Người bán thuốc gọi là gì

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa dược tá và dược sĩ. Vậy dược tá là gì? Họ đảm nhiệm những công việc chuyên môn nào trong ngành dược, y tế. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất!

Người bán thuốc gọi là gì

Dược tá là gì?

“Dược tá là người làm việc tại quầy thuốc, giúp hỗ trợ công việc điều hành và bán thuốc cho dược sĩ, cấp thuốc ở khoa dược trong các bệnh viện hoặc làm công nhân trong các xí nghiệp sản xuất, bào chế thuốc, dược liệu.”

Dược tá có vai trò quan trọng trong việc phát triển nhà thuốc, chăm sóc, tư vấn người mua thuốc. Bên cạnh đó, dược tá còn là công việc góp phần trực tiếp vào quá trình tạo ra những loại thuốc quan trọng cung cấp cho thị trường.

Sự khác nhau giữa dược sĩ và dược tá là gì?

Dược tá và dược sĩ là hai công việc dễ bị nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên thực tế thì dược tá và dược sĩ là những vị trí có vai trò, nhiệm vụ riêng.

Dược sĩ là người đảm nhận công tác chuyên môn trong ngành dược, y tế. Họ là người trực tiếp tham gia vào quá trình điều trị, theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, họ cũng phải giải thích các kết quả xét nghiệm lâm sàng để kết hợp với bác sĩ, nhân viên y tế tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.

Dược tá hay còn gọi là dược sơ cấp với nghiệp vụ chính là bán thuốc và hỗ trợ cho dược sĩ.

Trách nhiệm của dược tá

Mỗi một công việc đều có trách nhiệm riêng, nghề dược tá cũng không ngoại lệ. Một dược tá sẽ cần phải đảm nhiệm những công việc sau:

Thiết lập và theo dõi hồ sơ bệnh nhân

Nếu như bác sĩ có nhiệm vụ là khám chữa bệnh thì dược tá sẽ là người tạo và lưu giữ hồ sơ bệnh án một cách đầy đủ, chi tiết của từng bệnh nhân. Khi hồ sơ được quản lý tốt sẽ giúp ngăn ngừa được sự tương tác giữa các thuốc nguy hiểm. Vậy nên khi bệnh nhân quay lại mua thuốc thì dược tá sẽ dựa vào hồ sơ đó để lựa chọn cách chăm sóc phù hợp nhất.

Chuẩn bị các mẫu yêu cầu bồi thường bảo hiểm

Với những người có bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ trả tiền thuốc theo đơn, các dược tá của hiệu thuốc sẽ phải đáp ứng được hiệu quả và chính xác thông tin, giấy tờ với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm bên thứ ba để được thanh toán. Dược tá cũng là người chuẩn bị hồ sơ để cung cấp cho các bên liên quan trong trường hợp có yêu cầu bồi thường bảo hiểm.

Tích trữ và kiểm kê các loại thuốc

Thông thường có 2 loại thuốc đó là thuốc theo đơn và thuốc không theo đơn. Do đó để không nhầm lẫn trong quá trình tìm thuốc, dược tá cần phải sắp xếp, kiểm kê thuốc theo định kỳ.

Bảo dưỡng thiết bị và đồ tiếp liệu

Trong quá trình dược sĩ làm việc tại hiệu thuốc, xưởng sản xuất thuốc thì họ phải thực hiện nhiệm vụ bảo dưỡng thiết bị, đồ tiếp liệu định kỳ. Khi đồ dùng được bảo quản đúng cách sẽ có thời gian sử dụng lâu dài và đảm bảo được chất lượng thuốc.

Quản lý sổ tiền mặt

Dược tá khi làm việc tại hiệu thuốc cũng có vai trò gần giống một thu ngân. Họ sẽ phải quản lý số tiền mặt và ghi chép doanh thu mỗi ngày để quản lý tốt dòng tiền của nhà thuốc.

Xem thêm: Việc Làm Dược tại Careerlink.vn

Yêu cầu của nghề dược tá

Nếu có ý định trở thành dược tá, bạn cần biết yêu cầu của nghề dược tá là gì.

Kiến thức chuyên môn

Để trở thành một dược tá bạn cần có cả kiến thức về Đông y và Tây y để vận dụng vào việc chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách phù hợp. Ngoài ra, dược tá cũng cần trau dồi kiến thức, hiểu biết về cách thức và các phương pháp chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế để phục vụ cộng đồng khi cần.

Dược tá cũng cần cập nhật về các điều luật, chính sách hiện hành liên quan đến thực hành ngành dược, công tác chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Bởi những kiến thức này sẽ giúp dược tá hoạt động hiệu quả, đúng quy định trong quá trình làm việc.

