Nhà văn phải la nhà nhân đạo từ trong cốt tủy

Bạn Tham Khảo

Điều gì tạo nên tố chất đặc thù của một người nghệ sĩ chân chính, để giúp phân biệt người nghệ sĩ với những người không phải là nghệ sĩ? Câu hỏi này đặt ra với chúng ta và với ngay cả nhu cầu tự suy thức của giới nghệ sĩ. Đã có nhiều cách hình dung, nhận diện, định nghĩa. Sê-khốp, văn hóa lỗi lạc của nước Nga, thì khẳng định một cách đinh ninh rằng: Một nghệ sĩ chân chính phải một một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ.

Đó là bản chất của người nghệ sĩ? Là một công thức bất di bất dịch, hay một bổn phận thiêng liêng?… Dù sao đi nữa, câu nói cũng đã đề cập vấn đề cốt lõi nhất của một người nghệ sĩ chân chính.

Có lẽ cần bắt đầu từ quy luật lớn của nghệ sĩ nói chung và văn học nói riêng. Mác, nhà triết học duy vật biện chứng thiên tài đã đề cập đến quy luật của cái đẹp, đồng chí Lê Duẩn thì nói cụ thể hơn: … Nói nghệ thuật là nói quy luật riêng của tình cảm. Vậy là, tình cảm chứ không phải yếu tốt nào khác, chính là ngọn nguồn sâu xa nhất của cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp. Không có tình cảm thì không thể có cái đẹp chân chính. Là người sáng tạo ra cái đẹp, là nguồn sống của cái đẹp, là người sáng tạo ra cái đẹp nghệ thuật cho con người và cuộc đời, người nghệ sĩ không thể thiếu được một trái tim mãnh liệt, phong phú và sâu sắc. Trái tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu tim ấy phải nhạy cảm hơn đời, phải có những cung bậc khác đời, phải dồi dào giàu có hơn những người bình thường. Không có một trái tim như thế, đứng nói gì đến sáng tạo nghệ thuật. Có lẽ nhìn thấu vấn đề này mà, trong lĩnh vực thơ chẳng hạn, người ta đều thấy vai trò quyết định của tình cảm. Lê Quý Đôn nói: Thơ khởi phát từ trong lòng người. Có nghĩa là tình cảm quyết định đến sự sinh thành của thơ. Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần. Nghĩa là tình cảm quyết định đến chất lượng của thơ. Rõ ràng tình cảm là yếu tố quyết định đến sự sinh thành, giá trị và tầm cỡ của nghệ thuật.

Tất nhiên, trong văn chương nghệ thuật, nói tình cảm trước hết là nói lòng thương yêu, tình nhân dạo. Một nghệ sĩ chân chính nhất thiết phải là một nhà nhân đạo. Sê-khốp coi nhân đạo là gốc rễ, nền tảng của tâm hồn nghệ sĩ. Người nghệ sĩ chân chính cần phải trau dồi cái gốc ấy, và nghệ thuật của anh phải là sự lên tiếng, sự thăng hoa của cái nền tảng nhân đạo ấy.

Theo cách nói của mình, Sê-khốp chia ra trong mỗi nhà văn có hai con người: con người nghệ sĩ và con người nhân đạo. Ông đặt nhà nhân đạo cao hơn nhà nghệ sĩ. Cùng một cách hình dung như thế, Nguyễn Du thi hào của dân tộc ta, lại phân tách thành chữ Tâm và chữ Tài. Con người ta nói chung, nghệ sĩ nói riêng đều coi trọng cái Tâm, lấy Tâm làm gốc:

Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ TàiTrau dồi cái Tâm là trau dồi cái gốc của văn chương nghệ thuật. Không cùng thời đại, nhưng dường như các nhà tư tưởng lớn đều gặp nhau ở những chân lý lớn.

