Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?

Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm từ khi về ở ẩn có nhiều bài viết về lối sống nhàn. Suốt bốn mươi hai năm vừa sống ẩn dật, vừa làm quan tại gia, ông luôn tự hào và kiên định về sự lựa chọn của mình. Nhàn là một bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sống của nhà thơ.

Nhàn là một đề tài phổ biến trong văn học trung đại. Nói đến nhàn là nói đến một nét văn hoá tư tưởng sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng lớp trí thức phong kiến. Sống nhàn hợp với tự nhiên, hợp với tu dưỡng nhân cách, có điều kiện để sáng tác thơ văn, di dưỡng tinh thần. Sống nhàn đem lại niềm vui thanh cao, lành mạnh cho con người. Biết sống nhàn là biết tìm thú “nhàn”, một triết lí của người xưa.

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài Nhàn thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình, tự khẳng định mình. Có như vậy nhà thơ mới có được phong thái ung dung thoải mái trong cuộc sống đời thường:

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn, dầu ai vui thú nào.

hơ giản dị, không cần gọt giũa nhưng nhờ sự sắp xếp hợp lý, linh hoạt mà trở nên ý vị. Mai, cuốc, cần câu là những dụng cụ gắn liền với công việc lao động hàng ngày. Cách liệt kê: “Một..., một..., một...” tạo nhịp điệu khoan thai, diễn tả trạng thái ung dung của nhà thơ.

Câu thơ thứ hai nhấn mạnh ý câu một bằng từ “thơ thẩn”. Thơ thẩn là trạng thái thảnh thơi vô sự, trong lòng không gợn chút cơ mưu, tư dục. Cụm từ “dầu ai vui thú nào” nói lên ý thức không chạy theo công danh, phú quý, không chạy theo người khác, kiên định lối sống đã lựa chọn. Hai câu thơ gợi lên hình ảnh của một cư sĩ ẩn dật, an nhàn khiến ta nhớ đến cuộc sống của thi nhân Nguyễn Trãi “Ao cạn vớt bèo cấy muống; Đìa thanh phát cỏ ương sen”. Đó cũng là cuộc sống bình dị, dân dã của Nguyễn Trãi khi ông cáo quan về ở ẩn. Hai câu thực tiếp tục triển khai ý của hai câu đề bằng quan niệm của tác giả về “dại” và “khôn”:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Nhà thơ tự cho mình là dại, người là khôn. Nhịp thơ 2/5 đều đặn tạo giọng điệu tự tin, pha chút mỉa mai. Các từ láy tượng hình (vắng vẻ), tượng thanh (lao xao) vốn giàu sắc thái biểu cảm, ở đây được dùng với nghĩa biểu trưng. Tìm “nơi vắng vẻ” nghĩa là nơi không phải chốn quan trường, không phải nơi “giành giật tư lợi” mà là nơi thích thú, nơi được sống thoải mái theo ý thích của mình. Đến “chốn lao xao” là đến chốn chợ lợi đường danh huyên náo, nơi con người chen chúc xô đẩy, giành giật hãm hại nhau.

Hai câu thực sử dụng nghệ thuật đối rất chỉnh. Nhà thơ đem đối lập cuộc sống nhàn với cuộc sống đua chen, mưu danh lợi, phú quý ở thành thị để kiên định với lối sống mà ông đã lựa chọn: sống nhàn. Lối sống nhàn đem lại cái thú làm chủ bản thân mình, tự mình yên với mình, không bị ham muốn vật chất nó ràng buộc, lôi cuốn do đó dưỡng được tính tự nhiên, tức là tính ưa làm điều thiện. Nói như nhà thơ “Tâm an, thân rảnh, tay chân thư thái” (Trung tân ngụ hứng). Đó là thú vui thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác.

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn không chỉ là cái thú vui được thoải mái về tinh thần, về thể xác mà còn là thú vui được hoà với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa: Thú vui ấy, được nhà thơ nói đến trong hai câu luận:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.

Những chuyện sinh hoạt hàng ngày như “ăn”, “tắm” được nhà thơ diễn tả rất tự nhiên: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá; Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao. Các chữ xuân, thu, hạ, đông được ngắt thành một nhịp, điệp từ ăn, tắm được lặp lại tới hai lần để nói đây là sinh hoạt quanh năm. Ăn, tắm đều thích thú, tự nhiên. Mùa nào thức ấy, thứ gì cũng có, cũng sẵn. Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm thú vui của tâm, thân có thể tìm thấy trong thiên nhiên, kho trời chung lấy không ai cấm, dùng không bao giờ hết, cũng có thể tìm thấy trong sinh hoạt đời thường. Tuy đơn sơ đạm bạc nhưng cái gì cũng có, cũng sẵn chẳng nhọc lòng tìm kiếm mà lại được thảnh thơi, thoải mái “Giàu ăn thịt, khó ăn rau; Sang đi xe, nghèo đi bộ”. Và nhà thơ luôn tự hào về sự lựa chọn ấy của mình:

Cao khiết thuỳ vi thiên hạ sĩ
An nhàn ngã thị địa trung kiên (Ngụ hứng).
Dịch là:Cao khiết ai là kẻ sĩ trong thiên hạ

An nhàn ta là tiên trong đời.

Một kẻ sĩ mà được sống như tiên, được làm tiên trong đời như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì có mấy ai ?
Kiên trì với lối sống nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đem đối lập lối sống ấy với cuộc sống bon chen giành giật ở chốn thành thị “Thành thị vốn đua tranh giành giật” (thơ Nôm bài 19) và tỏ rõ thái độ coi thường công danh phú quý trong hai câu thơ kết:

Rượu đến cội cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

“Rượu ” là hình ảnh mang ý biểu tượng cho phú quý, công danh. Đến thì dùng, chẳng có gì phải bon chen, xu nịnh. Hơn nữa cái công danh sự giàu sang đó cũng chẳng khác gì một giấc chiêm bao. Hai câu thơ kết tác giả đã vận dụng sáng tạo điển cố, cách ngắt nhịp linh hoạt (1/3/3; 4/3) hình ảnh so sánh làm tính chất bi quan của điển cố mờ đi, nổi lên ý nghĩa coi thường phú quý. Từ đó, nhà thơ khẳng định lần nữa sự lựa chọn lối sống của mình, lối sống tự nhiên không chạy theo danh lợi.

Trong khuôn khổ của một bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn bát cú, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã khẳng định lối sống mà ông lựa chọn: sống nhàn. Đó là lối sống tự nhiên, coi thường công danh phú quý. Tất nhiên quan niệm “sống nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm không phải là lối sống thoát li thực tế đời sống mà vẫn gắn bó với cuộc đời. Lối sống ấy ta đã bắt gặp ở một số nhà nho như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến. Đặc biệt, đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm sống nhàn không chỉ là một lối sống đẹp mà là một triết lí sống.

Nhàn là một bài thơ hay của Nguyễn Bỉnh Khiêm khẳng định niềm tin vào lối sống mà nhà thơ đã lựa chọn “sống nhàn”. Sống nhàn là một quan niệm sống, một triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Qua bài thơ tác giả còn thể hiện sự gắn bó với cuộc sống bình dị, tài năng thơ Nôm cũng như những đóng góp của ông đối với ngôn ngữ thơ ca dân tộc: giản dị, tự nhiên, cô đọng, kết cấu và nhịp điệu câu thơ luôn biến đổi phù hợp với yêu cầu và mục đích diễn tả.

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?
Bài văn về quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên số 4

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?
Bài văn về quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ cùng tên số 4

  • Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Phân tích Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ Nhàn

Bài giảng: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

Quảng cáo

     Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ làm quan tám năm sau đó trở về ở ẩn. Bởi vậy, thơ ca của ông thấm đượm triết lí sống nhàn. Sự nghiệp sáng tác của ông cho thấy quan niệm sống nhàn hết sức phong phú, phức tạp. Và trong bài thơ Nhàn đã phần nào thể hiện được sự phong phú về quan điểm sống ấy.

     Trước hết, quan điểm sống nhàn ở Nguyễn Bỉnh Khiêm thể hiện ở lối sống hòa hợp, thuận theo tự nhiên:

    “Một mai, một cuốc, một cần câu

    Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Quảng cáo

     Trong câu thơ đầu tác giả dùng điệp từ “một”, kết hợp phép lặp cấu trúc: số từ cộng danh từ (mai, cuốc, cần câu) và nhịp thơ nhẹ nhàng 2/2/3 cho thấy nhịp điệu đều đặn, thong thả của cuộc sống. Qua đó thấy được phong thái sống bình dị, vui vẻ với thú điền viên. Ông đã sử dụng từ láy “thơ thẩn” hết sức tài tình, cho thấy sự an nhàn, thư thái trong tâm hồn. Hai câu thơ đầu đã hé mở lối sống, quan niệm sống nhàn của Trạng Trình, nó được thể hiện ở lối sống giản dị, ung dung, thảnh thơi, lánh xa cuộc sống đua chen vật chất, chức tước tầm thường.

     Lối sống nhàn đó tiếp tục thể hiện trong cung cách sống của ông:

    Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

    Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

     Câu thơ với nhịp 1/3/1/2 kết hợp với nghệ thuật đối cho thấy nhịp độ sinh hoạt đều đặn, thường xuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời chỉ với hai câu thơ nhưng tác giả đã vẽ nên bức tranh tứ bình thật độc đáo: xuân – tắm hồ sen, hạ - tắm ao, thu – măng trúc, đông – giá. Ông không lấy hoa cúc, phong, lựu,… để miêu tả về các mùa như các nhà thơ khác:

    “Người lên ngựa, kẻ chia bào

    Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

    “Dưới trăng quyên đã gọi hè

    Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”

            (Nguyễn Du)

Quảng cáo

     Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy các sự vật hết sức giản dị, gần gũi để làm nổi bật lên nét đặc trưng riêng của từng mùa. Thức ăn là những sản vật có sẵn xung quanh tác giả, mang đậm bản chất thôn dã. Đó là những sản vật do con người làm ra hoặc thiên nhiên ban tặng. Sinh hoạt của ông cũng hết sức nhịp nhàng, tuần hoàn theo dòng chảy của thời gian: tắm hồ sen, tắm ao. Cung cách sống thật khiêm nhường, bình dị của một bậc trí thức đại tài. Mọi nhu cầu của cuộc sống luôn được đáp ứng đủ không thừa cũng không thiếu. Cuộc sống tuy có phần đạm bạc nhưng hết sức thanh nhàn, giải phóng con người khỏi phường danh lợi, đem con người đến gần hơn với tự nhiên, hòa hợp với vạn vật. Với lối sống này, Nguyễn Bỉnh Khiêm có sự gặp gỡ với thi hào Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV:

    Ao cạn vớt bèo cấy muống

    Đìa thanh, phát cỏ, ươm sen

     Cuộc sống tự do, thảnh thơi, ung dung, tự tại mà biết bao bậc Nho sĩ mơ ước hướng đến.

     Nhàn đối với ông còn là xa rời phương danh lợi, quyền quý để giữ cốt cách thanh cao:

    Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

    Người khôn người đến chốn lao xao

     Nơi vắng vẻ và chốn lao xao là hai hình ảnh biểu tượng cho hai không gian sống khác nhau. Nơi vắng vẻ là nơi thiên nhiên tĩnh lặng, xa lánh cuộc đời đầy bon chen, đố kị, khiến cho tâm hồn con người trở nên thanh thản. Ngược lại chốn lao xao là nơi cửa quyền “ra luồn vào cúi” bon chen, con người luôn tìm mọi cách để chèn ép, hãm hại nhau hòng đạt được danh lợi. Hai câu thơ sử dụng nghệ thuật đối tài tình, Ta dại tìm nơi vắng vẻ đối với người khôn đến chốn lao xao. Hai vế hướng đến hai cách sống khác nhau: dại tìm về cuộc sống sơn cước, ung dung tự tại, nhàn thân, dại ấy mà lại hóa là dại khôn; khôn tìm đến chốn lao xao đua chen tranh dành, khôn ấy lại thành dại. Nói về dại, khôn cũng được ông thể hiện ở nhiều bài thơ khác:

    Khôn mà hiểm độc là khôn dại

    Dại vốn hiền lành ấy dại khôn

Quảng cáo

     Cách nói ngược đã khẳng định phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, tìm nơi sống an nhàn để giữ gìn cốt cách thanh cao vốn có của mình, đồng thời cũng là thái độ không chạy theo lối sống bon chen danh lợi, quyền quý.

     Nhưng bản chất chữ Nhàn của Nguyễn Bỉnh khiêm lại có điểm rất khác với nho sĩ ẩn dật khác. Ông nhàn thân mà không hề nhàn tâm. Dù thân nhàn nhưng ông vẫn canh cánh nỗi lòng:

    Rượu đến cội cây ta sẽ uống

    Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

     Câu thơ đã nhắc đế một điển tích: Thuần Vu Phần uống rượu say mơ thấy mình được đến nước Hòe Nhai và tìm được cây công danh, phú quý. Khi tỉnh giấc ông chỉ thấy trước mắt là một tổ kiến. Lấy điển tích đó cho thấy thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm: ông tìm đến rượu không phải để uống xong để mơ giấc mộng công danh mà để tỉnh tảo, để nhận ra chân lí: phú quý cũng chỉ như một giấc chiêm bao. Nhận thức đó cho thấy phú quý danh lợi không phải là cái đích cuối cùng trong cuộc đời mỗi người, cái tồn tại với con người mãi mãi chính là nhân cách, phẩm chất cao đẹp. Hai câu kết như một lời khẳng định chắc chắn về ý nghĩa của triết lí sống nhàn. Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn là cách để giữ gìn nhân cách, tu tâm dưỡng tính, có được sự thảnh thơi, thư thái trong tâm hồn. Đồng thời ta cũng cần phân biệt “nhàn” ở đây là một triết lí, phương châm sống, nhàn là sự thư thái trong tâm hồn.

     Bài thơ với thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ngắn gọn, hàm súc, ngôn ngữ thơ giản dị đã thể hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn triết lí sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là lối sống thanh cao, khí tiết, hòa hợp, thuận theo tự nhiên, đồng thời tránh xa phường danh lợi. Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bối cảnh lúc bấy giờ là lối sống tích cực để giữ gìn nhân cách trong sáng.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?

Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về cuộc sống trong cầu thơ cuối là gì?

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

nhan.jsp