Người bị bệnh đao sống được bao lâu

Những nhận thức sai lầm về hội chứng Down có thể gây nên những tác hại lớn cho người bệnh. Hiểu rõ về hội chứng Down sẽ giúp mọi người không kỳ thị, phân biệt với người mắc bệnh.

Người bị bệnh đao sống được bao lâu

Hội chứng Down là một rối loạn di truyền (xuất hiện nhiễm sắc thể thứ 21) gây ra tình trạng chậm phát triển và một số vấn đề tâm thần khác. Trẻ bị hội chứng Down thường có khuôn mặt và những biểu hiện khác nhau như: Mặt dẹt, hai mắt cách xa nhau mắt xếch và có nếp gấp mí, tai nhỏ, lưỡi dầy và dài, miệng hơi há ra…

Hội chứng Down là một rối loạn hiếm gặp

Thực tế hội chứng Down không phải là rối loạn hiếm gặp. Ở Mỹ cứ 700 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị Down. Mỗi năm ở Mỹ có hơn 6.000 đứa trẻ sinh ra mắc hội chứng Down. Hiện nay, ở Mỹ có hơn 350.000 người có hội chứng Down.

Trẻ bị Down được sinh ra bởi người mẹ lớn tuổi

Trên thực tế, 80% trẻ em mắc hội chứng Down được sinh ra bởi những phụ nữ dưới 35 tuổi. Tuổi tác của mẹ chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ khiến trẻ có nguy cơ bị Down.

Down là do di truyền

Hội chứng Down là rối loạn thường gặp do rối loạn nhiễm sắc thể nhưng chỉ có khoảng 5% có tính di truyền bệnh.

Nhng người b hi chng Down có khuyết tt tâm thn nghiêm trng

Hầu hết những người bị hội chứng Down gặp khiếm khuyết về nhận thức, nhưng đa số chỉ ở mức nhẹ đến trung bình. Người bị Down thường có khả năng tập trung ngắn, chậm phát triển, ngôn ngữ kém phát triển… tuy nhiên những người bị hội chứng Down vẫn có khả năng học tập và làm việc nếu được tham gia vào chương trình can thiệp sớm.

Người mắc hội chứng Down mặc dù có biểu hiện chậm phát triển tâm thần nhưng vẫn có thể đi học, có thể học đọc, viết, làm toán… Không những thế, họ còn có thể làm các công việc giản đơn và sống cuộc sống tương đối độc lập nếu được tạo điều kiện phù hợp.

Những người bị Down là gánh nặng cho xã hội

Với sự can thiệp sớm những người có hội chứng Down có thể có cuộc sống độc lập. Họ có thể có việc làm, có mối quan hệ tình cảm bình thường như những người khác. Trên thực tế, người ta đã và đang ghi nhận nhiều cá nhân mắc hội chứng Down thành công trong những lĩnh vực khác nhau như người mẫu, diễn xuất, thể thao, cũng như nhiều ngành công nghiệp.

Người mắc bệnh Down thường chết sớm

Vào năm 1983, tuổi thọ của người mắc hội chứng Down chỉ là 25. Có tới 50% số người có hội chứng này được sinh ra với khiếm khuyết về tim mạch cũng như những khiếm khuyết thể chất khác. Nhưng ngày nay, với sự tiến bộ trong công tác chăm sóc sức khỏe, những khiếm khuyết này có thể được điều trị từ sớm và những người mắc hội chứng Down có thể sống đến 60 tuổi hoặc hơn.

Thanh Tú H+

Theo: http://healthplus.vn

Người bị bệnh đao sống được bao lâu

  • Trang chủ
  • Chuyên khoa
  • Các vấn đề sức khỏe khác

Hội chứng Down là một rối loạn di truyền do đột biến trên nhiễm sắc thể 21 xảy ra khi phân chia tế bào bất thường. Rối loạn gây nên những vấn đề về trí tuệ và phát triển ở những mức độ khác nhau.

Có khoảng 400.000 người Mỹ mắc hội chứng Down. Theo Cộng đồng Hội chứng Down quốc gia Mỹ, cứ 1 trên 691 trẻ sinh ra ở Mỹ mắc hội chứng này. Có khoảng 6.000 trẻ sinh ra mắc hội chứng Down mỗi năm.

Những sự thật dưới đây sẽ cho bạn hiểu thêm về hội chứng Down – một rối loạn di truyền nhiễm sắc thể phổ biến nhất.

Nguyên nhân

Tế bào con người bình thường chứa 23 cặp nhiễm sắc thể. Hội chứng Down là khi nhiễm sắc thể số 21 thay đổi về số lượng hoặc chất lượng. Có 3 biến thể di truyền khác nhau của hội chứng Down:

  • Thể ba nhiễm sắc thể 21: Đây là bất thường nhiễm sắc thể thường gặp nhất, chiếm tới 95% những trường hợp bệnh Down. Trong tế bào đứa trẻ sẽ có 3 nhiễm sắc thể 21. Nhiễm sắc thể 21 thứ 3 là của mẹ trong 88% trường hợp và là của bố trong 12% trường hợp.
  • Thể Down khảm: đây là trường hợp hiếm gặp, chiếm từ 2-3% số trường hợp bệnh Down. Chỉ có một số tế bào, không phải tất cả các tế bào có thêm nhiễm sắc thể 21.
  • Thể Down chuyển đoạn: nhiễm sắc thể số 21 gắn vào nhiễm sắc thể khác. Đây cũng là trường hợp hiếm gặp, chiếm từ 2-3% số trường hợp bệnh Down. Có tới 75% thể Down chuyển đoạn là đột biến mới, chỉ có 25% chuyển đoạn là di truyền từ bố hoặc mẹ. Người mang chuyển đoạn không có bất kì dấu hiệu nào của hội chứng Down, nhưng có thể truyền cho thế hệ con cháu.

