Cách nuôi tép đồng

Lần theo địa chỉ được anh bạn giới thiệu, tìm về đúng khóm Tây Khánh 7, phường Mỹ Hòa (Tp. Long Xuyên, An Giang), chúng tôi hỏi thăm suốt dọc đường mà nghe tên ông Ba Kim ai cũng lắc đầu ngơ ngác. Nhưng chỉ cần “quá bộ” vài bước xuống cánh đồng ngay kế lộ, thì người nào cũng biết và nhiệt tình chỉ đường về “trại tép Ba Kim”.

Cách nuôi tép đồng

Đáp lại mấy câu cảm thán của chúng tôi về vụ “khản giọng” vì phải hỏi đường mãi mới tới, bác Hai Hùng - nhà cũng ở phường Mỹ Hòa – càm ràm: “Mấy chú ở đâu tới mà kỳ quá, hỏi dân phố làm sao họ biết! Tìm nông dân phải hỏi nông dân chớ! Trong làng này ai mà chẳng biết Ba Kim, bởi người ta đều “thả con tép bắt con tôm”, còn ổng lại làm chuyện ngược đời, bỏ con tôm bắt con tép. Vậy mà lại trúng mới hay chớ”.

Trên cánh đồng Lung Mây này cũng như nhiều vùng đồng ruộng xen kẽ kênh rạch chằng chịt ở miền Tây, có thời tép đồng nhiều vô kể, những buổi trở trời thường nổi thành từng đám dày đặc trên ruộng nước, bà con nông dân thường gọi là tép rêu. Hồi trước nhiều người trước khi gieo hạt cấy lúa còn phải nhọc công vớt bỏ tép rêu, vì chúng rẻ mạt đến mức bán chẳng ai mua, trong khi xứ này cá tôm đầy rẫy. Nhưng dần dà rồi cũng như nhiều giống khác, lượng tép rêu mỗi mùa một thưa thớt theo cùng với việc sử dụng thuốc trừ sâu trên đồng ruộng ngày càng phổ biến. Gần đây, tép rêu đã thành đặc sản, không ngừng tăng giá. Ngoài chợ ngay trong mùa nước nổi, một kg tép rêu vẫn có giá trên 100.000 đồng, vào mùa khô tép càng hiếm nên giá còn cao hơn nữa. Còn trong nhà hàng, quán nhậu, món tép chiên gừng tỏi hoặc tép rang lá chanh, tép kho nước dừa, canh dứa nấu tép hay tép đồng nấu với đọt khoai lang… ngày càng hấp dẫn thêm nhiều thực khách sành ăn.

Con tép đồng “lên hương” như vậy, nhưng người ta cũng chỉ biết bỏ công đi bắt về bán, chứ chẳng ai nghĩ đến việc nuôi, chưa nói đến nuôi tép ngay giữa mùa nước nổi, khi tôm cá lũ lượt kéo về đồng. Ông Ba Kim là người nông dân đầu tiên mạnh dạn làm cài việc “kỳ cục” đó. Tên đầy đủ của ông là Huỳnh Chấn Kim, dân gốc Long Xuyên.

Năm nay 55 tuổi, mái tóc điểm hoa râm nhưng bắp tay vẫn cuồn cuộn và dáng dấp hoạt bát lắm, ông Bà Kim còn có nụ cười thật hiền, cởi mở dễ gần. Vừa tiếp chuyện chúng tôi vừa tranh thủ chỉnh lại chiếc máy cày cũ cho kịp ngày xuống giống, ông thong thả kể: “Hồi trước mười mấy công đất nhà tui chỉ biết trồng lúa, ngoài ra thì nuôi thêm ít con ếch đặng cải thiện thu nhập. Nhưng nuôi ếch ở vùng này ngày càng khó có lời, do giá thức ăn liên tục tăng cao, trong khi giá bán ếch lại lúc trồi lúc sụt, mà gần đây càng giảm dữ lắm, một phần cũng bởi người ta nuôi nhiều quá. Thông thường cứ thấy vài người làm được là nhiều người khác làm theo mà không tính kỹ, khiến cung vượt cầu. Như phòng trào nuôi cá sấu đó, trước thì trúng lắm, nhưng bây giờ thấy ven lộ cắm đầy biển quảng cáo bán thịt cá sấu có 40 – 50 ngàn đồng một ký, mà cũng đâu mấy người mua… Vậy nên khi tính chuyển sang nuôi con khác, tui suy nghĩ rất nhiều rằng phải nuôi con gì đó mà chưa ai nuôi, hoặc ít nuô, thì mới bán được giá. Mùa lũ năm trước tui qua chợ thấy tép đồng người ta mới bắt lên còn đang nhảy tanh tách, con nào con nấy bụng toàn trứng, tui nghĩ nếu nuôi tép chắc chắn sẽ “không đụng hàng”, lỡ có thất bại cũng không ảnh hưởng gì lắm vì chi phí thấp”.

Nghĩ là làm, ông Ba Kim thả thử 3 kg tép xuống khu ruộng khoảng 5 công, đã được chia ra thành nhiều ô vuông vắn. Điều thú vị là số tép này vốn dĩ phát triển tự nhiên, tự sinh sôi nảy nở ngay trong ao nuôi cá tra gần đó, khi thu hoạch cá người ta tháo bỏ nước, còn tép thì… bán rẻ, ông mua lại với giá 50.000 đồng/kg, nghĩa là vốn đầu tư ban đầu chỉ vẻn vẹn 150.000 đồng. Thật bất ngờ, con tép rêu khi được “trả về” đúng môi trường tự nhiên thích hợp không những rất mau lớn mà còn sinh sản rất nhanh, tỷ lệ hao hụt hầu như không đáng kể. Chỉ một tuần sau khi được thả ra đồng, đàn tép đã thích nghi và khỏe mạnh, đến giờ được thả thức ăn là lập tức nổi lên ăn. Vốn đã có kinh nghiệm tích lũy được và nắm vững kỹ thuật nuôi tôm càng xanh, ông Ba Kim vận dụng triệt để vào việc chăm sóc đàn tép rêu. Trên khu ruộng thả tép, ông còn trồng thêm bông súng, mã đề để làm “nhà” cho lũ tép rêu thích trú ẩn, tạo môi trường sống như trong tự nhiên.

Chỉ sau hơn 2 tháng nuôi trong ruộng, lứa tép “thương phẩm” đầu tiên đã “ra lò”. Mắt ông Ba Kim lấp lánh tự hào và hứng khởi khi nhớ lại lần đầu tiên thu hoạch tép. Ông kể: “Thấy tép lớn cũng sêm sêm với tép người ta vẫn bán ngoài chợ, tui đặt lợp thử vào lúc chập tối, đến sáng hôm sau bắt được khoảng 5 kg tép. Tui gom các lợp lại rồi thả tép vô lưới cước thưa hơn, cho lũ tép nhỏ thoát trở lại ra ruộng, chỉ bắt những con đã lớn, còn lại cỡ 4kg, mang ra chợ bán được 100.000 đ/kg. Thiệt là đã quá!”–

Chúng tôi rụt rè hỏi có bí quyết gì trong thức ăn khiến tép lớn nhanh vậy không? Ông Ba Kim cười lớn: “Chẳng có gì bí mật cả. Con tép cũng phàm ăn lắm, dù lượng thức ăn chẳng đáng bao nhiêu. Có thể nuôi bằng thức ăn công nghiệp, nếu hết tiền mua thì chỉ cần chịu khó lội ruộng vớt ít ốc bươu vàng về bằm nhỏ hoặc xay nhuyễn, đến giờ thảy xuống ruộng cho tép ăn, tập cho nó ăn đúng bữa đều đặn là sẽ mau lớn.”

Cứ thu hoạch hàng ngày trong khoảng 2 tuần rồi lại ngừng 1 tuần để tép kịp sinh sản và lớn, đều đặn từ giữa năm 2013 đến nay, ngày nào ông Ba Kim cũng bán được vài kg tép rêu và chẳng bao giờ lo mất giá vì tép đang và sẽ còn là “đặc sản”. Tuy giá trị thương phẩm của con tép thấp hơn nhiều so với con tôm, nhưng vốn đầu tư không đáng bao nhiêu, công chăm sóc cũng ít hơn, không “căng thẳng” như nuôi tôm và quan trọng nhất là hầu như không có rủi ro. Tận dụng khu ruộng nuôi tép tuy phải rộng để giống ao đầm tự nhiên, nhưng tép lại không “sử dụng” hết, ông Ba Kim còn thả nuôi xen canh thêm cả cua đồng theo hình thức lấy ngắn nuôi dài, chỉ thu hoạch cua vào mùa khô khi bán được giá hơn.

Khoát tay ra phía những thửa ruộng ngập nước, ông Ba Kim hồ hởi: “Vụ này tui tiếp tục thu hẹp diện tích trồng lúa để tăng diện tích nuôi tép rêu. Cũng là còn ít lúa giống thì gieo nốt thôi, và cũng là chuyển đổi dần để có thêm kinh nghiệm. Nếu trúng thì đến vụ sau tui sẽ dành hết ruộng nuôi tép.”

Ông bảo, lát sửa xong cái máy cày sẽ lại ra chợ xem giá tép thế nào và tìm thêm mối bán tép. Vài ngày ông lại đảo một vòng quanh các chợ trong vùng. “Nông dân thời kinh tế thị trường thì phải vậy” – ông lại nở nụ cười thật hiền mà rắn rỏi.

Nguyễn Việt

Các bạn cần tìm thêm những thông tin liên quan đến cách nuôi tép phải không? bài viết đây sẽ dành cho bạn, với một số câu trả lời được nêu lên phù hợp để bạn tham khảo.

Nuôi tép đồng trong bồn inox thực nghiệm tại Trại Trùn Quế Cần Thơ | cách nuôi tép.

[button color=”primary” size=”medium” link=”#” icon=”” target=”false” nofollow=”false”]XEM CHI TIẾT BÊN DƯỚI[/button]

Ngoài xem các Bảng Tin về cách nuôi tép này, các bạn có thể xem thêm một số tin tức liên quan khác do heroes of newerth việt nam cập nhật tại đây nhé.

Nuôi tép đồng trong bồn inox thực nghiệm tại Trại Trùn Quế Cần Thơ và các hình ảnh liên quan đến bài viết này.

Cách nuôi tép đồng
Nuôi tép đồng trong bồn inox thực nghiệm tại Trại Trùn Quế Cần Thơ

cách nuôi tép và các Tin Tức liên quan chuyên mục này.

