Nguyên nhân ngập nước tại tphcm

Hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ, đã xuống cấp, người dân xả rác thải bừa bãi đang khiến TPHCM đối mặt với tình trạng cứ mưa là ngập. Nỗ lực chống ngập cần nguồn vốn đầu tư rất lớn, tuy nhiên ngân sách chưa đủ đáp ứng.

Đó là những thông tin được ông Vũ Văn Điệp, Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật, Sở Xây dựng TPHCM nêu lên khi trả lời báo chí về tình trạng ngập nước đang diễn ra trên địa bàn thành phố tại cuộc họp báo chiều 9/6.

Ông Điệp cho biết, để chuẩn bị ứng phó mùa mưa năm 2022, TP đã duy tu sửa chữa các vị trí cống xuống cấp, nạo vét lòng cống, miệng thu, kênh rạch, cửa xả để tăng cường khả năng thoát nước. Tổ chức kiểm tra, rà soát vận hành các van ngăn triều đã được lắp đặt tại các cửa xả; vận hành tất cả các trạm bơm cố định để thoát nước; xây dựng các đoạn đê tạm ngăn triều tràn bờ gây ngập…

Nguyên nhân ngập nước tại tphcm
Nhiều tuyến đường tại TPHCM cứ mưa là ngập, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân (ảnh: Ngô Bình)

Nỗ lực chống ngập thời gian qua của thành phố đã từng bước giảm được số lượng điểm ngập, một số điểm không còn tái ngập. Tại các điểm điểm ngập đang tồn tại cũng giảm được độ sâu khi xảy ra ngập ngập, thời gian ngập được kéo giảm.

Tuy nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng ngập vào mùa mưa và ngập do triều cường trên địa bàn TPHCM là bài toán chưa có lời giải. Phân tích của ông Điệp chỉ ra việc đầu tư chống ngập cần một nguồn lực rất lớn bởi thiết kế của hệ thống thoát nước hiện nay trên địa bàn thành phố không thu kịp nước về hệ thống và không thoát kịp khi mưa lớn. Điều đó gây ra tình trạng ngập cục bộ phải cần có thời gian để nước tiêu thoát.

Theo ông Điệp ở các đô thị mới khi đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước được thiết kế, xây dựng đồng bộ, đã hạn chế được tình trạng ngập nước hoặc không xảy ra tình trạng ngập. Trong khi đó, TPHCM địa hình thấp, hệ thống thoát nước cũ không đồng bộ. Các dự án đầu tư tại những điểm ngập của thành phố đều có phương án tức thời, phương án ngắn hạn, phương án công trình, phi công trình nhằm khắc phục những điểm ngập này nhưng vẫn không thể giải quyết được.

Nguyên nhân ngập nước tại tphcm
Ông Vũ Văn Điệp thông tin về tình hình ngập trên địa bàn TPHCM tại buổi họp báo chiều 9/6

“Chúng ta có thể làm cho TPHCM hết ngập được nhưng với điều kiện phải đầu tư, xây dựng các dự án lớn đòi hỏi chi phí cao thì mới có thể giải quyết được triệt để các điểm ngập. Tuy nhiên nguồn lực của chúng ta còn hạn chế, chưa thể đáp ứng được. Với một thành phố lớn như TPHCM mà không có điểm ngập là điều rất khó” - ông Điệp nói.

Sở Xây dựng TPHCM dự báo mùa mưa năm 2022 thành phố sẽ có ít nhất 15 điểm ngập sâu và kéo dài trên 30 phút gồm các tuyến đường: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Nguyễn Văn Khối (Cây Trâm cũ) (quận Gò Vấp); Bạch Đằng (quận Bình Thạnh), Quốc lộ 13, Kha Vạn Cân, Thảo Điền (TP.Thủ Đức), Ba Vân, Bàu Cát (quận Tân Bình).

Ngoài ra, thành phố còn có 24 điểm ngập tức thời trong mưa, nước rút trước 30 phút gồm: Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ, Phan Huy Ích (quận Gò Vấp), Phạm Văn Đồng, Tô Ngọc Vân, Đỗ Xuân Hợp, Hồ Văn Tư, Nguyễn Duy Trinh, Võ Văn Ngân, Lê Văn Việt, Lã Xuân Oai, Hiệp Bình (thành phố Thủ Đức), Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ, Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh); Phan Văn Hớn, Nguyễn Văn Quá (quận 12) Trần Hưng Đạo (quận 1), Nguyễn Biểu (quận 5).

  • Thời sự

Thứ tư, 28/9/2016, 14:51 (GMT+7)

Mưa lớn bất thường, hệ thống thoát nước bị nghẽn rác, nhiều dự án đang thi công đã ngăn dòng chảy... là nguyên nhân TP HCM ngập nặng sau trận mưa chiều 26/9.

Trận mưa lớn kéo dài 2 giờ chiều hai hôm trước đã gây ngập nặng 59 tuyến đường của TP HCM khiến giao thông rối loạn, hàng loạt nhà dân và cửa hàng bị nước tràn vào, nhiều bãi đỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập làm hàng chục chuyến bay phải chuyển hướng... gây xáo trộn cuộc sống hàng triệu người ở đô thị lớn nhất nước.

