Sáng kiến hướng dẫn thực hiện 15 phút đầu giờ học

Thông thường, ở tất cả các cấp học hiện nay đang duy trì 15 phút đầu giờ để sinh hoạt lớp và thực sự nó đang phát huy được hiệu quả.

Khoảng thời gian này có thể giáo viên chủ nhiệm quản lý hoặc ban cán sự lớp quản lý nhằm duy trì được trật tự, nền nếp của nhà trường.

15 phút đầu giờ cũng rất cần thiết đối với những em học sinh xa trường bởi các em có thể nghỉ ngơi một chút để bước vào học tập thì chẳng tốt hay sao.

Mỗi ngày, mỗi lớp có bao nhiêu sự việc xảy ra, trong khi cả tuần mới có 1 tiết sinh hoạt ở ngày cuối tuần thử hỏi không có 15 phút đầu giờ thì giáo viên sẽ giải quyết các công việc này vào lúc nào?

Sáng kiến hướng dẫn thực hiện 15 phút đầu giờ học

Duy trì 15 phút đầu giờ là rất cần thiết để giáo viên chủ nhiệm sát sao với lớp của mình

(Ảnh minh họa: Báo Gia Lai)

15 phút đầu giờ rất cần thiết cho giáo viên chủ nhiệm

Chúng ta đều biết rằng công tác chủ nhiệm lớp hiện nay rất nặng ở thời điểm đầu năm, cuối năm học, nhất là những lớp cuối cấp thường có nhiều việc đột xuất cần phổ biến, triển khai.

Vì thế, ngoài tiết sinh hoạt cuối tuần thì các buổi học hàng ngày giáo viên chủ nhiệm cũng thường có mặt, nhất là đối với giáo viên Tiểu học trong khoảng 15 phút đầu giờ.

Vậy, giáo viên chủ nhiệm vào lớp để làm gì khoảng thời gian này?

Thứ nhất, giáo viên chủ nhiệm có mặt trong thời gian này để nắm về tình hình sĩ số, nền nếp để kịp thời uốn nắn và đưa ra các biện pháp chấn chỉnh lớp học.

Những em nào vắng học thì giáo viên chủ nhiệm có thể liên hệ với phụ huynh học sinh nhằm nắm bắt thông tin.

Những em nào thường xuyên bị giáo viên bộ môn ghi vào sổ đầu bài như: trốn học, mất trật tự, không học bài, vô lễ với thầy cô để có những biện pháp nhắc nhở và liên lạc với gia đình các em nhằm tìm biện pháp giáo dục.

Thứ hai, thời gian này thì giáo viên chủ nhiệm có thể phổ biến một số nội quy, quy chế, những kế hoạch của trường, của lớp cho học sinh lớp mình như: chuẩn bị các hoạt động ngoại khóa, tham gia các phong trào Đoàn- Đội của nhà trường…

Đồng thời, giáo viên có thể thu các khoản tiền của học sinh như học phí, bảo hiểm…và vô số các loại tiền được Ban giám hiệu nhà trường giao cho giáo viên chỉ nhiệm.

Sáng kiến hướng dẫn thực hiện 15 phút đầu giờ học

Có nên duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ khi không thật hiệu quả?

Thứ ba, thời gian 15 phút cũng là khoảng thời gian giáo viên chủ nhiệm giải quyết những nguyện vọng, một số vấn đề phát sinh của học sinh trong lớp.

Vì thế, nếu không có 15 phút đầu giờ thử hỏi giáo viên chủ nhiệm sẽ làm việc này vào lúc nào?

Khác với cấp Tiểu học, các cấp học còn lại thì giáo viên dạy theo tiết nên nhiều thầy cô chủ nhiệm chỉ dạy 1-2 tiết ở lớp mình và không có thời gian 15 phút thì làm sao bám được lớp của mình.

Chẳng lẽ những tiết dạy chính khóa của mình lại dành ra để làm công việc chủ nhiệm lớp hay sao?

Đối với giáo viên là vậy, còn đối với học sinh thì còn có nhiều việc rất cần thời gian 15 phút.

Thứ nhất là để ổn định nền nếp của lớp học, những em nào đi trễ thì đây cũng là thời gian tốt nhất để các em vào cho kịp buổi học.