Kỹ năng mềm

Vì thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, khách hàng mua thuốc nên dược tá cần có kỹ năng giao tiếp rõ ràng để đưa ra những hướng dẫn dễ hiểu về cách sử dụng thuốc an toàn. Ngoài ra, dược tá cũng cần có kỹ năng quản lý, sắp xếp tổ chức để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ điều hành nhà thuốc cũng như cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý tốt các tranh cãi nếu có trong quá trình làm việc.

Thái độ chuyên nghiệp

Vì tính chất công việc có liên quan đến sức khỏe con người nên những người làm trong ngành dược cần có sự tậm tâm trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, dược tá còn cần có thái độ ham học hỏi, không ngừng học tập để trau dồi các kỹ năng, kiến thức nhằm nâng cao hơn trình độ chuyên môn của mình.

Mức lương của dược tá là bao nhiêu?

So với các vị trí khác trong ngành y như bác sĩ, dược sĩ thì dược tá có mức lương thấp hơn. Bởi công việc của họ không yêu cầu kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhiều như các vị trí trên. Mức lương trung bình của dược tá dao động từ 4 – 6 triệu đồng/tháng. Vì vậy, nếu bạn muốn có được mức lương cao trong ngành thì nên đầu tư thêm cho bản thân để trở thành dược sĩ.

Nếu chăm chỉ, cố gắng học hỏi và làm việc tốt thì dược tá cũng có nhiều cơ hội để phát triển với mức lương ngày càng tăng cao.

Cơ hội việc làm và môi trường làm việc của dược tá

Cơ hội việc làm của dược tá khá rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các cơ sở y tế, cơ sở sản xuất, phòng khám đa khoa, quầy thuốc… Bên cạnh đó, dược tá còn có thể làm việc tại các nhà máy chuyên về sản xuất các loại dược phẩm hoặc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc.

Về môi trường làm việc của dược tá, đều là những khu vực thoáng đãng, sạch sẽ, khử trùng thường xuyên để bảo quản được thuốc tốt.

Thời gian làm việc cùng giờ với dược sĩ, đôi khi sẽ phải làm cả buổi tối, đêm, cuối tuần hoặc ngày lễ vì một số hiệu thuốc và bệnh viện phải mở cửa 24/24. Các dược tá thường làm việc thay đổi theo nhiều ca khác nhau nên có thể sắp xếp được thời gian phù hợp. Nếu như có đủ tiêu chuẩn tham gia thi đào tạo dược sĩ thì dược tá cũng có thể trở thành dược sĩ và tự mở cho mình hiệu thuốc riêng.

Học dược tá trong bao lâu?

Đối với các ngành đào tạo của ngành y sẽ có thời gian tương đối dài, có trường hợp kéo dài đến 6 – 7 năm tùy vào từng khoa khác nhau. Với việc học dước tá ở các trường đại học sẽ có thời gian là 5 năm. Tuy nhiên, với ngành y đa khoa của Đại học Y Hà Nội thì thời gian đào tạo lên đến 6 năm. Đối với một số trường cao đẳng thì thời gian đào tạo ngắn hạn hơn rơi vào khoảng 3 năm.

Qua bài viết trên, hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin để bạn trả lời được câu hỏi dược tá là gì. Hiện nay, ngành y tế chăm sóc sức khỏe đang được quan tâm và phát triển nhiều đem đến nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ lựa chọn. Để tìm được các công việc trong ngành dược một cách nhanh chóng, đừng quên truy cập CareerLink.vn – trang web việc làm và tuyển dụng hàng đầu Việt Nam nhé.

Ngành bán thuốc tây gọi là gì?

Để làm nghề bán thuốc Tây bạn phải học ngành Dược. Tùy vào năng lực học tập của mình mà em nên cân nhắc chọn trường nào phù hợp. Hiện nay có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng có tuyển sinh và đào tạo ngành Dược.

Nhân viên bán thuốc được gọi là gì?

Chúng ta thường gọi những người “mặc áo Blouse trắng”, trực tại các quầy thuốc cả trong viện và các quầy thuốc tư nhân là Dược sĩ.

Người bán lẻ thuốc là gì?

Người bán lẻ thuốc là người phụ trách chuyên môn về dược và nhân viên làm việc tại cơ sở bán lẻ thuốc có bằng cấp chuyên môn được đào tạo về dược phù hợp với loại hình và phạm vi hoạt động của cơ sở.

Dược sĩ và bác sĩ khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt giữa dược sĩ và bác sĩBác sĩ là người chịu trách nhiệm cho việc chẩn đoán, điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tật cho bệnh nhân. Dược sĩ là người tham gia quá trình nghiên cứu, sản xuất cũng như bào chế thuốc, hay thực hiện việc cấp phát thuốc theo đơn hoặc không theo đơn cho người bệnh.