Phương pháp cây vấn đề là gì


1.2. Phương pháp xây dựng cây vấn đề

Để xây dựng cây vấn đề, cần đi theo các bước chính như sau:

- Phát hiện vấn đề chủ yếu cần giải quyết (vấn đề gốc),

- Nêu các vấn đề mà cộng đồng quan tâm một cách rõ ràng và dễ hiểu. Một

vấn đề được mô tả rõ ràng phải thoả mãn các yêu cầu:

- Đặt câu hỏi: Để xác định được vấn đề gốc, cần đặt ra và trả lời một số câu

hỏi sau đây:

+ Đó là vấn đề gì?

+ Có ảnh hưởng đến ai?

+ Ảnh hưởng ở qui mô và mức độ như thế nào?

+ Có hợp lý và khả thi để giải quyết trong giai đoạn hiện tại chưa?

- Xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết bằng cách trả lời những câu hỏi

sau:

+ Vấn đề nào đang được nhiều người quan tâm nhất? Vì sao?

+ Vấn đề nào có thể giải quyết được với sự tham gia của nhiều bên hữu

quan nhất? Vì sao?

+ Vấn đề nào cần được giải quyết trước nhất? Tai sao?

+ Vấn đề nào nếu được giải quyết sẽ kéo theo giải quyết được nhiều vấn đề

khác? Vì sao?

+ Có thể sử dụng phương pháp cho điểm theo thứ tự ưu tiên để xác định

vấn đề ưu tiên (công cụ...).

- Xác định vấn đề nhánh các cấp

Sau khi đã xác định được vấn đề gốc, cần đặt câu hỏi: Nguyên nhân nào

trực tiếp gây ra vấn đề gốc? Việc tìm hiểu nguyên nhân trực tiếp phải dựa trên

hoàn cảnh thực tế tại địa phương, do các bên hữu quan nêu lên và được tập hợp

lại theo từng vấn đề nhánh lớn (vấn đề nhánh cấp I).

19

Từ các vấn đề nhánh lớn, đặt câu hỏi tương tự: nguyên nhân nào trực tiếp gây

ra các vấn đề nhánh lớn đó. Trả lời cho những câu hỏi này sẽ cho biết vấn đề nhánh

cấp II.

Tiếp tục thảo luận theo qui trình này sẽ giúp nhà kế hoạch xác định được

chi tiết các vấn đề nhánh đến cấp n. Việc dừng ở cấp vấn đề nhánh nào do nhà

kế hoạch tự xác định. Thông thường nên dừng lại ở cấp mà với điều kiện về

nguồn lực và khả năng của địa phương có thể giải quyết được trong kỳ kế hoạch,

hoặc đã tương đối chi tiết để có thể cụ thể hoá thành các chương trình hoặc dự

án đầu tư.

- Xác định hậu quả của vấn đề gốc

Từ vấn đề gốc cũng có thể suy luận ngược lên theo trình tự các bước tương

tự như trên để trả lời câu hỏi: nếu vấn đề gốc không được giải quyết thì sẽ gây ra

những hậu quả gì.

- Tập hợp các vấn đề thành cây cây vấn đề

Bước cuối cùng là hệ thống hoá lại các vấn đề gốc, vấn đề nhánh và hậu

quả các cấp thành một sơ đồ có dạng hình cây, còn gọi là cây vấn đề (xem Hình

vẽ). Theo chiều từ dưới lên trên, cây vấn đề cho biết mối quan hệ nhân quả giữa

các cấp: cấp dưới là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả là cấp sát trên của nó.

Bằng cách sơ đồ hoá này, nhà kế hoạch có thể có cái nhìn tổng thể về vấn đề mà

mình cần giải quyết, tác động của việc giải quyết vấn đề đã nêu trong ngắn và

dài hạn.

1.3. Sử dụng cây vấn đề trong lập kế hoạch

Xuất phát từ các vấn đề đã phát hiện ra, cho điểm theo thứ tự ưu tiên các

vấn đề quan trọng cần giải quyết.

20

Ví dụ: Sơ đồ cây vấn đề

Thiếu nước

sản xuất

Kênh

mương

xuống cấp

Chủ

yếu là

mương

đất

Sạt lở

nhiều

do bão

-

Chưa có

hồ chứa

nước

Chưa

bảo

dưỡng

thường

xuyên

Nắng

nóng

nhiều

Chưa

có kinh

phí xây

dựng

- Nhóm tham gia thảo luận chọn vấn đề có số điểm ưu tiên cao nhất, thảo

luận kỹ vì sao nhóm xếp hạng như vậy, rồi viết rõ tên của vấn đề vào giữa tờ

giấy A0.