Vế đề đặt ra là tại sao Tâm lại được xem là gốc của văn, lòng nhân đạo lại là nền tảng của sáng tạo? Một người có tình thương mở rộng giới hạn sống cho con người. Nó giúp con người có thể đồng cảm được với những nông nỗi của người khác, chia sẻ được những buồn – vui, sướng – khổ, được – mất, thành – bại… với người khác. Tình thương cho phép người ta được sông nhiều nỗi niềm, nhiều cảnh ngộ, nhiều cuộc đời. Tình thương cho phép người ta sống sâu sắc, sống đến tận đáy những điều mà ở người khác chỉ diễn ra hời hợt thoáng chốc. Vì thế nhà nghệ sĩ có thể hoá thân thành người trong cuộc kể cả những tiếng nói sâu kín nhất. Cho nên, có người đã coi nghệ sĩ là người có thể coi chuyện của người khác thành chuyện của mình. Thiếu điều này làm sao Nguyễn Du có thể viết được Văn tế thập loại chúng sinh khiến ai cũng phải se lòng, làm sao viết được Độc Tiểu Thanh ký cảm thông với một người phụ nữ tài sắc ở một xứ sở xa xôi lại sống cách mình tới ba thế kỉ. Làm sao có thể viết được Truyện Kiều với những bi kịch không phải của chính mình, những nông nổi không phải của chính mình, vậy mà đọc lên có thể làm cảm động được cả trời đất – [Tố Hữu viết Tiếng thơ ai động đất trời].

Xem thêm:  Nêu cảm nghĩ khi đọc Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

Vậy là nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ có thể sống nhiều cuộc đời. Nhờ có trái tim nhân đạo mà nhà nghệ sĩ thấy được thực chất văn là đời – văn chương là tiếng đời! Những điều đó đòi hỏi mọi nghệ sĩ trước khi làm nghệ thuật hãy sống như một con người, hãy nói như Nam Cao: Sống đã rồi hãy Viết! Muốn viết cho nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo. Có như thế văn chương của anh mới có sức sống, mới có sự đảm bảo. Một nhà nghệ sĩ chân chính đều phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ, dường như đó là đòi hỏi cao nhất, nhưng cũng là danh hiệu cao quý nhất dành cho một nghệ sĩ.

Nhưng có lẽ cũng cần phải nói thêm rằng nếu chỉ có một cái Tâm đơn thuần cũng khó có thể có nghệ thuật. Cái Tâm đành rằng là gốc, nhà nhân đạo đánh rằng là nền tảng, nhưng nếu thiếu cái Tài, thiếu một nhà nghệ sĩ thứ thiệt thì cái Tâm cũng không thể thăng hoa, kết kinh thành văn chương nghệ thuật được. Tài và Tâm phải cân xứng hài hoà mới có thể sinh thành cái đẹp. Một người nghệ sĩ chân chính phải cố được trong minh một sự hài hoà như thế.

Trở lại với ý kiến của Sê-khốp, ta thấy tư tưởng của văn hào là chừng mực và đúng đắn. Nhà văn xác định phần cốt tuỷ cửa một nghệ sĩ chân chính phải là nhân đạo mà không hề xem nhẹ nhà nghệ sĩ. Nối thế cũng cố nghĩa là ông coi cốt lõi của tiếng nói nghệ thật là tiếng nối nhân đạo, chứ không coi thường giá trị nghệ thuật, có nhìn nhận như thế chúng ta mới hiểu đúng tư tưởng thực của Sê-khốp, và như thế mới tiếp cận được chân lí của nghệ thuật – một lĩnh vực vốn hết sức phức tạp và bị gây nhiễu bôi nhiều thiên kiến.


_chúc bạn học tốt_

@bttb

ai đó giúp mình dàn ý bài này với uwu mọi người đừng lấy dàn ý mạng nhé mình cảm ơn ạ

a, Mở bài: - Dẫn dắt, giới thiệu nhận định. + Một trong yếu tố cốt lõi làm nên một người nghệ sĩ chân chính đó chính là tình cảm xuất phát từ chính tấm lòng và cũng theo Sê - khốp, nhà văn lỗi lạc của Nga thì "Một người nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy.".

b, Thân bài:
- Giải thích:

+ Nghệ sĩ chân chính: Là những người tạo ra nhiều tác phẩm với một mục đích tốt đẹp, không vì bất cứ vụ lợi cá nhân nào hết. Các tác phẩm đều xuất phát từ lòng thương người, yêu thương, quý trọng vạn vật xung quanh. Ngòi bút đều hướng về con người, đặc biệt là những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột và phê phán những kẻ xấu xa, ích kỉ. + Nhà nhân đạo: Là những người hướng đến cái tốt, cái đẹp, luôn làm việc thiện, điều lành. lan tỏa lòng nhân ái, lòng thương người đến mọi ngõ ngách, con đường. => Để trở thành một người nghệ sĩ đã khó, nghệ sĩ chân chính còn khó khăn hơn rất nhiều lần vì nó không chỉ đòi hỏi kĩ năng điêu luyện, có nhiều kinh nghiệm, kiến thức mà còn nằm ở tâm hồn, nhân cách. Một tác phẩm hay không chỉ nhờ vào nắm rõ các quy luật của văn học, biết cách triển khai ý hay dùng từ mà cốt nằm ở tình cảm vào mỗi tác phẩm. Hơn nữa, theo Sê - Khốp, tình cảm này phải là thứ căn bản, xuất phát từ trong tâm mỗi người chứ không phải thứ tình cảm nông cạn, vụ lợi vì lợi ích của bản thân. => Đề cao tình cảm nhân đạo sâu sắc của mỗi nghệ sĩ.

- Bình luận, chứng minh:

+ Mỗi tác phẩm văn học đều có giá trị riêng của nó nhưng đều hướng tới những điều tích cực, hơn nữa, đó còn là kể lại mảnh đời vất vả của chính mình, mang đến tình thương yêu, xoa dịu nỗi đau mất mát. + Tất cả đều hiện lên sự nhân đạo, chia sẻ mất mát với những người khổ cực trong cuộc sống. + Như tác phẩm văn học, tắt đèn phản ánh cuộc sống chịu đầy áp bức, sống là phận nghèo hèn và cái nhìn về bộ máy thống trị đã mục nát, không chăm lo cho đời sống nhân dân. Qua đó, còn cho thấy hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, luôn chăm lo cho chồng con và sẵn sàng vùng dậy đấu tranh bảo vệ chính gia đình nhỏ ấy. Qua cái nhìn và ngòi bút tài tình mà tác giả đã làm sống lại bức tranh ngày xưa cùng tấm lòng yêu thương người khổ cực, đáng lên án những kẻ cậy chức bắt nạt dân thường. + Hay là tức nước vỡ bờ đã lên án ông quan hộ đê ngồi ở đình cao vững chãi chơi bài, ăn nhiều thứ của ngon vật lạ, thoải mái hưởng thụ cuộc sống xa hoa giữa vô vàn kẻ hầu, người hạ mặc kệ dân chúng đang hộ đê, người nào người nấy ướt lướt thướt như chuột lột. + Mỗi tác phẩm đều là một bông hoa quý góp phần vào tinh túy của nền văn học.

- Đánh giá:

+ Ý kiến của Sê - khốp là hoàn toàn đúng. + Mỗi tác phẩm văn học hầu hết đều lấy từ cuộc sống đời thường, bắt nguồn từ lòng yêu thương vạn vật, hiểu và cảm thông với mọi thứ xung quanh. Đó là yếu tố cốt lõi làm nên giá trị của mỗi tác phẩm.

c, Kết bài:

- Cảm nghĩ của bản thân.

P/s: Mình nhớ đề này cô cho dàn ý rồi mà, đọc dàn ý tự load, có gì không hiểu hỏi lại nha bạn cùng đội tuyển văn =]]

Reactions: Phạm Đình Tài, baochau1112, _Nhược Hy Ái Linh_ and 4 others

Đề thi học sinh giỏi : “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.

Đề thi học sinh giỏi : “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.

Đề bài :“Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” [T.Sêkhốp]Suy nghĩ của anh [chị] về ý kiến trên . Chứng minh bằng các tác phẩm văn học .Hướng dẫn :Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

1.Giải thích ý kiến:

– Người nghệ sĩ chân chính: là người ý thức được thiên chức của mình trong quá trình sáng tạo là “nâng đỡ cái phần tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng và yêu thương hơn”, tác phẩm của họ sinh ra là vì con người, hướng đến cuộc sống tốt đẹp của con người.

– Sê-khốp coi tinh thần nhân đạo là phẩm chất bắt buộc phải có trong mỗi người cầm bút, là tiêu chuẩn, điều kiện để đánh giá mức độ chân chính của nhà văn [chú ý cách diễn đạt: một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy – thể hiện rõ tính chất bắt buộc]. Nói cách khác, nếu không có lòng nhân đạo thì không thể trở thành nhà văn chân chính.


– Hơn nữa, Sê-khốp còn đòi hỏi tình cảm nhân đạo ở người nghệ sĩ phải là thứ căn bản, có chiều sâu từ trong cốt tủy chứ không chỉ là tình cảm nông cạn, hời hợt, mơ hồ. Tình càm nhân đạo trở thành phẩm chất không thể thiếu của người cầm bút. Đó chính là cái tâm của người nghệ sĩ.

Ý kiến của T.Sê- khốp hoàn toàn đúng đắn vì:– Tác phẩm văn học chân chính thể hiện cái tâm của người nghệ sĩ, phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc, chứa đựng niềm vui, nỗi khổ đau của con người. Tác phẩm văn học chỉ có ý nghĩa khi mục đích sáng tác của nhà văn là nhằm phục vụ cuộc sống con người [Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có]– Một trong những chức năng cơ bản của văn học là giáo dục, là cứu vớt con người. Trong thực tế, không gì có sức mạnh giáo dục con người bằng chính tình cảm của con người. Do vậy phải xuất phát từ tình cảm chân thực.– Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ. Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời, người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo [Thơ phát khởi từ trong lòng người ta hay Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần]. Nhà văn phải là người sống sâu sắc với cuộc đời, với nhiều số phận, cảnh ngộ, phải hòa với cuộc đời và viết văn vì cuộc đời, luôn giữ cho cái tâm trong sáng.– Từ phía tâm lí tiếp nhận của độc giả: Độc giả luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành của nhà văn. Chỉ những trang viết như thế mới có sức sống lâu bền trong lòng độc giả. Tác phẩm của nhà văn sẽ làm cho tâm hồn người đọc thêm trong sáng, phong phú.

– Ý kiến của Sê-khốp không có nghĩa là phủ nhận những phẩm chất khác của người nghệ sĩ mà muốn nhấn mạnh và đề cao tình cảm nhân đạo như là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của người nghệ sĩ. [Chú ý cách nói phải có chứ không phải chỉ có].

  1. Chứng minh:Học sinh chọn một vài tác phẩm, phân tích làm nổi bật tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Tập trung vào những biểu hiện cơ bản:

a.Tố cáo tội ác của các thế lực chà đạp lên quyền sống của con người–Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tố cáo thế lực phong kiến chà đạp lên nhân phẩm của Thúy Kiều , bán con người thành thứ hàng hóa để trao đổi , mua bán [dẫn chứng-phân tích ].–Chí Phèo lên án chế độ phong kiến tước đoạt quyền được sống lương thiện của con người [dẫn chứng-phân tích ].–Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài lên án hai thế lực ở miền núi là cường quyền và thần quyền đã bóp nghẹt quyền sống của biết bao người lao động như Mị và A Phủ [dẫn chứng-phân tích ].à Đó là những chế độ phi nhân tính .

b.Ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người :

Qua những tác phẩm của mình , nhà văn đã hết lòng ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của con người thông qua các nhân vật trong tác phẩm : -Thúy Kiều không chỉ là cô gái tài sắc vẹn toàn mà còn có những đức tính tốt đẹp như hiếu thảo , trọng tình , chung thủy v.v [dẫn chứng-phân tích ]–Chí Phèo là con người có bản tính lương thiện nên cuối cùng cũng trở về với bản chất lương thiện của mình [dẫn chứng-phân tích ].-Tràng , bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân là những con người nhân hậu [dẫn chứng-phân tích ]-Người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Chân có một tình thương yêu vô bờ bến đối với những đứa con : thương con , yêu con chị chấp nhận tất cả . Mỗi lần chồng đánh , chị xin chồng lên bờ mà đánh để những đứa con không phải chứng kiến , không bị tổn thương về tinh thần . Chị không muốn li dị với chồng cũng bởi thương con ví “Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba , để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con […] Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình” . Và ít ai ngờ rằng , niềm vui lớn nhất của chị là “lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”

c.Thể hiện những ước mơ , khát khao hạnh phúc , khát vọng vươn lên của họ :

–Chí Phèo khao khát được sống lương thiện .–Mị trong Vợ chồng A Phủ khao khát sống , khao khát tự do , bừng dậy một sức sống mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân và khi quyết định cởi trói cho A Phủ .–Vợ nhặt : Kim Lân đã thắp lên trong các nhân vật niềm hi vọng về một cuộc sống mới , tốt đẹp hơn . Sống giữa không khí đói khát , chết chóc bủa vây nhưng bà cụ Tứ vẫn có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai “may ra ông giời cho khá” , “không ai giàu ba họ , khó ba đời” và mọi người trong cái gia đình nhỏ bé ấy vẫn hăm hở thu dọn nhà cửa cho gọn gàng , sạch sẽ .

d.Các tác giả miêu tả , thể hiện những điều trên bằng một thái độ cảm thông , bằng tình cảm yêu thương , xót xa , bênh vực

-Nguyễn Du như hòa vào nỗi đau của Thúy Kiều : -Chẳng vò mà rối , chẳng dần mà đau -Đã cho lấy chữ hồng nhan … -Đau đớn thay ….-Giọng điệu Tô Hoài như hòa vào dòng tâm tư của Mị trong đêm tình mùa xuânPhơi bày , tố cáo tội ác tàn bạo của bọn thống trị , nói lên nỗi khổ, đòi quyền sống cho những người lao động , những con người yếu đuối …cái nhìn của các nhà văn rõ ràng không phải là cái nhìn thương hại , mỗi câu văn của họ viết ra không phải để bố thí tình thương cho những kiếp người bất hạnh . Ta đọc được trong đó niềm cảm thông , yêu thương , xót xa đến tê tái cõi lòng của mỗi trái tim nghệ sĩ . Nếu không thấu hiểu , không đồng cảm sâu xa thì không bao giờ họ sáng tạo được những tác phẩm chân thực như thế .

Đánh giá

-T.Sêkhôp hoàn toàn có lí khi đề cao phẩm chất nhân đạo của nhà văn .-Lí do :+Tác phẩm văn học chân chính phải hàm chứa tinh thần nhân văn sâu sắc , chứa đựng niềm vui , nỗi khổ của con người .+Một trong những chức năng quan trọng của văn học là giáo dục , là cứu vớt con người . Do đó , phải xuất phát từ tình cảm chân thực .+Mỗi văn bản văn học bắt đầu bằng sự rung động cực điểm của tâm hồn người nghệ sĩ .Phải sẵn mang trong lòng mối thương cảm sâu sắc với cuộc đời , người nghệ sĩ mới có thể cầm bút và bắt đầu quá trình sáng tạo .+Về phía người tiếp nhận : cũng luôn mong đợi những trang viết chứa đựng lòng yêu thương chân thành .

Kết luận

Với những sáng tác trên và còn nhiều sáng tác nữa [chưa được bàn đến ở đây] người đọc có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con người của các nhà văn . Điều đó đã góp phần khẳng đinh ý kiến của T.Sêkhôp hoàn toàn đúng đắn .

Xem thêm :

  1. Bộ đề thi học sinh giỏi Ngữ văn lớp 10-11-12
  2. Nghị luận ý kiến bàn về văn học

Bài viết gợi ý: