Nhiệm vụ của phó bí thư đảng bộ là gì năm 2024

Văn phòng Đảng ủy là bộ phận giúp việc cho Đảng ủy, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Thường trực Đảng ủy, có chức năng tham mưu, hậu cần phục vụ sự chỉ đạo, điều hành công tác của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy và thực hiện nghiệp vụ công tác Đảng của Đảng ủy. Là đầu mối liên hệ của Đảng ủy với Đảng ủy cấp trên, với các tổ chức đoàn thể trong xã, các chi bộ trực thuộc và các tổ chức, cá nhân khác cần liên hệ công tác.

2. Nhiệm vụ

- Giúp Thường trực Đảng ủy tổ chức, điều hành, xử lý công việc hàng ngày của Đảng bộ: Đón tiếp cán bộ, đảng viên, quần chúng đến liên hệ công tác. Tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng, kết nạp đảng, chuyển đảng chính thức. Tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý hồ sơ xét đề nghị tặng huy hiệu 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70 năm tuổi đảng trở lên, làm thẻ đảng viên, khen thưởng trong Đảng. Chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết trình Đảng ủy trong các cuộc họp theo chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy; ghi biên bản các kỳ họp của Đảng uỷ và soạn thảo nghị quyết Đảng uỷ.

-Nghiên cứu, tổng hợp, thống kê, báo cáo, xử lý thông tin và đề xuất biện pháp giải quyết với Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy về hoạt động của Đảng bộ.

- Làm công tác hành chính, văn thư, lưu trữ: Tiếp nhận công văn đến và chuyển đến nơi thực hiện sau khi được phê duyệt. Lưu trữ, quản lý, bảo mật hồ sơ tài liệu, hồ sơ đảng viên. Quản lý con dấu của Đảng ủy.

- Quản lý thu - chi tài chính, đảng phí, của Đảng bộ; đảm bảo điều kiện, phương tiện sinh hoạt của Đảng ủy.

-Là đầu mối phối hợp với các ban, ngành trong xã và các đơn vị có liên quan tổ chức các lớp học tập nghị quyết, bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp đảng viên mới, tập huấn công tác đảng...

-Là đầu mối phối hợp với các ban, ngành trong xã, Ban Tài chính và các đơn vị có liên quan chuẩn bị hậu cần, tài liệu phục vụ các buổi họp, làm việc, tiếp khách của Đảng ủy.

-Thực hiện quan hệ, hợp tác với Văn phòng và các Ban của Đảng uỷ và cấp trên, với các tổ chức đoàn thể trong xã, các chi bộ trực thuộc và các tổ chức, cá nhân theo chỉ đạo của Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy.

-Truyền đạt, thông báo kịp thời công văn, ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy đến các Chi bộ và các đối tượng tiếp nhận.

Ông Nguyễn Văn Tân thường trú tại quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội hỏi: Việc đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư thì tên gọi ban thường vụ, bí thư, phó bí thư có gì thay đổi không ?

Trả lời:

Theo Hướng dẫn số 24/HD-BTCTW ngày 6/3/2009 của Ban Tổ chức Trung ương về việc thực hiện thí điểm chủ trương đại hội đảng bộ cơ sở trực tiếp bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tại Mục II, điểm 3.1. Về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban thường vụ, bí thư, phó bí thư.

3.1. Về tên gọi

Theo quy định của Điều lệ Đảng, đại hội đảng bộ cơ sở bầu ra ban chấp hành đảng bộ; sau đó ban chấp hành đảng bộ bầu ra ban thường vụ, bí thư, phó bí thư và gọi là ban thường vụ đảng uỷ, bí thư đảng uỷ, phó bí thư đảng uỷ. Tuy gọi tắt là ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng uỷ, nhưng thực chất đó là ban thường vụ, bí thư, phó bí thư của cả đảng bộ (vì ban chấp hành đảng bộ đại diện cho cả đảng bộ bầu ra ban thường vụ, bí thư, phó bí thư).

Khi thực hiện đại hội đảng bộ cơ sở bầu ra ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, tuy hình thức bầu cử có khác so với trước nhưng ban thường vụ, bí thư, phó bí thư vẫn là ban thường vụ, bí thư, phó bí thư của cả đảng bộ.

Vì vậy, khi đại hội đảng bộ cơ sở bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư thì vẫn gọi là ban thường vụ đảng uỷ, bí thư đảng uỷ và phó bí thư đảng uỷ.

1. Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã là các chức vụ của cán bộ cấp xã

Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã là các chức vụ của cán bộ cấp xã.

Ngoài ra , cán bộ cấp xã còn các chức vụ sau đây:

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

- Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

2. Tiêu chuẩn của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã mới nhất năm 2023

2.1. Tiêu chuẩn chung

Cụ thể tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, công chức cấp xã (trong đó có chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã) thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.

2.2. Tiêu chuẩn của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã

Ngoài các tiêu chuẩn chung được quy định tại mục 2.1, để trở thành Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy xã, cá nhân còn đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Về độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;

- Về trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên.

- Về trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên.

- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

3. Nhiệm vụ của Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã

3.1. Nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy cấp xã

Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Đảng bộ; cùng tập thể Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật trên địa bàn cấp xã và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì chỉ đạo việc xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Phân công công việc các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Chỉ đạo việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng và các nhiệm vụ thường xuyên của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;

- Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác của từng ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Trực tiếp chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của cấp trên;

- Ký các văn bản theo quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ với cơ quan Đảng cấp trên;

- Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần theo quy định;

- Là đại diện của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã và cấp trên; ủy quyền công việc cho Phó Bí thư thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc;

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Đảng ủy cấp xã theo quy định;

- Triệu tập và chủ tọa các Hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất;

- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.

3.2. Nhiệm vụ của Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã

Cụ thể tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã như sau:

- Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và của Bí thư Đảng ủy cấp xã;

- Giúp Bí thư Đảng ủy cấp xã chỉ đạo hoạt động của Đảng ủy cấp xã trong phạm vi được phân công; ký các văn bản khi được phân công; giải quyết các công việc của Đảng ủy cấp xã khi được Bí thư Đảng ủy cấp xã ủy nhiệm;

- Chủ trì hoặc tham gia các hội nghị, cuộc họp khi được Bí thư Đảng ủy phân công; triệu tập và chủ tọa các cuộc họp định kỳ, đột xuất theo phân công của Bí thư Đảng ủy cấp xã hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;

- Trực tiếp thực hiện các ý kiến chỉ đạo khác của Bí thư Đảng ủy hoặc theo quy định tại quy chế làm việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;