Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào

      Nguyên Hồng- Nhà văn của những người cùng khổ là bài văn nghị luận bàn về Nguyên Hồng - cha đẻ của tác phẩm đáng nhớ Hồi kí Những ngày thơ ấu. Nếu bạn không thể quên nụ cười hạnh phúc của chú bé Hồng khi vui sướng gặp lại mẹ của Trong lòng mẹ, hãy tìm hiểu về nhà văn kỹ hơn với bài Soạn bài Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ. 

Show

Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào

Soạn bài Nguyên Hồng- Nhà văn của những người cùng khổ

Đọc hiểu văn bản: Nguyên Hồng- Nhà văn của những người cùng khổ bộ Cánh Diều

1. Ý chính của đoạn văn đầu tiên và kết cấu đoạn

-      Điểm chính của phần 1 là chứng minh Nguyễn Hồng là một nhà văn giàu cảm xúc, có trái tim nhạy cảm.

2. Nội dung chủ yếu của phần 2

-      Phần 2 tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình nguyễn Hồng

3. Các câu trong hồi ký của Nguyên Hồng chứng minh cho điều gì?

-      Những câu nói trong hồi ký của Nguyễn Hồng là bằng chứng về sự đồng cảm và lòng trắc ẩn đối với người nghèo, hay tiếng nói của trái tim và mong muốn của tác giả.

4. Đoạn văn nhằm làm rõ ý gì của nhà văn?

-      Đoạn văn này tiếp tục làm rõ thêm sự nghèo đói, khó khăn và thời thơ ấu vất vả của tác giả

5. Điều làm nên sự khác biệt ở các tác phẩm của Nguyên Hồng

-     Điều làm cho công việc của Nguyễn Hồng khác biệt là hoàn cảnh sống của anh ấy

Xem thêm:

Soạn Thánh Gióng- tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Soạn vẻ đẹp của một bà ca dao Bộ Cánh Diều

6. Câu nói của bà Nguyên Hồng chứng minh cho điều gì?

-      Tuyên bố của bà Nguyễn Hồng làm rõ tính cách, chất lượng và lối sống của Nguyễn Hồng

Trả lời câu hỏi phần soạn Nguyên Hồng- nhà văn của những người cùng khổ bộ Cánh Diều

Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào

Soạn Nguyên Hồng- Nhà văn của những người cùng khổ

1. Chủ đề của văn bản? Chủ đề có liên quan như thế nào tới nhan đề? Đặt tên khác cho tựa đề.

-      Văn bản về Nguyễn Hồng là một nhà văn của những người trong cùng một nỗi đau khổ.

-      Nội dung của bài viết là tiêu đề của tác phẩm.

-      Tôi nghĩ rằng tiêu đề của tác giả là rất phù hợp, nhưng nếu tôi có được tiêu đề cho văn bản tôi sẽ đặt nó như: Nhà văn của cuộc sống khốn khổ. 

Xem thêm:

Trình bày ý kiến của em về một vấn đề: vai trò của gia đình với mỗi người

Trình bày ý kiến về một vấn đề: Vai trò của truyền thuyết, cổ tích

2. Tác giả chỉ ra những bằng chứng để chứng minh:

-      Khóc khi nhớ bạn bè, đồng chí chia sẻ ngọt ngào, khóc khi nghĩ về cuộc sống khốn khổ của người dân

-      Khóc khi nhớ công lao, quê hương, cảm ơn Đảng và Bác Hồ

-      Bật khóc khi kể về nỗi khổ bất công của những nhân vật là những đứa trẻ tâm linh mà anh đã tự "cởi bỏ".

3. Nội dung chính của phần 2 và phần 3: 

-      Cuộc sống nghèo khó và hoàn cảnh thời thơ ấu của Nguyên Hồng

Xem thêm:

Soạn bài Nguyên Hồng- Nhà văn của những người cùng khổ ngắn gọn Bộ Cánh Diều

4. Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về văn bản Trong lòng mẹ

-      Văn bản trên cho chúng ta biết thêm về người Nguyễn Hồng.

-      Hiểu tại sao trích dẫn Trong bụng mẹ chứa đựng những mô tả chân thực, đầy cảm xúc như vậy.

