Phương pháp nêu gương là gì

Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phương pháp nêu gương trong giảng dạy môn đạo đức lớp 1,2 và 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

PHẦN MỞ ĐẦU
 Đạo đức là một hiện tượng xã hội ,xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên của xã hội loài người mới hình thành . đạo đức ra đời , và phát triển quá trình biết đổi kinh tế –xã hội và sự tiến bộ về văn hoá vật chất tinh thần của con người . 
Có thể nói rằng đạo đức là một hình thái ý thức xã hội , là tổng hợp các nguyên tắc , nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong quan hệ giáo dục giữa con người với con người , giữa cá nhân với xã hội .
Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng trong quá trình sư phạm , đặc biệt là ở tiểu học . Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh tiểu học , giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày . Có thể nói rằng , nhân cách của học sinh tiểu học thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức . Điều này thể hiện qua thái độ cư xử với ông bà cha mẹ , anh chị em ruột trong gia đình , với thầy cô giáo , bạn bè , qua thái độ học tập , rèn luyện hằng ngày Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc , chuẩn mực đạo đức cao hơn ở bậc trung học cơ sở . 
Dạy học đạo đức là dạy học sinh cách sống ứng xử trong các môi quan hệ gần gũi , quen thuộc hằng ngày của các em , dạy các em cách làm người . Vì vậy trong con đường dạy học thì môn đạo đức có vai trò vị trí hết sức quan trọng .
	Nó có khả năng giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học một cách có hệ thống theo một chương trình khá chặt chẽ , giúp cho các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật cơ bản , phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ giữa các em với bản thân , với gia đình nhà trường, với cộng đồng xã hội , môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó . 
	Từng bước hình thành kỷ năng nhận xét , đánh giá hành vi bản thân và những người xung quanh theo chuẩn mực đã học ,kỷ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản , cụ thể của cuộc sống , biết nhắc nhở bạn bè là thực hiện . 
	Từng bước hình thành thái độ tự trọng , tự tin vào khả năng của bản thân có trách nhiệm với hành động của mình yêu thương , tôn trọng con người mong muốn đem lại niềm vui hạnh phúc cho con người , yêu cái thiện, cái đúng cái tốt , không đồng tình với cái ác cái sai , cái xấu .
	Nó còn định hướng cho các môn học khác về nội dung đạo đức cho học sinh tiểu học có thể tích hợp qua các môn này . Bên cạnh đó nó còn giúp cho học sinh tiểu học có cơ sở cần thiết để học tốt môn học công dân ở trung học cơ sở . 
 Để thực hiện mục tiêu trên , hiện nay được tiến hành trong điều kiện mới , thuận lợi khó khăn đan xen vào nhau .Giáo dục đạo đức học sinh diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trường : Kinh tế thị trường , một mặt tạo ra những chuyễn biết về cơ cấu lao động , sản phẩm dịch vụ thúc đẩy cải tiến kỷ thuật , tăng năng xuất lao động cải thiện đời sống . Mặc khác xuất hiện những mặt trái , làm ảnh hưởng đến giá trị , truyền thống đạo đức gây tác động ngược chiều , khó khăn cho giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng .Không ít bậc phụ huynh bận làm ăn , sao nhãng hoặc khoán trắng con cho giáo viên , hoặc quá nuông chiều con Những tiêu cực tệ nạn xã hội phát sinh , phát triển trong cơ chế thị trường đã tác động đến tâm hồn trẻ thơ , gây khó khăn cho công tác giáo dục như : Nghiện hút , mại dâm , lừa đảo , lối sống đồng tiền thực dụng , bạo lực gia đình Thực tế đó đòi hỏi việc giáo dục đạo đức hiện nay phải quan tâm trẻ em mọi lúc mọi nơi , phải làm nhà trường cùng với gia đình thật sự là một thành trì vững chắc chống lại các tiêu cực , tệ nạn xã hội , làm cho trẻ em đến trường là niềm vui , nhà trường cùng với gia đình phải trở thành chổ dựa tinh thần của các em . Muốn vậy phải xây dựng nhà trường trở thành môi trường lành mạnh , trong sạch hơn nữa , mà ở đó mỗi giáo viên là tấm gương sáng về đạo đức trước học sinh .
	Ngoài ra,chúng ta cần chống lại quan điểm cho rằng ở tiểu học không cần có môn đạo đức chỉ cần giáo dục đạo đức qua các môn khác . Quan niệm này rõ ràng sẽ dẫn đến hậu quả việc giáo dục đạo đức được tiến hành một cách không có hệ thống làm cho học sinh khó hình thành được đầy đủ ý thức đạo đức và do đó những hành vi đạo đức nếu có hình thành thì cũng thiếu cơ sở tự giác , vì vậy môn đạo đức làm một trong những môn quan trọng ở bật tiểu học . 
	Với vai trò , vị trí của môn đạo đức đối với học sinh tiểu học và đặc điểm cơ bản về nội dung chương trình môn đạo đức vì vậy đòi hỏi người giáo viên khi dạy môn đạo cần phải nắm vững các phương pháp . Phương pháp dạy học môn đạo đức ở bật tiểu học rất phong phú đa dạng , mỗi phương pháp có mặt mạnh hoặc hạn chế riêng phù hợp với từng loại bài , từng câu chuyện đạo đức . Vì vậy khi dạy học môn đạo đức không nên tuyệt đối hoá một phương pháp nào mà cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng lớp , từng trường , từng địa phương , năng lực sở trường của giáo viên và năng lực học tập của các em mà lựa chonï các phương pháp hợp lý đúng cách đúng chỗ . Một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu để dạy môn đạo đức là phương pháp nêu gương . Việc sử dụng phương pháp nêu gương để dạy môn đạo đức ở tiểu học là phù hợp với đặc điểm học sinh tiểu học vì nhận thức các em còn đơn giản mang nặng tính chất cảm tính , độ bền của sự chú ý còn ít , tư duy cụ thể hình ảnh , các em thích được bắt chướt , noi theo Vì vậy việc sử dụng biện pháp nêu gương đúng lúc sẽ làm cho giờ học đạo đức có hiệu quả .
	Việc nghiên cứu áp dụng phương pháp “Nêu gương trong giáo dục đạo đức ở tiểu học”nhằm mục đích cung cấp cho giáo viên hiểu biết thêm về phương pháp nêu gươngtrong dạy học đạo đức nói chung , dạy học môn đạo đức ở các lớp 1,2,3 nói riêng .
	Kinh nghiệm “Nêu gương trong giáo dục đạo đức ở tiểu học”được áp dụng trong phạm vi lớp 1,2,3 trường tiểu học số 2 Ân Tường Tây –Huyện Hoài Ân .
	Để áp dụng phương pháp này , tôi đã tham khảo nhiều sách có liên quan đến việc nêu gương trong giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và qua thực tiễn giảng dạy nhiều năm ở lớp 3.
	Mặt dù có nhiều cố gắng song khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện, rất mong sự góp ý chân tình của các thầy cô giáo để kinh nghiệm này được đưa vào ứng dụng rộng rãi để góp phần nhỏ bé của mình trong công tác giáo dục đạo đức trong bậc tiểu học .
	Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ BGH nhà trường , tổ chuyên môn khối 3–Bộ phận thư viện tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành kinh nghiệm này .
 I-MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 
 1.1-Khái niệm : Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương mẫu mực , cụ thể sinh độngtrong đời sống để kích thích học sinh bắt chước . 
 -Trong giáo dục ,tấm gương được sử dụng như một phương tiện . Nó làm cho chuẩn mức đạo đức trở nên trực quan hơn , cụ thể hơn , có sức thuyết phục hơn .Lời nói sẽ giãm giá trị , giảm ảnh hưởng nếu nó không có các tấm gương thức tế sinh động , cụ thể của người khác chứng minh . 
	Ví dụ : Vở bài tập đạo đức lớp 3, bài 7:Quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng, đã sử dụng phương pháp nêu gương và thông qua câu chuyện “Chị thuỷ của em”giúp học sinh thấy được bạn nhỏ tên là thuỷ trong truyện là một tấm gương đáng được học tập về việc quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng cụ thể như sau :
	Thông qua câu chuyện sống động trên , giáo dục học sinh , kích thích các em bắt chước làm theo tấm gương mẫu mực của Thuỷ , trong truyện đó là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng . 
	Những tấm gương được nêu ra để dạy học sinh tiểu học để các em bắt chước học tập được khai thác từ nhiều nguồn :
	-Những tấm gương gần gũi xung quanh các em như : ông bà , cha mẹ , anh chị , bạn bè , những người lao động tức là những tấm gương này được lấy từ cuốc sống xung quanh các em .
	-Các lãnh tụ , các anh hùng , liệt sĩ , các danh nhân Việt Nam và thế giới , đây là những con người có thật . 
	các nhân vật tích cực trong tác phẩm văn học , trong văn học thiếu nhi , trong phim ảnh tức là những tấm gương được lấy ra từ sách báo .
	Đối với học sinh lớp 1,2 và 3 thầy giáo , cô giáo là những mẫu hình lý tưởng mà các em thích được bắt chước , được noi theo. Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải hết sức gương mẫu trong khi ứng xử từ hình thức bên ngoài đến ngôn ngữ , cử chỉ , lời nói đều phải phù hợp với chguẩn mực đẫ dạy học sinh .
 1.2-Ý nghĩa của phương pháp nêu gương trong dạy học đạo đức cho học sinh tiểu học ở lớp 1,2 và 3.
	Phương pháp nêu gương được sử dụng trong dạy học đạo đức rất phù hợp với học sinh lớp 1,2,và 3 vì :
	Các em còn nhỏ , tư duy của các lớp còn mang tính cụ thể hình ảnh trục quan sinh động , kinh nhiệm sống còn nghèo nàn , đặc biệt trẻ rất thích bắt chước nhất là các em rất thích bắt chước những nhân vất mà các em yêu mên hâm mộ . Tuy nhiên bắt chước ở đ ...  làm cho Viên cái chong chóng . Bé viên thích thú nhìn cái chong chóng quay tít trước gió . Một lát sau , thấy Viên có vẻ chán trò chơi chong chóng , Thuỷ giả làm cô giáo dạy cho Viên học , Thuỷ lấy tập vở và bút chì vừa viết vừa chỉ cho Viên đọc :
 -O , đây là chữ O , em nhớ : Chữ O tròn như quả trứng gà .
 Bé Viên thích thú đọc theo và nói :
 - Chữ O dễ đọc quá chị Thuỷ ! 
 Vừa lúc đó mẹ Viên về , Viên chạy ra mừng rỡ klhoe với mẹ :
 - Chị Thuỷ làm cho con cái chong chóng đẹp và dạy con học nữa mẹ ạ ! 
 Nghe Viên nói , mẹ cười và thầm cảm ơn sự giúp đỡ của cô bé hàng xóm tốt bụng .
 Phỏng theo truyện của ĐOÀN MINH TUẤN 
8-Biết ơn thương binh liệt sĩ .
 NIỀM VUI NHỎ
 Hôm ấy trờ trở lạnh ,chú Bình lại bị những cơn đau hành hạ . Chú là thương binh nặng . Cô Liên vợ chú là thanh niên xung phong . Mọi người kéo đến đủ . Người thì gọi xích lô , người thì thu dọn quần áo ,an ủi cô Liên  Tôi và cô Liên cùng lên xích lô đi bệnh viện . Chú Bình vào phòng cấp cứu , cô Liên ra làm thủ tục nhập viện . Cô Y tá nhìn cô Liên rồi hỏi :
 -Chị là người nhà anh Trần Văn Bình ? Tình hình nguy cấp , có lẽ phải điều trị lâu dài đấy . Tạm ứng viện phí là 250 ngàn đồng .
 Cô Liên sửng sốt vì số tiền ấy rất lớn đối với cô . Cô khẽ nói :
 -Chị cho em đóng trước 150 nghìn đồng được không ạ ? vài hôm sau nữa , em gửi chị số tiền còn lại . Nhà em ốm đau , tốn kém quá .
 Tôi xen vào :
Cô cứ ở đây chờ cháu , cháu về vay tạm mẹ cháu xem sao !
 Tiền viện phí đã hoàn tất . Một tháng sau , chú Bình ra viện . Chú đã khá hơn . Tôi thật vui khi đã giúp được chú Bình qua cơn ốm đau . 
 Trần Hương 
 ( lớp 7A THCS Lý Tự Trọng –Nam Định )
11-Tôn trọng đám tang 
 CHUYỆN BUỒN 
 - Thế là hết một đời người ! –Mẹ tôi thở dài và thốt ra câu nói đó khi nghe tin bác Chất qua đời .
 Hôm nay là ngày đưa bác về nơi an nghỉ cuối cùng . Vì đám ma có đi qua xóm tôi , nên từ sáng mọi người đã chuẩn bị để cùng đưa đám . Lũ trẻ chúng tôi quyết định đi theo sau cùng , nên đợi đám ma đi qua gần hết mới nhập vào . Nhưng , những người đi sau cùng làm chúng tôi khựng lại . Họ đi đưa đám mà vẫn cười nói vui vẻ mặc dù tay họ đang cầm những cây nhang cháy dỡ . Chúng tôi cứ thắc mắc mãi , không hiểu những người đó đi đưa đám ma để làm gì ? Họ muốn chia sẽ nỗi buồn với gia đình với người đã khuất hay họ muốn đi cho có lệ mà thôi ? 
 Tôi thấy thật đáng buồn khi chứng kiến cảnh tượng trên .
 Vũ Thị Ngọc Hà 
 ( Thôn 2 , Blao Srê, Lộc Châu ,Bảo Lộc, Lâm Đồng )
12-Tôn trọng thư từ tài sản người khác 
 TRỘM ỔI 
 Một buổi sáng , đi qua nhà cô Thắm , tôi nghe tiếng lao xao trong vườn liền ngó vào . Thì ra trong vườn nhà cô có hai bạn trai đang hái trộm ổi . Thấy vậy , tôi liền hỏi :
 - Sao các bạn lại hái ổi nhà cô Thắm và còn bẻ cành nữa ?
 - Việc gì đến mày , mày đâu phải chủ nhà mà bày đặt lên giọng ? Hừ 
 - Hái lẹ lên “bả ”sắp về rồi !
 Tôi buồn bã bước đi , nhưng trong lòng tức “anh ách ”, vì các bạn trai không biết nghĩ . Gia đình cô Thắm rất nghèo , chồng mất sớm , một mình cô phải lo cho ba đứa con ăn học . Các bạn không biết giúp đỡ thì thôi , lại còn hái trộm ổi . Việc làm của hai bạn trên thật đáng trách phải không các bạn ? 
 VÕ THỊ MINH TÂM
 ( Lớp 8A3 , THCS Quang Trung . Đà Lạt , Lâm Đồng )
13-Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước 
 Nước uống sao lại 
 Hôm nay là trực nhật , vì vội đi nên ăn sáng xong tôi chưa kịp uống nước . Ở trường có thùng nước dùng chung cho học sinh , vừa trực nhật xong tôi đến uống nước ngay . Khi đến nơi thì có nhiều học sinh nam nữ khác lớp tôi cùng đứng ở đó để uống nước . Tôi lấy ca , vặn vòi lấy nước uống thì chợt có một bạn lớp 6 la lên :
 -này anh ! Sao anh lấy nước uống để rửa tay chân và làm ướt hết khu vực uống nước này vậy ? Thầy hiệu trưởng đã nhắc nhở không được lấy nước uống để rửa tay chân mà ? 
 Bạn nam kia quay lại trừng mắt nhìn bạn học sinh lớp 6 :
 - Lôi thôi cái gì , người ta làm gì thì kệ người ta, đừng có nhiều chuyện ! 
 bạn lớp 6 vừa định nói gì đó nhưng bạn nam kia đã bỏ đi . Đó có phải là một học sinh vô kỷ luật phải không các bạn ?
 LA THỊ TRIỀU NGUYÊN 
 (THCS Mỹ Thạnh , Thủ Thừa , Long An ) 
14-Chăm sóc cây trồng vật nuôi .
NGƯỜI LÀM VƯỜN VÀ CÁC CON TRAI
 Một người làm vườn nọ muốn tập cho các con trai quen với công việc vườn tược . Trước khi chết , ông gọi chúng đến gần và bảo :
 -các con của cha ! Sau khi cha chết đi , các con hãy tìm trong vườn nho , có thứ cha chôn giấu ở đó .
 Những đứa con nghĩ rằng có lẽ ở đó có một kho của , nên sau khi cha qua đời , chúng bắt đầu đào bới cả khu vườn lên . Chúng không tìm thấy kho báu , nhưng đất trong vườn thì được đào xới rất kỹ đến nỗi nho ra trái gấp bội . nhờ vậy , chúng trở nên giàu có .
 LÉP NI –CÔ – LAI –Ê-VÍCH TÔN –X TÔI 
 ( báo khăn quàng đỏ số 21 )
IV-KẾT LUẬN –ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
4.1 –Kết luận :
 Tóm lại việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học đạo đức cho học sinh tiểu học là rất quan trọng , rất cần thiết .Việc sử dụng phương pháp này phù hợp với đặc điểåm tâm sinh lý của học sinh tiểu học . Một đặc điểm nổi bật đó là các em rất thích bắt chướt theo người lớn bắt chước theo những nhân vật mà các em thích , các em hâm mộ . Vì vậy những tấm gương đạo đức được đưa ra trong giờ học đạo đức là rất cần thiết cho các em , sẽ giúp các em học tập noi theo làm theo , hành động theo những gì tốt đẹp và thông qua một số gương xấu mà các em sẽ né tránh . Những tấm gương đạo đức nêu ra để các em học tập phải phù hợp với lứa tuổi các em , phải sống động gần gũi với cuộc sống các em . Với những tấm gương đạo đức chưa tốt trong tập thể học sinh giáo viên cần phải chê bai nhẹ nhàng , không nên nêu tên các em trước tập thể vì như thế sẽ xúc phạm đến các em sẽ tạo nên những yếu tố tâm lý tự ti , mặt cảm bất lợi đến các em . Đối với học sinh tiểu học thì giáo viên là tấm gương sống động , mẫu mực nhất đối với các em . Nên trong hành động , cử chỉ , lời ăn tiếng nói , đi đứng ứng xử  phải mẫu mực để các em noi theo . Việc sử dụng phương pháp nêu gương trong dạy học môn đạo đức ở tiểu học đúng lúc , đúng mức sẽ làm cho giờ học hiệu quả hơn , sinh động hơn , học sinh dể nhớ và hứng thú trong giờ học . 
	Theo xu hướng đổi mới môn đạo đức hiện nay, các câu chuyện kể về các tấm gương đạo đức trong vở bài tập đạo đức 1,2 và 3 ít hơn so với trước đây.Vì phương pháp nêu gương là một trong những phương pháp quan trọng và phù hợp với việc dạy học môn đạo đức ở tiểu học nói chung nhất là các lớp 1,2 và 3 nói riêng , nên khi dạy đạo đức giáo viên nên sư tầm thêm một số tấm gương đạo đức từ sách báo phim ảnh , hay người thật việc thật để giờ học đạo đức được hấp dẫn hơn , sinh động hơn , lôi cuốn các em hơn và có hiệu quả hơn 
4.2-Một số đề xuất kiến nghị : 
 Qua thực tế giảng dạy , tôi còn thấy một số hạn chế , tồn tại trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở bậc tiểu học đó là :
 + Học sinh lớp 1,2 và 3 còn nhỏ nên lúng túng khi phải xử lý tình huống . 
 + Sách giáo khoa có những bài mà học sinh miền núi cò mơ hồ , khó hình dung như : Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế ,Tôn trọng khách nước ngoài.
 + Một số tình huống trong vở bài tập đạo đức học sinh không nắm hết được ý nghĩa bài tập .
 Xuất phát từ những nguyên nhân trên , tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm phát huy những kết quả đạt được , khắc phục những tồn tại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh qua các tiết học .
* Đối với giáo viên : 
 + Cần tìm hiểu đặc điểm riêng của mỗi học sinh để có biện pháp giáo dục đạo đức cho phù hợp .
 + Luôn lấy những câu chuyện , những tấm gương gần gũi với học sinh hoặc chính gia đình của học sinh , giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú gần gũi sống động đối với các em và các em cũng tiếp nhận bài học một cách nhẹ nhàng sinh động và hiệu quả .
 + Giáo viên cần phối hợp với các lực lượng đoàn thể trong nhà trường và gia đình học sinh để cùng có biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh , giúp cho việc giáo dục đạo đức được gắn liền với thựuc tiễn .
 *- Về phía nhà trường : 
 Cần tổ chức cho các em tham gia vào hoạt động tập thể , giúp các em mạnh dạn , có cơ sở bộc lộ những phẩm chất đạo đức . Từ đó giúp giáo viên có biện pháp giáo dục đạo đức cho các em hợp lý hơn .
 *-Về phía gia đình học sinh :
 Cần phối hợp với các lực lượng đạo đức trong nhà trường để có biện pháp giáo dục đạo đức cho con em mình , không quá nuông chiều các em , không làm thay , làm hộ những việc làm vừa sức với lứa tuổi . Tạo điều kiện để các em phát triển nhân cách toàn diện . 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Vở bài tập đạo đức lớp 1,2,3.
Đạo đức và PPDH đạo đức (Giáo trình dùng trong các trường sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học )NXB Giáo dục 1995
Hướng dẫn dạy tiết 2 môn đạo đức của Lưu Thu Thuỷ &Nguyễn Hữu Hợp . 
Thiết kế bài giảng lớp 3
Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức ở tiểu học (Nhà xuất bản giáo dục 2006)