Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sử dụng nhiên liệu nào sau đây

Nằm ngay trung tâm TP Uông Bí, Công ty Nhiệt điện Uông Bí luôn ý thức được công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh là sự tồn tại của đơn vị. Bởi vậy Công ty đã thực hiện nhiều giải pháp quan trọng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, góp phần phát triển bền vững của địa phương.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sử dụng nhiên liệu nào sau đây
Trung tâm điều khiển Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.

Cụ thể, về quản lý khí thải, Công ty đã trang bị và vận hành hệ thống lọc bụi tĩnh điện hiệu suất đạt 99%, hệ thống khử lưu huỳnh hiệu suất 95%. Đồng thời, tiến hành lắp hệ thống quan trắc khí thải online kết nối trực tiếp dữ liệu với Sở Tài nguyên và Môi trường. Kết quả khí thải sau khi qua các hệ thống xử lý đo được tại các kỳ quan trắc và quan trắc khí thải online đều nằm trong giới hạn cho phép tại cột B của QCVN 22:2009/BTNMT. Tuy nhiên, để đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác bảo vệ môi trường, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã đầu tư nâng cấp dự án cải tạo hệ thống xử lý khí thải cho các tổ máy 300 MW và 330 MW, trong đó có lắp hệ thống khử Nox trong khí thải. Đồng thời, để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu giảm thải ra môi trường. Công ty đã thực hiện việc chuyển đổi nhiên liệu khởi động từ dầu FO sang dầu DO.

Đồng chí Lê Văn Hanh, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Uông Bí cho biết: Trước đây, Công ty sử dụng dầu nhiên liệu FO để khởi động lò hơi. Dầu FO thường chứa một lượng lưu huỳnh khá lớn (khoảng 3,5%/lít nhiên liệu), khi cháy sản sinh ra lượng muội lớn, là nguyên nhân chính gây ra khói đen trong quá trình khởi động lò. Do vậy, thời gian qua Công ty đã lên kế hoạch thay đổi nhiên liệu sang dầu DO.

Sau khi triển khai các bước thuê tư vấn khảo sát, thiết kế; ký hợp đồng với nhà thầu thi công, tháng 11/2017 Công ty đã chuyển sang đốt dầu DO đối với tổ máy 330MW và tháng 1/2018 đối với tổ máy 300MW. Đây là giải pháp nhằm bảo đảm trong quá trình khởi động không gây hiện tượng khói đen và phát khí thải ảnh hưởng tới môi trường bởi DO là loại dầu sạch, hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thấp hơn nhiều so với dầu FO, chưa kể hàm lượng tro cũng thấp hơn dầu FO. Nhờ đó, khi sử dụng dầu DO để đốt khởi động và đốt kèm bộ lọc bụi tĩnh điện, giảm hẳn tình trạng khói đen khi khởi động.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sử dụng nhiên liệu nào sau đây
Vân hành hệ thống bơm dầu DO của Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí.

Để bảo vệ môi trường, ngoài các giải pháp về quản lý khí thải, Công ty Nhiệt điện Uông Bí cũng đặc biệt quan tâm đến hệ thống xử lý nước thải. Theo đó, Công ty đã trang bị lắp đặt và vận hành liên tục hệ thống xử lý nước thải hiện đại bao gồm hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 70m3/h, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 10m3/h, hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu công suất 10m3/h. Nhờ có hệ thống hiện đại mà tất cả nguồn nước thải đều qua xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là sông Uông và sông Sinh. Cùng với đó, hàng tháng, hàng quý, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đều hợp đồng với đơn vị có chức năng thực hiện quan trắc các thông số môi trường nước thải, nước mặt, nước ngầm, khí thải, không khí xung quanh theo đúng quy định. Kết quả đo được tại các vị trí đều bảo đảm yêu cầu về môi trường.

Không chỉ vậy, việc quản lý tro xỉ luôn được Công ty đặc biệt chú trọng, tro xỉ phát sinh trong quá trình sản xuất bao gồm xỉ đáy lò và tro bay. Hiện tro xỉ được Công ty tiến hành thu gom theo hai phương pháp là vận chuyển ướt ra hồ thải xỉ bằng đường ống thép và xả khô theo đường xích lô tập kết vào ô tô chuyên dụng để tái sử dụng, một phần không sử dụng hết lưu giữ lại tại hồ thải xỉ không thải ra môi trường...

Tro xỉ của Nhiệt điện Uông Bí đã được phân tích và đánh giá không có thành phần nguy hại và đạt tiêu chuẩn tái sử dụng làm vật liệu xây dựng. Hiện, tro xỉ được Công ty quản lý theo hướng dẫn tại Quyết định 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp quản lý và sử dụng tro xỉ nhiệt điện. Theo báo cáo của Công ty Nhiệt điện Uông Bí, trong năm 2017 khối lượng tro xỉ phát sinh khoảng hơn 250.000 tấn, đã chuyển giao cho các đơn vị xử lý với tổng khối lượng trên 180.000 tấn.

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sử dụng nhiên liệu nào sau đây
Việc chuyển đổi nhiên liệu khởi động từ dầu FO sang dầu DO không gây hiện tượng khói đen và phát khí thải ảnh hưởng tới môi trường.

