Những kinh nghiệm cần có mà nhà tuyển dụng yêu cầu khi tuyển ba là gì

Những kinh nghiệm cần có mà nhà tuyển dụng yêu cầu khi tuyển ba là gì

📌Một sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của một trường đại học thông thường và một sinh viên tốt nghiệp loại trung bình của một trường đại học thuộc hạng top, nhà tuyển dụng sẽ chọn ai?

Nếu bạn hỏi một thanh niên 17 tuổi xem liệu họ sẽ làm gì để có một công việc trong tương lai, câu trả lời có thể là ‘’Trước hết tôi cần phải đỗ vào một trường đại học có thứ hạng cao’’. Khi 18 tuổi, câu trả lời có thể khác đi một chút: ‘’Tôi cần phải học lớp cùng những người giỏi nhất’’. Vẫn là câu hỏi ấy nhưng với một người 19 tuổi, bạn có thể nhận được câu trả lời là:‘’Tôi cần có một tấm bằng tốt nghiệp hạng ưu’’.

Thực tế, không ít các bạn sinh viên cho rằng điểm số và tấm bằng đại học là rất quan trọng. Thậm chí chúng ta dành cả ba năm cấp ba nỗ lực bằng mọi giá để đỗ vào một ngôi trường đại học chất lượng với niềm tin rằng chỉ cần xướng tên trường đại học đó, chúng ta đã có ngay một tấm vé trúng tuyển khi bước vào thị trường lao động.


Tuy nhiên, cuộc khảo sát gần đây được tiến hành bởi tổ chức Chronicle of Higher Education (Mỹ) lại cho ra kết quả trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ kể trên. Kết quả khảo sát cho thấy các nhà tuyển dụng hầu như ít quan tâm tới việc bạn tốt nghiệp từ trường đại học danh tiếng hay không, điểm tốt nghiệp là bao nhiêu, bạn xếp đầu bảng hay “đội sổ” trong lớp. Cái mà họ cần ở ứng viên chính là trải nghiệm bên ngoài kiến thức học thuật như: thực tập, việc làm thêm, tình nguyện và các hoạt động ngoại khóa khác. Những điều đó khiến cho ứng viên có thể thích nghi nhanh hơn với công việc, có kỹ năng mềm để đảm bảo tác phong làm việc chuyên nghiệp và do đó công ty không cần phải mất quá nhiều công sức, chi phí và thời gian để đào tạo.

Những kinh nghiệm cần có mà nhà tuyển dụng yêu cầu khi tuyển ba là gì

Mặc dù kiến thức trong trường học không phải là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tuyển dụng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cho rằng trường lớp, điểm số hoàn toàn không quan trọng. Các nhà tuyển dụng có thể không bận tâm lắm đến những kỹ năng và kiến thức về học thuật nhưng những sinh viên xin được một vị trí thực tập tốt lại THƯỜNG là người có điểm số khá ở lớp, và trong một trường học có chất lượng, định hướng tốt. Có một nền tảng kiến thức học thuật tốt sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tìm được việc thực tập, làm thêm mới, từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm. Như vậy, trên cương vị một nhà tuyển dụng, khi họ đánh giá kinh nghiệm thực tập của bạn cũng đã gián tiếp đánh giá được một phần năng lực, kiến thức và sự hiểu biết về học thuật của bạn.

Còn tại Việt Nam, theo như kết quả của một khảo sát với 139 nhà tuyển dụng nhân sự chất lượng cao tại các KCN thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên mới tốt nghiệp thì yêu cầu đầu tiên được đánh giá rất cao là kỹ năng mềm; kế đến là kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp; kỹ năng giải quyết vấn đề; danh tiếng trường đại học và sau cùng là kiến thức nghiệp vụ chuyên môn.

Những kinh nghiệm cần có mà nhà tuyển dụng yêu cầu khi tuyển ba là gì

Trong đó, các nhóm yếu tố được hiểu như sau: – Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp bằng văn bản, Kỹ năng giao tiếp bằng lời nói, Kỹ năng lắng nghe, Tính chuyên nghiệp, Kỹ năng làm việc nhóm. – Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng tư duy phản biện, Kỹ năng tư duy sáng tạo, Kỹ năng lãnh đạo, Khả năng thích ứng. – Kiến thức nghiệp vụ chuyên môn: Chuyên môn, Kỹ năng nghề nghiệp cụ thể, Kiến thức về tin học. – Kinh nghiệm trước khi tốt nghiệp: Kinh nghiệm làm việc tích lũy được khi đi thực tập/làm bán thời gian, Tự tin trong công việc.

– Danh tiếng trường đại học: Danh tiếng Nhà trường, Danh tiếng chương trình đào tạo, Kết quả học tập của sinh viên.

Như vậy, kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc là hai yếu tố được các nhà tuyển dụng quan tâm nhất khi xét tuyển đối với các bạn sinh viên mới ra trường. Cứ lấy quy trình tuyển dụng hiện nay làm minh họa, bạn viết CV xin việc, nộp cho nhiều công ty và nếu nhận được phản hồi từ nhà tuyển dụng, bạn sẽ phải tham gia phỏng vấn. Nếu chỉ bằng cấp là đủ thì tại sao còn phải thông quá khâu phỏng vấn? Xem bằng cấp bạn nộp chẳng phải xong rồi sao? Suy cho cùng, tấm bằng cử nhân chỉ giúp bạn vượt qua vòng nộp đơn xin việc, nhưng không đủ chứng minh rằng bạn là ứng viên lý tưởng cho vị trí đó.

Cách đây một thời gian, nổi lên câu chuyện về một sinh viên tốt nghiệp bằng giỏi, có đầy đủ chứng chỉ tiếng anh, tin học, tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa nhưng cô gái vẫn trượt phỏng vấn chỉ vì ứng xử kém trước nhà tuyển dụng. Điều này chứng minh rằng các ứng viên không chỉ cần có trình độ mà còn cần cả thái độ, không chỉ cần trang bị ‘’túi chuyên môn’’ mà còn cần cả ‘’túi văn hóa’’ để có thể thực sự chiến thắng trong quá trình tuyển dụng.


Trong xu thế chuyển dịch như hiện nay, cầm một tấm bằng đại học loại ưu trên tay cũng chưa chắc đã là một sự đảm bảo vững chắc cho cơ hội nghề nghiệp của bạn. Các công ty không chỉ yêu cầu một nhân viên có kiến thức chuyên ngành, hay một tấm bằng tốt nghiệp, mà những kỹ năng khác bao gồm cả cách hành xử, năng lực giao tiếp, thể hiện bản thân… cũng được đưa ra trong quá trình tuyển dụng.

Theo dõi page để cập nhật những thông tin hữu ích nhất trong hành trình phát triển bản thân,

Những kinh nghiệm cần có mà nhà tuyển dụng yêu cầu khi tuyển ba là gì

Có thể bạn cho rằng, hơn 90% các nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn vì bạn có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh, các nhà tuyển dụng có thiên hướng chọn những ứng viên có thái độ làm việc tốt mà không cần kinh nghiệm nhiều hơn những ứng viên có kinh nghiệm nhưng thiếu tác phong và thái độ làm việc. Bởi thái độ chính là yếu tố đầu tiên để quyết định một người có thành công hay không? Vì vậy, ngoài kinh nghiệm bạn cần phải chứng tỏ được thái độ làm việc chuyên nghiệp của bạn với nhà tuyển dụng.

Chọn thái độ thay vì kinh nghiệm

Nếu bạn nghĩ, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm kinh nghiệm làm việc của ứng viên mà bỏ qua yếu tố thái độ làm việc thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, ngoài kinh nghiệm, các nhà tuyển dụng còn quan tâm tới thái độ, nhiệt huyết làm việc của ứng viên. Chẳng hạn, nếu bạn chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy thái độ nhiệt tình, chăm chỉ và trách nhiệm với công việc ngay từ những buổi đầu phỏng vấn chắc chắn bạn sẽ được lựa chọn. Còn nếu bạn nghĩ việc mình đã có kinh nghiệm và thể hiện một thái độ làm việc hời hợt, qua loa thì dù bạn có giỏi đến đâu, kinh nghiệm làm việc của bạn có xuất sắc thế nào thì bạn cũng sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên.