Thứ hai, các em có thể kiểm tra khâu trực nhật lớp, chuẩn bị những khâu cần thiết và tâm thế để bước vào các tiết học trong ngày.

Thứ ba, các em có thể sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hát các bài hát tập thể về truyền thống nhà trường, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, trường lớp, thầy trò…

Thứ tư, hiện nay có nhiều trường học phát động phong trào học tập, phân công một số em học tốt trong lớp kèm cặp học sinh yếu thì 15 phút đầu giờ các em sẽ đảm nhận công việc của mình.

Các tổ trưởng có thể kiểm tra phần làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài mới của các tổ viên- khâu này giúp cho giáo viên bộ môn khỏi mất thời gian để bước vào dạy bài mới.

Sáng kiến hướng dẫn thực hiện 15 phút đầu giờ học

Nắng nóng quá, các nhà trường nên điều chỉnh thời gian học

Thực tế, việc ban cán sự lớp ghi chép những bạn mắc lỗi trong lao động, học tập, thực hiện nội quy của trường, lớp không phải để chì chiết hay hạ bậc hạnh kiểm mà chính là cách để giáo viên chỉ nhiệm biết được tình hình của lớp.

Những buổi sinh hoạt cuối tuần thì thường là giáo viên chủ nhiệm lớp đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm uốn nắn học sinh đi vào nền nếp của lớp và hướng các em cùng tiến bộ trong học tập.

15 phút đầu giờ vẫn rất cần thiết

Thực tế cho thấy, đối với học sinh Tiểu học thì các em còn quá nhỏ nhưng đối với học sinh từ Trung học cơ sở trở lên các em đã tự quản lớp rất tốt trong những buổi mà thầy cô giáo viên chủ nhiệm không vào.

Tạo cho các em thói quen tự quản, tự rèn luyện để đi vào lề lối học tập quy củ là đáng quý và nó đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải có đôi mắt tinh tường khi giao nhiệm vụ cán sự lớp cho những em tiêu biểu nhất.

Mỗi trường học có hàng ngàn học sinh, mỗi buổi học có mấy chục lớp học, nếu không có thời gian 15 phút thì trống vào học là thầy và trò cùng bước vào lớp sẽ tạo nên sự hỗn độn trong nhà trường.

15 phút đầu giờ giúp cho các em ổn định trật tự và làm, chuẩn bị một số việc cần thiết là điều hoàn toàn phù hợp.

Vì thế, cũng không phải ngẫu nhiên mà giáo viên chủ nhiệm được giảm từ 4- 4,5 tiết/ tuần bởi ngoài tiết sinh hoạt cuối tuần thì có rất nhiều việc cần giải quyết.

Nếu không có thời gian 15 phút thì giáo viên gặp gỡ, trao đổi, phổ biến, phân công thực hiện các kế hoạch nhà trường, kế hoạch lớp vào lúc nào đây?

NGUYỄN NGUYÊN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TỰ QUẢN CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ SINH HOẠT 15 PHÚT

                                                                                                (Tâm Nguyên)

Sinh hoạt 15 phút đầu giờ (sau đây gọi là sinh hoạt 15 phút) là một hoạt động bổ ích giúp học sinh có tâm thế khởi động cho buổi học ngày hôm đó. Tuy nhiên, hoạt động này hầu như chưa được chú ý đúng mức khiến một khoảng thời gian không nhỏ (1/3 tiết học) của học sinh bị mất đi một cách lãng phí. Nguyên nhân chính nằm ở phía giáo viên chủ nhiệm lớp (GVCN). Việc lên lớp sinh hoạt 15 phút hằng ngày với nhiều công việc hành chính như kiểm tra chuyên cần, thu lệ phí, xử lí HS vi phạm buổi học trước đó,… đã khiến nhiều GVCN xác định sai mục tiêu, hoặc xác định chưa đủ mục tiêu của hoạt động này. Sẽ thật sai lầm khi nghĩ rằng GVCN có mặt sinh hoạt 15 phút cùng HS thì lớp học sẽ tốt hơn, học sinh sẽ ngoan hơn. Nên hiểu rằng sinh hoạt 15 phút là hoạt động tự quản của học sinh dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá của GVCN và sự tự đánh giá của tập thể lớp chứ không phải là khoảng thời gian để GVCN sử dụng giải quyết việc hành chính hay xử lí học sinh vi phạm. Và một trong những nội dung đánh giá không nên thiếu trong tiết sinh hoạt cuối tuần chính là hoạt động sinh hoạt 15 phút.

Bài viết này hướng tới học sinh – những người đóng vai trò trong việc tự quản lớp học. Vì thế, chúng ta nên đặt mình vào vị trí một GVCN lớp để hướng dẫn học sinh tổ chức giờ sinh hoạt 15 phút sao cho có hiệu quả.

  1. Mục tiêu của hoạt động sinh hoạt 15 phút

Sinh hoạt 15 là hoạt động nhằm tăng thêm sự hào hứng trong học tập, là khoảng thời gian học sinh chuẩn bị tâm thế khởi động cho buổi học. Vì là một hoạt động tự quản cùng với nhiều hình thức và nội dung đa dạng phù hợp với môi trường học đường nên nó giúp học sinh phát huy được tinh thần tập thể, kỹ năng sáng tạo, khả năng hoạt động ngoại khóa và bổ sung kỹ năng sống cho học sinh với kiến thức xã hội phong phú; phát huy tinh thần tự học, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ được giao.

Do đó, mỗi buổi sinh hoạt 15 phút cần phải có kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch là do GVCN lập hoặc ban cán sự (BCS) lớp tự xây dựng. Nội dung sinh hoạt yêu cầu cần trong sáng, lành mạnh, bổ ích; quản lý buổi sinh hoạt đảm bảo về trật tự, nền nếp lớp học và các lớp xung quanh.

  1. Một số nội dung và hình thức sinh hoạt 15 phút

Ứng với 6 buổi học trong tuần, GVCN hoặc BCS lớp lập ra 1 kế hoạch chi tiết cho từng buổi (xem phụ lục). Mỗi buổi thực hiện một trong các vấn đề sau:

2.1. Kể một số câu chuyện hài hước vui vẻ

Một câu chuyện vui đầu ngày mới sẽ kích thích sự hưng phấn của trí não, giúp tăng cường hứng thú hoạt động, làm việc và học tập cho mỗi người. Có thể kể một câu chuyện tiếu lâm bạn vừa sưu tầm được trên mạng, có thể kể một vài mẫu chuyện về đôi mày râu – áo dài khẩu chiến,…

2.2. Đưa ra một tình huống khó xử trong cuộc sống để cùng nhau tìm cách xử lý

Một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi người phải học tập suốt đời đó là kỹ năng giao tiếp. Mà cuộc sống luôn đặt ra vô vàn những tình huống bất ngờ đòi hỏi mỗi chúng ta phải đưa ra cách ứng xử hợp lý nhất có thể. Kỹ năng giao tiếp sẽ tạo tiền đề cho bạn rèn luyện những kỹ năng khác như kỹ năng giải quyết vần đề, kỹ năng hợp tác.

Trong sinh hoạt 15 phút, bạn hãy đặt ra một số tình huống giả định hoặc chia sẻ những tình huống có thật bạn gặp phải để cả lớp cùng xử lí. Bạn sẽ làm gì nếu biết có người xem trộm nhật ký? Ngày 20/11, bạn có một bông hoa nhưng gặp cùng lúc 2 cô giáo, bạn có nên tặng cho 1 trong 2 người hay không?,…

2.3. Đưa ra một số câu hỏi, câu đố vui trong học tập

Đây là một hình thức sinh hoạt mang lại nhiều tác dụng tích cực. Những câu hỏi bạn đưa ra bạn đều biết chắc chắn câu trả lời. Khi giải đáp câu hỏi, bạn vừa chia sẻ được cho người khác, vừa có thêm một cơ hội để khắc sâu kiến thức đó. Với dạng câu hỏi đố vui, bạn sẽ động não hơn. Với kiến thức liên quan đến bài học, chắc chắn, mỗi câu hỏi đều thể hiện một nhu cầu hiểu biết của bạn.