Cả 3 biến thể di truyền của hội chứng Down đều là những tình trạng di truyền, nhưng chỉ 1% những trường hợp mắc hội chứng Down là do bố mẹ truyền cho qua gen.

Người bị bệnh đao sống được bao lâu

Yếu tố nguy cơ của hội chứng Down

Một số bố mẹ được cho là có nguy cơ cao truyền cho con hội chứng Down. Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ. Tỉ lệ có con mắc hội chứng Down tăng lên khi phụ nữ có tuổi khi mang thai. Với phụ nữ 35 tuổi, nguy cơ là 1 trên 385 ca mang thai. Ở độ tuổi 40, nguy cơ tăng lên 1 trong 106. Ở tuổi 45, nguy cơ là 1 trên 30. Tuy nhiên, có tới 80-85% trẻ mắc hội chứng Down do bà mẹ dưới 35 tuổi sinh ra.

Ngoài ra, phụ nữ đã có một con mắc hội chứng Down thường có nguy cơ cao hơn sinh ra đứa con khác mắc hội chứng này. Đàn ông và phụ nữ đều có khả năng truyền biến dị cho con qua chuyển đoạn nếu họ là người mang chuyển đoạn cân bằng.

Tuổi thọ của người mắc hội chứng Down.

Trong những năm gần đây tuổi thọ của những người mắc hội chứng Down đã cải thiện đáng kể. Trong năm 1983 tuổi thọ của họ chỉ là 25, ngày nay tuổi thọ của họ là 60. Khoảng 25% số trường hợp Down thể 3 nhiễm sắc thể 21 chết sau khi sinh hoặc bị sảy thai. 85% trẻ em mắc hội chứng Down sống qua sinh nhật 1 tuổi.

Xem thêm thông tin về Hội chứng Down tại bài viết Nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down

Tin mới

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    24/09/2022

    Tự làm kem dưỡng ban đêm cho làn da tươi trẻ

    Ban đêm là khoảng thời gian tốt nhất để cải thiện và phục hồi các tế bào da. Sử dụng kem dưỡng da vào thời điểm này đem lại nhiều lợi ích không thể bỏ lỡ. Dưới đây, Sức khỏe+ gợi ý bạn cách tự làm 2 loại kem dưỡng hoàn toàn tự nhiên và lành tính.

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    24/09/2022

    Điều trị loét miệng như thế nào?

    Loét miệng là tình trạng phổ biến và có thể tự khỏi sau 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu tình trạng loét miệng xảy ra quá 3 tuần, hãy đến gặp nha sỹ nhé.

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    23/09/2022

    Ung thư dạ dày ở người trẻ

    Việc gia tăng tiêu thụ đồ ngọt, đồ ăn nhẹ, đồ ăn mặn, thịt chế biến sẵn, rượu, hút thuốc và béo phì đều là những yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày, kể cả người trẻ và người lớn tuổi.

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu
  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    23/09/2022

    Những tác dụng không ngờ của bã cà phê

    Bạn có thể sử dụng bã cà phê cho nhiều việc khác nhau, từ phân bón vườn, tẩy tế bào chết cho da đến các sản phẩm làm sạch và đuổi bọ chét. Bã cà phê là phần còn sót lại sau khi bạn pha cà phê. Chúng thường được coi là một sản phẩm phế thải nhưng có thể hữu ích. Tìm hiểu thêm về nhiều công dụng của bã cà phê trong bài viết này.

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    22/09/2022

    Tại sao bạn nên ăn táo thay vì uống cà phê vào buổi sáng?

    Bắt đầu một ngày mới, có rất nhiều sự lựa chọn cho mỗi người như ăn bánh, bún phở, sữa hay đơn giản chỉ là 1 cốc cà phê, 1 trái táo... tùy thuộc vào sở thích hay mục đích của mỗi người. Có người bắt đầu bằng một ly cà phê nhưng ăn một trái táo cũng hợp lý. Vậy giữa chúng, lựa chọn cái nào tốt hơn cho sức khỏe?

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    22/09/2022

    Những điều cần biết về bệnh giang mai

    Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Bệnh có thể điều trị được trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không điều trị, nó có thể dẫn đến tàn tật, rối loạn thần kinh và thậm chí tử vong. Vi khuẩn Treponema pallidum (T. pallidum) gây bệnh giang mai. Có bốn giai đoạn của bệnh: nguyên phát, thứ phát, tiềm ẩn và giai đoạn cuối. Bệnh giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.

  • Người bị bệnh đao sống được bao lâu

    21/09/2022

    Bạn có thực sự cần đi bộ 10.000 bước mỗi ngày?

    Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày là khuyến cáo về sức khỏe được duy trì suốt từ những năm 1960 tới nay. Tuy nhiên, bạn có thực sự cần đi bộ nhiều tới vậy? Lợi ích thực sự của đi bộ là gì?

Xem thêm