Nghiên cứu về thực trạng khan hiếm nước ngọt

Khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước là một thách thức lớn

Cập nhật lúc 08:59, Thứ Ba, 22/03/2016 (GMT+7)

Đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp - công nghiệp và biến đổi khí hậu đang gây sức ép lên cả chất lượng và số lượng nguồn nước. Sự cạn kiệt nguồn nước, sự gia tăng về nhu cầu nước sạch, sự suy giảm về chất lượng nguồn nước đang là những thách thức mà nhân loại phải đối mặt.

Nghiên cứu về thực trạng khan hiếm nước ngọt
Từ khi có nước sạch, sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm giặt của gia đình chị K’Thu huyện Lâm Hà đỡ vất vả và vệ sinh hơn

Trái Đất được bao phủ bởi 70% diện tích nước nhưng chỉ có 2,5% là nước ngọt, trong khi 97,5% là đại dương. Trong đó, 0,3% nước ngọt của thế giới nằm trong các sông, hồ; 30% là nước ngầm, phần còn lại nằm trên các sông băng, núi băng. Lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông nghiệp hơn 70%, công nghiệp gần 22% và phục vụ sinh hoạt 8%. Theo ước tính, trung bình một người ở các nước phát triển sử dụng 500 - 800 lít/ngày, các nước đang phát triển là 60 - 150 lít/người/ngày. 

Hiện nay, phần lớn con người đang tận dụng nguồn nước ngầm sẵn có mà không ý thức được rằng nguồn tài nguyên này đang bị khai thác quá tải và đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Trong khi lượng nước ngầm dự trữ có thể dùng được không nhiều thì con người lại gây lãng phí tới 30%, kéo theo nguy cơ khan hiếm nguồn nước lại càng lớn. Kết quả một số nghiên cứu cho thấy, trong 37 tầng ngậm nước lớn nhất trái đất, 8 nguồn nước bị đánh giá là hoạt động quá công suất và hầu hết không hề có lượng nước tự nhiên bù đắp. Ngoài ra, 5 tầng ngậm nước khác cũng đang bị khai thác quá tải nghiêm trọng.

Theo Liên hiệp quốc, hiện nay có hơn 2,6 triệu người trên thế giới không được tiếp xúc với điều kiện vệ sinh cơ bản và gần một tỷ người không được dùng nước sạch. Cứ 20 giây lại có một trẻ em tử vong vì các bệnh liên quan đến tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh không phù hợp. Hiện tại, hơn 80 quốc gia, đại diện cho 40% dân số thế giới, đang trải qua tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, nhất là khu vực Tây Nam Á và những vùng đất khô hạn và bán khô hạn châu Phi. Các chuyên gia về nước trên thế giới cảnh báo, hiện cứ 3 người trên trái đất thì có một người sống trong tình trạng thiếu nước. Thiếu nước đã là câu chuyện của toàn cầu. Chính vì vậy, cần có sự thay đổi mạnh mẽ về cách thức quản lý, sử dụng nguồn nước đang ngày càng khan hiếm khi mà dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm 2 - 3 tỷ người vào năm 2050.

Trong khi nhu cầu về nước ngày càng tăng, lượng nước ngầm đang bị khai thác vượt xa khả năng phục hồi, lại thêm khoảng 2 tỷ tấn rác thải vào nguồn nước mỗi ngày, thì con người còn phải đối mặt với thách thức ô nhiễm nguồn nước và tình trạng thiếu nước sạch sẽ gia tăng. 

 Kết quả một nghiên cứu gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Rủi ro Toàn cầu cho biết, cứ ba ngành công nghiệp toàn cầu lại có hai ngành cho rằng thiếu nước là “điều tồi tệ” hoặc “thảm họa” đối với công việc kinh doanh của họ. Để tránh một cuộc khủng hoảng sâu rộng trong tương lai, có lẽ cách khả dĩ nhất là loài người phải đánh giá lại cách thức sử dụng, phân bổ nguồn nước và đưa ra những quyết định có ý nghĩa chiến lược về nước theo hướng chuyển từ mở rộng nguồn cung sang hạn chế nhu cầu. 

