Phương pháp dạy bé lớp 1

Học đọc chữ là bài học đầu tiên của trẻ khi bước vào lớp 1. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc, giúp các bậc phụ huynh có thể giúp con tập đọc một cách dễ dàng.

Dạy con phát âm từng chữ cái kèm ví dụ sinh động

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc tốt có khá nhiều phương pháp, tuy nhiên việc dạy con phát âm từng chữ cái là vô cùng quan trọng. Trong những ngày đầu tập đọc, việc giúp con nhớ được “mặt chữ” là rất quan trọng. Bởi nếu bạn chỉ chú tâm vào việc để con đọc theo mình thì trẻ chỉ nhắc lại như một con vẹt và sẽ quên ngay sau đó.

Phương pháp dạy bé lớp 1

Để bé hứng thú và dễ dàng nhớ được mặt chữ cũng như cách phát âm, mỗi khi dạy con 1 chữ, hãy chỉ tay vào mặt chữ, hướng sự chú ý của con vào chữ đó và phát âm, kèm theo thật nhiều ví dụ sinh động. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những tấm card nhỏ đầy màu sắc sặc sỡ in hình chữ cái, kèm theo hình ảnh minh họa có tên bắt đầu bằng chữ cái đó. Như vậy trẻ sẽ hứng thú hơn và não bộ dễ dàng in đậm hình ảnh chữ cái đó vào não bộ.

Ngoài ra, không chỉ lúc ngồi vào bàn mới bắt trẻ học, hãy để con học bất cứ lúc nào có thể. Khi đi siêu thị chẳng hạn, lúc bé cầm lấy món đồ mình thích, mẹ hãy chỉ tay vào một chữ cái và hỏi con xem đó là chữ gì. Nếu bé quên hãy kiên nhẫn nhắc lại để bé nhớ. Học qua thực tế như vậy sẽ là cách giúp trẻ nhớ lâu nhất đấy.

Đừng quá quan trọng vào việc phát âm chuẩn

Khi mới học đọc, lẽ dĩ nhiên trẻ không thể phát âm chuẩn như người lớn mong muốn. Đừng quá chú trọng điều này mà cố ép con cho bằng được, bởi điều này sẽ khiến trẻ nhanh nản lòng và chán ghét việc học. Hãy coi việc phát âm chuẩn sẽ là bước tiến mới trong quá trình học tập chứ không phải mục đích cuối cùng. Bạn cứ yên tâm rằng quá trình giao tiếp hàng ngày con bạn sẽ sửa chữa được và dần hoàn thiện khả năng phát âm của mình.

Thay vì tạo áp lực, trách mắng hay phạt khi bé làm không đúng như những gì mẹ hướng dẫn thì hãy động viên và tạo thêm hứng thú cho con. Sự vội vàng, nóng nảy chỉ gây tác dụng ngược, khiến trẻ không tập trung được, dẫn tới sợ học, ghét học và lười biếng hơn. Tuy nhiên, đôi khi trẻ quá nghịch ngợm và nhất quyết không chịu học thì mẹ cũng cần có cách xử lý để răn đe nhưng nên nhớ dùng đòn ròi để dạy con sẽ chỉ khiến trẻ trở nên cứng đầu khó bảo hơn mà thôi.

Dạy trẻ làm quen với chữ cái viết thường trước

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc để đạt được hiệu quả cao cần phải được thực hiện theo đúng quy trình. Khi dạy bé đọc chữ, chữ viết thường cần được ưu tiên dạy bé trước khi chuyển sang chữ viết hoa. Bởi chữ viết thường mới là chủ đạo trong tất cả các loại văn bản, sách báo. Trong khi chữ viết hoa chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều. Khi bé đã thông thạo các chữ viết thường, mẹ hãy chuyển sang chữ viết hoa và nhớ giải thích cặn kẽ để con hiểu rằng một chữ cái có thể có nhiều cách viết khác nhau nhé.

