Mua công suất phản kháng là gì năm 2024

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIÚP GIẢM TIỀN PHẠTTiền phạt hay còn gọi là tiền mua điện năng phản kháng. Đây là lợi ích thiết thực nhất của việc nâng cao hệ số công suất Cos phi.

Khi nào thì bù giúp giảm tiền phạt?

Câu trả lời là khi hàng tháng bạn phải trả tiền phạt cos phi (tiền mua điện năng phản kháng). Điện lực sẽ bắt bạn trả tiền điện năng phản kháng khi hệ số công suất Cos phi của bạn < 0.85. Ví dụ bạn có một thiết bị điện công suất 100kW, Cos phi = 0.80, mỗi ngày chạy 10h. Ta sẽ có những số liệu như sau: - Điện năng sử dụng trong 1 giờ : 100kW * 1h = 100kWh - Điện năng sử dụng trong 1 ngày (10 giờ) : 100kW * 10h = 1,000kWh - Điện năng sử dụng trong 30 ngày : 1,000kWh * 30 ngày = 30,000kWh - Tỉ lệ trả thêm tiền mua điện năng phản kháng : 6.25% Theo quy định Giả sử bạn sử dụng điện cho sản xuất và chỉ sử dụng trong thời gian bình thường. Theo bảng giá điện từ 01/07/2012 : - Tiền mua điện năng tác dụng : 30,000kWh * 1,278 VND/kWh = 38,340,000VND - Tiền mua điện năng phản kháng : 38,340,000VND * 6.25% = 2,396,250VND Như vậy, nếu tính toán bù phù hợp, bạn có thể "né" được tiền phạt mỗi tháng khoảng 2,400,000VND. Nếu bù thì bạn phản đầu tư chi phí. Vì trong ví dụ này tôi chỉ có 1 thiết bị điện nên chỉ cần mua tụ bù và bù trực tiếp vào thiết bị điện là được. Để nâng từ Cos 0.8 => 0.9 trong ví dụ trên ta cần 25kVar. Giá đầu tư hiện tại khoảng 1,000,000VND. Như vậy chỉ 1/2 tháng ta đã lấy lại vốn. BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIẢM TỔN HAO CÔNG SUẤT Từ công suất tổn thất công suất trên đường dây truyền tải :

Mua công suất phản kháng là gì năm 2024
Ta thấy rằng phần tổn hao công suất do 2 thành phần tạo ra. Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được. Hệ quả là giảm tổn hao công suất dẫn đến giảm tổn thất điện năng. Nói nôm na ra là giảm tiền điện. Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa. Công tơ nhà nước lại tính ở đầu trạm. Trường hợp này ta nên bù gần như tối đa 0.95 để giảm tổn thất điện năng Từ công suất tổn thất điện áp trên đường dây truyền tải :
Mua công suất phản kháng là gì năm 2024
Ta thấy rằng phần tổn hao điện áp do 2 thành phần tạo ra. Thành phần do công suất tác dụng thì ta không thể giảm, nhưng thành phần do công suất phản kháng thì ta hoàn toàn có thể giảm được. Vậy trường hợp này phát huy tác dụng như khi nào? Khi đường dây của chúng ta kéo quá xa, điện áp cuối đường dây sụt giảm nhiều làm động cơ không khởi động được, phát nóng nhiều, dễ cháy. Trường hợp này bạn nên bù đến 0.98 hoặc 1. Nếu bạn đã từng sử dụng máy bơm ở cuối nguồn này sẽ hiểu điện áp tăng thêm được vài volt có ý nghĩa thế nào

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIÚP TĂNG KHẢ NĂNG MANG TẢI CỦA ĐƯỜNG DÂY

Dòng điện chạy trên đường dây gồm 2 thành phần : tác dụng và phản kháng. Nếu ta bù ở cuối đường dây thì dòng phản kháng sẽ bớt. Vậy thì ta có thể cho phép đường dây tải thêm dòng tác dụng, đơn giản thế thôi

BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG GIÚP TĂNG KHẢ MÁY BIẾN ÁP

Từ S=U*I ta thấy rằng dung lượng máy biến áp gồm 2 phần P và Q. Nếu ta bù tốt thì S gần như bằng P làm tăng khả năng rồi.

( Theo ACM )

Các nhà máy, cao ốc, văn phòng thường gặp trường hợp bị phạt cống suất phản kháng hay còn điện lực còn gọi là mua công suất phản kháng nhưng không biết nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào ? Chúng tôi xin đưa ra các giải thích và giải pháp về công suất phản kháng cho quý khách hàng như sau:

Trong quy định của điện lực có quy định về mua công suất phản kháng, chúng ta bị phạt là do sử dụng quá lượng công suất phản kháng theo quy định của điện lực (hay hiểu đơn giản hơn là hiệu suất của hệ thống điện thấp). Để hiểu rõ hơn chúng ta đi chi tiết quy định về mua công suất phản kháng của điện lực.

1. Đối tượng phải mua công suất phản kháng.

Theo quy định của điện lực, bên mua điện có trạm biến áp hoặc không có trạm biến áp nhưng có công suất sử dụng cực đại ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40KW trở lên và có hệ số công suất cosφ < 0,9 phải mua công suất phản kháng. Trường hợp bên mua điện có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện dưới 40KW nhưng có công suất sử dụng điện thực tế cực đại từ 40KW trở lên trong 3 chu kỳ ghi chỉ số công tơ liên tiếp thì bên mua điện thuộc đối tượng phải mua công suất phản kháng kể từ chu kỳ ghi chỉ số kế tiếp của 3 chu kỳ ghi chỉ số trên. Bên mua điện có trách nhiệm thỏa thuận lại hợp đồng mua bán điện với bên bán điện để thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP. Trường hợp bên bán điện không đảm bảo chất lượng điện theo quy định tại Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực thì bên mua điện không phải mua công suất phản kháng khi hệ số công suất cosφ< 0,9. 2. Cách tính tiền CSPK (công suất phản kháng)

Tq \= Ta x k%

Trong đó:

Tq: Tiền mua công suất phản kháng (chưa có thuế giá trị gia tăng);

Ta: Tiền mua điện năng tác dụng (chưa có thuế giá trị gia tăng);

k : Hệ số bù đắp chi phí do bên mua điện sử dụng quá lượng CSPK quy định (%).

Công

Hệ số k được tính theo bảng sau:

Hệ số công suất

Cosφ

k (%)

Hệ số công suất

Cosφ

k (%)

Từ 0,9 trở lên

0

0,74

21,62

0,89

1,12

0,73

23,29

0,88

2,27

0,72

25

0,87

3,45

0,71

26,76

0,86

4,65

0,7

28,57

0,85

5,88

0,69

30,43

0,84

7,14

0,68

32,35

0,83

8,43

0,67

34,33

0,82

9,76

0,66

36,36

0,81

11,11

0,65

38,46

0,8

12,5

0,64

40,63

0,79

13,92

0,63

42,86

0,78

15,38

0,62

45,16

0,77

16,88

0,61

47,54

0,76

18,42

0,6

50

0,75

20

Dưới 0,6

52,54

Ví dụ về tính tiền thực tế cho công ty như sau nhé:

Một doanh nghiệp sản xuất đồ mỹ nghệ sử dụng 100,000Kwh ( chữ điện)/1 kỳ. Có hệ số công suất trung bình cosφ = 0.8. Giá điện trung bình 2,200 VNĐ/1kwh.

Tra bảng hệ số ka ta được: k = 12.5%

Tiền mua điện năng tiêu thụ: Ta \= 100,000 * 2,200 = 220,000,0000 VNĐ

Tiền mua công suất phản kháng: Tq \= Ta * k = 220,000,000 * 12.5% = 27,500,000 VNĐ

Như vậy chúng ta phải mua công suất phản kháng (hay gọi là bị phạt tiền điện) số tiền là 27,500,000 VNĐ.

Để khắc phục tình trạng mua công suất phản kháng chung ta phải lắp thêm tụ bù, hoặc thay thế tụ bù bị hư hỏng trong hệ thống điện của chúng ta.

Việc lắp đặt tụ bù là rất cần thiết, chúng ta không phải mua công suất phản kháng và hơn nữa là nâng cao hiệu suất của hệ thống điện, giảm tổn hao năng lượng trên dây dẫn, tiết kiệm điện cho chúng ta.

Khi bị phạt công suất phản kháng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất với chi phí hợp lý nhất cho quý khách.

Khi nào phải mua công suất phản kháng?

Đối tượng phải mua công suất phản khángBên mua điện có trạm biến áp riêng hoặc không có trạm biến áp riêng, nhưng có công suất sử dụng cực đại đăng ký tại hợp đồng mua bán điện từ 40 kW trở lên và có hệ số công suất cosφ< 0,9 phải mua công suất phản kháng (CSPK).

Tại sao lại bù công suất phản kháng?

Lượng công suất phản kháng tiêu thụ không sinh công nên gây ra lãng phí về mặt kinh tế. Về kỹ thuật, công suất phản kháng gây ra sụt áp trên đường dây và tổn thất công suất trên đường truyền. Vì vậy, chúng ta cần có biện pháp bù công suất phản kháng Q để hạn chế ảnh hưởng của nó, tức là ta nâng cao hệ số cosφ.

Hóa đơn Cspk là gì?

Tiền điện Công suất phản kháng (CSPK) hay hóa đơn tiền điện vô công là số tiền phát sinh thêm khi phụ tải của khách hàng có hệ số công suất Cos Phi < 0.9. Cho tới nay, đã có nhiều doanh nghiệp phải trả không ít tiền do bị phạt công suất vô công.

Q là công suất gì?

Công suất phản kháng là một loại công suất vô ích, gây ra do tính cảm ứng của các loại phụ tải như động cơ điện, máy biến áp, các bộ biến đổi điện áp. Loại công suất này được ký hiệu bằng chữ Q và được tính bằng công thức: Q = S * sinφ. Trong đó: S là công suất biểu kiến.