Lý giải tình trạng TP HCM bị ngập nặng sau một cơn mưa lịch sử, Trung tâm điều hành chống ngập thành phố chỉ ra 5 nguyên nhân:

Mưa quá lớn - cống quá nhỏ

Vũ lượng quá lớn, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay nên gây ngập trên diện rộng. Thậm chí, một số tuyến đường đã được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước vẫn bị ngập như: Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân...

Theo Quyết định 752 của Thủ tướng về Phê duyệt Quy hoạch tổng thế hệ thống thoát nước TP HCM đến năm 2020 đối với tuyến cống cấp cao nhất đạt trên 95 mm trong 3 giờ, triều cường theo thiết kế là trên 1,3 m. 

tp-hcm-neu-5-nguyen-nhan-ngap-sau-tran-mua-lich-su

TP HCM bị ngập nặng sau trận mưa chiều 26/9. Ảnh: Duy Trần

Trong khi đó, những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao. Cụ thể, các cơn mưa có vũ lượng trên 100 mm xuất hiện ngày càng nhiều (mỗi năm 3 lần) và triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước, hiện là 1,68 m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5 m.

Trận mưa hai hôm trước kéo dài 2 giờ với vũ lượng hơn 179 mm (đo tại quận 1) và các quận, huyện khác đều trên hoặc xấp xỉ 100 mm được Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ đánh giá là cơn mưa lớn nhất xảy ra tại Sài Gòn trong 40 năm qua.

Xả rác bừa bãi, kênh rạch bị lấn chiếm

Tình trạng người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến. Nên khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn rác vào lưới chắn, cản trở dòng chảy. "Trước khi xuất hiện mưa, chúng tôi đã triển khai vớt rác trước miệng thu nước và bố trí người trực những nơi có khả năng gây ngập nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần", đại diện Trung tâm chống ngập cho biết.

Thành phố nhiều lần quyết liệt về xử phạt hành vi "Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường". Tuy nhiên trên thực tế, hầu như rất ít người bị phạt do không bắt được quả tang.

Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch còn phổ biến nhưng việc xử lý còn quá chậm dù chính quyền thành phố đã chỉ đạo xử lý nhiều lần. Trong chuyến khảo sát các tuyến kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất mới đây của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, đoàn đã ghi nhận hàng loạt công trình nhà dân xây lấn chiếm bờ kênh. Dưới lòng kênh cũng có lượng lớn rác thải và vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, chắn ngang dòng chảy, bít kín cửa thoát nước khiến nước tù đọng, bốc mùi khó chịu.

Dự án chống ngập 'rùa bò'

Nhiều dự án đãđược triển khai để xóa các điểm ngập còn lại (giai đoạn 2016-2020) nhưng tiến độ chậm do vướng thủ tục, như: Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, Cải tạo rạch Ông Búp, Kênh tiêu Liên Xã... Hoặc thi công chậm như: Xa lộ Hà Nội (chân cầu Rạch Chiếc), Nguyễn Văn Quá (quận 12)...

tp-hcm-neu-5-nguyen-nhan-ngap-sau-tran-mua-lich-su-1

Gần một ngày sau trận mưa lịch sử, nhiều nơi ở TP HCM vẫn còn ngập nặng. Ảnh: Mạnh Tùng

Chẳng hạn, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm với tổng số vốn hơn 5.100 tỷ đồng nhằm giúp thoát nước, giảm ngập úng cho 700 ha tại nhiều khu vực ở các quận Bình Thạnh, Gò Vấp được giao cho một công ty tư nhân đầu tư từ năm 2015 hiện giậm chân tại chỗ. Mới đây, báo cáo UBND thành phố, các sở ngành cho biết vẫn chưa có động tĩnh gì từ phía nhà đầu tư chốt lại thời điểm khởi động, hoàn thành dự án cải tạo tuyến rạch huyết mạch vùng nội thành thành phố này.

Chưa thực hiện các dự án hỗ trợ thoát nước

Dù đã được quy hoạch từ lâu, song các dự án hỗ trợ thoát nước trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, diễn biến thủy văn phức tạp tại thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt 8 năm trước chưa thể triển khai thi công. Hiện, chỉ mới xây dựng được một trong 10 cống kiểm soát triều (Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và hơn 40% hệ thống đê bao (60 km đê bao trong tổng số 149 km).

"Chậm trễ là do thiếu vốn. Để triển khai các quy hoạch chống ngập cần số tiền lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng thực tế thành phố mới đầu tư được 25.000 tỷ, nên khối lượng công việc còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng quá chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án chống ngập", báo cáo của UBND TP HCM cho biết.

Dự án thoát nước đang triển khai ngăn dòng chảy

Một số công trình thoát nước đang thi công cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu. Ngoài ra, theo Trung tâm chống ngập, có những tuyến đường đã xử lý ngập bằng giải pháp tạm (đấu nối mở thêm hướng thoát nước mới, cải tạo miệng thu…) trong khi chờ các dự án lớn triển khai đã xuất hiện ngập khi mưa to.

Video người Sài Gòn khổ sở sau trận mưa lịch sử:

Người Sài Gòn dọn dẹp nhà cửa sau trận mưa lịch sử

Hữu Công