Một số biện pháp giúp trẻ 24 36 tháng học tốt môn âm nhạc

-->

Phần IMỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống conngười, nó có sức hấp dẫn kì lạ, có tác động mạnh mẽ, làm cho cuộc sống củacon người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Âm nhạc còn được ví như những món ăntinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống của trẻ mầm non. Bản chất củaâm nhạc là niềm vui lạc quan, yêu đời và đưa con người đến với những tình cảmcao thượng. Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng tinh thần giúpcho trẻ cảm nhận được cái đẹp, cái thiện, niềm vui, nỗi buồn. Giai điệu trầmbổng, sự phong phú của âm hình tiết tấu, phong cách đa dạng của các thể loạiâm nhạc sẽ đưa trẻ vào thế giới cái đẹp một cách đầy hấp dẫn và lí thú. [1]Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triểnngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm.... Đối với trẻ mầm non, âm nhạc làthế giới kì diệu đầy cảm xúc, trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trongnôi, trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc vớiâm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu sẽ tạo điều kiệncho trẻ phát triển các chức năng tâm lí, năng lực hoạt động và sự hiểu biết. [2]Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì có thể đánhthức tâm hồn con người bằng những âm thanh nhẹ nhàng, bay bổng của âmnhạc. Khi nghe những bài hát ru, chúng ta như được trở lại thủa ấu thơ, nằmtrọn trong vòng tay của mẹ. Nghe những bài hát đồng dao như đang được chơiđùa cùng lũ trẻ ở sân đình. Những bản hành khúc tạo khí thế hào hùng, mãnhliệt đầy sức trẻ...Những hình tượng được phản ảnh trong giai điệu, lời ca củatác phẩm sẽ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ và từ nhận thức khách quan đó dần đi vàochiều sâu thế giới chủ quan của trẻ. Âm nhạc giáo dục tình cảm thẩm mĩ chotrẻ, trong đó có cái đẹp về cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, cô giáo, ông bà,cha mẹ và cộng đồng. [2]Âm nhạc không chỉ đơn thuần giáo dục thẩm mĩ, đạo đức mà con thúcđẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ, âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ. Trí nhớ âmnhạc là khả năng thu nhận, ghi nhớ và trải nghiệm.Hoạt động ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc có ảnh hưởng trực tiếptới sự phát triển thể chất của trẻ. Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợpcác động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toànthân khi có nhạc kèm theo tạo cho trẻ sự mềm dẻo nhịp nhàng, có ảnh hưởng tốtđến tim mạch và sự phát triển của các cơ.1Đặc điểm của lứa tuổi mầm non là thích vui chơi, tích cực hoạt động, hamtìm hiểu để nhận thức cuộc sống thì âm nhạc lại càng gần gũi và gắn bó mộtcách hết sức tự nhiên. Đây chính là phương tiện để giúp trẻ phát triển cảm xúc,phát triển tình cảm, trí tuệ, mở rộng nhận thức, phát triển óc tưởng tượng, pháttriển ngôn ngữ, bồi dưỡng khả năng thẩm mĩ...[1]Những bài hát ở lứa tuổi mầm non có nội dung lời ca phong phú, giàu hìnhtượng, đề cập đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ đó sẽ giúp trẻ có thái độđúng mực với bạn bè, những người xung quanh, biết yêu và bảo vệ thiên nhiên,cuộc sống...hay nói cách khác là giáo dục trẻ đạo đức làm người.Đối với trẻ mầm non, khả năng nhận biết âm nhạc của trẻ rất nhạy cảm.Khi được tiếp xúc với âm nhạc, trẻ luôn có biểu hiện cảm xúc của mình. Biểuhiện này được thể hiện rất rõ ở khả năng nghe và hát lại những bài bát, nhữngcâu hát mà trẻ yêu thích. Tuy nhiên, đặc điểm của trẻ lứa tuổi này là trẻ phát âmchưa hoàn thiện, phát âm yếu, giọng hát chưa có độ ngân vang, đôi khi còn hátsai lời, sai giai điệu, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không đúng với nội dungbài hát. Việc nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói chungvà trẻ nhà trẻ nói riêng thì việc đầu tiên là phải lựa chọn những nội dung phùhợp, những bài hát có tiết tấu đơn giản, lời ca gần gũi, ngoài ra giáo viên phảibiết lựa chọn những phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ phù hợp, có như vậytrẻ mới có thể hát đúng lời, đúng những giai điệu, mới thể hiện được hết tìnhcảm, ý nghĩa của bài hát.Vì vậy tôi đã quyết định lựa chọn và nghiên cứu thực hiện đề tài: “Một sốbiện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24 – 36 thángtuổi trường mầm non Tân Phúc huyện Lang Chánh tỉnh Thanh Hóa”2. Mục đích nghiên cứu:Thông qua các hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ phát triển khả năng cảmthụ âm nhạc, phát triển kĩ năng nghe, nói, kĩ năng hát, vận động theo nhạc và kĩnăng sử dụng dụng cụ âm nhạc, kĩ năng chơi trò chơi âm nhạc...Ngoài ra việcnâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc còn giúp cho trẻ phát triển tình cảm, tínhthẩm mĩ, tính linh hoạt sáng tạo, giúp trẻ trở nên yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên,con người và yêu cảnh vật xung quanh.3. Đối tượng nghiên cứu:Nghiên cứu về những biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạccho trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non Tân Phúc huyện LangChánh tỉnh Thanh Hóa.4. Phương pháp nghiên cứu:2- Tham khảo tài liệu về bộ môn giáo dục âm nhạc- Phương pháp trao đổi với phụ huynh.- Khảo sát trẻ thực tế ở lớp về kĩ năng nghe, kĩ năng hát, kĩ năng sử dụngdụng cụ âm nhạc và kĩ năng vận động của trẻ- Phương pháp đàm thoại.- Phương pháp quan sát.- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.Phần IINỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM1. Cơ sở lý luậnTrong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, âm nhạc là một bộ mônnghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích và thu hút trẻnhiều nhất, là nguồn cảm hứng mạnh mẽ phát huy tính sáng tạo của trẻ. Âm nhạcdẫn dắt trẻ đi vào thế giới của cái thiện, tạo ra sự đồng cảm và bồi dưỡng năng lựcsáng tạo của trí tuệ mà không một phương tiện nào sánh được. Âm nhạc còn làphương tiện, là cầu nối cho các hoạt động giáo dục khác. Có thể nói, âm nhạc nhưmột món ăn tinh thần, là nguồn sữa nuôi dưỡng không thể thiếu được đối vớicuộc sống của trẻ mầm non nói chung và trẻ lứa tuổi nhà trẻ nói riêng.Âm nhạc là phương tiện phát triển năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thểchất cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Âm nhạc còngiúp trẻ phát triển cảm giác về nhịp điệu, sự khéo léo, làm cho trẻ yêu cuộcsống, yêu con người và mọi vật xung quanh. Hoạt động giáo dục âm nhạc làmthỏa mãn nhu cầu ca hát của trẻ, giúp trẻ có tinh thần thoải mái, vui vẻ, pháttriển tốt mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa các trẻ với nhau.Hiện nay hoạt động “Giáo dục âm nhạc” đã thực sự trở thành một nộidung quan trọng trong các hoạt động của chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.Ở các nước tiên tiến, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non được thức hiện bằngnhiều hình thức phong phú, sinh động thông qua các dạng hoạt động chính là:Ca hát - Nghe hát - Vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Ở nước ta, giáodục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục cho trẻ lòng yêu thích ca hát,sự nhanh nhẹn, nhạy bén, khả năng nghe, nói, cảm thụ âm nhạc được pháttriển, hay nói cách khác, giáo dục âm nhạc giúp trẻ phát triển toàn diện vềmọi mặt. [1]Đối với giáo viên mầm non, để hoạt động giáo dục âm nhạc đạt