Thực trạng bạo hành trẻ em là gì

Bạo hành trẻ em luôn là vấn nạn nhức nhối trong xã hội khi mà hậu quả do nó mang lại có thể khiến trẻ em tổn thương sâu sắc về cả thể xác cũng như tâm hồn. Vậy hành vi bạo hành trẻ em sẽ bị pháp luật xử thế thế nào?

Thực trạng bạo hành trẻ em là gì

Bạo hành trẻ em là gì

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.

Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là bạo hành thể chất, bạo hành tình dục, bạo hành tâm lý, bỏ bê và lạm dụng.

Theo quy định tại điều 4 Luật Trẻ em 2016, Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

=> Bạo lực không chỉ là hành vi xâm hại sức khỏe mà còn về cả tinh thần của trẻ em.

Các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em được quy định trong Luật Trẻ em 2016 có hiệu lực từ 1/6/2017, hiện vẫn còn hiệu lực.

Ngoài ra, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-1-2022, thay thế Nghị định 144/2013.

Theo đó, Nghị định mới đã tăng gấp đôi số tiền phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em đồng thời bổ sung mức phạt theo hướng nặng hơn đối với những ai cố tình “làm ngơ” hoặc vô trách nhiệm khi thấy trẻ bị bạo hành.

Điểm mới này được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao nhận thức của xã hội, góp phần ngăn chặn tình trạng bạo lực với trẻ em đang xảy ra ngày càng nhiều.

Trong những năm gần đây, tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Nguyên nhân trước hết là nhận thức của gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào bị xem nhẹ. Nhiều người coi chuyện đánh con là bình thường. Sự dồn nén tâm lý của một người do những khó khăn về kinh tế hoặc vì các chất kích thích… đều có thể là nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em.

Căn cứ Điều 52, 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ, ông bà và người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt như sau:

 Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu: Đánh đập gây thương tích; lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích.

  • Cần nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm và năng lực của gia đình, nhà trường, cộng đồng trong việc chủ động phòng ngừa có hiệu quả các hành vi bạo lực, xâm hại đối với trẻ em.
  • Thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, giáo viên, cộng đồng và bản thân trẻ em.
  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em; sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc lao động trẻ em, hãy thông tin, báo cáo

  • Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
  • Ứng dụng Tổng đài 111
  • Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
  • Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Bạo hành trẻ em uy tín, trọn gói cho khách hàng.

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tuy nhiên, kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Trong nhiều gia đình, bạo lực được sử dụng làm phương tiện để thiết lập hệ thống phân cấp của nam giới và củng cố nam tính. Hành vi như vậy bị ảnh hưởng bởi khả năng tài chính, trình độ học vấn của cha mẹ và các vấn đề khác như lạm dụng rượu hoặc ma túy.

Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra. Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ.

Ngăn chặn và ứng phó với bạo lực đối với trẻ em là một khía cạnh quan trọng trong hoạt động của UNICEF nhằm tăng cường hệ thống bảo vệ trẻ em của Việt Nam. Với vai trò lãnh đạo trong hoạt động cải cách pháp luật và xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, UNICEF góp phần quan trọng để giải quyết tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong môi trường hoạt động hàng ngày - như trong trường học, tại gia đình và cộng đồng - và xuyên suốt các lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi.

Một lĩnh vực quan trọng trong hoạt động để loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em của UNICEF là xây dựng Luật trẻ em mới có hiệu lực vào năm 2017. Luật mới này có tính đột phá và quy định rõ trách nhiệm của chính phủ trong việc phân bổ nguồn lực cho những trẻ đang có nguy cơ và lần đầu tiên áp dụng phương pháp tiếp cận hướng tới ngăn chặn bạo lực đối với trẻ em trước khi hành vi xảy ra và phản ứng với bạo lực khi đã xảy ra. UNICEF sẽ tiếp tục phối hợp với các Ban ngành của chính phủ và các tỉnh để xây dựng một hệ thống bảo vệ trẻ em đáp ứng nhiều hình thức và nguyên nhân bạo lực khác nhau.

Nâng cao năng lực và khả năng chống chịu cho cha mẹ và người chăm sóc để chấm dứt tình trạng kỷ luật bạo lực trong gia đình là trọng tâm của UNICEF và gắn với tăng cường giáo dục kỹ năng làm cha mẹ đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc xã hội để hỗ trợ các gia đình giải quyết được các yếu tố dẫn đến bạo lực đối với trẻ em. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cũng được hỗ trợ để khuyến khích và bảo vệ con em mình khỏi bị bạo hành từ đó giúp các em chuyển tiếp một cách an toàn sang bậc học mầm non và tiểu học.

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất nặng nề trên toàn thế giới. Những nỗ lực ngăn chặn vi-rút corona hết sức quan trọng tới sức khoẻ của người dân trên toàn thế giới, tuy nhiên cũng khiến cho trẻ em và phụ nữ gia tăng nguy cơ bị bạo lực, như ngược đãi, bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục. Một số báo cáo gần đây từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cho thấy hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác, đi kèm với áp lực kinh tế và xã hội tăng lên đối với các gia đình đang dẫn đến bạo lực tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, bạo lực gia đình tăng từ 30% đến 300%. Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua. Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em.

UNICEF, UN Women và UNFPA đồng hành cùng chính phủ và các tổ chức quốc tế như Plan International, ChildFund, Save the Children, World Vision và các tổ chức khác phát động chiến dịch truyền thông Trái Tim Xanh nhằm nâng cao nhận thức về nguy cơ bạo lực đối với trẻ em và phụ nữ tại Việt Nam trong các bối cảnh khẩn cấp, kêu gọi người dân, cha mẹ, người chăm sóc trẻ, trẻ em cũng như các nhà hoạch địch chính sách chống lại bạo lực. Chiến dịch còn có sự tham gia của nhiều người nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng – những người đang khuyếch đại tiếng nói của mình nhằm chấm dứt bạo lực.

UNICEF Viet Nam

Trong Hieu for UNICEF

Để biết thêm chi tiết về chiến dịch mời truy cập http://blueheart.org.vn/

#BlueHeart #SayNo2VIOLENCE #ProtectChildren #Safety4Women