Việt Nam là một trong số những nước đang hứng chịu hậu quả nặng nề của sự biến đổi khí hậu; mức độ ô nhiễm và khan hiếm nguồn nước đang trong tình trạng báo động. Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, những hệ lụy về thiếu nước sạch đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, cụ thể: Khoảng hơn 20% dân cư chưa được tiếp cận nguồn nước sạch (khoảng 17,2 triệu người đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoang, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý); trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém; có gần 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ ô nhiễm môi trường nước; lượng nước mặt bình quân đầu người mỗi năm chỉ đạt 3.840m3, thấp hơn chỉ tiêu 4.000m3/người/năm của Hội Tài nguyên Nước quốc tế (IWRA); 30% người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch; mỗi ngày cả nước khai thác hàng triệu m³ nước ngầm cung cấp cho hơn 300 nhà máy nước khai thác thành nước sinh hoạt, nhưng là nguồn nước ngầm đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm do bị xâm nhập mặn, ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm kim loại nặng nghiêm trọng; hầu hết đô thị lớn đều bị ô nhiễm nước ngầm do tốc độ đô thị hóa...

Tình trạng ô nhiễm và khan hiếm môi trường nước ngoài những nguyên nhân khách quan do yếu tố tự nhiên gây ra và nhu cầu sản xuất, đời sống ngày càng cao, thì nguyên nhân chủ yếu là do: Sự hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng; việc các chất thải từ sản xuất, sinh hoạt, khai thác tràn lan, thiếu quy hoạch và không có kế hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn nước; quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh; các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng vẫn mang tính hình thức; công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập, mang tính thủ tục; công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường còn hạn chế; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác bảo vệ môi trường còn thấp; phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn… 

 Để giải quyết triệt để các vấn đề này, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài xử phạt thực sự đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm; có sự thay đổi nhanh chóng trong chính sách quản lý để khai thác tốt nguồn nước sẵn có, không hủy hoại môi trường; bảo quản các nguồn dự trữ nước và các vùng đầm lầy, cân bằng giữa bảo vệ và sử dụng nguồn nước; thay đổi nhận thức của người dân đối với việc bảo vệ nguồn nước, giảm tình trạng ô nhiễm nước, tăng phí sử dụng nước đối với các đối tượng. Tập trung nghiên cứu, cải tiến hệ thống cung cấp nước, trong đó biện pháp hữu hiệu là bảo vệ nguồn nước tự nhiên, chú trọng phát triển hệ thống tưới tiêu nước an toàn, tiết kiệm, tăng cường sử dụng nước mưa cho nông nghiệp; coi trọng hơn nữa công tác truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của toàn xã hội về sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch; áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn về việc sử dụng và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, buộc tất cả mọi doanh nghiệp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu…, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, Tây Nguyên và nhiều nơi khác đang hứng chịu đợt khô hạn hiếm có trong lịch sử, gây thiệt hại rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Và đây là lúc chúng ta cần hiểu rõ những nguy cơ liên quan đến nguồn nước và áp dụng mọi giải pháp để bảo vệ nguồn nước - tài sản chi phối mọi sự sống của con người. Xét cho cùng, nước sạch và không khí trong lành là những điều thiết yếu để có được một cuộc sống khỏe mạnh; để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm cho người dân. Đó cũng chính là thông điệp hưởng ứng Ngày Nước thế giới năm 2016, với chủ đề “Nước và Việc làm”.

