Nước ta hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm nào

  

Bộ Chính trị vừa ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và xóa mù chữ cho người lớn. Vietnam+ trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị quan trọng chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ban hành Chỉ thị về phổ cập giáo dục trung học cơ sở (số 61-CT/TW, ngày 28-12-2000). Chỉ thị này đã được cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương tổ chức quán triệt và triển khai nghiêm túc, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo được sự chuyển biến nhận thức về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Năm 2010, cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học tiếp tục thu được những kết quả quan trọng; cơ sở vật chất được củng cố và phát triển; công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được những tiến bộ nhất định.Tuy nhiên, một số cấp ủy đảng và chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ cho người lớn. Giáo dục mầm non chất lượng còn thấp và chưa được đầu tư thỏa đáng; chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở nhiều nơi còn hạn chế, chưa thật vững chắc, nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa chưa đạt chuẩn, tỉ lệ lưu ban và bỏ học còn lớn. Số người lớn mù chữ và tái mù chữ còn nhiều ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Các trường phổ thông dân tộc nội trú và bán trú dân nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Chủ trương phân luồng sau trung học cơ sở chưa được thực hiện nghiêm túc, tỉ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề rất thấp. Công tác xã hội hóa giáo dục chưa đạt kết quả như mong muốn. Cơ sở vật chất, trường, lớp học ở nhiều địa phương còn nhiều yếu kém. Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và phát huy kết quả đã đạt được trong công tác phổ cập giáo dục, Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo và thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp dưới đây:

1- Quan điểm chỉ đạo

Phổ cập giáo dục là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhằm tạo nền tảng dân trí vững chắc để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thực hiện thành công một trong ba khâu đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020. Chăm lo giáo dục cho toàn dân, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đoàn thể, của mọi gia đình và toàn xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực cho giáo dục, trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Kiên trì thực hiện chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, tạo chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh hợp lý cơ cấu và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

2- Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện; cơ bản xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. - Mục tiêu cụ thể Năm 2015, huy động 80% trẻ từ 3 đến 5 tuổi vào học mẫu giáo; phấn đấu cả nước hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Năm 2020, huy động được 99,7% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở tiểu học dưới 0,5%. 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 99,5% đơn vị cấp xã phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi theo quy định của Chính phủ. Tỉ lệ trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 99,8%; tỉ lệ lưu ban và bỏ học ở bậc trung học cơ sở dưới 1%; phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề, xóa mù chữ cho 1 triệu người từ 36 tuổi đến hết tuổi lao động.

3- Một số nhiệm vụ và giải pháp

3.1- Bổ sung và hoàn thiện chính sách và bảo đảm các điều kiện cần thiết hỗ trợ bậc mầm non phát triển bền vững; nâng dần tỉ lệ huy động trẻ từ 3 đến 5 tuổi được học mẫu giáo, thực hiện chăm sóc, giáo dục 2 buổi/ngày; hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào năm 2015. 3.2- Tiếp tục củng cố vững chắc và phát triển kết quả phổ cập giáo dục đã đạt được; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở những huyện, xã chưa đạt chuẩn; từng bước tiến hành phổ cập giáo dục trung học ở những nơi có điều kiện theo quy định của Chính phủ. 3.3- Nhà nước tăng cường hỗ trợ giúp các địa phương đẩy mạnh công tác xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi lao động, giảm tỉ lệ người tái mù chữ ở người lớn, nhất là Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long và miền núi phía Bắc, người lao động tự do ở các tỉnh, thành phố lớn. 3.4- Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện tốt việc phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở theo hướng tăng nhanh tỉ lệ học sinh vào học ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học nghề; hỗ trợ các trung tâm giáo dục thường xuyên dạy bổ túc văn hóa trung học phổ thông gắn với dạy nghề; có cơ chế khuyến khích các cơ sở tuyển dụng học sinh sau trung học cơ sở qua đào tạo nghề; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được học liên thông lên các cấp học cao hơn. 3.5- Tập trung nguồn lực phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả phổ cập giáo dục ở những vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Có những giải pháp tích cực để nâng cao trình độ tiếng Việt, giảm tỉ lệ lưu ban và bỏ học đối với học sinh ở những vùng khó khăn, đặc biệt là học sinh người dân tộc thiểu số. 3.6- Tiếp tục nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường sư phạm; đổi mới chính sách thu hút học sinh giỏi vào các trường sư phạm nhằm bảo đảm đủ số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng, bảo đảm chuẩn hóa về trình độ đội ngũ giáo viên. 3.7- Hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn thiện chính sách thu hút giáo viên công tác tại vùng đặc biệt khó khăn và giáo viên dạy bổ túc văn hóa trung học phổ thông cho cơ sở dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên. 3.8- Huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển mạng lưới trường lớp, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy và học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phục vụ thiết thực công tác phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt chương trình đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề; đồng thời tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục.3.9- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác phổ cập giáo dục. Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, kịp thời biểu dương người tốt, việc tốt và những địa phương làm tốt công tác phổ cập giáo dục; phối hợp liên ngành, phát huy kết quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để bảo đảm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.4- Tổ chức thực hiện Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương và các cấp ủy đảng có trách nhiệm lãnh đạo tổ chức quán triệt, xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể thực hiện Chỉ thị này. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo việc thể chế hóa về mặt Nhà nước các giải pháp xây dựng và triển khai Đề án thực hiện Chỉ thị gắn với việc thực hiện chủ trương "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam". Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội xây dựng chương trình và kế hoạch động viên nhân dân tích cực, chủ động thực hiện chương trình phổ cập giáo dục. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giúp Bộ Chính trị hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành và địa phương thực hiện Chỉ thị, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị tình hình thực hiện Chỉ thị. Chỉ thị này phổ biến đến các chi bộ để thực hiện./.

 

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì giáo dục luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Giáo dục có tốt thì mới đáp ứng được các nhu cầu của xã hội luôn vận động, phát triển. Với đặc thì là một quốc gia nông nghiệp và đang trên đà phát triển, vấn đề giáo dục ở nước ta luôn được Đảng và Nhà nước đặt lên mục tiêu quan trọng hàng đầu.

Trong đó, nhiệm vụ phổ cập giáo dục toàn quốc là nhiệm vụ quan trọng. Trải qua quá trình dài thực hiên, ta đã đạt được phổ cập giáo dục tiểu học, vẫn đang tiếp tục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về các nội dung của phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Giáo dục năm 2019.

– Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;

– Thông tư số 07/2016/ TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo quy đinh về điều kiện đảm bảo nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

1. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở là gì?

Tại khoản 8 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019 quy định về khái niệm phổ cập giáo dục được quy định thì “Phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật.”

Từ đó, có thể hiểu phổ cập giáo dục trung học cơ sở là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi được học tập và hoàn thành chương trình giáo dục trung học cơ sở.

Hiện nay, trong Luật Giáo dục năm 2019, thì  phổ cập giáo dục tại Việt Nam bao gồm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếng Anh là gì?

Phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiếng Anh là “Universal secondary education”.

Xem thêm: Ứng dụng Azota là gì? Ứng dụng giao và chấm bài Azota?

3. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở 

Tại Điều 12, Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ quy định về đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở như sau: “Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.”

Như vậy, đối tương của phổ cập giáo dục trung học cơ sở là các cá nhân đã hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở trong độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi.

4. Quy định pháp luật về phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Tại Luật Giáo dục 2019 quy định phổ cập giáo dục là trách nhiệm bắt buộc, theo đó:

“2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.

3. Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.

4. Gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.” ( Khoản 2, 3, 4 Điều 14 Luật Giáo dục năm 2019)

Các cá nhân có nghĩa vụ thực hiện phổ cập giáo dục, và gia đình, người giám hộ có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện nghĩa vụ của mình.

Tại Điều 17. Đầu tư cho giáo dục của Luật này quy định: “Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.” Như vậy, Nhà nước đã thể hiện chính sách ưu tiên cho hoạt động phổ cập giáo dục.

Xem thêm: Sơ đồ cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân ở nước ta hiện nay

Bên cạnh đó, Luật Giáo dục còn quy định về trách nhiệm của các chủ thể, xã hội trong hoạt động phổ cập giáo dục trung học cơ sở nói riêng, cũng như hoạt động phổ cập giáo dục nói chung:

– Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục (Khoản 1 Điều 89)

– Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục,…. ( Khoản 1 Điều 90)

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân  trong xã hội có trách nhiệm “Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh” ( điểm c, Khoản 1 Điều 93)

Và tại Điều 96. Ngân sách nhà nước cho giao dục quy định “bảo đảm ngân sách để thực hiện phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nước có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời để thực hiện phổ cập giáo dục và phù hợp với tiến độ của năm học”

Tại Nghị định 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục, xóa mù chữ quy định những nội dung sau về phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Xem thêm: Phổ cập giáo dục tiểu học là gì? Ý nghĩa của phổ cập giáo dục tiểu học?

Chương trình giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở.

Hiện nay, phổ cập giáo dục trung học cơ sở được chia thành ba mức độ công nhận đạt chuẩn, gồm mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1

– Đối với cá nhân: Được cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.

– Đối với xã: Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1; Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

– Đối với huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

–  Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

 Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2

Xem thêm: Phổ cập giáo dục là gì? Quy định về phổ cập giáo dục mầm non?

– Đối với xã: Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

–  Đối với huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

–  Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3

– Đối với xã: Bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở đạt ít nhất 95%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 90%; Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

– Đối với huyện: Có 100% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

– Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Trong Thông tư số 07/2016/ TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo quy đinh về điều kiện đảm bảo nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra, công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ có những quy định về điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục trung học cơ sở  tại Điều 5 với những nội dung:

Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục trung học cơ sở

  Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có: Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định;  100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở theo quy định; 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định; Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.

 Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:

– Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;

–  Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:

– Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp; phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;

– Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;

– Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.

Kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Kinh phí thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được cân đối trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, theo phân cấp quản lý và nguồn huy động hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước. (Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 07/2016/ TT- BGDĐT)

Nội dung kiểm tra công nhân tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở

Nội dung kiểm tra gồm:

– Kiểm tra hồ sơ đề nghị công nhận phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ và kết quả, số liệu phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục

– Kiểm tra thực tế tại tỉnh để xác nhận tính trung thực của các số liệu ghi trên hồ sơ phổ cập giáo dục và trên hệ thống thông tin quản lý dữ liệu phổ cập giáo dục: kiểm tra hồ sơ phổ cập giáo dục; kiểm tra thực tế tại ít nhất 80% số huyện, mỗi huyện ít nhất 02 xã, mỗi xã ít nhất 02 hộ gia đình. (Điều 8 Thông tư số 07/2016/ TT- BGDĐT)