5. Viết một đoạn văn thể hiện cảm xúc về nhà văn Nguyên Hồng có sử dụng những từ ngữ đã cho

      Nguyễn Hồng thực sự là một nhà văn của những người trong cùng một nỗi đau khổ. Vì hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói cùng cực và thiếu tình yêu thương, anh có sự hiểu biết và cảm thông cho cuộc sống nghèo khó. Cha ông qua đời, mẹ ông đi thêm một bước nữa. Thời thơ ấu của ông là "đầu đường xó chợ". Do đó, chất lượng nghèo đói và chất lượng lao động đã thâm nhập sâu vào văn học và thế giới nghệ thuật của tác giả.

3 đoạn văn mẫu lớp 6

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ.

Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào
Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ

Hy vọng với 3 mẫu tóm tắt, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm tài liệu hữu ích khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ

Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lý do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.

Tóm tắt Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 2

Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Đầu tiên, Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Tiếp đến, ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Cuối cùng, ngay từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.

Tóm tắt Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ - Mẫu 3

Nguyên Hồng rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”, chung đụng với mọi hạng người. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Như vậy, ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.

Cập nhật: 17/11/2021

Trong đoạn đầu văn bản, tác giả khắc họa Nguyên Hồng là một người?

Nguyên Hồng đã có một tuổi thơ no ấm, hạnh phúc, đúng hay sai?

Đáp án nào không nêu lên hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng?

Chọn đáp án thể hiện những biểu hiện về "chất lao động" của Nguyên Hồng?

Nguyễn Đăng Mạnh sinh ra tại:

Thiếu thời, Nguyễn Đăng Mạnh đã từng theo học ngôi trường nào?

Nguyễn Đăng Mạnh theo học trường trung cấp sư phạm ở đâu?

Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại giảng dạy tại ngôi trường nào?

Nguyễn Đăng Mạnh được phong học hàm Giáo sư năm bao nhiêu?

Về già, Nguyễn Đăng Mạnh sống tại Hà Nội? Đúng hay sai?

Nguyễn Đăng Mạnh được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm bao nhiêu?

Tác phẩm nào dưới đây không phải của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh?

Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ của tác giả nào?

Tác phẩm Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ được trích từ?

 Tác phẩm nào dưới đây là của Nguyên Hồng?

Xuất bản ngày 25/06/2021 - Tác giả: Cao Linh

Soạn bài Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ trang 73 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Chủ đề: Soạn văn 6 Cánh Diều

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ trang 73 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều với hướng dẫn trả lời cụ thể, chi tiết câu hỏi giữa bài giúp các em hiểu rõ nội dung bài đọc hiểu và tổng hợp lại kiến thức với các câu hỏi cuối bài.

Soạn bài Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh Diều

Gợi ý chi tiết trả lời câu hỏi trong nội dung 3 phần của bài học:

1. Chuẩn bị (Soạn Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh Diều)

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng những hiểu biết về văn bản nghị luận vào đọc hiểu văn bản này.

- Khi đọc văn bản nghị luận, các em cần chú ý:

+Văn bản viết về vấn đề gì?

+Ở văn bản này người viết định thuyết phục điều gì?

+Để thuyết phục, người viết đã nêu lên các lí lẽ và bằng chứng cụ thể nào?

- Đọc trước đoạn trích Nguyên Hồng - nhà văn của những người cùng khổ; tìm hiểu thêm thông tin về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh.

- Vận dụng những hiểu biết sau khi học văn bản Trong lòng mẹ (Bài 3) để đọc hiểu và tìm ra những thông tin được bổ sung khi học bài này.

Gợi ý trả lời câu hỏi trang 73 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều

- Văn bản viết về Nguyên Hồng

- Nguời viết định thuyết phục rằng Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ

- Để thuyết phục, người viết đã đưa ra lí lẽ, luận điểm:

+Nguyên Hồng là nhà văn rất dễ xúc động, rất dễ khóc

  • Lí lẽ đưa ra: "khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình; khi nói đến công ơn của Đảng; khi nghĩ đến những đứa con tinh thần của mình"

+Hoàn cảnh sống luôn thiếu thốn cả về tình thương và vật chất nên Nguyên Hồng dễ cảm thông với những người bất hạnh.