Có thể nói, những giải pháp trên như “chìa khóa” mở ra cánh cửa vừa đảm bảo an ninh năng lượng vừa hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường của Công ty Nhiệt điện Uông Bí trong những bước đường tiếp theo.

Thu Trang

Những câu hỏi liên quan

Câu 21. Loại nhiên liệu sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện ở tiểu vùng Đông Bắc là

A. Dầu mỏ.

B. Khí đốt.

C. Than đá.

D. Than gỗ.

Câu 22. Cho bảng số liệu

Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 (Đơn vị: tỉ đồng)

 

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí sử dụng nhiên liệu nào sau đây

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ năm 2000 và 2014 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ cột.

D. Biểu đồ cột ghép.

Câu 23. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Thái Nguyên.

B. Ninh Bình.

C. Hải Dương.

D. Hưng Yên.

Câu 24. Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Vịnh Bắc Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Bắc Trung Bộ.

Câu 25. Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là

A. đất phù sa màu mỡ.

B. nguồn nước mặt phong phú.

C. có mùa đông lạnh.

D. địa hình bằng phẳng.

Câu 26. Tài nguyên khoáng sản có giá trị đáng kể ở đồng bằng sông Hồng là

A. than đá, bô xit, dầu mỏ.

B. đá vôi, sét cao lanh, than nâu.

C. than nâu, đá vôi, apatit, chì – kẽm.

D. sét cao lanh, đá vôi, thiếc.

Câu 27. Đồng bằng sông Hồng là vùng đông dân nhất cả nước không phải vì

A. Có lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

B. Điều kiện địa hình, nguồn nước, khí hậu thuận lợi.

C. Nền nông nghiệp thâm canh lúa nước.

D. Mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước.

Câu 28. Khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng hiện nay là

A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.

B. Thiếu lao động có kĩ thuật.

C. Dân số đông trong khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm.

D. Nhiều vùng đất bị thoái hóa, bạc màu.

Câu 29. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm ở đồng bằng sông Hồng?

A. Sản xuất hàng tiêu dùng.

B. Sản xuất vật liệu xây dựng.

C. Chế biến lương thực, thực phẩm.

D. Khai thác khoáng sản.

Câu 30. Năng suất lúa đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do có

A. diện tích lúa lớn nhất.

B. trình độ thâm canh cao.

C. sản lượng lúa lớn nhất.

D. hệ thống thủy lợi tốt.

Nguồn than đá khai thác ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu vào mục đích

A. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và hóa chất

B. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu

C. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và luyện kim

D. nhiên liệu cho ngành luyện kim và xuất khẩu

Nguồn than đá khai thác ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu vào mục đích:

A. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và hóa chất

B. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu

C. nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và luyện kim

D. nhiên liệu cho ngành luyện kim và xuất khẩu

Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện? 

A. Hoà Bình. 

B. Thác Bà. 

C. Uông Bí. 

D. Sơn La.

Trong số các nhà máy điện đã và đang xây dựng của vùng Trung du vù miền núi Bắc Bộ, nhà máy nào sau đây là máy nhiệt điện?

A. Hoà Bình.

B. Thác Bà.

C. Uông Bí.

D. Sơn La.

Câu 22:  Nguồn than khai thác ở Trung du và miền núi Bắc Bộ được sử dụng chủ yếu cho

A. nhiệt điện và hóa chất.

B. nhiệt điện và xuất khẩu.

C. nhiệt điện và luyện kim.

D. luyện kim và xuất khẩu. 

Câu 23:  Các ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Trung Du và miển núi Bắc Bộ là:

A. khai khoáng và thủy điện.

B. thủy điện và luyện kim.

C. luyện kim và hóa chất.

D. hóa chất và vật liệu xây dựng.

Câu 24:  Đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai cả nước về sản xuất

A. cà phê.

B. cao su.

C. lúa nước.

D. thuốc lá.

Câu 25: Đồng bằng sông Hồng tiếp giáp với vùng kinh tế nào sau đây?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Tây Nguyên.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đông Nam Bộ.

Câu 26: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

   A. Việt Trì, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hạ Long.

   B. Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Hà Giang.

   C. Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Bắc Kạn.

   D. Móng Cái, Bắc Giang, Thác Bà, Lai Châu.

Câu 27: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

  A. Nam Định.

  B. Quảng Ninh 

  C. Hưng Yên. 

  D. Ninh Bình.

Câu 28: Ngành công nghiệp trọng điểm không phải của Đồng bằng sông Hồng là

   A. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

   B. Công nghiệp khai khoáng.

   C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

   D. Công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.

Câu 29: Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là:

   A. Cơ sở hạ tầng thấp kém.

   B. Mật độ dân cư thấp.

   C. Thiên tai thường xuyên xảy ra.

   D. Tài nguyên khoáng sản hạn chế.

Câu 30: Ranh giới cuối cùng kết thúc ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc là

   A. Dãy núi Hoành Sơn.

   B. Dãy núi Bạch Mã.

   C. Dãy núi Trường Sơn Bắc.

   D. Dãy núi Trường Sơn Nam.