Nghệ nhân hà thị cầu mất năm bao nhiêu

>> Người hát xẩm cuối cùng dừng bước giang hồ

Bà Cầu tên thật là Hà Thị Năm (Cầu là tên người con trai đầu của bà), sinh năm 1928 ở huyện Ý Yên (Nam Định). Từ bé bà đã mồ côi cha và theo mẹ lang bạt hát xẩm rong kiếm sống rồi định cư tại xã Yên Phong, H.Yên Mô (Ninh Bình).

Trong nghệ thuật hát xẩm, bà Hà Thị Cầu được đánh giá là nghệ nhân duy nhất còn lưu giữ được nhiều làn điệu cổ của nghề. Bà cũng là người có thể tự đặt lời mới mang hơi thở của thời đại cho các làn điệu xẩm truyền thống.

Theo đuổi cái nghề gần suốt một đời người, đến năm 1998, bà nhận được bằng khen của Đài Tiếng nói Việt Nam và giải đặc biệt "Nghệ nhân hát chèo tỉnh Ninh Bình" trong Liên hoan trích đoạn tuồng chèo hay toàn quốc.

Năm 2004, bà được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và đã được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Năm 2008, bà Hà Thị Cầu đã nhận được giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.

Lễ viếng nghệ nhân Hà Thị Cầu bắt đầu vào sáng 4.3, sau đó bà sẽ được đưa đi an táng tại nghĩa trang xã Yên Phong vào lúc 9 giờ 30 phút ngày 5.3.

Ngọc Minh

NDĐT- Nghệ nhân Hà Thị Cầu vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 12 giờ 33 phút trưa nay 3-3 tại nhà riêng ở thôn Quảng Phúc, xã Yên Phong, huyện Yên Mô, Ninh Bình.

Sự ra đi của bà, có thể nói cũng là sự mất mát gần như toàn bộ vốn liếng cuối cùng của hát xẩm - loại hình âm nhạc dân gian đặc sắc.

Có thể, sau bà Cầu, vẫn còn đâu đó một vài người hát xẩm sót lại. Cũng như đâu đó bây giờ ở một vài tụ điểm sinh hoạt văn hóa, một vài nghệ sĩ, nhóm nhạc hoài cổ vẫn tổ chức dựng lại loại hình ca hát này. Nhưng với hát xẩm, bà Cầu là một “pho sử” sống, người có giọng hát độc đáo, kỹ thuật nhuần nhuyễn và thuộc nằm lòng những làn điệu xẩm tưởng như đã mất.

Giọng hát trời cho để dành cho xẩm, cùng với hàng chục làn điệu xẩm mà chỉ duy nhất bà còn nhớ được, nghệ nhân Hà Thị Cầu được mệnh danh là “báu vật dân gian sống”. Bà được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian năm 2004, đồng thời được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2008, Nghệ nhân Hà Thị Cầu đã nhận được giải thưởng Đào Tấn, giải thưởng cho những đóng góp trong việc gìn giữ vốn quý nghệ thuật dân tộc.

Nghệ nhân Hà Thị Cầu tên thật là Hà Thị Năm, song mọi người gọi bà là Cầu theo tên của người con trai cả. Theo tài liệu, thì bà Cầu sinh năm 1917, nhưng theo những người thân, thì năm nay bà khoảng 83 tuổi. Bà sinh ra trong một gia đình xẩm, sau khi bố mất, năm 13 tuổi bà Cầu và mẹ rong ruổi khắp đất Ninh Bình rồi gặp và đi hát cùng ông trùm xẩm Nguyễn Văn Mậu. Năm mười sáu tuổi, bà trở thành người vợ thứ 18 của ông.

Kiếp xẩm thang lang nay đây mai đó, cái nghèo vẫn đeo bám lấy gia đình xẩm. Sinh bẩy người con thì bốn người đã mất, một người không nuôi nổi bà phải đem cho. Những năm nghề xẩm bị cấm cách, bà Cầu chật vật tìm kế mưu sinh.