Một trong những việc bạn cần làm khi ứng tuyển vào công ty là bạn cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy thái độ nhiệt tình của bạn với công việc. Các nhà tuyển dụng có thể nhận ra bạn có thái độ làm việc tốt hay không tốt nhờ vào những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra cho bạn. Bởi theo các nhà tuyển dụng việc tuyển một người có thái độ tốt, họ có thể dễ dàng chỉ bảo những thứ quan trọng hoặc trở thành trợ thủ đắc lực trong việc xây dưng và phát triển của công ty. Vì vậy, ngay từ lần phỏng vấn đầu tiên, ứng viên cần phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được thái độ, nhiệt huyết, kĩ năng cá nhân tuyệt vời, lời hứa hẹn, tính trung thực và sẵn sàng nỗ lực vì công ty. Điều đó chính là chìa khóa mang lại sự thành công cho bạn. Việc có thái độ làm việc tốt ngay từ những buổi đầu sẽ tăng khả năng bạn được “trọng dụng” về sau.

Kinh nghiệm có thể tích lũy theo thời gian

Bất cứ điều gì cũng có thể học và tích lũy theo thời gian và kinh nghiệm cũng vậy. Có thể nhận thấy, những người mới ra trường, mới bước vào công việc thường không có kinh nghiêm. Nếu nhà tuyển dụng yêu cầu quá cao về kinh nghiệm thì chắc chắn không có ứng viên nào đáp ứng được. Kinh nghiệm không phải được tính bằng số năm làm việc mà được tính bằng khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của một người nào đó. Nếu lấy số năm kinh nghiệm để làm thước đo kinh nghiệm chắc chắn sẽ không công bằng với những người mới có chuyên môn và trình độ. Kinh nghiệm được tích lũy dần theo năm tháng, chỉ cần bạn chuyên tâm học hỏi và không ngừng tìm kiếm những điều mới mẻ trong công việc, bạn sẽ có một lượng kiến thức cho riêng mình.

Vậy nên, kinh nghiệm là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để bạn có được một công việc lý tưởng. Nếu thấy công việc nào phù hợp với mình bạn hãy dũng cảm nộp hồ sơ và sẵn sàng chinh phục họ bằng thái độ làm việc nghiêm túc, cầu tiến bạn nhé!

Còn thái độ thì không

Nếu kinh nghiệm có thể học hỏi được thì thái độ lại là thứ ngược lại. Thái độ là thứ chúng ta phải tự mình rèn luyện cho mình, tự mình bồi đắp ngay từ khi còn nhỏ. Nếu thái độ sống buông thả, không có trách nhiệm với những việc làm của mình thì liệu làm việc bạn có thể có được thái độ chín chắn, trưởng thành và sẵn sàng chịu trách nhiệm không? Liệu bạn có thể làm công việc của mình với thái độ nghiêm túc hay không?

Thái độ là thứ chúng ta không thể thay đổi trong ngày một ngày hai mà phải thay đổi dần dần như một thói quen. Nếu chỉ nhìn người khác làm một cách bài bản, có kỹ thuật và nghiêm túc thì bạn cũng sẽ làm được như vậy? Không dễ dàng để có một thái độ tốt với công việc, trừ khi bạn thật sự có trách nhiệm và đam mê với công việc của mình. Chỉ khi chúng ta tự mình thay đổi và bồi đắp thái độ làm việc nghiêm túc, trách nhiệm thì khi ấy chúng ta mới có thể có một thái độ làm việc được người khác ngưỡng mộ. Bạn đừng viện lý do dễ dàng bị phân tán tư tưởng, lý trí là của bạn và bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh được nó. Hãy ép mình vào khuôn khổ chuyên nghiệp không chỉ về kinh nghiệm mà còn cả thái độ.

Cho dù trình độ kỹ năng là cần thiết cho mỗi công việc thì thái độ mới là tất cả. Đừng ngần ngại trước những khó khăn bởi vì đó chính là những bài học lớn cho bạn trên con đường chinh phục ước mơ, đi đến thành công của mình!

Liễu Lương - CareerLink.vn