KHÁNH LINH 

,

  • Công ty cổ phần Tuấn Huy đã thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án " Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao tại thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê " thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
  • Trước ngày 29/11/2021 , Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã triển khai tiêm vắc xin mũi 1 ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 14 tuổi (tương đương khối lớp 7,8,9) đang học tập, sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
  • BÁO CÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
  • 3 chính sách mới về đất đai có hiệu lực từ 28/12/2021
  • KHAI THÁC TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN CẦN ĐI ĐÔI VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
  • Hướng dẫn sử dụng "Ứng dụng quản lý F0": f0.phutho.vn
  • Ngành TN&MT triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
  • Thông tư Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
  • HƯỚNG DẪN Xây dựng và nhân rộng các gương tập thể tiêu biểu, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021-2025
  • Cùng hành động để thực hiện cam kết COP26

Thứ sáu - 12/09/2008 21:48

Nghiên cứu về thực trạng khan hiếm nước ngọt

Khan hiếm nước ngọt sẽ là thách thức của nhân loại

Liên Hợp Quốc (LHQ) vừa công bố báo cáo mang tên: "Tương lai 2008" (State of Future 2008), dự báo về những thách thức với loài người trong tương lai. Theo đó, ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm tới.

Theo số liệu thống kê của LHQ, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm 2025 được dự báo sẽ lên tới 30%. Ngoài ra, có gần 50% dân số thế giới hiện không có hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, do đó, hơn 1/3 dân số thế giới đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan tới nước. Trong khi đó, số liệu của Viện Nước Quốc tế ở Stockholm (Thụy Điển -SIWI) cũng cho thấy, mỗi ngày trên thế giới có tới 5.000 trẻ em tử vong vì bị tiêu chảy do điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không đủ nước cho sinh hoạt. Theo thống kê của Viện này, lượng nước sinh hoạt trung bình dành cho người dân ở khu vực châu Á hiện nay chỉ đạt khoảng 15-30% so với trong thập niên 50 của thế kỷ XX. Có nghĩa là viễn cảnh nước ở  khu vực châu Á đến năm 2025 rất đáng báo động, lượng nước sinh hoạt trung bình sẽ giảm đến 70% so với năm 1950 và "nước sẽ là một trong những thách thức đau đầu nhất đối với khu vực này". Tại Trung Quốc, 200 sông suối và nhiều ao hồ ở khu vực quanh Thủ đô Bắc Kinh đang dần cạn kiệt nước. Hơn 2/3 lượng nước thành phố đang sử dụng phải hút từ các giếng sâu tới hơn 1.000m trở lên. Như vậy, Bắc Kinh có thể hết nước ngầm trong vòng 5-10 năm tới. Việt Nam hiện cũng thuộc số các quốc gia thiếu nước, với mức bình quân chỉ đạt 4.400 m3/người/năm (bao gồm cả nước mặt và nước ngầm), thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của thế giới là 7.400 m3/người/năm. Một số vùng như các sa mạc ở châu Phi, vùng Trung Đông, Ai Cập... cũng thiếu nước trầm trọng, thậm chí đã diễn ra các cuộc xung đột về nước. Một nửa diện tích đất canh tác của Ai Cập có nguy cơ bị chua mặn vì thiếu nước, bởi lẽ: mực nước của sông Nile - "thần nước" của nền văn minh Ai Cập ngày nay đã tụt xuống 90 cm so với trước đây. Tại Châu Âu, cũng có tới 20 triệu người dân không được tiếp cận với các điều kiện vệ sinh an toàn vì tình trạng thiếu nước. Hiện nay, Đức là quốc gia có giá nước sinh hoạt đắt nhất thế giới, cao gấp 4 lần so với giá nước sinh hoạt tại Mỹ. Ngay cả người dân ở Nam California (Mỹ), lần đầu tiên sau nhiều năm trong lịch sử cũng phải đối mặt với chuyện tiết kiệm nước tối đa. Bên cạnh đó, một vấn đề đạo lý cũng được đặt ra: đó là tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo trước nguồn nước. Hiện nay, một người sinh sống ở Bắc Mỹ bình quân sử dụng 400 lít nước mỗi ngày, một người ở châu Âu cũng dùng đến 200 lít/ngày. Ngược lại, tại các nước nghèo đang phát triển, lượng nước bình quân sử dụng theo đầu người chỉ vẻn vẹn khoảng 10 lít mỗi ngày. Báo cáo của LHQ cũng đưa ra một số nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên nước đang cạn kiệt: - Sự tăng trưởng dân số và kinh tế ở châu Á cũng như ở nhiều quốc gia đang phát triển khác là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của LHQ, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỷ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên mà việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn. - Tốc độ đô thị hóa quá nhanh, tốc độ phát triển kinh tế cao và sự thay đổi trong cách ăn uống của người dân bị đô thị hóa cũng là nguyên nhân hút cạn dần nguồn nước. - Nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao, càng làm cạn kiệt nguồn nước. Theo SIWI, hoạt động nông nghiệp của thế giới hiện sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khi đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Do tình trạng và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số. - Rác thải gây ô nhiễm, khí hậu biến đổi và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác cũng khiến nguồn nước sạch khan hiếm dần. Có những dự báo cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm dần lên nên lưu lượng nước nhiều con sông ở châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15-50%. Hơn nữa, nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt, mà thường chảy ra biển thành nước mặn. - Ngoài ra, nguồn nước khan hiếm còn do nhiều nguyên nhân khác, chẳng hạn như một số nghiên cứu cho thấy, khoảng 60% lượng nước thất thoát từ hệ thống ống dẫn nước hoặc chứa nước. Ngày càng xảy ra nhiều sự cố do vỡ đường ống nước, gây ra tình trạng khan hiếm nước ở nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, trong nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống nhu cầu sử dụng nước tăng lên gấp nhiều lần. Chẳng hạn như trong khai thác mỏ, sản xuất nhiên liệu sinh học... Báo cáo đưa ra một số giải pháp: - Để phần nào giải quyết nhu cầu cấp bách về nước ngọt, các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng vận chuyển các khối tuyết từ Nam Cực về bán đảo Arập. Hiện Canađa được xem là quốc gia đi đầu trong việc đối phó với tình trạng khan hiếm nước khi sử dụng các tảng băng ở Greenland để chế biến thành nước uống. - Khử mặn nước biển cũng được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu. Có tới 39% dân số thế giới, gần 2,4 tỷ người sống cách biển chưa đầy 100km. Có 42 trong số 70 thành phố có hơn 1 triệu dân không thể tiếp cận được với nguồn nước ngọt đều là các thành phố ven biển, do đó việc khử mặn nước biển để có nguồn nước sử dụng là giải pháp cần thiết. Cơ quan thăm dò nguồn nước quốc tế mới đây cho biết, khả năng lọc nước biển của thế giới có thể tăng từ 52 triệu m3/ngày năm 2008 lên 107 triệu m3/ngày vào năm 2016. Cũng trong thời gian này, công suất tái chế nguồn nước đã qua sử dụng có thể tăng gấp 3 lần, từ 20 triệu m3/ngày lên 60 triệu m3/ngày. Tổng chi tiêu dự kiến cho phương pháp "ngọt hóa nước biển" trong giai đoạn trên là 64 tỉ USD, so với 25,6 tỉ USD của các dự án tái chế nguồn nước đã qua sử dụng. - Nga là quốc gia đang sở hữu 20% dự trữ nước ngọt toàn cầu cũng đề xuất các phương pháp lọc nước mới và nhấn mạnh Nga có thể nghiên cứu khả năng xuất khẩu nước ngọt qua các đường ống dẫn nước đặc biệt để tham gia vào quá trình cung cấp nước toàn cầu. Ngoài ra, các biện pháp như cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu;  đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch; bảo vệ và chống ô nhiễm các nguồn nước cũng được đề cập tới để đảm bảo có thể khắc phục được phần nào tình trạng khan hiếm nguồn nước đang diễn ra.


Tác giả bài viết: Minh Linh

Nguồn tin: monre.gov.vn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn