Phong cách ngôn ngữ của Bài ca ngất ngưởng

Trang chủ » Lớp 11 » Soạn văn 11 tập 1

Bài tập: trang 39 sgk Ngữ Văn 11 tập một Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, trang 50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ?

Bài làm:

Cùng sử dụng thể hát nói để sáng tác nhưng Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Hương Sơn phong cảnh ca) của Chu Mạnh Trinh và Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ có nhiều điểm khác biệt, đặc biệt là trong các thức sử dụng từ ngữ:

  • Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ sử dụng ngôn ngữ phóng khoáng, tự do lại mang chút ngông, ngạo nghễ. Cách sử dụng từ ngữ ấy vừa thể hiện được quan niệm sống "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ, vừa cho ta thấy được nét độc đáo trong phong cách sáng tác của ông. Đó cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn của thơ Nguyễn Công Trứ.
  • Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh là bài thơ ca ngợi phong cảnh thiên nhiên trữ tình ở Hương Sơn - một trong những quần thể thắng cảnh và kiến trúc tuyệt đẹp ở Mĩ Đức, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Vì thế nên tác giả đã sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế và thấm đẫm ý vị thiền.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Bài ca ngất ngưởng

Lời giải các câu khác trong bài

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Bài ca ngất ngưởng hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Bài ca ngất ngưởng đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Bài ca ngất ngưởng - Đề số 1

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cầm cờ Đại tướng,

Có khi về, Phủ doãn Thừa Thiên

(Trích Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ)

a/ Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

b/ Câu thơVũ trụ nội mạc phi phận sựđược hiểu như thế nào? Câu thơ đã thể hiện tư thế ngất ngưởng của nhà thơ ra sao?

c/ Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

Lời giải

a/ Nội dung chính của đoạn thơ: Nguyễn Công Trứ bày tỏ lối sống ngất ngưởng khi đương chức, đương quyền.

b/ Câu thơ Vũ trụ nội mạc phi phận sự được hiểu: Trong trời đất, không có việc gì không phải là phận sự của ta. Câu thơ đã thể hiện quan niệm của nhà nho đầy tự tin, tự hào vào tài trí và lí tưởng của mình, một phương diện quan trọng trong phong thái ngất ngưởng của nhà thơ.

c/ Phép liệt kê: Nguyễn Công Trứ liệt kê các vị trí, chức quan ông đã trải qua. Đó là những vị trí cao nhất trong phạm vi của nó: Thủ khoa (đứng đầu khoa thi Hương, tức Giải nguyên), Tham tán (đứng đầu đội quan văn tham chiến: Tham tán quân vụ, Tham tán đại thần), Tổng đốc (Đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh), Đại tướng (cầm đầu đội quân bình Trấn Tây), Phủ doãn (Đứng đầu ở kinh đô).

Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê: khẳng định niềm tự hào về một tài năng lỗi lạc, xuất chúng mà bất cứ kẻ sĩ nào thời trung đại cũng mơ ước và nể trọng. Qua đó, tác giả cũng tự cho rằng mình hơn người ở tài năng, một trong những biểu hiện đầu tiên về ngất ngưởng trong bài thơ.

Đọc hiểu Bài ca ngất ngưởng - Đề số 2

Phần I. Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài nào? của ai?

Câu 2: Nghệ thuật của đoạn thơ trên? Tác dụng?

Câu 3: Câu: Vũ trụ nội mạc phi phận sự," được hiểu như thế nào?

Câu 4: Câu: ''Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng" được hiểu như thế nào?

Câu 5: Lối sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ được thể hiện như thế nào qua đoạn thơ trên?

Lời giải

Câu 1: Bài ca ngất ngưởng, Nguyễn Công Trứ. (0,5 điểm)

Câu 2: Nghệ thuật: (0,75 điểm)

+ Hệ thống từ Hán Việt trang trọng; Phép điệp ngữ, liệt kê

+ Tác dụng:

- Vừa khoe tài, nhấn mạnh các chức danh mà Nguyễn Công Trứ từng đảm nhiệm

- Thể hiện ý thức trân trọng về tài năng và địa vị của bản thân.

Câu 3: Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta. (0,5 điểm)

Câu 4: Ông Hi Văn tài hoa ra làm quan tức là bị giam hãm vào lồng, mất tự do. (0,5 điểm)

Câu 5: Nguyễn Công Trứ muốn chơi ngông thiên hạ dựa trên tài năng và sự nghiệp của bản thân. Khoe chỉ là cái vỏ, giấu bên trong là sự ý thức mạnh mẽ về tài năng và danh vị của bản thân. (0,75 điểm)

Đọc hiểu Bài ca ngất ngưởng - Đề số 3

Phần I. Đọc hiểu. (3 điểm).

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

Lúc bình Tây, cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông.

(“Bài ca ngất ngưởng”- Nguyễn Công Trứ- SGK Ngữ văn 11)

Câu 1.Bài thơ trên được viết theo thể nào? Chỉ raphương thức biểu đạtchính của văn bản?

Câu 2.Hãy nói về ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” trong bài thơ ?

Câu 3. Những thủ pháp nghệ thuật chính được nhà thơ sử dụng trong tác phẩm?

Câu 4. Bài thơ gửi gắm đến người đọc điều gì?

Phần II. Làm văn. (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) với câu chủ đề: “Ý thức cá nhân là rất cần thiết, nhưng là một con người đúng nghĩa cần phải có thêm ý thức cộng đồng”.

Câu 2.(5 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về cách mở đầu câu chuyện và ý nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao?

Lời giải

Câu số 1Bài thơ được viết theo thể hát nói.
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự.
0,75
Câu số 2Ngất ngưởng:- Nghĩa đen: Vị trí cao, không vững.
–Nghĩa văn chương: Chỉ một lối sống khác người, khác đời, luôn đặt mình lên trên thiên hạ, bất chấp khuôn phép, lề thói.



0,5
Câu số 3Nghệ thuật: – Phép liệt kê; Điệp từ; Các từ Hán Việt; Điển tích…0,75
Câu số 4Bài thơ gửi gắm đến người đọc thông điệp: Hãy sống thật với lòng mình: Phóng khoáng, rộng mở. Sống có trách nhiệm với cuộc đời bằng bằng sự hiến dâng nhiệt tình cho lý tưởng.1,0
Phần II.
Làm văn
(7 điểm)
Câu số 1. NLXH
(2 điểm)

1.Hình thức:

Đảm bảo kết cấu một đoạn văn. Chữ viết rõ ràng, diễn đạt trôi chảy…

2. Nội dung:

Cần đảm bảo các ý sau:

- Ý thức cá nhân là cá tính, cái tôi của riêng mình: Sở thích, cách suy nghĩ, lối sống, cách ứng xử…Ai cũng có và muốn khẳng định.

Ý thức cộng đồng là mối quan hệ , sự ràng buộc với xung quanh bằng trách nhiệm, chia sẻ…

- Là một con người chân chính, phải biết dung hòa mối qua hệ giữa cá nhân với cộng đồng; Giữa tự do và khuôn khổ.Biết sống cho mình và cũng biết sống cho mọi người, biết cống hiến và cũng nên biết tận hưởng.

- Phê phán cách sống nhút nhát, rụt rè, không dám thể hiện bản thân. Đó là lối sống “trong bao” lạc hậu, đớn hèn.

- Lên án sống ích kỷ, chỉ biết bản thân. Sống vô cảm, vô trách nhiệm, sống không có lý tưởng…

Con người chân chính phải biết sống đẹp: Sống có lý tưởng, có tình yêu thương, có trách nhiệm, có hoài bão cống hiến…

0,25


0,5

0,75



0,25

0,25


Câu số 2. NLVH
(5điểm)

1.Hình thức:

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, mạch lạc, trình bày bài khoa học…..

2. Nội dung:

– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm: Nam Cao- Nhà văn hiện thực xuất sắc; Tác phẩmChí Phèocủa ông là kiệt tác của văn học Việt Nam hiện đại.

– Nội dung cơ bản củaChí Phèo: Viết về bi kịch của người nông dân bị áp bức, chà đạp, xúc phạm về nhân phẩm…họ đã đứng lên chống trả lại bằng con đường tha hóa.

– Tác phẩm có cách mở đầu rất độc đáo: Không theo trình tự thời gian mà đi từ hiện tại – quá khứ – hiện tại…Đó là cách dẫn chuyện rất lạ, tạo nên sức hấp dẫn.

– Tiếng chửi của Chí Phèo: Tưởng chừng mơ hồ, vô định, nhưng thực ra rất logic, có ý nghĩa: Chửi từ cái mơ hồ, xa xôi đến cái cụ thể, gần gũi; Chửi từ thế lực vô hình đến những người ruột thịt máu mủ…

– Ý nghĩa của tiếng chửi ngay đầu tác phẩm: tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn từ câu chuyện về cuộc đời Chí.

+ Lai lịch: Con hoang.

+ Tuổi ấu thơ: Là một thứ hàng hóa, có thể cho đi, bán lại…

+ Trưởng thành: là công cụ làm giàu và thỏa mãn nhục dục cho ông chủ, bà chủ…
Tính cách hiền lành, lương thiện, có ý thức nhân phẩm, có mơ ước đáng quý…

+ Đi tù về: Chí Phèo trở thành một kẻ lưu manh côn đồ với diện mạo gớm ghiếc và tính cách ngang ngược, lỳ lợm.

+ Qua bàn tay nhào nặn của Bá Kiến: Chí mang cái mặt của một con vật và tính cách hung hãn, điên cuồng…Hắn trở thành con quỷ dữ và bị gạt ra ngoài lề xã hội.

+ Trong sâu thẳm, Chí Phèo vẫn khao khát làm người, chấp nhận làm người ở mức độ thấp hèn nhất.

- Tiếng chửi của Chí có ý nghĩa:

+ Thể hiện nỗi đau đớn, uất hận của một con người sinh ra vốn là người nhưng không được sống kiếp con người.

- Niềm khao khát được làm người…

+ Tố cáo tội ác của xã hội…

=>Cách mở đầu tác phẩm với tiếng chửi của nhân vật cho thấy bút lực nghệ thuật và tư tưởng nhân đạo có chiều sâu của Nam Cao.

– Sáng tạo:Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (Sử dụng từ ngữ, hình ảnh, đặt câu, các yếu tố biểu cảm…); Văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; Có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


0,25


0,5

0,25


0,25


0,5



0,5





0,5

0,5


0,5


0,5


0,25


0,5