- Xác định Nguyên nhân gây ra vấn đề: Để tìm ra các nguyên nhân thì một

số câu hỏi nên được đặt ra: “Vì sao lại có tình trạng như vậy?” hoặc “Tại sao các

khó khăn đó vẫn chưa thể khắc phục?”.

Lưu ý: Bắt đầu bằng những vấn đề gốc, tiếp đến là những vấn đề nhánh

góp phần gây ra vấn đề gốc. Sau khi xác định xong vấn đề, thảo luận với nhóm

để tìm ra những nguyên nhân gây ra các vấn đề trên. Có thể tiến hành bằng

cách phát cho mỗi thành viên tham gia một số thẻ màu để ghi những lý do mà

họ coi là quan trọng gây ra vấn đề đã nêu, mỗi thẻ một ý. Sau đó, tập hợp và

phân loại các thẻ thành những vấn đề nhánh cơ bản. Làm tương tự cho các vấn

đề nhánh cấp dưới.

21

- Xem xét hậu quả có thể có khi vấn đề gốc không được giải quyết: Cách

làm tương tự như với phần thảo luận về các nguyên nhân. Một cách khác để thảo

luận về quan hệ nhân quả trong cây vấn đề là lập bảng thể hiện quan hệ logic

giữa nguyên nhân – vấn đề – hậu quả như sau:

Cuối cùng, xếp các thẻ màu thành sơ đồ cây vấn đề như Hình vẽ . Trong

quá trình sắp xếp, tiếp tục thảo luận, bổ sung các vấn đề còn thiếu hoặc loại bỏ

những vấn đề thiết yếu không cần thiết, sao cho cuối cùng xây dựng được một

cây vấn đề hoàn chỉnh, có sự đồng thuận cao.

Lưu ý: Cây vấn đề sau khi xây dựng xong không phải là bất biến. Ở các

bước sau, nếu phát hiện thấy có sự bất hợp lý, vẫn có thể quay trở lại điều chỉnh

cây vấn đề.

b. Công cụ: Cây mục tiêu

b1. Khái niệm và tác dụng của cây mục tiêu

Cây mục tiêu là việc xác định một tập hợp các mục tiêu cần đạt đến, rồi sắp

xếp chúng theo thứ tự, bắt đầu từ cấp đưa ra được những kết quả cụ thể nhất và

là điều kiện cần thiết để đạt được những mục tiêu cao hơn. Việc phân loại mục

tiêu được thực hiện từ dưới lên, với cấp 1 là đầu ra (hay còn gọi là kết quả trực

tiếp), cấp thấp nhất trong cây mục tiêu. Bước thấp thứ hai là mục tiêu trung gian

và bước trên cùng là mục tiêu cuối cùng.

Việc xây dựng cây mục tiêu có tác dụng:

22

Giúp nhà kế hoạch nhìn thấy rõ mối quan hệ giữa các cấp mục tiêu, mà mỗi

cấp mục tiêu sẽ trở thành mục tiêu của các kế hoạch 5 năm hoặc hàng năm. Từ

đó, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa kế hoạch 5 năm và hàng năm của địa phương.

Thấy được mối liên hệ giữa kế hoạch của địa phương (ngành) mình với các

địa phưnơg (ngành) khác trong quá trình cùng hướng tới một mục tiêu cuối cùng

chung, làm cơ sở để tổ chức hối hợp hành động giữa các địa phưnơg (ngành).

Là đầu vào trực tiếp để xây dựng các cấp mục tiêu trong khung logic của kế

hoạch.

b. Yêu cầu về cây mục tiêu

Các mục tiêu phải có tính logic: Mục tiêu cấp dưới phải có tác dụng thực

hiện được mục tiêu cấp trên

Các mục tiêu phải có tính cụ thể hoá dần: Mục tiêu cấp càng thấp càng phải

cụ thể hơn so với mục tiêu cấp trên.

Các mục tiêu phải có tính độc lập tương đối: Các mục tiêu cùng cấp phải

độc lập với nhau để tránh sự chồng chéo về nguồn lực

c. Phương pháp xây dựng cây mục tiêu

Cách đơn giản nhất để xây dựng cây mục tiêu là dựa vào cây vấn đề đã có,

nhưng tất cả các phát biểu mang tính chất tiêu cực (để nêu vấn đề) được đổi lại

thành các phát biểu mang tính chất tích cực (để nêu mục tiêu).

Ví dụ:

Như vậy, sau khi chuyển đổi, cây mục tiêu sẽ có cấu trúc giống hệt như cây

vấn đề, nhưng lúc này nó không phản ánh quan hệ nhân quả giữa các cấp nữa

mà là quan hệ phương tiện - mục đích: thực hiện thành công các mục tiêu cấp

23

dưới là phương tiện để đạt được cái đích là mục tiêu cấp trên. Sau khi chuyển từ

các câu phát biểu trong cây vấn đề sang cây mục tiêu, cần kiểm tra lại xem:

- Các phát biểu về mục tiêu đã rõ ràng hay chưa?

- Mối liên hệ giữa các cấp mục tiêu có logic và hợp lý không? (liệu đạt

được một mục tiêu cấp dưới có góp phần đạt mục tiêu cấp trên hay không?)

- Có cần bổ sung hoặc chi tiết hoá thêm một mục tiêu nào không?

- Cấu trúc cây mục tiêu đã đơn giản chưa? Có cách nào đơn giản hoá hơn

nữa mà vẫn không bị mất đi những mục tiêu quan trọng nhất hay không?

Ví dụ - Mô hình cây mục tiêu

Đủ nước đáp

ứng được sản

xuất

Kênh mương

cấp được nâng

cấp đạt chuẩn

Cứng

hóa

kênh

mương

Huy

động

dân tu

sửa

thường

xuyên

Xây hồ chứa

nước

Huy

động

nguồn

lực xây

dựng

Nâng cao

hiệu quả sử

dụng nước

Thành

lập tổ

sử

dụng

nước

Tuyên

truyền nâng

cao ý thức

sử dụng

nước tiết

kiệm

Lưu ý: Không nhất thiết phải chuyển hoá toàn bộ cây vấn đề thành cây mục

tiêu, mà qua thảo luận với các bên hữu quan, có thể chỉ tập trung vào những

phần ưu tiên nhất của cây vấn đề và chỉ chuyển phần đó thành cây mục tiêu mà

thôi. Đồng thời, khi lựa chọn mục tiêu cần phải xem xét các yếu sau:

24

- Dự báo xu hướng vận động của mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng trong

tương lai.

- So sánh giữa mục tiêu dự định với mục tiêu đã đạt được để thiết lập các

đầu ra tương ứng, đồng thời so sánh đầu ra tương ứng với đầu ra hiện tại để xác

định các hoạt động trong tương lai.

- Xác định những nhiệm vụ cơ bản để thực hiện mục tiêu.

d. Sử dụng cây mục tiêu trong lập kế hoạch

- Kiểm tra lại cây vấn đề đã xây dựng từ bước trước, nhất là về mối quan hệ

logic và mức độ quan trọng tương đối của các vấn đề (cấp vấn đề) đã nêu.

- Đổi từng câu phát biểu đã ghi trong thẻ màu của cây vấn đề thành các câu

phát biểu về mục tiêu, và ghi lại vào các thẻ màu khác.

- Sắp xếp các thẻ màu mới theo cấu trúc giống như cây vấn đề, kiểm tra lại

quan hệ logic giữa các cấp mục tiêu.

1.4. Phương pháp phỏng vấn bán định hướng

- Đây là phương pháp có thể tiến hành với nhiều hình thức khác nhau có

thể tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên bằng cách trò chuyện hoặc tình cờ đi quan

sát ngoài đồng hoặc là đi trong thôn.

- Các câu hỏi ở đây thường được sử dụng theo ngữ cảnh, hoặc do người

phỏng vấn sử dụng một phần câu hỏi đã được chuẩn bị trước.

- Đối tượng phỏng vấn không nên phỏng vấn nam giới mà phỏng vấn cả

Nữ giới và dùng các câu hỏi mở.

- Chú ý thời gian phỏng vấn không quá lâu.

1.5. Phương pháp vẽ sơ đồ Thôn, Bản

- Mục đích, ý nghĩa

Sơ đồ thôn, bản là hình ảnh mặt phẳng 2 chiều, phác họa bức tranh tổng

thể về thôn/ bản bao gồm: hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng; vị trí

cơ sở hạ tầng chính (đường xá, hệ thống thủy lợi, trường học, bệnh xá…).

25

Vẽ sơ đồ thôn, bản là một công cụ quan trọng nhằm đánh giá, phân tích

tình hình chung của thôn, bản, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi,

cây trồng... để đưa ra được những khó khăn giải pháp trong từng lĩnh vực của

thôn, bản từ đó phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch xây dựng NTM trong tương

lai nhất là trong quá trình quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự

tham gia của người dân.

- Các bước tiến hành

Bước 1: Thành lập nhóm nông dân tham gia vẽ sơ đồ thôn, bản

- Số lượng: 5-7 người, gồm cả nam và nữ.

