Nhiệt độ sôi của este là bao nhiêu

Trung tâm gia sư – dạy kèm tại nhà NTIC tại Đà Nẵng giới thiệu SO SÁNH NHIỆT ĐỘ SÔI CỦA CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Đang xem: So sánh nhiệt độ sôi

Bạn đang xem: So sánh nhiệt độ sôi

Nhiệt độ sôi của este là bao nhiêu

I. Cơ sở lý thuyết

1. Các chất liên kết ion có nhiệt độ sôi lớn hơn so với các chất cộng hóa trị.

Ví dụ:nhiệt độ sôi: H2N-CH2-COOH > CH3COOH

2. Đối với các chất có liên kết cộng hóa trị

– Các yếu tố ảnh hướng tới nhiệt độ sôi: Liên kết hidro, khối lượng phân tử và hình dạng phân tử.

a. Liên kết Hidro

Liên kết hidro là liên kết được hình thành phân tử mang điện tích (+) và phân tử mang điện tích (-) giữa các phân tử khác nhau.

– Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn.

Ví dụ:nhiệt độ sôi CH3COOH > CH3CH2OH

– Cách so sánh nhiệt lực liên kết Hidro giữa các chất:

Đối với các nhóm chức khác nhau:

-COOH > -OH > -COO- > -CHO > -CO-

(axit) (ancol (este) (andehit) (ete)

phenol)

Ví dụ:nhiệt độ sôi của ancol sẽ lớn hơn este: CH3CH2OH > CH3COOC2H5

READ:  Solubility Of Caso4 + 2 Hcl ↠ Cacl2 + H2So4, Calcium Sulfate

* Lưu ý:Trong chương trình phổ thông chỉ xét liên kết Hidro giữa phân tửH(mang điện tích dương +) và phân tửO(mang điện tích âm -).

– Đối với các chất cùng nhóm chức:Đối với các chất có cùng nhóm chức, gốc R- liên kết với nhóm chức ảnh hưởng đến lực liên kết Hidro.

+Gốc R- là gốc hút e sẽ làm cho lực liên kết Hidro tăng lên

+ Gộc R- là gốc đẩy e làm giảm lực liên kết Hidro

Ví dụ:Gốc C2H5- sẽ làm lực liên kết giảm so với gốc CH2=CH-

Nhiệt độ sôi:CH2=CH-COOH > C2H5COOH

b. Khối lượng phân tử

– Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Ví dụ:Khối lượng phân tử lớn nhiệt độ sôi lớn hơn: CH3COOH > HCOOH

c. Hình dạng phân tử:

– Phân tửcàng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh.

* Giải thích:

– Theo cơ sở lí thuyết về sức căng mặt ngoài thì phân tử càng co tròn thì sức căng mặt ngoài càng thấp -> phân tử càng dễ bứt ra khỏi bề mặt chất lỏng -> càng dễ bay hơi -> nhiệt độ sôi càng thấp.

Ví dụ:Cùng là phân tử C5H12 thì đồng phân: n-C5H12 > (CH3)4C

* Lưu ý:

– Đồng phânCis có nhiệt đô sôi cao hơn Trans(do lực monet lưỡng cực).

Axit > ancol > amin > este > xeton > anđehit > dẫn xuất halogen > ete > CxHy

–Nếu có H2O: t(H2O) = 100oC > ancol có 3 nguyên tử C và

-Nếu có phenol:phenol > ancol có 7C trở xuống và axit có ≤ 4C

II. Phương pháp giải bài tập

1.Phân loại là chất liên kết ion hay cộng hóa trị

– Đối với các chất liên kết cộng hóa trị thực hiện các bước tiếp theo sau:

Bước 2:Phân loại các chất có liên kết Hidro

– Việc đầu tiên chúng ta sẽ phân loại các chất có liên kết Hidro và các chất không có liên kết Hidro ra thành các nhóm khác nhau.

Xem thêm: Công Thức Tính Bmi Trẻ Em Và Nam Nữ, Bảng Chỉ Số Bmi Dành Cho Mọi Độ Tuổi

– Trong cùng nhóm có liên kết Hidro sẽ phân thành các nhóm nhỏ chức khác nhau, dựa theo quy tắc các lực liên kết Hidro giữa các chất để xác định nhóm nhỏ nào có nhiệt độ sôi thấp, cao hơn.

