Phí cao tốc bao nhiêu 1km?

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh vừa ký quyết định công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2022. Theo Bộ Xây dựng, suất vốn đầu tư công trình bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, một số khoản mục chi phí khác, và thuế giá trị gia tăng. Và suất vốn đầu tư này chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư, lãi vay đối với các dự án sử dụng vốn vay.

Suất vốn đầu tư xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố sẽ là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có liên quan lập dự án và quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo suất vốn đầu tư vừa được Bộ Xây dựng công bố, chi phí để xây dựng 1km đường ô tô cao tốc 4 làn xe trung bình 186,1 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 170,6 tỷ đồng, chi phí thiết bị khoảng 4,2 tỷ đồng.

Phí cao tốc bao nhiêu 1km?
 Xây dựng 1km cao tốc ở Việt Nam hết xấp xỉ 190 tỷ đồng

Nếu loại trừ chi phí xây dựng cầu và xử lý nền đất yếu, chi phí đầu tư xây dựng 1km cao tốc khoảng 143,8 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 132,2 tỷ đồng, chi phí thiết bị khoảng 4,2 tỷ đồng.

Cũng theo Bộ Xây dựng, suất vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân (chiều cao dưới 20 tầng), nhà ở liền kề thấp tầng trung bình 5,1 - 8,8 triệu đồng/m2.

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Vậy mức phí được đưa ra như thế nào?

Phí cao tốc bao nhiêu 1km?
Hiện trường thi công cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45. Ảnh: Lê Hoàng .

Làm 1 km đường cao tốc 4 làn tốn 130 tỷ đồng

Vào thời điểm cuối tháng 9, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đã tổ chức khởi công đồng loạt 3 dự án thành phần gồm đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây thuộc Dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 -2020 tại 3 khu vực Bắc (Thanh Hóa); Trung (Bình Thuận) và Nam (Đồng Nai).

Đây là các dự án được Quốc hội cho phép chuyển đổi đầu tư từ phương thức PPP sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước. Dự án đường cao tốc này được kỳ vọng là điểm nối quan trọng 1 số khu vực kinh tế.

Việc xây dựng đường cao tốc là tất yếu, nhưng khi chuyển từ PPP sang đầu tư công sử dụng ngân sách nhà nước đã đặt ra nhiều vấn đề khi nguồn vốn ngân sách ngày eo hẹp, bội chi ngân sách tiếp diễn.Theo tính toán đầu tư xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn.

Theo phương án Bộ Giao thông vận tải đang xin ý kiến các Bộ, mức thu phí 8 dự án cao tốc Bắc- Nam đầu tư bằng vốn ngân sách từ 1.000-1.500 đồng/km. Dự kiến, mỗi năm ngân sách sẽ thu về khoảng 2.130 tỷ đồng...

Phí cao tốc bao nhiêu 1km?
Bộ Giao thông vận tải đang lấy ý kiến các Bộ về việc thu phí trên 8 dự án thành phần Bắc- Nam được đầu tư bằng vốn ngân sách.

Bộ Giao thông vận tải vừa có công văn số 8646/BGTVT-TC gửi các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Tư pháp xin ý kiến về phương án thu hồi vốn đối với các đoạn cao tốc do Nhà nước đầu tư trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

Dự kiến, mức thu được Bộ Giao thông vận tải đưa ra từ 1.000 đồng-1.500 đồng/km/CPU, tùy từng tuyến, áp dụng công nghệ thu phí điện tử không dừng tại các tuyến cao tốc này.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam là đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trực tiếp tổ chức khai thác tài sản. Cơ quan này sẽ tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí.

Tại phương án thu hồi vốn gửi các Bộ, Bộ Giao thông vận tải đánh giá, mức thu phí dự kiến tại 8 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông 1.000 - 1.500 đồng/PCU/km là tương đồng với mức thu của các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác và phù hợp với mức chi trả, lợi ích thu được của người sử dụng đường cao tốc.

Được biết, hiện mức thu phí sử dụng của một số tuyến đường cao tốc đang được Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, Tổng công ty Đầu tư tài chính phát triển hạ tầng và một số nhà đầu tư tư nhân khai thác dao động từ 1.000 đến 2.100 đồng/PCU/km.

Tính toán của cơ quan xây dựng phương án thu hồi vốn cho thấy, trong trường hợp lưu lượng phương tiện tăng trưởng theo đúng kịch bản, với mức thu 1.000 - 1.500 đồng/PCU/km tùy từng tuyến, thì sau khi trừ chi phí vận hành, bảo dưỡng và tổ chức thu, ngân sách sẽ thu được khoảng 2.130 tỷ đồng/năm từ 8 tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông trong giai đoạn 2025 - 2030.

Trước đó, đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với các tuyến đường cao tốc do nhà nước đầu tư.

Theo đó, ý kiến các Bộ, cơ quan đều thống nhất cần thiết phải xây dựng cơ chế thu phí dịch vụ sử dụng đường cao tốc đối với các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, để hoàn vốn đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc do nhà nước đầu tư, thu hút nguồn lực xã hội phục vụ đầu tư phát triển đường bộ cao tốc.

Để đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện, cả hai phương án thu theo cơ chế giá hay cơ chế phí đối với dịch vụ sử dụng đường cao tốc đều phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

“Phương án thu cần được xây dựng, tính toán kỹ trên cơ sở làm rõ các nguyên tắc, tiêu chí, đảm bảo tính nhất quán, công bằng, hợp lý, thống nhất và thu hút các nguồn lực đầu tư”, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh.

Việc đề xuất thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc sẽ được xem xét trình cấp có thẩm quyền quyết định vào thời điểm thích hợp, tuy nhiên, để chủ động khi trình, đề nghị Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, sớm hoàn thiện hồ sơ.