  • Lí lẽ đưa ra: Hoàn cảnh sống của ông từ nhỏ: cha mất năm 12 tuổi, mẹ đi bước nữa, và thường xuyên phải làm ăn xa, Nguyên Hồng phải sống cùng bà cô cay nghiệt. Truyện Mợ du, Những ngày thơ ấu là những dòng cảm xúc, hồi tưởng của chính nhà văn Nguyên Hồng. Ông phải vừa học vừa làm mọi việc, kiếm sống bằng những "nghề nhỏ mọn”

+Chất dân nghèo, lao động thâm sâu vào văn chương, con người ông

  • Lí lẽ: Phong thái, cung cách sinh hoạt giản dị

- Tìm hiểu về nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:

  • Nguyễn Đăng Mạnh sinh năm 1930 ở Nam Định, nguyên quán tại Gia Lâm, Hà Nội. (mất năm 2018)
  • Thiếu thời, ông theo học ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra, trường ông học sơ tán lên Phú Thọ, rồi trường bị giải tán. Ông theo học trường trung cấp sư phạm ở Tuyên Quang và bước vào nghề giáo.
  • Năm 1960, Nguyễn Đăng Mạnh được giữ lại trường Đại học Sư phạm Hà Nội làm cán bộ giảng dạy. Từ đó ông bắt đầu viết nghiên cứu và trở thành nhà nghiên cứu phê bình.
  • Ông từng làm chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • Nguyễn Đăng Mạnh là chủ biên sách giáo khoa văn học lớp 11 và 12 chương trình cải cách giáo dục 1980–1992.
  • Nguyễn Đăng Mạnh được coi là nhà nghiên cứu đầu ngành về văn học Việt Nam hiện đại và được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Ông nổi tiếng gần đây là nhờ quyển hồi ký có viết một vài chi tiết về chủ tịch Hồ Chí Minh và các quan chứ trong chính phủ của Đảng Cộng Sản Việt Nam như Tố Hữu; cũng viết về những nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu...

- Những thông tin được bổ sung thêm về tác giả trong bài này:

+Cuộc đời, hoàn cảnh sống của Nguyên Hồng

+Phong cách sống, con người, văn chương của nhà văn Nguyên Hồng

2. Đọc hiểu (Soạn Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ sách Cánh Diều)

*Câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 73 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Ý chính của phần 1 là gì? Chú ý câu mở đầu, các câu triển khai và câu kết.

Gợi ý:

- Chứng minh nhà văn Nguyên Hồng là người rất dễ xúc động, rất dễ khóc.

Câu 2 trang 74 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Phần 2 tập trung phân tích nội dung nào? Chú ý lĩ lẽ, bằng chứng.

Gợi ý:

- Phần 2 tập trung phân tích hoàn cảnh gia đình của Nguyên Hồng

  • Cha mất sớm
  • Mẹ đi bước nữa và thường xuyên làm ăn xa
  • Nguyên Hồng phải sống nhờ vào bà cô cay nghiệt

Câu 3 trang 74 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Các câu trong hồi kí của Nguyên Hồng là bằng chứng cho ý kiến nào?

Gợi ý: là bằng chứng cho sự đồng cảm, xót thương với những người nghèo khổ hay cũng chính là tiếng lòng, khát khao của chính tác giả.

Câu 4 trang 74 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Đoạn này làm rõ thêm điều gì ở nhà văn Nguyên Hồng?

Gợi ý: Đoạn này làm rõ nên tuổi thơ vất vả, thiếu thốn, khổ cực của Nguyên Hồng

Câu 5 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Điều gì làm nên sự khác biệt của tác phẩm Nguyên Hồng? 

Gợi ý: Hoàn cảnh sống của ông đã tạo nên sựu khác biệt trong tác phẩm của ông với "chất dân nghèo, chất lao động".

Câu 6 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ cho điều gì?

Gợi ý: Câu nói của bà Nguyên Hồng làm sáng tỏ nhân cách, phẩm chất, phong cách sống của Nguyên hồng

*Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Văn bản viết về vấn đề gì? Nội dung của bài viết có liên quan như thế nào với nhan đề Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ? Nếu được đặt nhan đề khác cho văn bản, em sẽ đặt là gì?

Gợi ý:

- Văn bản viết về vấn đề Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ và làm rõ vấn đề này bằng các luận điểm cụ thể nói về hoàn cảnh sống của nhà văn Nguyên Hồng.

- Nội dung của bài viết chính là nhan đề của tác phẩm.

