Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 tại Điều 118, Kiểm toán nhà nước là cơ quan được thành lập bởi Quốc hội, hoạt động một cách độc lập , tuân theo pháp luật và thực hiện chức năng kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính công. Đứng đầu Kiểm toán nhà nước là Tổng Kiểm toán nhà nước được bầu bởi Quốc hội theo nhiệm kỳ do luật định. Một trong những quyền hạn của Tổng kiểm toán nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Cụ thể, Kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định quy phạm để hỗ trợ cho công tác điều hành, quản lý hoạt động kiểm toán nhà nước. Vậy quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước là gì? Nội dung của các quyết định và quy trình ban hành ra sao?

Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì
Quy định về quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

Quyết định là gì?

Trong hệ thống văn bản của nước ta hiện nay, tồn tại rất nhiều loại quyết định khác nhau, được ban hành bởi nhiều chủ thể có thẩm quyền trong nhiều lĩnh vực cụ thể theo những trình tự thủ tục nhất định. Có các loại quyết định như: quyết định về việc ban hành quy định khiếu nại, khởi kiện, trả lời khuyến nghị, xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế thu hồi đất, thay đổi điều lệ công ty, sa thải người lao động,… Tuỳ thuộc vào tiêu chí phân loại mà người ta phân các loại quyết định kể trên vào các nhóm khác nhau, phổ biến nhất là hai nhóm quyết định hành chính và quyết định quy phạm.

Quyết định hành chính là những văn bản hành chính thông thường được dùng nhằm truyền đạt những thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết định, nội dung hay kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức nào đó; ghi nhận lại những ý kiến, kết quả của một hội nghị, hội thảo nhất định; văn bản ghi nhận thông tin giao dịch, thỏa thuận giữa các cơ quan, tổ chức với nhau, giữa cơ quan, tổ chức và cá nhân hoặc cá nhân với cá nhân. Văn bản hành chính đưa ra các quyết định quản lý hành chính, không dùng nhằm thay thế văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt (mang tính chất áp dụng pháp luật). Văn bản hành chính thông thường hình thành trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được sử dụng nhằm phục vụ các công việc có tính chất như hướng dẫn, trao đổi, nhắc nhở, thông báo, báo cáo…

Quyết định quy phạm là một loại văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật trong nó được ban hành nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực nhất định có phạm vi và đối tượng điều chỉnh cụ thể, chứa đựng những quy tắc xử sự chung, mang tính bắt buộc và được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của mình, được trình bày, soạn thảo và ban hành theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

Mỗi loại quyết định có một nội dung, tính chất riêng nhưng nói tóm lại quyết định là một loại văn bản thuộc hệ thống văn bản Việt Nam, được ban hành nhằm công bố, công nhận, truyền đạt thông tin hoặc yêu cầu về một vấn đề nào đó mang tính bắt buộc thực hiện với một hoặc một số tổ chức hay cá nhân nào đó.

Xem thêm: Luật Kiểm toán nhà nước

Tổng kiểm toán nhà nước ban hành những quyết định gì

Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì
Quy định về quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

Tổng kiểm toán nhà nước ban hành những quyết định quy phạm pháp luật, quyết định hành chính để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động, các văn bản khác phục vụ cho quá trình hoạt động của mình.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 Tổng kiểm toán nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi là quyết định. Cụ thể, theo Điều này, trong trong quá trình làm việc của mình có thẩm quyền ban hành quyết định để quy định về quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán  và chuẩn mực kiểm toán nhà nước.

Ngoài quyết định quy phạm pháp luật được ban hành theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trong quá trình hoạt động của mình Tổng kiểm toán nhà nước có quyền ra các quyết định hành chính mang tính chỉ đạo hoạt động của các cơ quan cấp dưới, các văn bản truyền đạt thông giữa các cơ quan nhà nước khác, các văn bản khác có liên quan.

Tìm hiểu thêm: Tổng kiểm toán nhà nước

Quy trình ban hành quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước

Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì
Quy định về quyết định của tổng kiểm toán nhà nước

Theo quy định tại Điều 108 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, việc xây dựng, ban hành sẽ được thực hiện như sau:

Tổng kiểm toán nhà nước tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng, soạn thảo Dự thảo quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước.

Sau khi hoàn thành Dự thảo, dự thảo này sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến đóng góp cho dự thảo trong thời gian ít nhất là 60 ngày.

Tổng Kiểm toán nhà nước sẽ tùy thuộc vào tính chất và nội dung của dự thảo mà quyết định gửi dự thảo để lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Sau khi đã hoàn thành các nội dung công việc theo 3 bước ở trên, Tổng Kiểm toán nhà nước chỉ đạo việc tiếp thu ý kiến góp ý, xem xét  sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hoặc giữ nguyên dự thảo ban đầu sau đó ký ban hành quyết định.

Tham khảo: báo cáo kiểm toán nội bộ

Theo Dự thảo Luật, ngoài hình thức Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành quyết định như quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, Dự thảo Luật bổ sung thẩm quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước được ban hành thông tư liên tịch với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

Bổ sung một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, theo quy định của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015 và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm phối hợp để hướng dẫn các nội dung liên quan đến hình thức giám sát, phản biện xã hội; hướng dẫn quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND. Tuy nhiên, Luật năm 2015 chưa quy định hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì

Toàn cảnh phiên họp sáng 15/11- Ảnh:quochoi.vn

Tương tự, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì KTNN có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, khi chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 thì Tổng Kiểm toán Nhà nước không có thẩm quyền liên tịch ban hành thông tư. Do vậy, việc phối hợp giữa KTNN với các cơ quan có liên quan gặp nhiều khó khăn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và vai trò, trách nhiệm của KTNN nói riêng trong phòng chống tham nhũng. Từ lý do trên, Dự thảo Luật bổ sung hình thức nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hình thức thông tư liên tịch trong đó Tổng Kiểm toán Nhà nước là một chủ thể liên tịch ban hành vào khoản 3 và khoản 8 Điều 4 của Luật năm 2015. Thẩm tra Dự án Luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với Dự thảo Luật bổ sung hình thức thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán Nhà nước. Cơ quan thẩm tra nêu rõ, theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của Bộ luật Tố tụng hình sự, khoản 12 Điều 10 của Luật KTNN và Điều 88 của Luật Phòng, chống tham nhũng đều quy định trách nhiệm của KTNN phối hợp với các cơ quan khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu của tội phạm, chuyển hồ sơ, tài liệu có liên quan và kiến nghị xem xét, khởi tố vụ án hình sự. Do đó, giữa các cơ quan cần có văn bản liên tịch để quy định cụ thể việc phối hợp thực hiện xử lý vụ việc. Tuy nhiên, cũng có ý kiến ở một số Đoàn đại biểu Quốc hội đề nghị không bổ sung hình thức thông tư liên tịch của Tổng Kiểm toán Nhà nước để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động của KTNN.

Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự rút gọn

Bên cạnh việc bổ sung thẩm quyền được ban hành thông tư liên tịch, Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về thẩm quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Về vấn đề này, Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với việc bổ sung bổ sung thẩm quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn như trong Dự thảo Luật. Theo cơ quan thẩm tra, trong Luật hiện hành chưa quy định rõ về thời điểm và quy trình, thủ tục quyết định cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Theo quy định tại khoản 1 Điều 147, chỉ có Quốc hội mới có quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội; khi Quốc hội chưa quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn thì các cơ quan không được thực hiện theo quy trình này.
Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước là gì

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình trước Quốc hội-Ảnh:quochoi.vn

Thực tiễn thời gian qua đã có một số văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội được Chính phủ đề nghị xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhưng quy trình xem xét áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn lại chưa được Luật quy định cụ thể. Để tháo gỡ khó khăn này, Ủy ban Pháp luật đề nghị nghiên cứu sửa đổi theo hướng cơ quan trình phải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn ngay từ khi đề xuất đưa dự án vào Chương trình. Trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bổ sung dự án vào Chương trình thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định luôn việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung quy định Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã cũng được ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn để kịp thời bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật được ban hành không đúng hình thức, trình tự, thủ tục, nội dung theo quy định.

Ngay sau khi nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ đối với Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL.


Đ. KHOA