– Trong cùng nhóm chức không có lực liên kết Hidro thì dựa vào khối lượng, hình dạng phân tử để so sánh nhiệt độ sôi.

Bước 4:Kết luận

– Dựa vào các bước phân tích ở 1 và 2 để tổng kết và đưa ra đáp án chính xác.

2. Trình tự so sánh nhiệt độ sôi

– Phân loại liên kết Hidro và không liên kết Hidro

– Nhóm liên kết Hidro: Loại liên kết hidro → Khối lượng → Cấu tạo phân tử

– Nhóm không lk Hidro: Khối lượng → Cấu tạo phân tử

Ví dụ:Cho các chất sau: C2H5OH (1), C3H7OH (2), CH3CH(OH)CH3 (3), C2H5Cl (4), CH3COOH (5), CH3-O-CH3­ (6). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

A.(4), (6), (1), (2), (3), (5).

B.(6), (4), (1), (3), (2), (5).

C.(6), (4), (1), (2), (3), (5).

D.(6), (4), (1), (3), (2), (5).

Xem thêm: Tuyển Tập Tranh Tô Màu Người Sắt Khổng Lồ Xanh Đẹp Nhất Dành Cho Bé

GIẢI:

– Đầu tiên, ta sẽ phân nhóm các chất trên thành 2 nhóm bao gồm:

Nhóm 1:C2H5OH, C3H7OH, CH3CH(OH)CH3, CH3COOH

Nhóm 2:C2H5Cl, CH3-O-CH3

(sở dĩ được phân nhóm như vậy là nhóm 1 là nhóm chứa liên kết Hidro, nhóm 2 là nhóm không chứa liên kết hidro (C2H5Cl và các este vô cơ khác chung ta luôn xét ở trạng thái không chứa liên kết Hidro))

– Sau đó, ta sẽ phân loại trong từng nhóm:

Nhóm 1:

Chức -COOH: CH3COOH

Chức –OH: C2H5OH, C3H7OH, CH3CH(OH)CH3

Trong nhóm chức –OH:

+ Do cùng nhóm chức nên đầu tiên ta sẽ xét khối lượngC2H5OH sẽ có khối lượng bé hơn C3H7OH.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Hóa học

Mỗi chất đều có nhiệt độ sôi khác nhau, việc nắm được độ sôi của các chất giúp bạn chủ động hơn trong công việc của mình. Để kiểm tra chỉ số độ sôi của chất hữu cơ, chất béo, chất vô cơ bạn có thể sử dụng máy đo nhiệt độ tiếp xúc, máy có cấu tạo nhỏ gọn, đầu dò nhiệt có độ nhạy cao giúp bạn nhanh chóng nắm được mức nhiệt của mẫu một cách dễ dàng.

Tùy loại chất mà nhiệt độ sôi sẽ khác nhau bởi mỗi chất có thành phần cấu tạo, liên kết khác nhau. Cụ thể với từng chất như sau:

Nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ

Các chất hữu cơ thường có nguồn gốc tự nhiên hoặc do phản ứng nhân tạo tạo nên, trong đó có chứa liên kết cacbon-hidro. Chúng tồn tại xung quanh ta, trong hầu hết các loại lương thực, thực phẩm, cơ thể của con người, cơ thể sinh vật,… Một số chất hữu cơ thông dụng có thể kể đến như sau: Đường, rượu,… 

Nhiệt độ sôi của este là bao nhiêu

Chất hữu cơ nhanh sôi dưới tác động của nhiệt độ

Xét về độ sôi, nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ được đánh giá là thấp, tuy nhiên, mỗi loại sẽ có độ sôi riêng, theo đó cấu tạo phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh. Ví dụ cụ thể trong dãy sau sau:

COOH (axit) > OH (Ancol Phenol) > COO (este) > CHO (andehit) > CO (ete)

Vậy, căn cứ vào độ sôi của từng chất hữu cơ, bạn có thể chủ động đánh giá và xếp loại nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ so với nước để chủ động hơn trong công việc học tập, nghiên cứu của mình.

Thiết bị đo nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ phù hợp:

  • Máy đo nhiệt độ Testo 905-T2
  • Máy đo nhiệt độ cầm tay Hanna HI98509

Nhiệt độ sôi của các chất béo

Tương tự chất hữu cơ, nhiệt độ sôi của các chất béo cũng khác nhau và được đo bằng máy đo nhiệt độ. Có 4 loại chất béo là: 

  • Chất béo không bão hòa đơn: gồm dầu oliu, dầu lạc, quả bơ, các loại hạt, các loại đậu… nhiệt độ sôi thông thường trên 100 độ C, một số loại trên 240 độ C.
  • Chất béo không bão hòa đa: gồm axit béo omega-3 và omega-6, sôi ở nhiệt độ cao, nhiệt độ sôi trên 120 độ C.
  • Chất béo bão hòa: gồm mỡ động vật,... nhiệt độ sôi trên 130 độ C.
  • Chất béo chuyển hóa: gồm bơ thực vật (margarine),... nhiệt độ sôi khoảng 150 độ C.

Nhiệt độ sôi của este là bao nhiêu

Mỗi chất béo khác nhau có nhiệt độ sôi khác nhau

So với nhiệt độ sôi của nước, nhiệt độ sôi của các chất béo cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mỗi loại có nhiệt độ sôi riêng tùy thuộc vào cấu tạo, khả năng liên kết. Nắm được chỉ số này giúp bạn chủ động hơn trong việc sử dụng. Ngoài ra, các loại dầu ăn cũng được xếp vào là chất béo. Tham khảo chi tiết tại bài viết: Nhiệt độ sôi của dầu ăn như thế nào để đảm bảo an toàn cho sức khỏe?

Nhiệt độ sôi của các chất vô cơ

Các chất vô cơ là hợp chất hóa học mà trong phân tử không có sự hiện diện của nguyên tử cacbon. Một số trường hợp ngoại lệ như khí CO, khí CO2, axit H2CO3, muối cacbonat, hidrocacbonat. Một số chất cụ thể như sau: Muối (Nacl, H2SO4,...) 

Về nhiệt độ sôi, hợp chất này được đánh giá là có độ sôi cao hơn của nước bởi cấu tạo có liên kết bền chặt. 

Có thể bạn quan tâm: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Đo thế nào?

Mỗi chất có nhiệt độ sôi riêng khác nhau chính bởi vậy bạn cần nắm được chỉ số này để chủ động hơn trong công việc của mình. Để xác định chỉ số nhiệt độ sôi của các chất, ngoài dùng máy đo nhiệt độ tiếp xúc, bạn có thể lựa chọn và sử dụng nhiệt kế hồng ngoại hoặc máy đo nhiệt hồng ngoại. Liên hệ ngay với maydochuyendung.com để được nhận tư vấn và báo giá phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Trong hóa học, este là một hợp chất hóa học được sinh ra từ một acid (hữu cơ hoặc vô cơ), trong đó, ít nhất một nhóm LIPOH (hydroxyl) được thay bằng nhóm alkyl (kiềm).[1] Thông thường, este được cấu tạo từ acid carboxylic và alcohol. Glyceride, este acid béo của glycerol, là loại este rất quan trọng trong sinh học. Glyceride cũng là một loại lipid phổ biến và có mặt trong chất béo động vật và dầu thực vật. Este có trọng lượng phân tử thấp và thường được sử dụng làm nước hoa. Ngoài ra, este cũng được tìm thấy trong các loại tinh dầu và pheromone. Phosphoester tạo nên mạch khung của phân tử DNA. Các este nitrat, chẳng hạn như nitroglycerin, là thành phần của thuốc nổ. Polyester lại là những chất dẻo quan trọng; trong polyester, các đơn phân được liên kết bởi các gốc este. Este thường có mùi thơm và được coi là dung môi tốt cho rất nhiều các chất dẻo, chất hóa dẻo, nhựa cây và sơn mài.[2] Đây cũng đồng thời là một trong chất bôi trơn tổng hợp lớn nhất trên thị trường.[3]

Nhiệt độ sôi của este là bao nhiêu

Công thức cấu tạo tổng quát của este. Chú thích:O: Oxy C: Carbon R, R': Gốc alkyl (hydrocarbon)

Tên gốc hydrocarbon của alcohol (yl) + Tên gốc acid (at)

Nếu rượu có tên riêng thì không cần biến đổi đuôi.

Có bốn loại este:

  1. Este của acid đơn chức và alcohol đơn chức.
  2. Este của acid đa chức và alcohol đơn chức. Loại này lại có thể chia thành các nhóm là este trung hòa và este axit.
  3. Este của acid đơn chức và alcohol đa chức.
  4. Este của acid đa chức và alcohol đa chức (ít gặp).

Este của các loại rượu đơn chức và acid đơn chức (với số nguyên tử cacbon không lớn lắm) thường là các chất lỏng, dễ bay hơi, có mùi thơm dễ chịu của các loại hoa quả khác nhau.

Nhiệt độ sôi của este so với acid có cùng công thức phân tử thấp hơn rất nhiều vì không có sự tạo thành liên kết hiđrô. Tính tan của este: tan ít trong nước.

Các este có một số tính chất chung như:

  1. Thủy phân trong môi trường axít (phản ứng thuận nghịch): RCOOR′ + H2O (H+) ↔ RCOOH + R′OH
  2. Thủy phân trong môi trường kiềm hay còn gọi là phản ứng xà phòng hóa. RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Một số tính chất riêng:

  1. Este của acid formic: HCOOR có tính chất của một aldehyde.
  2. Este của phenol bị thủy phân trong môi trường kiềm không tạo ra rượu. Ví dụ: CH3COOC6H5 + 2 NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
  3. Este của các rượu có liên kết pi khi thủy phân có thể tạo ra aldehyde hoặc keton. Ví dụ: CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO
  4. Este không no có phản ứng cộng và trùng hợp như hydrocarbon không no. Ví dụ phản ứng điều chế thủy tinh hữu cơ: nCH2=C(CH3)–COOCH3 → (CH2=C(CH3)–COOCH3) (plexiglass)

Đây là phản ứng trùng hợp với điều kiện về nhiệt độ, xúc tác thích hợp cùng áp suất cao.

Este có thể bị khử bằng hydro:

RCOOR’ + H2 -> R’-H + R-H + CO/CO2/H2O (Mo-Ni/Co-Mo trên nền alumina, to,p)

Đây là bản chất của quá trình tái chế dầu ăn/mỡ động vật thành nhiên liệu.

Có thể điều chế este bằng phản ứng giữa rượu đơn chức hoặc đa chức với axit hữu cơ đơn chức hoặc đa chức. Phản ứng này được gọi là phản ứng este hóa. Ngoài ra còn có thể dùng axit tác dụng với ankin hoặc cũng có thể cho phenol cộng với anhiđrit axit.

Công thức tổng quát phản ứng este hoá giữa rượu và axit cacboxylic (Phản ứng thuận nghịch, điều kiện: H2SO4 đặc, to)

  1. R(COOH)x + xR'OH <=> R(COOR')x + xH2O
  2. yR(COOH)x + xR'(OH)y <=> Ry(COO)xyR'x + xyH2O
  3. xRCOOH + R'(OH)x <=> R'(OOCR)x + xH2O

Ví dụ:

C2H5OH + CH3COOH <=> CH3COOC2H5 + H2O

Mùi của một số este thông dụng

  1. Isoamyl axetat có mùi dầu chuối.
  2. Amyl fomat có mùi mận.
  3. Metyl salicylat có mùi dầu gió.
  4. Etyl Isovalerat có mùi táo.
  5. Etyl butirat và Etyl propionat có mùi dứa.
  6. Geranyl axetat có mùi hoa hồng.
  7. Metyl 2-aminobenzoat có mùi hoa cam.
  8. Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài

  1. ^ International Union of Pure and Applied Chemistry. "esters". Toàn văn bản Giản Lược Thuật Ngữ Hoá Học.
  2. ^ Cameron Wright (1986). A worker's guide to solvent hazards. The Group. tr. 48.
  3. ^ E. Richard Booser (ngày 21 tháng 12 năm 1993). CRC Handbook of Lubrication and Tribology, Volume III: Monitoring, Materials, Synthetic Lubricants, and Applications. CRC. tr. 237. ISBN 978-1-4200-5045-5.

[[1]]

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Este&oldid=67486314”