Quy trình tiêm thuốc độc vào tử tù ở việt nam

Việc thi án án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc được quy định rất cụ thể tại Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, thuốc được sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm: Thuốc làm mất trí giác; Thuốc làm liệt hệ vận động; Thuốc làm ngừng hoạt động của tim. Một liều gồm 03 loại thuốc này và dùng cho một người. Vậy quy trình tử hình bằng tiêm thuốc độc diễn ra như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Luật thi hành án hình sự 2019

Nghị định 43/2020/NĐ-CP của Chính phủ

Tử hình là hình phạt nặng nhất, chỉ dành cho những tội phạm có tính chất rất nghiêm tọng, đặc biệt nghiêm trọng, độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Quy định này đã được thể hiện rõ tại Bộ luật hình sự 2015:

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

Theo đó, việc quyết định hình phạt tử hình đối với tội phạm phải dựa vào tính chất của hành vi, hậu quả, mức độ nguy hiểm. Nếu các yếu tố này đạt mức cao đa thì sẽ pháp dụng biển pháp tử hình.

Do đó, với mọi tội phạm, phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm, tính chất của hành vi phạm tội mà tội phạm bị áp dụng các khung hình phạt khác nhau và cao nhất là hình phạt tử hình. Hình phạt tử hình chỉ được thực hiện bằng phương pháp tiêm thuốc độc.

Quy định cụ thể tại Luật Thi hành án hình sự. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình gồm 3 loại là thuốc dùng để gây mê (Sodium thiopental), thuốc dùng để làm liệt hệ thần kinh và cơ bắp (Pancuronium bromide) và thuốc dùng để ngừng hoạt động của tim (Potassium chloride).

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ lý lịch

Trước khi thi hành án, Hội đồng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc phải kiểm tra hồ sơ lý lịch của người chấp hành án tử hình. Đồng thời, người chấp hành án tử tù sẽ được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân. Người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam. … Sau đó, tử tù được cảnh sát áp giải đến nơi làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình.

Bước 2: Tiêm thuốc

Hội đồng thi hành án tử hình Chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng); Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm: trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch; Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo trình tự: Tiêm 05 grams Sodium thiopental; Tiêm 100 miligrams Pancuronium bromide; Tiêm 100 grams Potassium chloride. Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ.

Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng, tiếp tục thực hiện tiêm lần thứ hai. Sau khi đã tiêm hết hai liều nhưng xảy ra trường hợp tử tù chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án ra lệnh tiêm lần thứ ba.

Bước 3: Kết luận và lập biên bản

Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

Theo quy định, các đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình khi phạm tội hay xét xử bao gồm:

  • Người dưới 18 tuổi khi phạm tội Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
  • Người đủ 75 tuổi trở lên

Ngoài ra không phải thi hành án tử hình bao gồm:

  • Phụ nữ có thai Phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
  • Người đủ 75 tuổi trở lên
  • Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra; xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

Đối với những trường hợp không phải thi hành án tử hình dù đã bị kết án hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ: 0833102102

Thi hành án tử hình là gì?

Là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.

Nhiệm vụ Hội đồng thi hành án tử hình?

Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ lên kế hoạch thi hành án; và tổ chức chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thi hành án, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình; quyết định thời gian; địa điểm; hình thức táng; những cơ quan; tổ chức; người cần huy động; những nội dung cần giữ bí mật; thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công trách nhiệm cho từng thành viên Hội đồng.

Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình

– Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;– Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;– Máy kiểm tra nhịp đập của tim;– Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;

– Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:

1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:

a) Thuốc làm mất tri giác;

b) Thuốc làm liệt hệ vận động;

c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.

3. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.

4. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định nêu trên, con trai của bạn sẽ bị tiêm một liều thuốc gồm 3 loại: thuốc làm mất tri giác; thuốc làm liệt hệ vận động và thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

Quy trình thực hiện tiêm thuốc

Căn cứ Điều 6 Nghị định trên quy định về quy trình thực hiện tiêm thuốc như sau:

1. Trình tự thi hành án tử hình phải thực hiện đúng theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và quy định của Nghị định này.

2. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình phải được Hội đồng thi hành án tử hình kiểm tra, mở niêm phong và lập biên bản theo quy định.

3. Người bị thi hành án tử hình được cố định vào giường với tư thế nằm ngửa, bảo đảm không làm cản trở sự lưu thông máu.

4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:

a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);

b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;

c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:

Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.

Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.

Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.

Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;

Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;

Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.

5. Việc thực hiện các bước theo quy định tại các điểm b, c và d khoản 4 Điều này có thể được tiến hành theo phương pháp tự động hoặc trực tiếp.

6. Theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, bác sĩ pháp y tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng của người bị thi hành án tử hình và báo cáo kết quả cho Hội đồng.

7. Sau khi bác sĩ pháp y kết luận người bị thi hành án tử hình đã chết, theo lệnh của Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình, cán bộ thi hành án tử hình ngừng truyền và đưa kim tiêm, đường ống dẫn ra khỏi người bị thi hành án tử hình.

8. Hội đồng thi hành án tử hình lập biên bản theo quy định về việc người bị thi hành án đã chết.

9. Việc giải quyết các thủ tục sau khi người bị thi hành án đã chết thực hiện theo quy định tại các điểm e, g và h khoản 4 Điều 82 và Điều 83 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.

Trân trọng!