Câu hỏi có thể đưa ra dưới dạng: Bạn có biết…? Bạn có biết chiến dịch Diện Biên Phủ diễn ra như thế nào không? Bạn có biết Ga-li-lê phát hiện ra không khí có lực cản như thế nào không? Bạn có biết vì sao có hiện trượng ma trơi không?…

2.4. Thảo luận về một vấn đề đang tranh cãi, nói về một chủ đề mà mình thích.

Bạn thích du lịch, nấu ăn, lái xe, khiêu vũ, hát hò, đá bóng, bơi lội,…? Nếu thích thì hãy tìm hiễu thật kỹ để nói lại cho bạn bè biết về chúng. Hãy mô tả những điều thú vị cũng như lợi ích cho cuộc sống của những lĩnh vực bạn yêu thích. Biết đâu, bạn sẽ tìm được những người bạn tri âm!

Tập thể của bạn đang mắc phải những vấn đề gì khó tháo gỡ? hãy đem chúng ra bàn cân của tập thể để tất cả cùng tham gia vào và đưa ra những hướng giải quyết hợp lí.

Nhóm bạn của các bạn đang tranh luận về điều gì chưa ngã ngũ. Hãy thảo luận với cả lớp xem có thể thay đỗi được gì không. Ít ra sau mỗi cuộc tah3o luận, tranh luận ấy, bạn sẽ có một bài học nào đấy làm hành trang vào đời.

2.5. Tự hát một bài, hoặc có cách để cả tập thể cùng hát theo mình.

Thay vì 15 phút cả lớp ngồi ê a, nhai đi nhai lại những bài hát truyền thống, bạn hãy tự mình hát tặng cho cả lớp một bài hát, hoặc mời một bạn khác cùng hát với mình. Hoặc bạn có năng khiếu nghệ thuật gì đấy, hãy thể hiện mình đừng ngần ngại.

Nếu bạn có một bài hát hay, có ý nghĩa, hãy chia sẻ với cả lớp bằng cách tập cho cả lớp hát. Bạn cũng có thể làm quản trò để tổ chức cho lớp một vài trò chơi nhỏ.

Có thể 15 phút là ngắn, nhưng bạn sẽ biết rõ hơn đâu là cây văn nghệ tài năng của lớp.

2.6. Sưu tầm thơ, bài hát chế giúp nhớ công thức lâu hơn

Thơ ca và âm nhạc có đặc điểm là dễ nhớ, mau thuộc vì có nhạc tính. Còn công thức thì khô khan, cằn cỗi, lại nhiều và dễ lẫn lộn. Bạn hãy biến cách nhớ công thức thành thơ hoặc nhạc chế để nhớ nhanh hơn và lâu hơn nhé. Và nhớ, hãy chép lại cho các bạn của mình biết với để cùng nhau học tốt.

Bạn cũng có thể đưa ra trước yêu cầu cho các bạn trong lớp. Hằng tuần cho 2-3 bạn chép trên bảng và chúng ta cùng học.

Ví dụ về hệ thức lượng trong tam giác vuông ở môn Toán học, ta có:

Tìm sin lấy đối chia huyền

Cosin lấy cạnh kề, huyền chia nhau

Còn tang ta hãy tính sau

Đối trên, kề dưới chia nhau ra liền

Cotang cũng dễ ăn tiền

Kề trên, đối dưới chia liền là ra.

2.7. Đọc truyện, đọc báo

Là một học sinh THPT, chắc chắn bạn nào cũng có một câu chuyện lãng mạn cho riêng mình, nhưng không phải ai cũng có thể viết ra thành một tác phẩm với nhân vật chính là chính mình hay một người bạn cùng lứa. Nếu bạn có khả năng, hay viết lên câu chuyện tuổi học trò lãng mạn ấy và đọc cho lớp nghe. Còn không, hãy sưu tầm những câu chuyện tương tự như thế trên sách báo để hằng tuần chọn ra những bài viết bạn tâm đắc chia sẻ cùng với cả lớp.

Một số sách báo bạn có thể sưu tầm như Áo trắng, Nữ sinh, Tuyển tập truyện (thơ) thời áo trắng, web mạng,…

Hãy làm sống động hơn tuổi học trò của chúng mình, khi ấy, bạn sẽ có quyết tâm hơn trong việc chinh phục những ước mơ phía trước.

2.8. Trình bày trước lớp về kinh nghiệm học, kinh nghiệm làm bài của bản thân.

Ai cũng có một sở trường bị khuất trong tiềm thức, không giỏi Toán thì sẽ giỏi Văn, không giỏi văn hoá thì sẽ có khiếu về nghệ thuật. Có thể bạn không học giỏi Toán, nhưng bạn rất giỏi nhớ kiến thức Lịch sử, có thể bạn không viết văn hay nhưng vật lý chưa bao giờ bạn dưới điểm 8,…

            Vậy, hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình cho các bạn để cùng nhau học tốt. Bạn nên lấy ví dụ minh hoạ để mọi người hiểu thấu hơn. Mỗi lần trình bày như thế, bạn đã tự mình khắc sâu thêm kiến thức, kỹ năng.

2.9. Tổ chức cuộc thi kể chuyện về nhân vật lịch sử, các nhà khoa học…

            Đây là hình thức sinh hoạt giúp các bạn phát triển được tư duy, đặc biệt phát triển được năng khiếu; giúp bạn nắm được nhiều kiến thức mới về khoa học, lịch sử. Ngoài ra, kể chuyện giúp bạn rèn luyện được kỹ năng nói, thuyết trình trước đám đông.

2.10. Tổ chức thi trắc nghiệm kiến thức

            BCS lớp có nhiệm vụ soạn các câu hỏi trắc nghiệm thuộc các môn học theo thời khóa biểu của ngày đó. để tránh trùng lặp câu hỏi, mội thành viên BCS lớp soạn một môn. Lớp trưởng là người tổng hợp các câu hỏi và dẫn chương trình các tổ thi với nhau, cuối tuần tổng hợp lại tổ nào trả lời nhiều nhất trong tuần thì tặng quà.

            Đây là hình thức sinh hoạt nhằm giúp các bạn ôn lại kiến thức rất hiệu quả và cũng tạo được không khí thoải mái, sân chơi bổ ích cho các bạn học sinh trước khi vào học. Hoạt động này cũng giúp cho lớp của các bạn sẽ có được 1 ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm để ôn thi và kiểm tra.

2.11. Giải bài tập

            Nếu buổi học ngày hôm đó có những môn thầy cô giao bài tập về nhà thì việc lên bảng giải bài tập giờ sinh hoạt 15 phút sẽ là một lợi ích không nhỏ. Nhưng hãy rời bỏ hình thức thông thường để thay đổi tốt hơn. Thay vì lớp phó học tập lên chép lại bài giải của mình đã chuẩn bị sẵn ở nhà, bạn hãy mạnh dạn lên trình bày cho cả lớp cách giải của mình (nói cách khác, bạn đóng vai trò là một giáo viên đang chỉ dạy cách triển khai các bước giải một bài tập). Chắc chắn, bạn sẽ tiến bộ lên nhanh chóng.

            Lời kết:

Hơn ai hết, GVCN là người phải đào tạo cho được đội ngũ BCS lớp để hoạt động tự quản thực sự phát huy hiệu quả trong giờ sinh hoạt 15 phút. GVCN cũng cần có động thái quan tâm đến kế hoạch tự quản của BCS, cần động viên, khuyến khích cũng như nhắc nhở phê bình kịp thời từng thành viên trong lớp. Tạo được một hoạt động thực sự bổ ích trong giờ sinh hoạt 15 phút sẽ giúp học sinh có thêm động cơ đến trường. Không những thế, hoạt động của BCS lớp trong việc tự quản tập thể cũng được củng cố và có chiều sâu hơn.

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TỰ QUẢN TRONG SINH HOẠT 15 PHÚT – LỚP ….

TUẦN…… (Từ ngày…. đến ngày…..)

  1. Mục tiêu, yêu cầu:
  2. Mục tiêu:

– Tăng sự hứng thú trong học tập; giúp học sinh phát huy được tinh thần tập thể, kỹ năng sáng tạo, khả năng hoạt động ngoại khóa

– Bổ sung kỹ năng sống cho học sinh; phát huy tinh thần tự học, tự chịu trách nhiệm của học sinh về nhiệm vụ được giao.

– Lập kế hoạch rõ ràng.  Nội dung trong sáng, lành mạnh, bổ ích.

– Đảm bảo trật tự, có nền nếp. Lớp trưởng chịu trách nhiệm quản lý chung, báo cáo với GVCN kịp thời về tình hình của tập thể lớp.

Thứ Cá nhân/nhóm thực hiện Nội dung Hình thức Ghi chú
2 Học sinh A Kể chuyện tiếu lâm, khôi hài Kể, đọc, rút ra bài học từ các mẫu chuyện  
3 BCS lớp Thi trắc nghiệm kiến thức Tổ chức thi kiến thức giữa các tổ  
4 Học sinh B Đọc truyện (báo) Đọc (kể, ngâm) 1 câu chuyện (bài thơ) mình tâm đắc, phù hợpj với lứa tuổi, rút ra bài học cuộc sống  
5 Tổ 1 Giải quyết tình huống thực tế (giả định) Đưa ra trước tập thể 1 tình huống giả định (thực tế), yêu cầu cả lớp thảo luận.  
6 Nhóm học sinh phụ trách các môn KHTN Kể chuyện về các nhà khoa học Chọn 1 nhà khoa học có liên quan tới chương trình học và sưu tầm tư liệu liên quan, kể cho cả lớp nghe.  
7 Học sinh C Văn nghệ Hát (tập cho lớp hát) 1 bài hát mới hoặc thể hiện một năng khiếu của bản thân về lịnh vực nghệ thuật.  
2 BCS lớp Sưu tầm thơ ca (quy tắc ghi nhớ) về công thức Toán (Lý, Hoá) Chép các câu thơ (quy tắc ghi nhớ) công thức lên bảng, thuyết trình lại công thức trong môn học đó mà câu thơ đó nêu ra  
3 Nhóm học sinh phụ trách các môn KHXH Kể chuyện về các nhân vật lịch sử Chọn 1 nhân vật lịch sử có liên quan tới chương trình học và sưu tầm tư liệu liên quan, kể cho cả lớp nghe.  
4 Học sinh D Trao đổi một vấn đề (lĩnh vực) mình yêu thích Trình bày trước cả lớp dưới dạng diễn thuyết về chủ đề mình yêu thích, tìm kiếm bạn cùng chng sở thích.  
5 Tổ 2 Ra câu đố vui Đưa ra một vài câu đố vui để học sinh cả lớp  
6 Lớp phó học tập Chia sẻ kinh nghiệm học Toán (môn học bất kỳ thuộc sở trường) Đưa ra một số kinh nghiệm học phần lượng giá, minh hoạ bằng bài tập trên bảng cho cả lớp cùng theo dõi.  
7      

III. Tổ chức thực hiện:

– Lập kế hoạch sinh hoạt 15 phút trong tuần. Triển khai kế hoạch cho lớp vào tiết sinh hoạt cuối tuần.

– Phân công người thực hiện các nội dung hàng tuần hợp lý.

– Quản lý lớp học ổn định, trật tự, có nề nếp những buổi tự quản.

– Đánh giá từng nội dung thực hiện; trao đổi thông tin kịp thời với GVCN về những trường hợp HS vi phạm trong quá trình tự quản tập thể.

– Dự phòng nội dung sinh hoạt nếu cá nhân/nhóm thực hiện gặp sự cố đột xuất không thể thực hiện.

– Chuẩn bị quà trao thưởng (nếu có)

  1. Đối với cá nhân/nhóm thực hiện

– Theo dõi kỹ kế hoạch.

– Chuẩn bị nội dung sinh hoạt theo chủ đề được giao hoặc chủ đề tự chọn

– Chịu trách nhiệm về nội dung theo yêu cầu ở mục I.2

– Thực hiện nội dung sinh hoạt theo thời gia trong kế hoạch. Nếu xảy ra sự cố không thực hiện được thì báo trước cho BCS lớp để thực hiện nội dung khác.

  1. Đối với các thành viên trong lớp:

– Cần tôn trọng người nói, người được giao nhiệm vụ tổ chức hoạt động tự quản.

– Tham gia nhiệt tình vào các nội dung sinh hoạt đã lập ra trong kế hoạch.

– Đóng góp ý kiến về nội dung và hình thức sinh hoạt ch BCS lớp hoặc GVCN để lập kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo.

Trên đây là kế hoạch tự quản trong giờ sinh hoạt 15 phút của lớp ….

DUYỆT CỦA GVCN                                                                                    LỚP TRƯỞNG                                                                                                         

Download (DOC, 20KB)