Hãy để con đọc và viết cùng một lúc

Học phải đi đôi với hành, đây là nguyên tắc luôn luôn đúng. Song song với việc dạy con đọc, hãy dạy bé cách viết chữ đó. Như vậy con sẽ nhanh thuộc hơn rất nhiều. Đồng thời, khi bàn tay hoạt động và tự viết thành chữ sẽ kích thích não bộ giúp trẻ nhớ lâu và nhanh hơn rất nhiều.

Phương pháp dạy bé lớp 1

Khi dạy trẻ viết chữ, hãy thật kiên nhẫn, đừng vội vàng cố ép con viết thật đẹp. Những nét chữ đầu tiên có thể rất xấu, nhưng luyện tập nhiều chữ con sẽ đẹp dần lên.

Đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày

Việc đọc sách cho bé nghe hàng ngày không có tác động trực tiếp giúp con biết đọc. Tuy nhiên, đây là phương pháp này khá hữu ích rất tốt cho sự phát triển của não bộ. Đồng thời, nó còn xây dựng trong con niềm yêu thích và hứng thú với sách và chữ cái. Như vậy, trẻ sẽ hứng thú hơn rất nhiều mỗi khi học chữ. Bởi học thuộc chữ, con có thể tự mình đọc sách, tự đọc những dòng chữ đơn giản trên tivi hay bao bì sản phẩm…

Phương pháp dạy bé lớp 1

Hãy tạo lập thói quen đọc sách từ nhỏ cho bé, như vậy khi lớn lên con sẽ học tập rất tốt đấy. Cha mẹ hãy cố gắng dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để đọc sách cho con nghe. Các thể loại sách có thể đọc rất đa dạng từ truyện thiếu nhi đến tạp chí, sách dạy nấu ăn, sách khoa học đời sống…

Trẻ con thường rất ham chơi và khả năng tập trung kém, do đó cha mẹ cần thật kiên nhẫn khi áp dụng các phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc. Yếu tố quan trọng nhất là cần khơi dậy niềm hứng thú và đam mê trong trẻ. Để có thể tìm hiểu thêm các thông tin khác, cha mẹ có thể truy cập website: hanoiacademy.com.vn hay gọi vào hotline: 0986.94.0909 để được nhân viên hỗ trợ. Hanoi Academy luôn đem đến cho các vị phụ huynh giải pháp tối ưu nhất.

Xem thêm thông tin: tại đây 

22.02.2022

WElearn Wind

Là giáo viên với kinh nghiệm đầy mình về phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 nhưng Chị Trang vẫn suốt ngày gào thét: học chưa? làm bài chưa hả? sao lại học như thế này? Bài hôm qua học rồi sao quên nữa rồi? Muôn màu câu chuyện dành cho trẻ bước vào lớp 1 dở khóc dở cười. Vậy làm sao để giúp trẻ  học tốt? Khiến chúng đam mê việc học hành?

Thời gian đầu quý phụ huynh không cố ép bé học. Hãy động viên hỏi han tạo điều kiện để bé hòa nhập thoải mái với việc học. Nôm na là “dụ” cho bé thích học, sau đó từ từ nâng dần sức ép cho bé vô nề nếp học tập bằng những “đe dọa” kiểu như “hôm nay con không viết xong trang này là mẹ sẽ không cho con đi chơi nữa”.

Xem thêm: Gia sư dạy kèm lớp 2 tại nhà

Mỗi ngày khi di chuyển bằng xe máy từ nhà đến trường mẫu giáo quý phụ huynh có thể hướng dẫn bé tự học sớm như:

⚡ Nhận biết số: ban đầu thì đếm ngược theo đèn đỏ, từ vài số rồi nâng dần lên.

⚡ Đọc số trên các biển số xe trước mặt. Ban đầu từng số đơn, sau đó đến số cặp đôi, rồi bộ 3 số, 4 số và 5 số.

⚡ Làm toán thực hành trên vở: nên cho bé làm quen toán cộng trừ, cộng 2 số với nhau, rồi 3 số, 4 số và 5 số. Sau đó nâng lên cộng 2 số có 2 chữ số với nhau.

Phương pháp dạy bé lớp 1
Phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1

giáo trình dạy bé chuẩn bị vào lớp 1

Đối với lớp 1, các em phải vừa làm quen mặt chữ vừa phải ghi nhớ cách phát âm quả là khó khăn. Có rất nhiều phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1, nhưng việc dạy như thế nào là đúng mới quan trọng. Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp trẻ học tiếng việt đơn giản nhưng hiệu quả.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Dạy Con Học Toán Lớp 3

2.1. Cho trẻ làm quen với bảng chữ cái

Bằng các bộ thẻ chữ. Kết hợp cho trẻ tập viết và tập đọc để nhận dạng chữ tốt hơn, một ngày khoảng 3-4 chữ. Sau đó quý phụ huynh kiểm tra trẻ viết đúng chưa. Khi đi chơi công viên hay thú nhún quý phụ huynh có thể yêu cầu bé đánh vần chữ cái. Nếu đúng hãy cho bé chơi, nếu chưa đúng thì “hướng dẫn” lại cho trẻ. Đừng quá bó buộc trẻ ngồi một chỗ mà học vì trẻ sẽ không thoải mái, làm chúng khó nhớ bài hơn.

Phương pháp dạy bé lớp 1
Bảng chữ cái tiếng Việt

Thanh quản trẻ ở độ tuổi này chưa thực sự phát triển đầy đủ. Vì vậy quý phụ huynh không nên ép trẻ đọc bằng được, trẻ thấy khó sẽ bỏ cuộc và đâm ra ghét việc học. Đa số trẻ đều bị “ngọng” một số chữ cái do vậy một số từ trẻ sẽ nói “đớt”. Điều này lớn lên sẽ không còn nữa. Thay vì gây áp lực khắc khe với chúng quý phụ huynh hãy chấp nhận điều này như một lẽ thường tình.

2.3. Thường xuyên cho trẻ “học nghe”

Khi dạy trẻ học nói người lớn hay nói trước rồi “dụ” trẻ nói theo. Khi học chữ cũng vậy, quý phụ huynh nên luyện nghe cho trẻ trước. Tranh thủ mỗi tối trước khi đi ngủ anh/chị hãy đọc cho trẻ nghe một câu chuyện nhỏ. Đồng thời duy trì thói quen này thường xuyên. Song song đó hãy hỏi trẻ về những tình tiếc trong câu chuyện để tăng khả năng tập trung của chúng. Sau một vài ngày  hãy kể lại câu chuyện đã kể rồi hỏi trẻ diễn biến tiếp theo của đoạn bạn vừa kể để kiểm tra khả năng ghi nhớ của chúng.

Bước vào lớp 1, không ít thì nhiều trẻ có phần lì hơn, lười biếng hơn vì phải “chịu đựng” sự quá tải của chương trình học như hiện nay. Hồi xưa Ad không cần học anh văn ở bậc tiểu học. Một ngày chỉ học một buổi và không học thêm giờ nào. Nhưng với thực trạng hiện nay, các bậc phụ huynh, các thế hệ đi trước đều phải thốt lên rằng “học gì mà lắm thế!”

Mỗi lớp đều hơn 20 em liệu chỉ có một giáo viên thì làm sao đủ thời gian kèm cập từng em một. Do vậy việc học không còn thể phó thác toàn bộ cho nhà trường. Nhưng với lịch học 2 buổi ở trường liệu có hiệu quả với các em?

Với các vấn đề bất cập của việc học tại trường là không thể thay đổi. Thế nên quý phụ huynh cần thiết kế lịch trình, phương pháp dạy bé chuẩn bị vào lớp 1 phù hợp với con em mình. Để trẻ học vừa sức mà không áp lực. Giúp trẻ có một tuổi thơ hồn nhiên vui tươi mà không bị việc học đè nặng.