- Em thấy nhan đề của tác giả đặt ra là rất phù hợp nhưng nếu được đặt nhan đề cho văn bản em sẽ đặt như: Nhà văn của những kiếp người khốn cùng.

Câu 2 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Để thuyết phục người đọc rằng: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”, tác giả đã nêu lên những bằng chứng nào (ví dụ: “khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt”;…)?

Gợi ý:

Những bằng chứng được tác giả nêu lên:

+ Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí chia ngọt sẻ bùi, khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân

+ Khóc khi nhớ đến công ơn của Tổ quốc, của quê hương, nhớ ơn Đảng và Bác hồ

+ Khóc khi kể lại những khổ đau oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần mà chính ông "hư cấu lên”

Câu 3 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Ý chính của phần 1 trong văn bản là: Nguyên Hồng “rất dễ xúc động, rất dễ khóc”. Theo em, ý chính của phần 2 và phần 3 là gì?

Gợi ý: Ý chính của phần 2,3: Hoàn cảnh sống và tuổi thơ cơ cực của Nguyên HỒNG

Câu 4 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Văn bản trên cho em hiểu thêm gì về nội dung đoạn trích Trong lòng mẹ đã học ở Bài 3?

Gợi ý: Văn bản trên cho em hiểu thêm về tính cách, phẩm chất, lối sống của Nguyên Hồng, hiểu được rằng vì sao đoạn trích Trong lòng mẹ lại có những miêu tả chân thực, đầy cảm xúc như thế.

Câu 5 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều.

Câu hỏi: Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng, trong đó có sử dụng một trong các thành ngữ sau: chân lấm tay bùn, khố rách áo ôm, đầu đường xó chợ, tình sâu nghĩa nặng.

Gợi ý: Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ nên luôn khao khát tình yêu thương. Cha mất sớm, mẹ đi bước nữa, ông phải sống cùng người cô cay nghiệt, nên ông phải làm đủ mọi công việc để kiếm sống. Chính vì hoàn cảnh sống như vậy đã tạo nên một Nguyên Hồng tình sâu nghĩa nặng, tình cảm đó thấm sâu vào văn chương và thế giới nghệ thuật của ông. Nguyên Hồng quả là một nhà văn của những người cùng khổ.

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Văn bản nghị luận

Văn bản nghị luận là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một vấn đề nào đó, ví dụ: “Bài thơ này rất hay” hoặc “Cần phải trồng nhiều cây xanh”,… Để thuyết phục, người viết, người nói phải nêu lên được ý kiến (quan điểm) của mình, sau đó dùng lí lẽ và các bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ ý kiến ấy. Nghị luận văn học là văn bản nghị luận bàn về các vấn đề văn học.

2. Ý kiến, lí lẽ và bằng chứng

+ Ý kiến thường là một nhận xét mang tính khẳng định hoặc phủ định như: “Nguyên Hồng thực sự là nhà văn của nhân dân lao động” hoặc “Không được săn bắt động vật hoang dã”. Ý kiến của văn bản nghị luận thường nêu ở nhan đề hoặc mở đầu bài viết.

+ Lí lẽ thường tập trung nêu nguyên nhân, trả lời các câu hỏi: Vì sao? Do đâu?

(Chẳng hạn: Vì sao “Thánh Gióng” là truyện truyền thuyết?, Do đâu nước ngọt ngày càng khan hiếm?).

- Bằng chứng (dẫn chứng) thường là các hiện tượng, số liệu cụ thể nhằm minh họa, làm sáng tỏ cho lí lẽ.

3. Thành ngữ là những cụm từ cố định quen dùng, thường ngắn gọn, có hình ảnh.

Ví dụ: khoẻ như voi, chậm như rùa, trên đe dưới búa, một cổ hai tròng, nhà tranh vách đất, giật gấu vá vai,… Việc sử dụng thành ngữ giúp cho lời ăn tiếng nói sinh động, có tính biểu cảm cao.

4. Dấu chấm phẩy có nhiều công dụng. Bài học này chỉ đề cập công dụng sau: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Ví dụ: “Những bí quyết để sống lâu: từ: nhân đức, phúc hậu; kiệm: chừng mực; hòa: vui vẻ, khoan dung; tĩnh: điềm đạm, không nóng nảy” (Ngạn ngữ phương Đông)

~/~

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Nguyên Hồng - Nhà văn của những người cùng khổ trang 73 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 sách Cánh Diều, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt!