Phân tích định nghĩa văn hóa của e b tylor

Nghiên cứu sâu sắc lĩnh vực tộc người học, khảo cổ và lịch sử văn hóa. Qua đó thấy rõ sự chuyển biến từ trạng thái hoang dã đến văn minh, sự khác nhau giữa các tầng nấc văn hóa và các yếu tố liên quan như: nghi thức, định chế xã hội…

Tác giả:

Edward Bernett Tylor

Edward Sapir sinh ngày 26 tháng 1 năm 1884 ở Lauenberg, Prussia (Phổ), nay là vùng Lebork, Ba Lan, trong một gia đình Do Thái chính thống. Năm lên mười, E. Sapir theo gia đình di cư sang Mỹ, sống ở New York. Tại đây, ông là một trong những học sinh xuất sắc nhất trong số học sinh di cư ở New York, từng nhận học bỗng Pulitzer khi mới mười bốn tuổi. Khi vào học Đại học Columbia vào năm 1901, ngành ngữ văn Đức và ngôn ngữ Ấn – Âu, ông chỉ mất ba năm để hoàn thành chương trình cử nhân ngữ văn Đức (1904) và qua năm sau nhận học vị thạc sĩ chuyên ngành này

Nhà nhân loại học văn hóa người Anh, sinh năm 1832 ở khu ngoại ô Kamberwell, London, trong một gia đình tín đồ quaker giàu có.

E.B. Tylor không học đại học nhưng với những đóng góp khoa học của mình, ông đã được bầu làm thành viên của Hội Hoàng gia Anh (tức được phong danh hiệu viện sĩ cao cấp) vào năm 1871, được trao bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học Oxford vào năm 1875, trở thành giáo sư đại học đầu tiên của ngành nhân loại học ở Đại học Oxford từ năm 1896 đến 1909 và được phong tước hiệp sĩ vào năm 1812.

undefined undefinedE.B. Tylor được coi là đại biểu cho thuyết tiến hóa văn hóa, có những đóng góp đặc biệt đối với nhân loại học và văn hóa học. Ông là người đầu tiên định nghĩa khoa học về văn hóa, xây dựng khái niệm văn hóa như là một di sản của lịch sử và xã hội. Định nghĩa của Tylor về văn hóa trong công trình Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) được trích dẫn hầu hết trong các công trình nghiên cứu về văn hóa.

nhà nhân loại học văn hóa người Anh, sinh năm 1832 ở khu ngoại ô Kamberwell, London, trong một gia đình tín đồ quaker giàu có. Tylor được coi là đại biểu cho thuyết tiến hóa văn hóa, có những đóng góp đặc biệt đối với nhân loại học và văn hóa học. Ông là người đầu tiên định nghĩa khoa học về văn hóa, xây dựng khái niệm văn hóa như là một di sản của lịch sử và xã hội. Định nghĩa của Tylor về văn hóa trong công trình Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture, 1871) được trích dẫn hầu hết trong các công trình nghiên cứu về văn hóa.

Tác phẩm Văn hóa nguyên thủy của tác giả E.B Tylor, là một công trình có giá trị đặt nền móng cho khoa học về văn hóa, sự phát triển của văn hóa, những tàn tích của văn hóa, cùng với những huyền thoại những thuyết liên quan đến văn hóa. Qua đó thấy rõ sự chuyển biến từ trạng thái hoang dã đến văn minh, sự khác nhau giữa các tầng nấc văn hóa và các yếu tố liên quan như: nghi thức, định chế xã hội…

Cuốn sách cung cấp cho các nhà nghiên cứu một khung phân tích mẫu mực của lý thuyết chức năng, vốn là lý thuyết quan trọng nhưng không mấy được biết đến ở nước ta; đồng thời nó mang lại cho chúng ta, với tư cách là những bạn đọc, một cái nhìn rộng hơn và sâu sắc hơn về những chân trời văn hóa khác. Từ viễn tượng chức năng luận đến xử lý các vấn đề then chốt trong việc hiểu các nền văn hóa nguyên thủy: hôn nhân, gia đình, tài sản, đẳng cấp xã hội, chính quyền, pháp luật và những hình thức khác nhau của các nhóm họ hàng, anh em, xã hội và chính trị. Là một không gian đa dạng nhiều màu sắc với các đơn vị xã hội luôn vận động trong sự tương tác qua lại với nhau một cách đa chiều.

Văn hóa là gì? Theo chúng tôi, văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.

Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.

Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”[1]. Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của con người[2]. F. Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau”[3]. Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người. Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L. Kroeber và Kluckhohn đưa ra là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người… Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều kiện cho hành vi tiếp theo”[4]…

\>>> Xem thêm : Văn hóa là gì? Khái niệm về văn hoá

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau. Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[5]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống như định nghĩa của Tylor, văn hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn thư” về những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người. Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”[6]. Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc. Riêng Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ. Góc độ thứ nhất là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí”. Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội. Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu chuẩn kiến thức sách vở. Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học”. Với góc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống -cả vật chất, xã hội, tinh thần- của từng cộng đồng[7]; và văn hóa của từng cộng đồng tộc người sẽ khác nhau nếu nó được hình thành ở những tộc người khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Văn hóa sẽ bị chi phối mạnh mẽ bởi sự kiểm soát của xã hội thông qua gia đình và các tổ chức xã hội, trong đó có tôn giáo.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…”[8]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”[9]…

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, tổ chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn hóa. Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Chúng tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.