Nhóm chứng chỉ ngoại ngữ là gì năm 2024

Các chứng chỉ tiếng Anh theo khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu (viết tắt là CEFR) tương ứng với khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Vstep của Việt Nam đang ngày càng có vai trò quan trọng đối với công việc và trở thành tiêu chí để xét đầu ra của rất nhiều trường đại học trên toàn quốc.

Như chúng ta đã biết, mới đây nhất, vào ngày 25/3/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông báo Số 297/TB-QLCL thông qua danh sách các đơn vị được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh chuẩn Vstep Việt Nam. Tổng cộng có 21 trường đại học được cấp phép. (bảng liệt kê danh sách kèm theo)

Nhóm chứng chỉ ngoại ngữ là gì năm 2024

Chỉ những trường đại học nào được Bộ GD & ĐT cho phép mới có đủ thẩm quyền để tổ chức thi và cấp chứng chỉ cho người học. Mức độ uy tín và chất lượng của chứng chỉ mà người đi thi được cấp được đảm bảo bởi 2 tiêu chí. Thứ nhất là phôi bằng, duy nhất được phát hành từ Bộ GD & ĐT. Thứ hai là nhóm các con số xác nhận nguồn gốc và nhận diện chứng chỉ, gồm: Số quyết định, Số hiệu và Số vào sổ cấp chứng chỉ. Trong đó, số hiệu là số nhận diện duy nhất cho từng chứng chỉ được cấp và Số vào sổ cấp chứng chỉ sẽ được nhập vào hồ sơ lưu của đơn vị tổ chức thi và cung cấp chứng chỉ.

Nhóm chứng chỉ ngoại ngữ là gì năm 2024

Một chứng chỉ được xem là có giá trị phải đảm bảo đúng qui chuẩn về hình thức lẫn nội dung. Đồng thời, nó phải được cấp từ đơn vị đã thực hiện nghiêm túc những quy định thống nhất của BGD&ĐT, từ khâu tổ chức, hệ thống quản lí, cấp bằng cho đến hồ sơ lưu trữ.

Điều này có nghĩa là, nếu chứng chỉ nào không được tạo ra theo đúng quy trình đã được quy định, những thông tin của chứng chỉ đó sẽ không tồn tại trong hệ thống thông tin lưu trữ của đơn vị tổ chức. Hay nói cách khác, chứng chỉ đó hoàn toàn không có giá trị.

Tại Đồng bằng Sông Cửu Long, chúng ta có duy nhất 2 trường đại học được Bộ GD&ĐT cấp phép tổ chức thi và cấp bằng chứng chỉ tiếng Anh. Đó chính là Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Trà Vinh.

Để đảm bảo cho chứng chỉ tiếng Anh đạt đúng chuẩn và được công nhận, đòi hỏi thí sinh phải thực hiện đăng kí dự thi tại các đơn vị tổ chức đã được Bộ GD&ĐT cho phép, hoặc có thể thông qua sự hỗ trợ của các cơ sở giáo dục, các trung tâm ngoại ngữ hoạt động hợp pháp dưới sự quản lí của Sở Giáo dục & Đào tạo tại địa phương.

Nhằm tránh những hiện tượng tiêu cực và hệ luỵ không đáng có xảy ra xoay quanh vấn đề “chứng chỉ tiếng Anh”, chúng ta nên thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn và quy định của Bộ GD&ĐT trong việc đăng kí và nộp hồ sơ dự thi.

Để thi và đạt được chứng chỉ tiếng Anh quả thật là việc không hề dễ dàng. Nhưng trong cuộc sống, bất cứ thành tựu nào cũng phải được đánh đổi bằng thời gian và công sức, hay ít nhất là một quyết định sáng suốt. Một quyết định sai lầm nhất thời có thể dẫn đến những hệ quả đáng tiếc, đặc biệt là đối với những thứ có liên quan đến quy định về pháp lý.

Ngày nay, trên tất cả các lĩnh vực, quản lí thông tin lưu trữ đều được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ. Điều này đảm bảo tính chính xác, nhanh chóng, công bằng và hạn chế tối đa hiện tượng tiêu cực, vì thế không nên có bất cứ “sự sáng tạo bên lề” nào trong việc chấp hành đúng theo quy định của pháp luật.

Nhóm chứng chỉ ngoại ngữ là gì năm 2024

Trung tâm Anh ngữ Quốc tế EPICA ENGLISH chuyên mở các khoá luyện thi chứng chỉ A2 & B1 từ cơ bản đến nâng cao. Đặc biệt có khoá luyện thi chứng chỉ A2 cấp tốc với phương pháp và lộ trình phù hợp cho những bạn muốn tối ưu hoá thời gian. Ngoài ra, chúng tôi còn hoàn thành hồ sơ và đăng kí dự thi miễn phí cho tất cả học viên. EPICA ENGLISH, nơi các bạn có thể hoàn toàn yên tâm để đặt lòng tin!!!

Theo Báo cáo thường niên 2023 về dạy và học Ngoại ngữ tại Việt Nam, năm 2018 độ tuổi 16-18 chỉ chiếm 1,5% người thi IELTS; nhóm 19-22 chiếm 13%; nhóm trên 23 tuổi chiếm hơn 50%. Tuy nhiên sau 5 năm, năm 2023, những con số đã có sự biến đổi lớn. Cụ thể nhóm 16-18 tuổi đã tăng trên 20%; nhóm 19-22 tăng gấp đôi(>30%); nhóm trên 23 tuổi xu hướng giảm chỉ còn 25%.

Đây mới là con số thống kê ở lứa thấp nhất là 16 tuổi. Thực tế ở lứa tuổi tiểu học và THCS đang nở rộ phong trào học và thi IELTS. Nhiều phụ huynh cho rằng IELTS là cần thiết vì gần như xã hội đang có xu hướng "phổ cập hoá" chứng chỉ quốc tế. Bộ phận phụ huynh khác lại đau đầu vì con mình còn non nớt nhưng đã phải chạy đua với các bạn theo những chứng chỉ phù hợp với lứa tuổi THPT trở lên. Từ đó tạo nên sự hoang mang cho cả học sinh và phụ huynh giữa việc học IELTS hay học tiếng Anh trên trường học.

Còn độ vênh giữa học trên lớp và học thi chứng chỉ

Nhóm chứng chỉ ngoại ngữ là gì năm 2024
Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch

Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội, PGS.TS Phạm Ngọc Thạch cho biết, thực tế hiện nay, có một số trường cấp tiểu học, THCS và THPT có sử dụng các chứng chỉ quốc tế để làm điều kiện xét tuyển. Ví dụ IELTS được coi như một điểm để xác định trình độ tiếng Anh của học sinh.

Có thể ở cấp tiểu học, việc thi cử chưa cần thiết, nhưng ở cấp THPT vai trò của chứng chỉ như IELTS càng quan trọng hơn khi kết quả của chứng chỉ quốc tế này được sử dụng để xét tuyển vào đại học. Đặc biệt sau THPT vai trò của IELTS cũng rất cao khi người học phải ứng dụng vào làm việc.

Nếu nói phụ huynh có tâm lý coi nhẹ học tiếng Anh ở trường và coi trọng học thi chứng chỉ là không chính xác.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Hà Nội nhận định, trong một thời gian dài đã có sự vênh giữa việc học ở trường phổ thông với việc học thi các chứng chỉ. Đặc biệt từ sau khi có đề án ngoại ngữ quốc gia về việc thi tốt nghiệp THPT. Đề thi tốt nghiệp THPT hầu hết thi trên giấy, kỹ năng xoay quanh các bài đọc hiểu, ngữ pháp... Trong khi đó các chứng chỉ quốc tế đều thi 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết.

Việc Bộ GD-ĐT không coi tiếng Anh là môn thi bắt buộc nữa, như vậy vẫn có một sự vênh nhất định ở đây. Nhìn rõ nhất là tâm lý học cho đủ điểm ở trường của học sinh. Một bộ phận giáo viên cho rằng việc học như này không phù hợp với hình thức thi, nên tạo điều kiện để học sinh ra ngoài học những điều cần thiết cho việc sử dụng ngoại ngữ.

Hiện nay, thực trạng này tạo độ vệnh lớn giữa việc dạy và học cũng như thi cử của học sinh với môn tiếng Anh. Tuy nhiên, khi những giáo viên có mong muốn giảng dạy chương trình tiếng Anh mới, họ mong muốn giảng dạy tăng cường các kỹ năng, nghe, nói đọc, viết, thời điểm đó sự khớp giữa hai bài thi vào trong THPT và bài thi quốc tế IELTS sẽ tốt hơn.

Nhiều phụ huynh đặt câu hỏi, công nhận tương đương giữa điểm thi tiếng Anh tốt nghiệp THPT và chứng chỉ IELTS như thế nào. Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, phụ huynh cần hiểu hai bài thi là khác nhau.

Bài thi IELTS cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và đạt được 4.0 không phải đơn giản. Trong khi đó bài thi tốt nghiệp THPT về cơ bản chỉ có kỹ năng như ngữ pháp hoặc là một số bài đọc hiểu,một số bài vận dụng. Vì vậy tương đương ở đây chỉ phù hợp cho tốt nghiệp THPT, không phải tương đương để lấy điểm vào các trường đại học.

Ví dụ như các trường chuyên ngữ, thí sinh đạt IELTS 4.0 không được xét vì không đủ tiêu chuẩn của trường. Ví dụ trường đại học Hà Nội, điểm IELTS thí sinh phải được 6.5 mới đạt ngưỡng tối thiểu để được xét. Điểm IELTS 4.0 sẽ không có giá trị cho việc xét tuyển vào các trường đại học.

Khi học ngoại ngữ với bất kỳ chứng chỉ nào như IELTS, TOFEL... chắc chắn có tác dụng. Hiện nay phụ huynh và học sinh hướng tới việc sử dụng ngoại ngữ chứ không đơn thuần là học để thi. Nhiều bậc phụ huynh có tâm lý ganh đua, muốn con mình cũng phải nói tiếng Anh cho bằng bạn bằng bè nên cho con học tiếng Anh sớm. Trước đây các kỳ thi trong nước chưa thực sự có giá trị cao, việc bám vào kỳ thi nào đó như IELTS cũng là hợp lý.

Độ tuổi nào phù hợp để học IELTS

Theo PGS.TS Phạm Ngọc Thạch, học tiếng Anh nói chung, có thể học từ tiểu học. Nhưng thời điểm đó, chỉ để chơi, làm quen với tiếng Anh, để tạo niềm vui cho trẻ. Từ lớp 1-5 học để thi IELTS là chưa cần thiết.

Những bài đọc hiểu của IELTS là dành cho những người trưởng thành chứ không phải cho trẻ em. Kiến thức xã hội, kiến thực tế của trẻ chưa đủ để chạy theo những yêu cầu của IELTS. Những kết quả các em thi có thể phản ánh đúng một phần, nhưng không loại trừ những yếu tố may mắn.

Nhóm chứng chỉ ngoại ngữ là gì năm 2024
Học sinh THCS Thành Công, quận Ba Đình tại một buổi Talkshow (Ảnh: Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình)

Công tác giám sát về chuyên môn, các trung tâm có một số quyền nhất định, miễn là không làm sai. Các trung tâm thành lập và đào tạo, giảng dạy theo đúng giấy phép đã được cấp, đây là quyền của các trung tâm này.

Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, việc giám sát của những cơ quan quản lý nhà nước, ví dụ như Sở GD-ĐT hoặc Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. Cơ quan này thông qua những báo cáo, những chương trình, để có những chỉnh sửa nhất định từ cơ quan quản lý nhà nước. Hướng tới giải pháp làm sao để chương trình giảng dạy của nhà trường và chương trình giảng dạy của các trung tâm có thể tạo nền móng kiến thức cho học sinh.

Hàng năm, trước các kỳ tuyển sinh, Hội đồng thi trường Đại học Hà Nội tổ chức họp và xác định những chứng chỉ quốc tế nào được công nhận và điểm tối thiểu phải là bao nhiêu. Ví dụ như IELTS lấy tối thiểu ở mức 6.5 mới tương đương với 10 điểm trường Đại học Hà Nội lấy ngoại ngữ nhân đôi nên mức 10 điểm này tương đương 5 điểm.

Để đảm bảo tính công bằng tối đa cho mỗi học sinh nộp chứng chỉ xét tuyển vào trường, trường Đại học Hà Nội thiết lập một hệ số nhân rõ ràng không chỉ cho tiếng Anh mà còn cho tất các các ngôn ngữ khác.

Có rất nhiều thí sinh nộp xét tuyển sớm, điểm IELTS rất cao, 7.5-8.0. Nhà trường đều tư vấn cho các em rằng nên học lại các kỳ thực hành tiếng từ đầu. Bởi chừng chỉ IETLS chỉ xác định tại thời điểm nhất định.

Thực tế các bạn sử dụng giao tiếp hàng ngày, thông qua các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết - thuyết trình, lúc này thực tế học hàng ngày, giao tiếp với bạn bè, giảng viên thì lúc đó mới xây dựng vững chắc nền tảng cho sinh viên để học cao lên.

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch khẳng định, kiến thức nền, kiến thức cơ bản rất quan trọng với bất kỳ ai khi học ngoại ngữ.

A1 A2 B1 B2 C1 C2 là gì?

CEFR phân chia thành 6 trình độ tiếng Anh với 3 nhóm cấp độ. Bắt đầu từ Basic (căn bản) từ A1 – A2; Independent (độc lập) từ B1 – B2; Proficient (thông thạo) từ C1 – C2. Để bạn có dễ hình dung hơn, có thể quy đổi từng trình độ tiếng Anh sang điểm thi IELTS. Level B1 thì bắt đầu dao động từ IELTS 4.0 – 5.0.

Chứng chỉ VSTEP bậc 4 tương đương ielts bao nhiêu?

VSTEP bậc 3 tương đương IELTS 4.5 – 5.0. VSTEP bậc 4 tương đương IELTS 5.5 – 6.0. VSTEP bậc 5 tương đương IELTS 6.5 – 8.0. VSTEP bậc 6 tương đương IELTS 8.5 – 9.0.

Chứng chỉ ngoại ngữ Việt Nam là gì?

VSTEP - Chứng chỉ khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Vstep (Vietnamese Standardized Test of English Proficiency) là chứng chỉ đánh giá năng lực tiếng Anh theo 6 bậc dành cho người Việt Nam. Tương đương với 6 bậc là A1, A2, B1, B2, C1 và C2.

Thi bằng B2 tiếng Anh bao nhiêu tiền?

Lệ phí thi bằng B2 tiếng Anh dao động từ 1.5000.000 – 1.800.000 VNĐ/ thí sinh. Nếu thí sinh là học sinh, sinh viên hoặc cán bộ thuộc đơn vị tổ chức thi thì thường nhận được mức phí ưu đãi. Hồ sơ đăng ký thi B2 tiếng Anh bao gồm: 01 Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu của đơn vị tổ chức thi.