việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô cùng quan
trọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập có tính thực tế,
các bài tập khác nhau đều có những đồ dùng, dụng cụ khác nhau, giúp trẻ chơi
mà học một cách nhẹ nhàng.
* Biện pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ
trong trường mầm non:
Tổ chức hoạt động giáo dục phát triển thể chất cho trẻ là nội dung thiết
yếu trong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn
nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ mầm non tôi cần tuân theo các
nguyên tắc sau:
+ Nội dung cần bám sát với chương trình giáo dục mầm non hiện hành:
Chương trình đã xác định mục tiêu giáo dục phát triển thể chất, trong đó nhấn
mạnh tới phát triển vận động yêu cầu phù hợp với từng độ tuổi. Đối với trẻ mẫu
giáo là: “...Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư
thế; có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong không gian; có kĩ năng trong một số hoạt động cần sự khéo
léo của đôi tay...”
+ Phát triển hài hòa nhân cách: Do có sự thống nhất về thể chất và tinh
thần trong sự phát triển con người nên giáo dục phát triển thể chất có khả năng
GV: Phạm Thị Nhung

7


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

thực hiện những nhiệm vụ giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩm mĩ. Việc giải quyết
các nhiệm vụ đó nằm trong quá trình giáo dục phát triển thể chất. Điều đó
không chỉ mở rộng vai trò của giáo dục phát triển thể chất như một nhân tố để

giáo dục toàn diện mà còn trực tiếp quyết định kết quả của bản thân quá trình
giáo dục phát triển thể chất.
+ Kết hợp giáo dục phát triển thể chất với thực tiễn lao động: Giáo dục
phát triển thể chất chuẩn bị cho các thành viên của xã hội thực hiện tốt các hoạt
động lao động sản xuất trong đời sống. Các bài tập đảm bảo hiệu quả tính ứng
dụng của thể dục thể thao như chú ý dạy các vận động: Đi, chạy, nhảy, leo, trèo,
mang vác, vượt chướng ngại vật... và các tố chất thể lực cần thiết.
+ Tăng dần mức độ tác động: Rèn luyện chỉ mang lại kết quả mong muốn
khi chúng ta tăng dần mức độ tác động về cường độ và thời gian. Căn cứ vào
hai định luật về cường độ kích thích để xác định mức độ ban đầu của các bài
tập, tốc độ luân chuyển lên mức độ mới và mức độ tác động tối da của mỗi bài
tập.
+ Đảm bảo tính liên tục và hệ thống:
- Các nội dung vận động có tính hệ thống: Các bài tập phải được tiến
hành rèn luyện theo một kế hoạch nhất định từ dễ đến khó, luôn có sự kế thừa
và phát triển.
- Rèn luyện liên tục: Khi tham gia rèn luyện thể chất, cần đảm bảo tính
liên tục bởi việc luyện tập ngắt quãng trong thời gian dài sẽ làm mất hiệu quả
của những lần tập trước, làm ảnh hưởng đến tinh thần rèn luyện và việc hình
thành cơ chế thích nghi của cơ thể.
+ Đảm bảo tính cá biệt: Mỗi trẻ là một đối tượng riêng biệt với những đặc
điểm về năng lực, khí chất, tình trạng sức khỏe. Do đó khi lựa chọn và thực hiện
các nội dung luyện tập cần chú ý tới đặc điểm riêng của trẻ nhằm giúp trẻ phát
huy tốt nhất các khả năng của bản thân cũng như khắc phục dần những hạn chế
để dần thích nghi với các hoạt động giáo dục và sinh hoạt.
+ Đảm bảo sự kết hợp hợp lí giữa các vận động có tính chất động và tĩnh:
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thay đổi vận động một cách hợp lí của cơ thể.
Khi lựa chọn các vận động cần có sự cân đối giữa vận động có tính chất khác
nhau. Tránh tình trạng cơ thể rơi vào trạng thái quá mệt mỏi hoặc cảm thấy
nhàm chán.

+ Phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương: Khi thực
hiện các hoạt động giáo dục, cần cân nhắc đến đặc điểm điều kiện của trướng,
lớp cũng như địa phương mình đang sinh sống. Trên cơ sở bám sát và thực hiện
các mục tiêu giáo dục chung cho từng độ tuổi, giáo viên có thể linh hoạt lựa

GV: Phạm Thị Nhung

8


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

chọn phương pháp, hình thức và các phương tiện giáo dục sao cho có thể tận
dụng tối đa những ưu thế, điều kiện sẵn có ở nơi công tác.
Để đạt được những kĩ năng, kĩ xảo vận động có mục đích và hình thành
những kĩ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hình thức cơ bản để tổ
chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ. Ở mỗi hình thức tùy theo
từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa chọn phương pháp, đồ dùng, dụng cụ
luyện tập khác nhau.
Khi tổ chức: một “tiết thể dục giờ học” tôi bám vào kế hoạch năm, trước
hết tôi xác định mục tiêu của bài dạy, sau đó mới lựa chọn nội dung phù hợp để
tiến hành tổ chức một tiết thể dục giờ học.
Giờ thể dục gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Mỗi
phần giải quyết nhiệm vụ nhất định phù hợp với việc lựa chọn, sắp xếp bài tập
vận động và cách thức tiến hành chúng. Tuy nhiên sự phân chia các phần có tính
tương đối, mỗi phần có tác dụng hỗ trợ và hoàn thiện cho nhau. Giữa các phần
cần có sự chuyển tiếp tự nhiên, liên tục.
Phần thứ nhất: Khởi động:
- Nhiệm vụ: Chuyển trẻ sang trạng thái sẵn sàng vận động; hình thành
thái độ tích cực, hứng thú, tập trung đối với việc thực hiện các nhiệm vụ vận

động.
- Thời gian: Thời gian khởi động tương tự như thời gian hồi tĩnh
- Nội dung: Tập hợp đội hình ( theo đội hình trẻ đã được làm quen như:
hàng ngang, hàng dọc, vòng tròn...). Rèn luyện các vận động đi, chạy phù hợp
với yêu cầu của độ tuổi: Đi, chạy nhẹ nhàng; đi kết hợp chạy với các tốc độ
khác nhau, đi thường kết hợp với các kiểu đi khác (lấy đi thường làm chủ đạo,
ví dụ: đi bằng đầu ngón chân 2m, đi thường 5m, sau đó đi 2m bằng gót chân, đi
thường 5m)
- Cách tiến hành: Để trẻ tập trung, chú ý cô giáo sử dụng các phương tiện
khác nhau như: trống, xắc xô...hoặc tín hiệu âm thanh như ( âm nhạc - đó là tín
hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ). Trong một giờ học nên dùng một loại tín hiệu
thống nhất để không ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu
trên, tôi còn sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh ( nghỉ, nghiêm, cả lớp chú ý: đi,
chạy, dừng lại...) một cách rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý của
trẻ. Cuối phần khởi động, có thể cho trẻ nghe tín hiệu âm thanh hoặc vận động
nhẹ nhàng nư “ chuông reo ở đâu”, “ tiếng gọi của ai” có tác dụng làm trẻ phấn
khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. Kết thúc phần này, tôi
cho trẻ chuyển đội hình để tiện cho tập các bài tập phát triển chung ( hàng
ngang, vòng tròn, chữ u).
Phần thứ hai: Trọng động
GV: Phạm Thị Nhung

9


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

Đây là phần trọng tâm của giờ thể dục. Phần trọng động thực hiện mục
đích chủ yếu của giờ học, ví thế, nó có tác dụng nhiều nhất đến sự phát triển cơ
thể của trẻ. Thời gian thực hiện phần trọng động thường chiếm 2/3 thời gian của

cả giờ học. Tùy theo các loại giờ học mà phần trọng động có cấu trúc gồm 2 hay
3 giai đoạn: Thực hiện bài tập phát triển chung, vận động cơ bản và trò chơi vận
động ( chỉ bố trí trò chơi vận động đối với giờ học có một vận động cơ bản ở
giai đoạn 2- phần trọng động).
* Giai đoạn 1: Thực hiện bài tập phát triển chung:
- Nhiệm vụ: Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ
mình, cơ chân, đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện vận động cơ bản ở phần kế
tiếp.
- Nội dung: Bao gồm các động tác phát triển các nhóm cơ chính của cơ
thể theo thứ tự thực hiện: Tay-vai; bụng-lườn; chân-bật, trong đó có động tác hỗ
trợ cho vận động cơ bản với số lần tập tăng thêm từ 1-2 lần. Nội dung ( tổng số
động tác, số động tác mới) số lần tập mỗi động tác của bài tập phát triển chung
phụ thuộc vào mức độ yêu cầu của bài tập vận động cơ bản và phụ thuộc vào
từng độ tuổi của trẻ.
- Cách tiến hành: Đối với trẻ mẫu giáo lớn: cô gọi tên động tác, cô tập
mẫu rồi cho trẻ luyện tập. Nếu động tác khó, mới thì cô tập cùng với trẻ; với
động tác đơn giản hoặc quen thuộc cô có thể cho trẻ tập kết hợp với nhạc
* Giai đoạn 2: Thực hiện bài tập vận động cơ bản:
- Nhiệm vụ: Hình thành và rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ.
- Nội dung: Nếu có một vận động cơ bản thì có thể là vận động mới hoặc
trẻ đã quen thuộc. Nếu có hai vận động cơ bản thì hoặc có một vận đông mới,
một vận động đã và đang ở giai đoạn củng cố. Nếu có ba vận động cơ bản thì tất
cả đều ở giai đoạn củng cố. Trật tự sắp xếp các vận động cơ bản ( từ 2-3 vận
động)cần tuân thủ nguyên tắc phát triển: Vận động nào có cường độ vận động
mạnh hơn sẽ sắp xếp sau.
- Cách tiến hành: Đối với vận động mới thì cần hướng dẫn thật tỉ mĩ, tiến
hành theo các bước sau: Cô tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, sau đó cho cả lớp
tập. Trẻ 5-6 tuổi, cô cho trẻ tự tập dưới sự hướng dẫn của cô. Với những vận
động tr3 đã biết, cô nên tổ chức cho trẻ nhắc lại cách thực hiện và tập thử, sau
đó cho cả lớp tiến hành tập.