- Tiêu chí: là những người có kinh nghiệm, hiểu biết về thôn, bản…

Bước 2: Chuẩn bị địa điểm và vật liệu

- Vị trí chọn để phác họa sơ đồ thôn cần bằng phẳng, nhưng dễ dàng quan

sát toàn bộ cảnh vật và các loại hình sử dụng đất trong thôn.

- Vật liệu: cành lá, que, hòn sỏi, phấn viết, phấn màu, giấy Ao, …

Bước 3: Giải thích mục đích, cách tiến hành vẽ sơ đồ thôn, bản

Bước 4: Tiến hành vẽ sơ đồ thôn, bản

- Vẽ phác họa trên mặt đất

- Chuyển sơ đồ đã vẽ được lên giấy Ao, A4.

Bước 5: Thảo luận những khó khăn, thuận lợi, giải pháp chung cho từng

khu vực hoặc theo từng lĩnh vực

1.6. Phương pháp vẽ sơ đồ lát cắt

- Mục đích, ý nghĩa

- Xây dựng các tuyến lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng

đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm ẩn nội bộ của cộng đồng. Từ đó làm cơ sở để

lập kế hoạch xây dựng NTM

26

- Phương pháp tiến hành

Bước 1: Xác định các hướng đi điều tra

- Trưởng nhóm hướng dẫn các thành viên thảo luận trên sa bàn hoặc trên sơ

đồ thôn/ bản để xác định các tuyến điều tra/hướng đi lát cắt.

- Yêu cầu: tuyến điều tra phải mang tính đại diện cho các khu vực sản xuất.

Bước 2: Thành lập các nhóm đi lát cắt

- Số lượng: có thể chia thành 2-3 nhóm điều tra đi theo các hướng khác

nhau.

- Thành phần: bao gồm cả nam và nữ.

- Yêu cầu với nông dân: có hiểu biết khác nhau về các lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi…

Bước 3: Chuẩn bị các vật liệu thực hiện công cụ

- Các bản đồ có sẵn, sơ đồ liên quan đến thôn, các dụng cụ quan sát, đo

đếm (nếu có), giấy khổ to Ao, bút viết, giấy kẻ ô ly…

Bước 4: Giải thích mục đích, yêu cầu nông dân dẫn đường đi điều tra

Bước 5: Tiến hành đi điều tra tuyến

Bước 6: Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn bản trên giấy Ao, A4

Sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm được củng cố lại, thống nhất và

đưa ra được một sơ đồ mặt cắt đặc trưng cho thôn bản.

Bước 7: Xây dựng sơ đồ mặt cắt tương lai

Sơ đồ mặt cắt tương lai thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi các

phương thức canh tác sẽ được thực hiện trong tương lai. Nông dân cũng cần

phải chỉ ra những sức ép và cơ hội nội tại cho việc hiện thực hoá dự định của họ.

27

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NTM

Năm ........

XÃ........., HUYỆN....... .

PHẦN I - TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ KẾT QUẢ XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ

1. Tóm tắt kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM năm/

giai đoạn...... trên địa bàn xã

1..1. Đánh giá, cập nhật thực trạng nông thôn của xã theo bộ tiêu chí quốc gia;

1.2. Kết quả về quy hoạch xây dựng nông thôn mới

1.3. Về Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:

1.4. Về hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn

1.5. Về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở

nông thôn

1.6. §µo t¹o c¸n bé xây dựng nông thôn mới

1.7. Về giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường:

1.8 Các nguồn vốn thực hiện Chương trình

2. Đánh giá kết quả thực hiện chương trình

2.1 Về tổ chức thực hiện Chương trình

2.2. Những thành tựu đạt được

2.3. Một số tồn tại hạn chế thực hiện Chương trình MTQG trong xây dựng

nông thôn mới.

2.4. Nguyên nhân tồn tại hạn chế của việc thực hiện Chương trình MTQG

xây dựng nông thôn mới

2.5. Một số bài học kinh nghiệm

28

PHẦN II: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHƯƠNG TRÌNH NĂM/GIAI

ĐOẠN........

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH.

1. Mục tiêu tổng quát:

2. Mục tiêu cụ thể: theo từng tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về nông

thôn mới

II. CÁC NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI:

1. Về Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:

1.1. Mục tiêu

1.2. Nội dung xây dựng các công trình thiết yếu ở xã

1.3. Tổ chức thực hiện :

1.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng

2. Về hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn

2.1. Mục tiêu

2.2. Nội dung hoạt động

2.2. Tổ chức thực hiện bằng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề

nông thôn

2.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất

3. Về đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất

3.1. Mục tiêu

3.2. Nội dung hoạt động

3.3. Tổ chức thực hiện

3.4. Nguồn vốn thực hiện

29