Cũng may đến già bà được nương tựa vào vợ chồng người con gái là chị Mận nên tránh được cảnh neo đơn.

Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, bà Cầu không biết chữ, nhưng lại là người thông minh và có trí nhớ tuyệt vời. Chính bà đã sáng tác, đặt lời cho nhiều làn điệu xẩm và truyền dạy cho con cháu.

Trong rất nhiều tiết mục xẩm đặc sắc mà nghệ nhân Hà Thị Cầu từng hát, người ta nhớ nhiều nhất đến “Theo Đảng trọn đời”, do chính bà viết vào những năm 70 thế kỷ trước. Những bản ghi âm hiếm hoi của bài xẩm này vẫn được những người yêu xẩm tìm nghe và gửi cho nhau trên mạng.

Nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân theo đuổi dòng nhạc này, và thậm chí cả các nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền đều coi bà Cầu như người mẹ, người thầy của họ. Biết bà Cầu ốm nặng từ nhiều tháng trước, cùng với tuổi già lay lắt như ngọn nến trước gió, nhưng tin bà mất vẫn khiến họ bàng hoàng đau xót.

Lễ viếng bà Hà Thị Cầu được bắt đầu từ lúc 7h sáng ngày 4-3. Bà sẽ được an táng vào lúc 9h30 sáng 5-3 tại nghĩa trang Đầm Thuần (xã Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình).

MINH ANH

Đi hát xẩm từ thủa 13, 90 tuổi vẫn mặn mà đằm thắm, vẫn đau đáu với câu hát xẩm. Lối hát nhẩn nha, tiếng nhị réo rắt, lời ca mộc mạc giản dị chan chứa tình quê, khuôn mặt hiền lành phúc hậu, cuộc đời nhiều truân chuyên, vất vả khó khăn vẫn một lòng theo Đảng: Bà Hà Thị Cầu là một hiện tượng trong văn hóa Việt.

Nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu (tên thật Hà Thị Năm, Cầu là cách gọi theo tên con trai cả của bà, theo cách mà ở vùng Yên Mô, Ninh Bình thường gọi), sinh năm 1917 tại Nam Định, sinh sống tại xã Yên Phong, huyện Yên Mộ, Ninh Bình, trong một gia đình nghèo, rất nghèo. Từ thủa ấu thơ bà đã theo cha mẹ đi “Khắp chợ cùng quê" hát rong kiếm sống. Chính tiếng đàn khúc hát quê hương, qua cha mẹ, bạn nghề của cha mẹ đã ngấm vào máu thịt, ăn sâu vào tiềm thức của bà để sau này khi bà cất tiếng hát tiếng hát ấy là hồn quê, là nghĩa nước, là tình nhà, là tình yêu cháy bỏng với nghệ thuật hát xẩm hun đúc mà thành.

Nghệ nhân hà thị cầu mất năm bao nhiêu
Nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu 

Không được học nên không biết chữ, nghệ nhân Hà Thị Cầu lại có một trí nhớ tuyệt vời. Theo cha mẹ, bạn nghề của cha mẹ hát, bé Năm lẩm nhẩm hát theo nên ngay từ thủa nhỏ bà đã thuộc hết các tích chuyên dân gian như "Nhị Độ Mai", "Thoại Khanh Châu Tuấn", "Phạm Công Cúc Hoa", "Phạm Tải Ngọc Hoa"... đặc biệt là khúc hát về chàng Trương Chi đa tình mà giàu lòng tự trọng.

Thời gian cứ lặng lẽ trôi, bé Năm ngày nào đã trở thành thiếu nữ, rồi làm mẹ, làm bà. Gặp chúng tôi bà tâm sự rất chân thành: "Nhờ có Đảng, có Bác Hồ mà cuộc đời hát rong của bà được đổi thay. Bài hát xẩm: Con ơi theo Đảng trọn đời " mà bà vừa soạn lời, vừa trình bầy là "cái tâm", "cái tình" , "Cái nghĩa" của bà với  Đảng, với Bác Hồ. Vốn không biết chữ nên nghĩ được câu nào bà lại nhờ con cháu, anh em ghi lại, rồi thỉnh thoảng đọc cho bà nghe để bà lẩm nhẩm học thuộc. Cứ như vậy, hơn ba năm bà mới hoàn thành tâm nguyện của mình.

                                      (Con nghe) mẹ kể từ khi

                                      Mới sinh con đã biết gì đau thương

                                      Giặc Pháp (thời) giầy xéo quê hương

                                      Bà con chết đói ngập đường đầy sông

                                      Cảnh nhà ta, nay bước đường cùng.

Nghe bài "Theo Đảng trọn đời"

Bài ca không chỉ là hơn ba mươi câu lục bát mà là cả cuộc đời bà, cả cuộc đời những số phân như bà. Sâu nặng ân tình lắm lắm. 

Nghệ thuật hát xẩm là một nghệ thuật độc đáo trong vốn âm nhạc cổ truyền của dân tộc, phải chăng vì điều này mà hát xẩm cũng cần những nghệ sĩ thật đặc biệt để thể hiện. Nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu là một nghệ sĩ "đặc biệt" như thế. Đặc biệt trong nghệ thuật hát xẩm Hà Thị Cầu không chỉ là đằm, sâu, mang đủ năm yếu tố vang, rền, nền, nẩy và tình. Đặc biệt không chỉ ở cách hát: Buông hơi, nhả chữ, lấy hơi, luyến láy, đảo phách, rung ngân.v.v.. mà đặc biệt còn ở tiếng nhị (Hồ gáo) thể hiện một cách thuần thục, điêu luyện.

                                                                   Nghe bài "Hát xuôi hát ngược"

Có người cho rằng: Khi nghe nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu hát xẩm, dường như không phải là bà hát mà là nghệ thuật hát xẩm mượn bà để hát lên tiếng hát của chính mình. Quả thật, khi tận mắt chứng kiến bà vừa ăn trầu, vừa nhẩn nha kéo nhị, hết nhạc lưu không, đặt miếng trầu xuống, lại hát tiếp, nhiều nghệ sĩ bậc thầy của nghệ thuật ca hát dân gian đã "Thành tâm bái phục" xem nghệ thuật hát xẩm của bà là nghệ thuật đặc biệt không mấy có được. Không chỉ là nghệ thuật hát xẩm thuần tuý, mà là nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu còn có thể thể hiện được nhiều bộ môn ca hát truyền thống như: chèo, cải lương, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là nghệ thuật hát ca trù.

Nhiều năm qua nghệ nhân, nghệ sĩ ưu tú Hà Thị Cầu đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm" nhưng bà vẫn chưa chịu nghỉ ngơi dưỡng lão mà đi khắp mọi nơi để truyền bá nghệ thuật hát xẩm. Rất nhiều các nghệ sĩ của các đoàn nghệ thuật hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp là học trò của bà. Mặc dù, chưa bao giờ là nghệ sĩ chuyên nghiệp, nhưng bà đã có cống hiến rất lớn trong việc giữ gìn, kế thừa và phát triển nghệ thuật hát xẩm độc đáo của dân tộc.

Ghi nhận những đóng góp không nhỏ của bà, năm 1993 Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ ưu tú, danh hiệu mà rất ít các nghệ sĩ không chuyên có được.Khi bài viết này đang hoàn thiện thì nhận tin bà đã ra đi mãi mãi. Tiếc thương bà những người làm công tác bảo tồn, truyền bá di sản văn hóa dân gian sẽ cố gắng nỗ lực hết mình để không phụ công bà và những nghệ nhân dân gian một đời vì nghệ thuật dân tộc như bà Hà Thị Cầu./.