* Giai đoạn 3: Thực hiện trò chơi vận động ( nếu có)
- Nhiệm vụ: Thay đổi trạng thái vận động, rèn luyện và củng cố những kỉ
năng vận động đã được hình thành ở các giờ thể dục trước
- Cách tiến hành: Trò chơi vận động được cô giáo tiến hành với trẻ phụ
thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn, cô yêu cầu trẻ hoặc bản
GV: Phạm Thị Nhung

10


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

thân cô sẽ nhắc lại quy tắc của trò chơi ( có thể cô giáo cho trẻ tự phân vai
chơi), trẻ tự chơi nhưng cô vẫn là người hướng dẫn.
Phần thứ ba: Hồi tĩnh
- Nhiệm vụ: Đưa cơ thể trẻ về trạng thái bình thường sau quá trình vận
động liên tục, tạo cảm giác thoải mái, phấn khởi ở trẻ
- Nội dung: Sử dụng các biện pháp hồi sức: Có thể cho trẻ vận động nhẹ
nhàng, sau đó tiến hành trò chơi vận động tĩnh.
- Cách tiến hành: Cô có thể tiến hành dưới nhiều hình thức: Cho trẻ đi
vòng tròn, vừa đi vừa hát nhẹ nhàng; cho trẻ đi tự do trên bãi tập, trong sân
trường, vừa đi vừa vươn vai hít thở những hơi dài; tiến hành trò chơi vận động
tĩnh như: Gieo hạt; bóng bay xa...
* Biện pháp thứ ba: Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ mầm non thông
qua các hoạt động khác:
Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ thông qua giờ học thể dục
mà còn được tổ chức thông qua các hoạt động khác trong ngày. Ví dụ: Khi tổ
chức các hoạt động như: Vẽ, cắt, xé dán, tập tô, làm quen chữ cái...để giảm bớt
sự căng thẳng, mệt mỏi của trẻ, tôi đã lồng ghép “phút thể dục” theo nhạc để
cho trẻ thư giãn, vận động như: “ Cúi mãi mỏi lưng, viết mãi mỏi tay. Thể dục

thế này, là hết mệt ngay”. Tôi cho trẻ vận động theo lời bài thể dục hoặc mở
nhạc có nhịp điệu nhún, lắc lư nhẹ nhàng để trẻ thư giãn khoảng 1-2 phút.
Ngoài ra tôi còn lồng ghép tổ chức các trò chơi vận động vào trong các
giờ học của trẻ: Ví dụ: Thông qua hoạt động “ Qúa trình sinh sản và phát triển
của bướm” ở phần cuối hoạt động tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “ Bắt chước
tạo dáng” theo yêu cầu của cô để gây hứng thú cho trẻ hoặc trò chơi “ Ai nhanh
nhất” ...Với hình thức này vừa tạo cho trẻ không khí thoải mái, vui vẻ sau khi
trẻ ngồi hoạt động. Thông qua đó cơ thể trẻ cũng được chuyển từ trạng thái
động sang tĩnh. Bên cạnh đó tôi còn tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân
gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày
như: Thể dục sáng, dạo chơi, tham quan, Hoạt động ngoài trời; hoạt động
chiều... Qua đó để giúp trẻ hoàn thiện các kĩ năng, kĩ xảo vận động khi tham gia
trò chơi, trẻ sẽ chủ động, mạnh dạn và tự tin hơn.
Việc giáo dục các kỹ năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh là một nội dung
không thể thiếu được trong việc giáo dục phát triển thể chất và hình thành nhân
cách cho trẻ. Trong cuộc sống và trong sinh hoạt hàng ngày, trẻ cần đến nhiều
loại thói quen khác nhau. Đối với trẻ mầm non chúng ta cần giáo dục một số kỹ
năng, kỹ xảo và thói quen vệ sinh như: Vệ sinh thân thể, vệ sinh quần áo, vệ
sinh ăn uống, vệ sinh môi trường. Thông qua các hoạt động trong ngày chúng ta

GV: Phạm Thị Nhung

11


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

có thề giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi để giúp trẻ có thói quen tốt và hình thành
phát triển thể chất cho trẻ một cách hoàn thiện hơn.
* Biện pháp thứ tư: Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh:

Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và
nhà trường. Chính vì vậy việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một
biện pháp không thể thiếu. Nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố
gắng mà không có sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách
chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Đặc biệt là trong quá
trình tổ chức các hoạt giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Nhận thức rõ được
điều này tôi đã suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của mình.
Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm và khi đón trả trẻ, bằng nhiều biện pháp
tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển
thể chất đối với trẻ và sự cần thiết trong việc sưu tầm, đầu tư mua sắm một số
đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất.
Và để làm được điều này, tôi đã suy nghĩ và bàn bạc với Ban giám hiệu
nhà trường là sẽ tổ chức “ Tuần lễ sức khỏe” tại trường để tất các cháu đều được
tham gia. Thông qua hoạt động này, tôi đã tuyên truyền được đến tất các bậc
phụ huynh về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển thể chất cho trẻ.
Làm được điều này, tôi đã nhận được sự đồng tình của tất cả các bậc phụ huynh
không chỉ về tinh thần mà còn có cả về vật chất của phụ huynh tham gia đóng
góp như: Phụ huynh tự làm cho con em mình những dụng cụ thể dục như: Cờ,
nơ, hoa tay, ủng hộ cho trường ghế thể dục, ván kê dốc, thang leo, gậy, vòng thể
dục để cho trẻ luyện tậpvà vui chơi. Đặc biệt hơn là phụ huynh đã nhận thức
được ý nghĩa của việc phát triển thể chất cho trẻ thông qua một số việc làm đơn
giản tại nhà, phụ huynh không làm thay trẻ mà để cho trẻ tự làm một số công
việc cụ thể như: Giúp mẹ tưới cây, nhổ cỏ trong vườn, tập gấp quần áo của trẻ,
sắp xếp những đồ dùng đồ chơi của trẻ ngăn nắp, gọn gàng... bằng những việc
làm cụ thể như thể, qua đó phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc phát
triển thể chất cho trẻ như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển thể
chất cho trẻ tại gia đình.
Có thể nói công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh là một việc
làm rất quan trọng trong việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ tại gia đình và
nhà trường.

4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN:
* Hiệu quả:
Sáng kiến đã được áp dụng trong lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ tại
trường, tại lớp mẫu giáo lớn 2- Thôn An Hòa - Trường mầm non Thành. Sau khi
áp dụng sáng kiến vào lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ. Tôi nhận thấy được
GV: Phạm Thị Nhung

12


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

rằng: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ học, thích được vận động, tự tin, nhanh
nhẹn, hoạt bát và có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thực hiện được các kỹ năng,
kỹ xão vận động một cách thành thạo. Thể lực của trẻ ngày càng được nâng lên
rõ rệt, trẻ khỏe mạnh và tăng cân đều. Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động.
* Kết quả cụ thể:
Nội dung

Trước khi thực hiện

Sau khi thực hiện

Trẻ mạnh dạn, hoạt bát và tích
cực hoạt động

54,5%

95,5% (Tăng 41%)


Vận động tinh

45,5%

91% (Tăng 45,5%)

Vận động thô

54,5%

95,5% (Tăng 41%)

Cân nặng bình thường

86,4%

95,5% ( Tăng 9,1%)

Chiều cao bình thường

86,4%

95,5% (Tăng 9,1%)

III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
* Kết luận:
Căn cứ trên kết quả đạt được, tôi rút ra một số kết luận như sau:
Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường mầm non là một nội
dung quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non. Ở lứa tuổi này quá trình
tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc giáo dục phát triển thể chất

không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách tích cực mà qua hoạt động này
trẻ còn học được tính kỷ luật, biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng
hơn nữa là giúp trẻ: Học qua chơi, chơi mà học. Trẻ được phát triển về thể chất
qua sự phát triển cử động các nhóm cơ: Hô hấp, tay-vai, lưng-bụng, chân, phát
triển các vận động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Việc giáo dục phát triển thể chất cho trẻ góp phần giáo dục: Đức – trí - thể - mĩ
cho trẻ ngay từ bậc học mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong
giai đoạn hiện nay.
Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục phát triển thể chất
cho trẻ tại trường mầm non và rất hoan nghênh.
* Kiến nghị:
Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục thể chất cho trẻ thì cần có sự
quan tâm hơn nữa của Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương:
- Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương cần quan tâm đầu tư thêm về
cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi nhằm phục vụ cho quá
trình giảng dạy của giáo viên và các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
GV: Phạm Thị Nhung

13


Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 – 6 tuổi

- Đảng và nhà nước cần có chính sách, chế độ đãi ngộ đặc thù đối với
giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước. Biên chế cho giáo viên mầm
non góp phần làm cho cuộc sống của giáo viên mầm non được đảm bảo hơn,
các cô có thời gian chuyên tâm vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng kiến
thức, năng lực chuyên môn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và chính quyền địa

phương về công tác giáo dục mầm non:
+ Không ngừng đầu tư thêm cơ sở vật chất và tuyên truyền nâng cao nhận
thức của các bậc phụ huynh và toàn xã hội về giáo dục thể chất nói riêng và của
giáo dục mầm non nói chung đối với sự phát triển của trẻ.
+ Bồi dưỡng kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh
để trẻ được chăm sóc giáo dục trong điều kiện tốt nhất.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp phát triển thể
chất cho trẻ 5-6 tuổi” mà tôi đã nghiên cứu viết và hoàn thành bài viết của mình.
Rất mong sự quan tâm, nhận xét ý kiến của các cấp lãnh đạo. Tôi xin chân thành
cám ơn.
Nhận xét của BGH
Xuân Hải, ngày 30 tháng 04 năm 2017
Hiệu trưởng
Người viết

Phạm Thị Nhung

GV: Phạm Thị Nhung

14



Skkn một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ 5 6 tuổi

  • pdf
  • 26 trang
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------o0o----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Họ tên : Nguyễn Lệ Thủy
Sinh ngày: 24/ 04/ 1991
Năm vào ngành: tháng 10/2014
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoa Sơn
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn: Trung cấp Sư Phạm mầm non
Hệ đào tạo: Chính quy
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I – Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên đặt nền móng cho sự
phát triển nhân cách con người mới, con người xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên
của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo
dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triển con người một cách toàn
diện.

1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng trong giáo
dục thể chất thì thể dục là phương tiện hết sức quan trọng để phát triển
thể lực con người, và nó phải được bắt đầu từ lứa tuổi nhỏ. Cũng với
tinh thần đó, ở Việt Nam, Bác Hồ đã nói: “Muốn làm được việc tốt, lao
động được giỏi phải có sức khoẻ, mà muốn có sức khoẻ phải luyện tập
thể dục thể thao..” (1960). Kêu gọi mọi người tập thể dục, Bác nói:
“Muốn có xã hội khoẻ mạnh thì từng con người phải khoẻ mạnh…”. Đất
nước ta đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ trên con đường đi đến
xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.“Trẻ em hôm nay là
thế giới ngày mai” vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là
quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người đối với xã hội, đối với cộng
đồng. Nghị quyết TW4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân có ghi rõ: “Sức khoẻ là cái vốn quý
nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho
trẻ ở trường mầm non. Phát triển thể chất đối với trẻ vô cùng quan trọng
nó không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó
còn là yếu tố để giúp trẻ phát triển các mặt khác như: nhận thức, ngôn
ngữ, tình cảm xã hội – thẩm mỹ.
Ở lứa tuổi mầm non cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần
kinh, hệ cơ hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ
còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc, mất cân đối nếu không được chăm
2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát
triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.Với tầm quan trọng như
thế, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành hướng dẫn thực hiện chuyên đề:
“Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non” giai đoạn 2013-2016 nhằm mục tiêu chung là nâng
cao chất lượng giáo dục phát triển vận động giúp cơ thể trẻ phát triển các
tố chất vận động (nhanh, bền, dẻo dai và khéo léo) góp phần nâng cao
tầm vóc và thể lực của trẻ em Việt Nam.
Phát triển thể chất là một trong năm mặt phát triển toàn diện cho
trẻ ở trường mầm non. Ở trường mầm non việc giáo dục để phát triển thể
lực cho trẻ thông qua nhiều nội dung như: chăm sóc nuôi dưỡng, phát
triển các vận động tinh – vận động thô cho trẻ… Và chúng ta có thể
khẳng định rằng 1 cơ thể khoẻ mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng.
Trong quá trình tham gia các vận động trẻ còn được phát triển
thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mỹ. Hoạt động thể chất
làm thoả mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần trẻ được sảng
khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát
triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ
thể khoẻ mạnh, phát triển cân đối, hài hoà là một biểu hiện của nét đẹp
về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu. Kết hợp với âm nhạc
giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn
các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay,
ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo. Nhưng trên thực
3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

tế trong trường mầm non nói chung việc cho trẻ hoạt động phát triển thể
chất chưa làm được điều đó. Các hoạt động tổ chức giáo dục phát triển
thể chất cũng chỉ gói gọn theo giáo trình cũ không kích thích được tính
tích cực chủ động của trẻ, hình thức tổ chức chưa sáng tạo hấp dẫn, dẫn
đến hoạt động chưa đạt hiệu quả cao, trẻ chưa hứng thú tham gia vào các
hoạt động. Bên cạnh đó ngày nay các bậc phụ huynh có xu hướng sợ con
em mình bị va chạm, tổn thương khi tham gia các vận động nên thường
hạn chế cho trẻ vận động, để trẻ chơi với các thiết bị điện tử. Những điều
này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và tinh
thần của trẻ. Vậy làm thế nào để thay đổi được nhận thức của phụ huynh
về vấn đề phát triển sức khoẻ cho trẻ thông qua các hoạt động? làm thế
nào để có những phương pháp tổ chức phát triển vận động cho trẻ tốt
hơn để mang đến cho các em một thể lực phát triển cân đối? Đó là điều
tôi thường băn khoăn và trăn trở, xuất phát từ những lí do trên tôi đã
quyết định lựa chọn sáng kiến “Một số biện pháp phát triển thể chất
cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
Thời gian thực hiện năm học 2015 - 2016
* Điểm mới của sáng kiến:
Theo bản thân tôi sáng kiến mà tôi lựa chọn “Một số biện pháp phát
triển thể chất cho trẻ 5 - 6 tuổi”, đây là một sáng kiến hoàn toàn mới
mà bản thân tự nghiên cứu, tìm hiểu. Qua tài liệu, chương trình học Bồi
dưỡng thường xuyên năm học 2013- 2014. Tính mới của sáng kiến mà
4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

tôi thực hiện là giúp cho phụ huynh có những hiểu biết và quan tâm đến
lĩnh vực phát triển vận động của con em mình. Đặc biệt là hình thành ở
trẻ tính tự tin, mạnh dạn, các kỷ năng kỷ xảo vận động. Giúp cho giáo
viên ứng dụng các phương pháp, biện pháp dạy học tích cực gây hứng
thú nhằm nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm
non.
1.1.Phạm vi áp dụng của sáng kiến.
Từ thực tế khi tổ chức hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong các
trường mầm non nói cung và ở trường Mầm non Hoa Sơn nói riêng mỗi
nhà giáo chúng ta cần phải đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng phát triển
thể chất cho trẻ trong các hoạt động giáo dục. Từ thực tế đó tôi đã áp
dụng thành công sáng kiến này và có thể triển khai áp dụng cho tất cả
các trường Mầm non khác ở trên địa bàn huyện và nhân rộng đến các
trường Mầm non trong toàn tỉnh.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp
nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 5-6
tuổi”
* Thuận lợi
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo sâu sát,
tạo điều kiện mua sắm cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc
dạy và học.

5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Bản thân có lòng yêu nghề, nhiệt huyết với công việc.
Trường lớp có quy mô, gọn gàng, sạch sẽ, phòng học đảm bảo diện
tích cho số trẻ hoạt động trong lớp.
* Khó khăn
Trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ giáo viên chưa có nhiều
hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động khiến trẻ gò bó chưa
hứng thú học cho nên giờ hoạt động thể chất chưa đạt hiệu quả cao.
Tài liệu tham khảo còn hạn chế.
Tuy nhà trường đã quan tâm mua sắm một số đồ dùng đồ chơi, dụng
cụ luyện tập cho trẻ song để đáp ứng với mục tiêu phát triển thể chất cho
trẻ thì còn thiếu, đồ dùng trực quan chưa hấp dẫn đối với trẻ.
Là một trong những trường thuộc vùng nông thôn, đa số phụ huynh
làm nông nên ít có điều kiện quan tâm đến con cái, đặc biệt là vấn đề
phát triển thể lực cho trẻ. Do vậy tình trạng sức khoẻ của trẻ trong toàn
trường nói chung và của lớp tôi nói riêng là không đồng đều.
* Kết quả khảo sát thực tế:
Số cháu trong lớp là: 24
+ Số cháu trai: 15
+ Số cháu gái: 9

6

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Kết quả khảo sát khi chưa thực hiện biện pháp:
* Về giáo dục:
Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động: 15/24 trẻ
Kỹ năng vận động:
Vận động thô: đạt: 15/24 trẻ; chưa đạt: 9/24 trẻ
Vận động tinh: đạt: 18/24 trẻ; chưa đạt: 6/24 trẻ
* Về sức khoẻ:
+ Cân nặng: 20/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 83%
+ Chiều cao: 21/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 87%
* Nguyên nhân:
Giáo viên chưa tự tin mạnh dạn để đổi mới phương pháp dạy học,
còn sợ sai, e dè, chưa thoát khỏi phương pháp dạy học cũ. Bên cạnh đó
môi trường cho trẻ hoạt động chưa đáp ứng được nhu cầu với thực tế
hiện nay. Phụ huynh học sinh chưa nhận thức sâu sắc về việc phát triển
thể chất cho trẻ.
Giải quyết những khó khăn nêu trên không những cần phải có sự sỗ
lực của giáo viên, mà còn nhờ sự giúp đỡ, phối kết hợp của gia đình và
nhà trường. trước thực trạng đó, cũng như nhận thức được tình hình thực

7

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

tế hiện nay tôi đã suy nghĩ và tìm ra những biện pháp để chất lượng giáo
dục thể chất cho trẻ ngày càng được nâng cao:
2.2. Các biện pháp thực hiện
Biện pháp thứ nhất: Xây dựng môi trường hoạt động thể chất
và đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Môi trường học tập.
Để gây hứng thú cho trẻ mỗi khi đến lớp việc tạo môi trường hoạt
động là điều tất yếu. Muốn có môi trường học tập tốt phải đảm bảo tạo
dựng được cơ sở vật chất, trang bị đồ chơi, thiết bị cho trẻ phát triển vận
động phù hợp (phòng giáo dục thể chất, sân chơi, đồ chơi ngoài trời,
thiết bị, đồ dùng trong lớp) đồng thời phải xây dựng được môi trường
thân thiện đối với trẻ. Để làm được điều đó ngay từ đầu năm học tôi đã
chủ động bàn bạc hai cô trong một lớp nghiên cứu chương trình dựa vào
việc phân phối các chủ đề trong năm để xây dựng kế hoạch lớp theo
năm, tháng, chủ đề, có kế hoạch cụ thể rõ ràng kết hợp xây dựng kế
hoạch chuyên đề “nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất”
của lớp được nhà trường triển khai theo từng năm học. Từ đó tôi đã chủ
động sắp xếp trang trí môi trường lớp học phù hợp, bố trí các góc logic,
đặc biệt là góc vận động, thường là những đồ dùng luyện tập cồng kềnh,
tôi giành khoảng rộng hơn để trưng bày được những đồ dùng tập luyện
mà trẻ thích. Ở trong môi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong một
bầu không khí thân thiện, gần gũi giúp trẻ hứng thú trong học tập.
8

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Tuỳ vào từng góc chơi tôi thường xuyên cho trẻ trải nghiệm các
hoạt động, giúp trẻ tạo ra các sản phẩm để trẻ phát triển được các vận
động tinh như: xé, dán, cắt. nặn. Những sản phẩm từ chính bàn tay trẻ
làm ra trẻ rất yêu thích giúp trẻ hăng say thể hiện ý tưởng của mình.
Bên cạnh đó môi trường ngoài lớp học là yếu tố không thể thiếu
được, để có được môi trường ngoài lớp học phù hợp tôi đã chủ động đề
xuất với ban giáo hiệu nhà trường bố trí 6-7 loại đồ chơi ngoài trời phù
hợp với sân trường, tạo khoảng không gian, vị trí chơi, tập luyện cho trẻ
thoải mái, đặc biệt đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuỳ theo vị trí mỗi loại đồ
chơi tôi đều tận dụng các loại nệm mỏng đã cũ đặt vào vị trí phù hợp để
khỏi bị trầy xước khi trẻ chơi, ví dụ như: cầu trượt, thang leo,..thường
xuyên kiểm tra trước khi trẻ luyện tập. Ngoài ra, tuỳ theo thời tiết trong
ngày tôi có thể cho trẻ lao động, vệ sinh, chăm sóc vườn hoa, đây cũng
là một hoạt động giúp trẻ phát triển thể lực qua đó giúp cho trẻ biết yêu
thiên nhiên, yêu lao động.
* Đồ dùng, dụng cụ cho trẻ luyện tập.
Để trẻ hứng thú vào hoạt động, bám sát kế hoạch và chủ đề trong
năm, ngoài những đồ dùng đồ chơi được nhà trường cung cấp tôi đã chủ
động bàn bạc giữa hai cô để tự làm mới được nhiều đồ dùng dụng cụ
luyện tập cho trẻ, tôi đã dùng các loại ống nước để làm vòng thể dục,
dùng các loại vải vụn để làm bao cát cho trẻ ném, dùng các dây hoa để
trang trí cổng thể dục cho trẻ chui qua, dùng các bánh xe cỡ lớn làm xích
9

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

đu cho trẻ chơi..Tuy nhiên các loại đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động
đều được làm đảm bảo an toàn, không sắc nhọn, phải bền, chắc, có độ
mềm dẻo.
Các hoạt động trong trường mầm non đặc biệt là trong hoạt động
phát triển vận động việc sử dụng đồ dùng trực quan là một biện pháp vô
cùng quan trọng bởi vì hoạt động thể chất chủ yếu thông qua các bài tập
có tính thực tế, các bài luyện tập khác nhau đều có những loại đồ dùng,
dụng cụ khác nhau, giúp cho trẻ chơi mà học một cách nhẹ nhàng.
Biện pháp thứ hai: Tổ chức hoạt động phát triển thể chất
cho trẻ.
Tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ là nội dung thiết yếu
trong quá trình phát triển vận động cho trẻ mầm non, vì vậy khi lựa chọn
nội dung giáo dục phát triển vận động cho trẻ tôi cần theo các nguyên
tắc:
Bám sát chương trình giáo dục mầm non hiện hành để lựa chọn nội
dung, mục tiêu phù hợp độ tuổi.
Đảm bảo tính liên tục và tính hệ thống, tính cá biệt. Sự kết hợp hợp
lý giữa các vận động có tính chất động và tĩnh, phù hợp với điều kiện
thực tế của trường, lớp và địa phương. Như chúng ta đã biết qua tài liệu
“Giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non” có 9 hình
thức:

10

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

“Giờ thể dục, thể dục sáng, phút thể dục, trò chơi vận động, dạo
chơi ngoài trời, tuần lễ sức khoẻ ở trường mầm non, ngày hội thể dục,
thể thao ở trường mầm non, bài tập phát triển vận động cá nhân, các
hoạt động nhằm giáo dục phát triển cử động của bàn tay, ngón tay phối
hợp vận động tay, mắt và kỹ năng phối hợp sử dụng các đồ dùng dụng
cụ”
Để đạt được những kỹ năng kỹ xảo vận động có mục đích và hình
thành những kỹ năng vận động đúng thì giờ thể dục được coi là hình
thức cơ bản để tổ chức hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
Ở mỗi hình thức tuỳ theo từng nội dung bài dạy mà tôi có thể lựa
chọn phương pháp đồ dùng dụng cụ luyện tập khác nhau.
* Khi tổ chức một tiết thể dục: Bám vào kế hoạch năm, trước hết
tôi phải lựa chọn nội dung bài dạy, sau đó xác định mục tiêu cần đạt sau
bài dạy.
* “Giờ thể dục” gồm có 3 phần: Khởi động, trọng động và hồi
tĩnh, mỗi phần đều giải quyết một nhiệm vụ nhất định, mỗi phần có tác
dụng và hỗ trợ lẫn nhau và hoàn thiện cho nhau, để trẻ hứng thú hơn
giữa các phần tôi cho trẻ thực hiện phần chuyển tiếp nhẹ nhàng như trò
chơi nhỏ “Chuông reo ở đâu?” “Bạn ở phía nào của con” hay trò chơi
“Tiếng gọi của ai?”. Ngoài ra, tuỳ theo mỗi phần tôi có thể kết hợp
nhũng bài hát, bản nhạc cho trẻ thêm thoải mái, hứng thú trong khi luyện
tập.
11

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Ví dụ: Chủ đề: Hiện tượng thiên nhiên
Phần khởi động: Kết hợp bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”
Phần hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp những tiếng nhạc du
dương của gió, tiếng suối chảy róc rách.
Đặc biệt trong giờ học tôi dùng một loại tín hiệu thống nhất để
khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ, bên cạnh đó tôi luôn sử dụng khẩu
lệnh, mệnh lệnh như: “Nghiêm”, “Nghỉ”, “Đi”, “Chạy”, “Dừng lại”,
mệnh lệnh, khẩu lệnh rõ ràng, dứt khoát và lôi cuốn sự tập trung chú ý
của trẻ. Trong quá trình trẻ tập luyện tuỳ theo đối tượng cháu tôi có thể
nâng cao dần yêu cầu của hoạt động, tuỳ theo từng chủ đề tôi lựa chọn
các bài hát phù hợp.
Như vậy, trong một giờ thể dục, để đạt được kết quả giáo viên
phải biết kết hợp nhiều yếu tố để tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động có
hiệu quả.
* Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
Nhiệm vụ phát triển vận động cho trẻ không chỉ trên tiết học mà
còn được tổ chức thông qua các hoạt động trên ngày. Ví dụ: khi tổ chức
các môn học khác như vẽ, cắt, xé hoặc đọc thơ, kể chuyện hoặc cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh, để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi
của trẻ tôi đã cho trẻ vận động “phút thể dục” theo bài:

12

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi
Hay: Cho trẻ xoay cổ tay , nghiêng người về hai bên theo nhịp
đếm của cô. Bên cạnh đó, dưới mọi hình thức và bằng nhiều cách tôi có
thể tổ chức “Trò chơi vận động” để gây hứng thú cho trẻ, có thể cho trẻ
tạo dáng, bắt chước hành động hoặc tiếng của các con vật.
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu một số con vật , phần cuối hoạt
động, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Tạo dáng”. Có thể cho trẻ đi theo
một bản nhạc và cô yêu cầu trẻ tạo dáng các con vật theo yêu cầu của cô
hoặc trò chơi “Ai nhanh nhất”. Với hình thức này vừa tạo cho trẻ không
khí thoải mái, vui vẽ sau hoạt động nhưng cũng thông qua đó cơ thể trẻ
được chuyển trạng thái từ tỉnh sang động. Có thể tổ chức trò chơi vào
nhiều thời điểm trong ngày như khi đón, trả trẻ, hoặc các hoạt động
ngoài trời. Như vậy “Trò chơi vận động” có ảnh hưởng tích cực đến các
hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ đặc biệt là thông qua đó để
hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo vận động. Khi tham gia trò chơi, trẻ tích
cực chủ động, sáng tạo vì thế “Trò chơi vận động” còn là phương tiện
giáo dục toàn diện cho trẻ.

13

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Việc tổ chức cho trẻ tập “Thể dục sáng” thường xuyên giúp trẻ
hít thở sâu, điều hoà nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần
hoàn trong cơ thể, nó hỗ trợ cho các hoạt động trong ngày của trẻ thêm
nhịp nhàng, nhanh nhẹn.
Khi tổ chức cho trẻ tập thể dục sáng, tôi thường chú ý những điểm
sau:
. Đảm bảo sân bãi an toàn cho trẻ.
. Đảm bảo 3 phần như một giờ thể dục.
. Các động tác thể dục trẻ phải được làm quen trước đó, các động
tác lựa chọn phải tác động lên các nhóm cơ chính của cơ thể và hệ hô
hấp.
. Các động tác luyện tập phải thực hiện theo thứ tự các bộ phận
trên cơ thể (hô hấp – tay – lườn – lưng – bụng – chân).
Tổ chức cho trẻ tập theo nhạc các bài hát “Nhà mình rất vui”, “Bé
yêu biển lắm”…, để thêm phần hứng thú, hấp dẫn tôi cho trẻ tập với cờ,
nơ, vòng, gậy thể dục.
Là hoạt động có vai trò quan trọng trong sự phát triển vận động
cho trẻ. Tham gia vào hoạt động ngoài trời tạo điều kiện tối ưu cho sự
phát triển toàn diện của trẻ. Tôi thường xuyên cho trẻ “dạo chơi ngoài
trời”, cho trẻ chơi với các loại bóng, dải lụa, ruy băng và các dụng cụ
khác.
14

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

Ngoài ra, “hoạt động tự do” của trẻ cũng có vai trò quan trọng
trong việc phát triển vận động và tinh thần cho trẻ. Hằng ngày, tôi giành
thời gian cho trẻ tự do vận động chạy, nhảy, tham gia các trò chơi với đồ
chơi có sẵn trong sân, dụng cụ thể dục hoặc tham gia các trò chơi vận
động, dân gian đơn giản, lao động chăm sóc sân vườn, vệ sinh đồ chơi
trong sân.
Để tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi thoải mái, tôi thường kết
hợp giữa 2 cô trong một lớp để tổ chức “Tuần lễ sức khoẻ” cho trẻ, để
làm tốt điều này, tôi xây dựng kế hoạc rõ ràng trong một tuần tránh lặp
đi lặp lại các vận động.
Có thể cho trẻ xem sách, xem tranh, xem phim về các hoạt động
thể dục thể thao, tổ chức các trò chơi quen thuộc như “Bịt mắt bắt dê”,
“Nhảy tiếp sức”…, chơi vận động tự do, đưa ra các bài tập trẻ đã được
làm quen để nhằm củng cố các kỹ năng, kỹ xảo vận động cho trẻ.
Ví dụ: Thứ 2: - Buổi sáng: Trang trí lớp học, tổ chức tiết học theo
chủ đề “Du lịch đến đất nước sức khoẻ”, cho trẻ chơi các trò chơi củng
cố kỹ năng vệ sinh cá nhân.Lao động nhặt lá, nhổ cỏ vườn trường, chơi
trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
Buổi chiều: Thi vẽ tranh về những hiểu biết của trẻ về vệ sinh
cá nhân.
Thứ 3: - Buổi sáng: Tổ chức các bài tập thể lực và chơi các trò chơi
trẻ thích
15

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

+ Dạo chơi buổi sáng: Chơi trò chơi vận động: “Chó sói xấu
tính”.
- Buổi chiều: Cho trẻ xem các tranh ảnh thi đấu của các vận
độngviên,
Thứ 4:- Buổi sáng: Trò chuyện về chăm sóc sức khoẻ cá nhân.
+ Dạo chơi buổi sáng: Chơi trò chơi: “Chạy đuổi và làm theo
cô”
- Buổi chiều: Xem tivi các tiết mục uốn dẻo.
Thứ 5:- Buổi sáng: Tổ chức trò chơi: “Cháu thích làm vận động
nào?”
+ Dạo chơi buổi sáng: Trò chơi “Kéo co”
- Buổi chiều: Cho trẻ chơi trò chơi dân gian trẻ thích.
Thứ 6: -Buổi sáng: Gặp gỡ mời phụ huynh đến dự hoạt động của
trẻ.
- Buổi chiều: Trò chơi giải trí “Những vận động viên vui vẽ”
Như vậy, tổ chức “Tuần lễ sức khoẻ” một cách khoa học sẽ giúp
cho trẻ cũng cố được các kỹ năng vận động nhưng rất thoải mái, nhẹ
nhàng.Ngoài ra, việc cho trẻ tham gia “Ngày hội sức khoẻ” ở cấp trường
giúp cho trẻ tham gia trực tiếp vào hoạt động thể dục thể thao, tạo không

16

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

khí thi đua rèn luyện giữa các lớp, giữa các cá nhân với nhau, qua đó
thúc đẩy hoạt động tập thể, phát triển ở trẻ tính linh hoạt, mạnh dạn.
Tóm lại, việc phối kết hợp các môn học, các phương pháp tổ chức
trong quá trình giáo dục phát triển vận động cho trẻ là vấn đề rất quan
trọng tạo cho trẻ hứng thú trong hoạt động nhằm đạt được mục đích yêu
cầu đưa ra của giáo viên.
Biện pháp thứ ba: Phối kết hợp với phụ huynh.
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những
nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng của bậc học mầm non. Cho đến
nay có rất nhiều hình thức và phương pháp chăm sóc trẻ khác nhau
nhưng dù có thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng
nào nếu như chỉ có nhà trường và giáo viên nỗ lực cố gắng mà không có
sự phối kết hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc
giáo dục trẻ thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao, đặc biệt là trong quá
trình tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho trẻ. Nhận thức rõ trách
nhiệm của người giáo viên tôi đã suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực
tế tại lớp của mình. Trong các buổi họp phụ huynh đầu năm và khi đón
trả trẻ, bằng nhiều biện pháp tôi đã tuyên truyền với các bậc phụ huynh
về tầm quan trọng của việc phát triển thể chất đối với trẻ và sự cần thiết
trong việc sưu tầm, đầu tư mua sắm các thiết bị cơ sở vật chất phục vụ
cho hoạt động thể chất đối với trẻ. Và để làm được điều này, tôi đã tổ
chức “Tuần lễ sức khoẻ” ngay tại lớp. Thông qua hoạt động này, tôi đã
17

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

tuyên truyền một cách thuận lợi và nhận được sự ủng hộ của ban giám
hiệu nhà trường, của các bậc phụ huynh không chỉ về tinh thần mà còn
có cả về vật chất của phụ huynh đóng góp tham gia. Đến thời điểm hiện
tại, lớp tôi đã có đủ các đồ dùng, dụng cụ cơ bản cho trẻ hoạt động như
ghế thể dục, thang leo, bập bênh, vòng, gậy, cờ, nơ, các loại thảm, cho
trẻ luyện tập. Đặc biệt hơn là phụ huynh đã nhận thức được sâu sắc về
sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ như
thông qua một số việc làm ở nhà, phụ huynh không làm thay trẻ những
việc đơn giản mà trẻ thích làm, cho trẻ được trải nghiệm thực tế phù hợp
với lứa tuổi như nhổ cỏ, bắt sâu, quét nhà…
Việc tuyên truyền đến cha mẹ học sinh để nhận được sự phối kết
hợp với nhà trường trong các hoạt động đã góp phần đẩy mạnh chất
lượng toàn diện trong nhà trường. điều này càng rõ nét hơn khi trường
đang chuẩn bị cho giai đoạn hoàn tất hồ sơ để đánh giá kiểm định chất
lượng của nhà trường.
* Từ những biện pháp nêu trên, trong quá trình thực hiện đã
đạt được kết quả như sau:
Trong thời gian qua, cùng với sự nỗ lực cố gắng của bản thân về
mọi mặt và sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của chị em đồng
nghiệp và phụ huynh, bản thân tôi đã đạt được nhiều thành tích trong
công tác giảng dạy nói chung và trong việc tổ chức các hoạt động giáo
dục thể chất cho trẻ nói riêng:
18

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

* Với giáo viên: Bản thân tôi ngày càng có kinh nghiệm sâu sắc
hơn trong việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
Là một giáo viên trẻ, tôi tự tin khi tổ chức các hoạt động trong nhà
trường, bám sát kế hoạch và tự làm chủ được khi xây dựng kế hoạch.
Bản thân được ban giám hiệu nhà trường và đồng nghiệp đánh giá
cao về công tác giảng dạy và khả năng tổ chức các hoạt động phát triển
vận động cho trẻ. Được phụ huynh tin tưởng, quý mến.
* Đối với trẻ: Trẻ hứng thú hơn trong các giờ vận động, thích vận
động, tự tin, nhanh nhẹn, có tinh thần hợp tác cùng bạn bè, thể lực của
trẻ ngày được nâng lên rõ rệt, trẻ khoẻ mạnh và tăng cân đều, trẻ được
chăm sóc trong môi trường an toàn, lành mạnh. Các chỉ tiêu đề ra đều
đạt như giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng, không xảy ra tai nạn thương tích,
dịch bệnh. Kết quả cụ thể như sau:
* Về giáo dục:
Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia hoạt động: 23/24 trẻ
Kỹ năng vận động:
Vận động thô: đạt: 22/24 trẻ; chưa đạt: 2/27 trẻ
Vận động tinh: đạt: 23/24 trẻ; chưa đạt: 1/24 trẻ
* Về sức khoẻ:
+ Cân nặng: 24/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 100%
19

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ 5-6 TUỔI

+ Chiều cao: 23/24 trẻ phát triển bình thường, chiếm 95.8%
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh ngày càng nhận thức sâu sắc hơn
việc học tập của con em mình. Khi ở trường, thường xuyên quan tâm
đến tình trạng sức khoẻ và các hoạt động của trẻ khi ở nhà. Tin tưởng và
hưởng ứng mạnh mẽ cùng nhà trường phối kết hợp làm tốt chuyên đề
“nâng cao chất lượng giáo dục phát triển thể chất cho trẻ trong trường
mầm non”.
III. PHẦN KẾT LUẬN.
3.1. Ý nghĩa
Không ai có thể phủ nhận vai trò của sức khoẻ đối với sự phát triển
của mỗi người. Bởi vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất có ý nghĩa sống còn
đối với con người, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi. Ở lứa tuổi này quá trình
tăng trưởng của trẻ diễn ra rất nhanh chóng, việc hoạt động giáo dục thể
chất không chỉ tạo cơ hội cho trẻ vận động một cách thoải mái tích cực
để phát triển thể lực mà qua hoạt động này trẻ còn học được tính kỷ luật,
biết hợp tác chia sẻ cùng các bạn và quan trọng hơn nữa là giúp trẻ: học
qua chơi, chơi bằng học. Trẻ được phát triển về thể chất qua sự phát
triển cử động các nhóm cơ hô hấp, tay, bụng, chân, phát triển các vận
động thô, vận động tinh phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
Khi trẻ vận động, các bộ phận trên cơ thể cùng phối hợp vận động và
phát triển, do đó giáo dục thể chất có ý nghĩa đối với việc phát triển về
thể lực và giúp cho hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo lớn dần dần phát triển
toàn diện, đồng thời h=ình thành và phát triển về: Đức - Trí - Thể - Mỹ
cho trẻ. Nó góp phần giúp trẻ trở thành con người toàn diện – Thông qua
hoạt động này đã tạo được không khí: nhà trường thân thiện, học sinh
tích cực.

20

Tải về bản full

SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non

Mời các thầy cô giáo mầm non tham khảo sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non để giúp cho trẻ rèn luyện thân thể và bảo vệ sức khỏe tốt.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT SỐ THỦ THUẬT GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ EM 5 -6 TUỔI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN HỌC
  2. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Vấn đề vị trí của giáo dục Mầm non trong chiên lược “Phát triển nguồn lực con người” đã và đang được Đảng và nhà nước ta rất quân tâm. Vạy sự pphát triển thể lực của trẻ em ở lứa tuổi Mầm non hiện nay như thế nào ? Chúng ta đều biết tầm vóc của đứa trẻ lớn lên hàng ngày bởi vì cơ thể trẻ em là cơ thể đang lớn, đang phát trển không ngừng theo từng giai đoạn. Sự phát triển thể chất của trẻ được đánh giá dựa vào một số chỉ số thông thường như: chiều cao, cân nặng, vòng ngực, vòng đầu, tỉ lệ các phần của cơ thể. Xuất phát từ những đặc điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và tốc độ củ sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Trong vài thập kỉ và đặc biệt là trong những năm gần đây , cùng với sự chuyển biến mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội trẻ em đã có điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tinh trạng béo phì rất nhiều . Trên thực tế có nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội , chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quân trọng trong việc chăm sóc , bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Xuất phát từ những vấn đề trên , đễ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non nói chung và trong trường mầm non Việt Tiến số 1 nói riêng tôi đã mạnh dạn chọn đề taid nghiên cứu: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục thể chất phù hợp nhất
  3. III. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: - Đối tượng là trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi tại Trường mầm non Việt Tiến số 1 – Việt Yên – Băc Giang. IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: - Nhiệm vụ chính của quá trình giáo dục thể chất cho trẻ tuổi mẫu giáo là hoàn thiện kĩ năng vận động cơ bản như: đi, bò, chạy, nhảy, ném, trườn, leo trèo và phát triển các tố chất vận động như: nhanh nhẹn, mạnh dạn, bền bỉ và khéo léo nhằm cho trẻ có đủ năng lực để đến trường phổ thông. Chính vì vậy nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non V. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này tôi đã chọn và sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp nghiên cứu sử dụng tài liệu. 2. Phương pháp tuyên truyền với các bậc phụ huynh 3. Phương pháp đàm thoại nêu gương 4. Phương pháp dùng tình cảm 5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm Là giáo viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao? PHẦN NÔI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
  4. Giáo dục lễ giáo cho trẻ ở tuổi mầm non là bước đầu hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa Giáo dục lễ giáo cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục con người mới. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo dục cần hình thành những cơ sở ban đầu của nhân cách tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách về sau cho trẻ. Đó là cả 1 vấn đề đáng được đặt ra cho những người làm công tác giáo dục phải làm sao để đổi mới việc giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ. Trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non và cần được coi là 1 nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện chủ chương giải pháp của giáo dục hiện nay để tăng cương giáo dục truyền thống của dân tộc. Hiểu được thực trạng đó tôi đã mạnh dạn đưa ra mội số giải pháp bằng chính kinh nghiệm thực tế giảng dạy của mình, tôi đã suy nghĩ và nghiên cứu những kinh nghiệm giáo dục lễ giáo cho trẻ mần non đạt kết quả cao. II. THỰC TRẠNG: Bản thân tôi luôn xác định rõ mục tiêu muốn cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt: Đức – Trí – Thể – mỹ – lao động. Phải dạy đều dạy tốt các bộ môn hoc. Trong đó việc tổ chức rèn nề nếp thói quen hành vi văn minh lễ phép cho trẻ là rất cần thiết. Trong 1 năm nghiên cứu đề tài tôi đã gặp 1 số thuân lợi và khó khăn sau. 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm của phòng giáo dục Việt Yên hàng năm đã tổ chức chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên. - Thường xuyên được than dự các buổi sinh hoạt cụm chuyên môn giữa các trường để trao đổi kinh nghiệm. - Dự giờ đồng nghiệp để trau rồi kiến thức nâng cao chất lượng rèn nề nếp, hành vi văn minh, thói quen cho trẻ lớp mình. - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, UBND xã và lãnh đạo thôn.
  5. - Trường lớp có quy mô gọn gàng sạch sẽ phòng học rộng rãi thoáng mát đảm bảo hợp vệ sinh an toàn cho trẻ. - Lớp có 24 cháu đều cùng ở 1 độ tuổi 5 tuổi 2. Khó khăn: - Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đồ dùng đồ chơi chưa đủ cho việc học tập - Lớp tôi có 24 cháu thì có 23/ 24 cháu là con gia đình nông thôn nên việc giao tiếp với xã hội bên ngoài còn hạn chế. Một số phụ huynh học sinh còn lạc hậu, chưa nhân thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc giáo dục trẻ ở mầm non. Nhất là việc giáo dục lễ giáo cho trẻ họ ít quan tâm đến nên bước đầu tiếp nhận trẻ vào lớp cũng gặp nhiều khó khăn. - Tài liêu tham khảo còn hạn chế - Sự hứng thú học tâp của trẻ chưa cao. III. NHỮNG GIẢI PHÁP: Trong thực trạng đó cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tôi đã suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu tìm ra những giải pháp để chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ ngày càng nâng cao. 1. Tích luỹ kinh nghiệm và nắm chắc phƣơng pháp giáo dục để dạy trẻ: Cô dạy trẻ cách chào hỏi yêu cầu trẻ là: - Khi đến lớp: + Trẻ biết tự động chào cô, các bạn và khách đến trường đến lớp cũng như khi ra về. + Khi chào phải đứng ngay ngắn, tự nhiên khoanh tay trước ngực và nói “ Cháu chào…, con chào… ” + Có khách đến lớp phải biết chủ động đứng dạy chào khách, khi chào ai mắt phải nhìn vào người ấy, niềm nở khi gặp gỡ cũng khi lúc chia tay.
  6. + Trong giờ học muốn nói phải giơ tay, nếu cần ra ngoài phải xin phép cô giáo. + Cô giáo hỏi ai thì người ấy trả lời, không nói leo hoặc lấn át bạn. + Khi hỏi ai không được nói trống không ví dụ: Phải hỏi Bạn ơi cái gì đấy? + Không nói khi mọi người đang bận việc, nếu cần hỏi phải xin phép và nói nhỏ. + Muốn mượn hoặc lấy bất cứ cái gì đều phải hỏi và được sự đồng ý mới được sử dụng. - Khi về nhà: + Khi đi học về trẻ biết tự động chào tất cả mọi người thân trong gia đình 1 cách hợp lý chào ( Ông, Bà, Bố, Mẹ, Anh , Chị, Em… ) + Trẻ biết chủ động chào và tạm biệt khi khách đến thăm gia đình. + Khi muốn đi chơi phải xin phép bố mẹ. + Biết hỏi han quan tâm đến người thân trong gia đình khi ốn đau. - Dạy trẻ cách nói năng: + Yêu cầu trẻ nói năng phải mạch lạc, hồn nhiên, mạnh dạn. + Không nói nhanh hất tấp, không nói quá to nơi đông người hoặc người khác đang làm việc và nghỉ ngơi. + Không nói ngọng, nói lắp, không văng tục chửi bậy. - Với bạn bè: + Xưng hô thân mật ( xưng mình gọi bạn hoặc tên bạn ) không xưng hô mày tao, thằng, đứa, con... + Không nói quá nhiều hoặc lấn át bạn
  7. - Với em bé hơn: + Xưng hô thân mật anh chị gọi em - Với người lớn: + Biết thưa gửi vâng dạ + Không lắc, gật, ừ và nói trống không. + Không nói ngang, nói leo khi người lớn không cho phép. + Khi người lớn bận việc không được quấy, vòi vĩnh. Hàng ngày tôi dạy trẻ và tích hợp vào các môn học để giáo dục tôi đã dùng các phương pháp khác nhau như: - Phương pháp quan sát: trước hết cô phải là tấm gương sáng cho trẻ học tập và noi theo, tôi thực hiện giờ nào việc ấy và cho trẻ quan sát những hình ảnh xung quanh trẻ giúp phát triển qua thị giác. - Phương pháp tổ chức các hoạt động: cho trẻ được trực tiếp hoạt động để trẻ làm quen với cuộc sống tự nhiên xã hội vì qua hoạt động trẻ phát huy tính tích cực và điều khiển tính hiếu động Ví dụ: Qua trò chơi phân vai gia đình trẻ biết xưng hô giao tiếp với ông bà cha mẹ Qua trò chơi bác sỹ trẻ biết cẩn thận chăm sóc bệnh nhân Qua lao động tự phục vụ rửa mặt, rửa tay, chải đầu trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân. Qua chăm sóc vật nuôi cây trồng ở góc thiên nhiên trẻ biết yêu quý chăm sóc cây trồng, con vật. - Phương pháp tạo tình huống: Cô tận dụng các tình huống, tạo ra các tình huống để trẻ phải suy nghĩ ứng sử và thực hiện những yêu cầu của người lớn đề ra nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ.
  8. - Phương pháp nêu gương: cô nêu một số gương người tốt, việc tốt làm mẫu cho trẻ noi theo nhằm tạo ra sự hứng thú xây dựng tính tự giác cho trẻ trong việc thực hiện hành vi lễ giáo. Cô dùng lời nói, cử chỉ âu yếm dụi dàng để tạo cảm xúc tích cực ở trẻ cần có nghệ thuật để lôi cuốn trẻ vào những hành vi lễ giáo một cách tự giác mà không bị một sức ép buộc phải làm. 2- Một số hình thức giáo dục lễ giáo cho trẻ: Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non nói trên được thực hiện thông qua kế hoạch sinh hoạt hàng ngày và được tích hợp vào các môn học ở mọi lúc mọi nơi như: - Với trò chơi phân vai theo chủ đề: qua trò chơi trẻ biết phản ánh những hành vi, thái độ của vai chơi, biết cùng chơi với nhau trong tập thể và phục tùng những qui định chung của tập thể. Biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong khi chơi. Biết nhận xét hành động, thái độ của mình và của bạn. - Với trò chơi xây dựng: trẻ biết sử dụng các đồ chơi, nguyên vật liệu khác nhau để tạo ra công trình xây dựng theo từng chủ đề riêng. - Với hoạt động học tập : + Với môn làm quen với môi trường xung quanh: thông qua các bài học trẻ biết các mùa trong năm, các loại động vật thực vật, một số luật và phương tiện giao thông phổ biến … + Với môn làm quen với văn học: thông qua nội dung các bài thơ câu chuyện giáo dục trẻ biết yêu thương giữa người với người, biết ơn những người lao động, biết giữ gìn sản phẩm lao động … + Với môn âm nhạc: thông qua các bài hát điệu múa giúp trẻ cảm thụ được giai điệu đặc trưng của từng vùng miền. + Với hoạt động lao động: như tổ chức cho trẻ tưới cây chăm sóc cây cô cùng làm với trẻ để đàm thoại giáo dục trẻ cách tưới cây và chăm sóc cây qua đó trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh. - Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường thống nhất nội dung trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.Ví dụ: trong lớp tôi có một cháu hay nói bậy với cô giáo và chửi các bạn, tôi trực tiếp gặp gỡ phụ huynh của cháu đó để phụ huynh nắm được rồi đi đến thống nhất cùng giáo dục trẻ một cách có hiệu quả. 3. Tạo môi trƣờng lễ giáo cho trẻ:
  9. Trong lớp tôi xây dựng góc tuyên truyền lễ giáo được phân thành 2 mảng: một bên là giáo dục hành vi bằng hình ảnh 1 một bên là các bài thơ câu truyện có nội dung giáo dục lễ giáo. Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các loại tranh ảnh, câu truyện, bài thơ, ca dao, đồng dao có nội dung giáo dục lễ giáo phù hợp với chủ điểm độ tuổi của trẻ cho trẻ xem hàng ngày, cho trẻ hoạt động trải nghiệm với sách, tranh ảnh, giúp trẻ hình thành cơ sở cho trẻ đọc và viết. - Tạo môi trường cho trẻ xem tranh ảnh cùng người lớn ( Bố, mẹ, cô giáo ) qua xem tranh tạo cơ hội cho trẻ trò chuyện và giáo dục lễ giáo cho trẻ … - Trong lớp cô tranh trí các bức tranh theo chủ điểm có nội dung giáo dục lễ giáo để cho trẻ quan sát, nhận xét và học tập. - Nội dung giáo dục hành vi tôi ghi những hành vi của trẻ đối với mọi người, mọi vật xung quanh để phụ huynh có thể tham khảo sau mỗi giờ đón và trả trẻ. - Tôi lên kế hoạch từng giai đoạn, từng tháng để phụ huynh biết thêm về yêu cầu của nội dung giáo dục lễ giáo. - Để giáo dục cho trẻ có hiệu quả cao tôi thường xuyên gặp gỡ trao đổi với phụ huynh nhằm tìm và nắm được hoàn cảnh gia đình của từng trẻ để có biện pháp kịp thời uốn nắn. Với những trẻ cá biệt như: bướng bỉnh, hay đánh bạn, chưa ngoan tôi phải gặp gỡ gia đình để trao đổi tìm hiểu nguyên nhân cùng gia đình thao gỡ thống nhất biện pháp giáo dục trẻ. - Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Vào đầu năm học khi trẻ đến lớp tôi luôn luôn nhắc nhở trẻ khi đến lớp biết chào cô giáo chào các bạn và chào bố mẹ rồi mới vào lớp, những cháu còn nhút nhát tôi yêu cầu phụ huynh phải nhắc trẻ để tạo cho trẻ thói quen khi đến lớp …Để trẻ luôn nhớ những hành vi đó. Tôi sưu tầm bài hát “ thật là ngoan” để dạy trẻ: “ Em đi học về đến nhà, em khoanh tay, em chào bố mẹ, em đến trường, em chào cô .Bạn gặp nhau cũng chào ríu rít. Biết chào hỏi biết vâng lời. Ai cũng khen em thật là ngoan”… - Trong mọi lúc mọi nơi giờ nào việc ấy tôi phải làm gương cho trẻ noi theo, khi vào lớp tôi dạy trẻ phải ngồi ngoan, nghe cô giảng bài muốn phát biểu hay có ý kiến phải giơ tay …
  10. - Qua hình thức rèn nề nếp tập thể đầu tiên tôi dạy trẻ bài thơ “ Ngồi giơ tay ” Khi ngồi tay để trên bàn Không bàn ta để tay ngang trên đùi Phải trật tự khi ta ngồi Muốn hỏi, muốn nói xin mời giơ tay Cô chỉ định, ta nói ngay Còn các bạn khác hạ tay xuống chờ. - Trong các tiết học tôi đã lồng ghép tích hợp vào để dạy trẻ cách nói năng, cách chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi… Tôi dạy trẻ nói năng rõ ràng mạch lạc, mạnh dạn, hồn nhiên, không nói ngang nói lắp, hấp tấp, không nói quá to la hét nơi đông người hoặc lúc người khác đang làm việc và nghỉ ngơi, không văng tục chửi bậy. + Xưng hô với bạn bè: mình hoặc bạn không xưng hô tao mày + Không nói quá nhiểu hoặc lấn át bạn + Với em bé hơn xưng hô thân thiện anh, chị gọi em + Đối với người lớn biết thưa gửi vâng dạ + Không lắc đầu hoặc nói trống không, không nói ngang, nói leo khi người lớn chưa cho phép + Khi người lớn đang bận việc không quấy, vòi vĩnh + Khi đến lớp biết tự động chào cô giáo, các bạn cũng như khi ra về với tư thế đứng ngay ngắn tự nhiên khoanh tay trước ngực và nói “ Cháu chào, con chào …” + Khi khách đến lớp thăm, biết chủ động đứng dậy chào khách, chào ai cũng phải nhìn vào người đó, niềm nở khi gặp gỡ cũng như lúc chia tay
  11. + Khi người lớn cho vật gì thì phải xin bằng 2 tay và nói “ Cháu xin ạ ” + Khi được mọi người giúp việc gì phải biết cảm ơn + Khi làm phiền ai hoặc hỏng việc gì phải thật thà nhận lỗi và xin lỗi tự sửa lỗi + Không nói dối hoặc đổ lỗi cho người khác - Trong các hoạt động chung cả lớp tôi đưa các nội dung các nội dung giáo dục lễ giáo vào phù hợp với tiết dạy để giáo dục trẻ. - Với việc dạy trong hoạt động vui chơi: Tôi giáo dục trẻ phải chơi đoàn kết, giúp đỡ bạn trong khi chơi chung đồ chơi với bạn, không tranh dành đồ chơi khi chơi xong phải cất đúng nơi quy định - Với việc dạy hoạt động vệ sinh: Giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đi đại – tiểu tiện đúng nơi quy định. - Giáo dục lễ giáo: trẻ biết chào hỏi lễ phép, vâng dạ, cảm ơn, xin lỗi. Muốn cho trẻ nắm được nội dung nề nếp ra vào lớp, tôi sưu tầm bài thơ để dạy trẻ như: “ Ra vào lớp ” hành ngày trẻ đọc để nhớ và thi đua thực hiện. Tôi cho trẻ hát bài hát “ Ngã tư đường phố ”, “ Đường em đi ” dạy cho trẻ hiểu biết về 1 số luật lệ giao thông. Tôi cho trẻ dạo chơi ngoài trời trẻ quan xát tiếp xúc với cây cối, các con vật trong thiên nhiên … từ đó trẻ biết yêu quý chăm sóc bảo vệ vật nuôi cây trồng. - Nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ tôi lồng ghép tích hợp vào các môn học như: Toán, Âm nhạc, Tạo hình, Làm quen với chữ viết, Tìm hiểu môi trường xung quanh, Làm quen với văn học… Qua quá rrình thực hiện lồng ghép vào các môn học tôi thấy đạt kết quả cao nhất và trẻ hứng thú nhất là môn làm quen văn học Ví dụ: Dạy kể truyện “ Ai đáng khen nhiều hơn ”Tôi nhấn mạnh cho trẻ biết những hành vi và việc làm tốt của thỏ anh như vâng lời mẹ, biết giúp mọi người khi gặp khó khăn, biết nhường nhịn em
  12. nhỏ…. Giáo dục trẻ phải ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, nhường nhịn em nhỏ, biết yêu thương giúp đỡ mọi người. Tôi gợi ý hỏi trẻ để trẻ xin phép được kể những việc làm của mình đã giúp bố mẹ ở nhà như: Trông em quét nhà xứng đáng với lời Bác Hồ đã dạy “ Tuổi nhỏ lamg việc nhỏ tuỳ theo sức của mình ”vì vậy tiết học rất sinh động, gây hứng thú lôi cuốn trẻ vào giờ học đạt kết quả cao. - Qua tiết học dạy trẻ làm quen với toán Ví dụ: Dạy tiết “ thêm bớt chia nhóm đồ vật có số lượng là 8 làm 2 phần ”chủ điển thế giới thực vật trẻ biết yêu cây xanh vì cây xanh góp phần làm cho môi trường xanh – sạch - đẹp và mang nhiều lợi ích cho con người.( Cho bóng mát, cho hoa thơm quả ngọt, cho gỗ làm đồ dùng dồ chơi ) nên chúng ta phải tích cực trồng cây chăn sóc và bảo vệ cây xanh. - Dạy môn tìm hiểu môi trường xung quanh: Ví dụ: Chủ diểm quê hương, thủ đô Hà Nội – Bác Hồ. Cô giới thiệu với trẻ về Bác Hồ khu di tích lịch sử, thủ đô Hà Nội, danh lam thắng cảnh, làng xóm phố phường…qua đó trẻ luôn kính trọng Bác Hồ trẻ thể hiện tình cảm kính yêu Bác qua những lời ca tiếng hát và luôn mong muốn mình chở thành cháu ngoan của Bác. Trẻ biết thủ đô nước ta là Hà Nội, có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp như: lăng Bác Hồ, chùa một cột, văn miếu, hồ gươm … Trẻ biết nơi sinh ra trẻ có làng xóm, có nhiều người họ hàng ruột thịt, biết ở quê hương cũng có những danh lam thắng cảnh như: đình, chùa, nhà văn hoá…Qua đó trẻ biết yêu quê hương - thủ đô Hà Nội – Bác Hồ biết bảo vệ những công trình công cộng, bảo vệ khu di tích lịch sử danh lam thắng cảnh, trẻ mong muốn hào hứng được đến thăm lăng Bác và các khu danh lam thắng cảnh. - Khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ mỗi buổi chơi tôi cho trẻ nắm được yêu cầu giáo dục của buổi chơi Ví dụ: + Nhóm chơi gia đình -> các thành viên trong gia đình phải yêu thương chăm sóc lẫn nhau, các con phải biết kính trọng vâng lời bố mẹ, biết giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức và xưng hô đúng mực … + Nhóm chơi bán hàng -> người bán hàng phải vui vẻ niềm nở với khách hàng và đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, người mua phải xếp thứ tự ( nếu đông) và biết cảm ơn khi nhận hàng. Ngoài ra tôi còn tổ chức trò chuyện với trẻ về một vài tình huống để trẻ tranh luận Ví dụ: + Khi gặp người lớn bé Ly không chào đúng hay sai?
  13. + Khi về quê ngoại bé Ly đòi mua quà, đồ chơi mẹ không mua cho bé lăn ra khóc vòi vĩnh, nói bậy với mẹ thì việc đó đúng hay sai? vì sao ?