Nuôi tôm trong bể inox thử nghiệm tại Trại Trùn quế Cần Thơ – Anh Thuận 09382 09381. Phân trùn quế, trùn quế giống, Bò giống Đăng ký theo dõi kênh Miễn phí Trại Bò Giống Vĩnh Long Cầu Kiến Vàng Tỉnh Lộ 908 Xã Tân Hưng, Huyện Bình Tân, Vinh Dài. Trại Trùn Cần Thơ Vườn Hồng Cần Thơ Vườn Dâu Cần Thơ Vườn Sinh Thái Cần Thơ Vườn Trùn Kim Cần Thơ VƯỜN KIM CƯƠNG ECO GARDEN – Anh Thuận 09382 09381 Số 39, đường 30, khu dân cư Hưng Phú CT8, Cái Răng, TP Cần Thơ. :: Trại Giống TẠI VĨNH LONG::. Trong chủ đề này, tôi chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của mình, những kinh nghiệm thực tế trong việc xây dựng và phát triển trang trại chăn nuôi | dê giống | trùn quế giống ở vĩnh long. Nguồn bò giống của người dân miền Tây có rất nhiều. Nhưng để có được những con bò chất lượng, sạch bệnh, tăng trọng nhanh và bán được giá cao trên thị trường. Tôi khuyên bà con nên mua ở những nơi uy tín, bò giống tuy đắt hơn thị trường từ 5-10% nhưng đảm bảo. Tại trại giống Vĩnh Long luôn có đủ bò để cung cấp cho bà con miền Tây. Sau đây, tôi cũng chia sẻ cho các bạn kỹ thuật chăn nuôi bò chất lượng. Trại giống Vĩnh Long đồng thời chia sẻ bí quyết để bà con kết hợp nuôi trùn quế để lấy trùn thịt, là nguồn thức ăn giúp bò mau lớn. . :: TRẠI RẤT NHIỀU ĂN Ở Cần Thơ::. Trùn quế là gì? Giun đất là loại giun đã được thuần hóa, tên khoa học là Perionyx digvatus, chi Pheretima, họ Megascocidae được đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, thuộc nhóm giun ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ. xác đang phân hủy. Đây là loài sâu màu mỡ, xuất hiện rải rác ở vùng nhiệt đới, dễ nuôi, dễ bắt bằng tay nên dễ thu hoạch. Kích thước giun trưởng thành từ 10 – 15 cm, nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô khoảng 15 – 20%. Hàm lượng các chất (tính theo chất khô) như sau: Protein: 68-70% Lipid: 7-8%, Đường: 12-14% Tro 11-12%. Do có hàm lượng protein cao nên giun quế được coi là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng quý giá cho gia súc, gia cầm, thủy sản,… Giun quế là vật nuôi không thể thiếu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững. vững chắc. Dù quy mô trang trại của bạn là nhỏ, vừa hay lớn, tôi nghĩ không thể không có Giun đất / giun quế Tại sao giun quế / giun quế lại quan trọng đến vậy? Giun quế / giun quế được biết đến là nhà máy sinh học, nhà máy xử lý rác, nhà máy xử lý rác thải tuyệt vời của vũ trụ ban tặng cho loài người. Vì Giun / giun xử lý gần như triệt để phân của vật nuôi trong nhà như: Trâu, Bò, Dê, Cừu, Thỏ, Gà, Lợn, …. và các chất thải nông nghiệp như: rơm rạ, rau củ, …. biến tất cả những thứ đó. thành phân hữu cơ có chất lượng tốt nhất so với các loại phân hữu cơ khác và phân hữu cơ do con người tạo ra bằng máy móc, thiết bị. Phân trùn quế là gì? Phân giun là chất thải của giun sau khi giun ăn phân, hoặc các chất thải hữu cơ khác. Phân trùn quế có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và có nhiều vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Để có được chất lượng phân trùn quế tốt nhất thì phân trùn quế phải được ủ trong trang trại từ 6-10 tháng trước khi thu hoạch và bón cho cây. . :: TRẠI HÈ CHẤT LƯỢNG TẠI CẦN THƠ::. Trại chim cút tại Cần Thơ chia sẻ cách làm máy ấp trứng đơn giản với giá rẻ, ai cũng có thể sở hữu một chiếc để ấp trứng cút, trứng gà, trứng vịt hay trứng chim cảnh. Máy ấp trứng của trại cút Cần Thơ thiết kế đơn giản, dễ sử dụng và tiết kiệm điện. Ai cũng có thể sử dụng, ấp trứng dễ dàng tùy theo từng loại trứng. Máy ấp trứng cho kết quả tốt hơn nhiều so với sử dụng bóng đèn sợi đốt. Ưu điểm của máy ấp trứng tại Cần Thơ. Máy ấp xốp nhỏ gọn có thể ấp được nhiều loại trứng. Máy ấp trứng chạy bằng dây nhiệt nano. Máy ấp trứng tiết kiệm điện và dễ sử dụng. Thiết bị có cảm biến nhiệt độ có thể điều chỉnh và cảm biến độ ẩm. Máy tạo độ ẩm thích hợp cho trứng nở và đạt. Hiệu quả cao hơn so với việc áp dụng phương pháp ủ bằng bóng đèn dây tóc. Vì bóng đèn dây tóc không thể điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho từng loại trứng ấp. Dễ hỏng và không tạo được độ ẩm thích hợp để ấp trứng. . :: Vườn Hồng Cần Thơ::. Vườn hồng Cần Thơ Vườn sinh thái Vườn Kim Cần Thơ. Nơi hội tụ của hơn 100 giống hoa hồng ngoại như: hồng cổ Sapa, hồng leo Pháp, hồng Tường vy, …. Và nhiều loại cây bonsai tại Vườn hồng Cần Thơ. :: Vườn Dâu Tây Cần Thơ::. Bán cây Dâu Nhật chịu nhiệt tại Cần Thơ Mỗi chậu cây Dâu Nhật bao gồm những vật dụng sau: Chậu trắng đường kính 20cm. Phân trùn quế nguyên chất + Trấu tươi Cây Dâu Nhật chịu nhiệt chín ra quả. Phân trùn quế trong chậu đã đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây Dâu nên bạn không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân nào khác. Sau 1 tháng bón thêm 0,5kg phân trùn quế cho cây là rất tốt. .

>> Ngoài xem những bài viết này bạn có thể xem thêm nhiều Tin Tức khác tại đây: Xem ở đây.

#Nuôi #tép #đồng #trong #bồn #inox #thực #nghiệm #tại #Trại #Trùn #Quế #Cần #Thơ.

Trùn quế,phân trùn quế,trùn quế giống sinh khối,kỹ thuật nuôi trùn quế,mô hình nuôi trùn quế,phân trùn quế mua ở đâu,phân hữu cơ,trại cút giống cần thơ,trại dế cần thơ,ruồi lính đen cần thơ,nuôi tép đồng,tép đồng,tép rong,nuôi tép rong,nuôi tép ruộng,trại trùn quế cần thơ,mô hình nuôi tép đồng,mô hình nuôi cút thả vườn cần thơ,mô hình nuôi lươn cần thơ,mô hình nuôi dế cần thơ,cách nuôi tép đồng,Nuôi tép đồng trong bồn inox,nuôi tép đồng làm cảnh.

Nuôi tép đồng trong bồn inox thực nghiệm tại Trại Trùn Quế Cần Thơ.

cách nuôi tép.

Rất mong với những Thông tin về cách nuôi tép này sẽ có giá trị cho bạn. Chân thành cảm ơn.