hiệu quảcao ngoài việc lựa chọn nội dung phù hợp với sự phát triển của trẻ thì việc đổimới hình thức tổ chức cũng là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt lứa tuổi trẻ 24 –336 tháng tuổi trẻ hát theo cô, trẻ bắt chước cô giáo những động tác đơn lẻ củamột bài hát cho nên vai trò của giáo viên trong giáo dục âm nhạc cho trẻ ở độtuổi này là rất quan trọng. Chính vì vậy tôi luôn cố gắng tìm ra những biện pháphữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 24 – 36 thángtuổi để giúp trẻ được phát triển một cách tốt nhất.2. Thực trạng:Trường mầm non Tân Phúc là một trường nằm trong vùng 135 – vùngkinh tế đặc biệt khó khăn, nhưng luôn đi đầu trong các phong trào thi đua và đạtnhiều thành tích cao. Là giáo viên được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36tháng tuổi tại khu chính, trong năm học qua, được sự quan tâm, giúp đỡ củaBGH, chị em đồng nghiệp trong nhà trường, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sátsao của PGD & ĐT, phụ huynh học sinh về vật chất cũng như tinh thần giúp tôicó động lực để thực hiện đề tài này.a) Thuận lợi:Trường rộng rãi, khang trang, trong lớp được bố trí ngăn nắp, gọn gàng,sạch đẹp khoa học. Nhà trường đã có phòng âm nhạc riêng, có đầy đủ loa,đài, đàn...Đa số phụ huynh nhiệt tình, quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ giáo viêntrong việc làm đồ dùng, đồ chơi âm nhạc cho trẻ.Nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương rất dồi dào, đã góp phần khôngnhỏ trong việc thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạcphục vụ cho các hoạt động của cô và trẻ.Được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí giáo viên trongquá trình tôi thực hiện đề tài nàyb) Khó khăn:Bản thân không biết sử dụng đàn. Đồ dùng, dụng cụ âm nhạc cho trẻ hoạtđộng tại lớp còn hạn chế, chưa phong phú.Đa số trẻ nhút nhát, chưa mạnh dạn, không dám thể hiện mình.Trẻ phát âm chưa rõ ràng mạch lạc nên ảnh hưởng lớn đến kĩ năng hátđúng lời, đúng giai điệu.Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề học môn âmnhạc của trẻ. Hầu hết số trẻ là người dân tộc nên số cháu nói tiếng địa phươngcòn nhiều, nhiều cháu còn nói ngọng, nói không đủ câu.c) Khảo sátĐược áp dụng và thực hiện tại lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi khu Tân Thànhtrường mầm non Tân Phúc.4STTBảng khảo sát đầu năm 2016 - 2017Kết quảTổng sốĐạtChưa đạtNội dungtrẻ được%Số trẻ%khảo sát Số trẻ1Kỹ năng nghe10440660Kỹ năng hát đúng lời,210220880đúng giai điệuKỹ năng vận động theo310330770nhạc4 Trẻ hứng thú hoạt động103307705 Kỹ năng chơi trò chơi10440660Qua bảng khảo sát cho thấy:Trẻ chưa đạt ở các kĩ năng còn chiếm tỷ lệ cao: 67,5%.Còn nhiều trẻ chưa hứng thú hoạt động chiếm: 70%3. Biện pháp thực hiện:Biện pháp 1: Xây dựng góc nghệ thuật khoa học, đẹp, bổ sung dụng cụâm nhạc phong phú, đa dạng:Với hoạt động giáo dục âm nhạc thì đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đóng một vai tròvô cùng quan trọng quyết định đến kết quả của tiết dạy, giờ học có thành công haykhông, trẻ có hứng thú tiếp thu bài hay không phụ thuộc rất nhiều vào đồ dùng vàcách sử dụng của giáo viên để đem lại hiệu quả. Trẻ mầm non không giống như trẻ ởcác cấp học khác, không thể nói bo, nói chay khiến trẻ có thể hiểu được mà phải cóđồ dùng trực quan minh họa để trẻ được thực hành và trải nghiệm. Đồ dùng đẹp,khoa học cộng với sự linh hoạt của giáo viên nhất định sẽ mang lại hiệu quả caotrong tiết dạy, thu hút và kích thích trẻ hoạt động có hiệu quả nhất.Trẻ tuy còn nhỏ nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ. Cho nên ởgóc nghệ thuật tôi bố trí, sắp xếp khu vực hoạt động âm nhạc một cách hài hòa,nhẹ nhàng mà vẫn tạo được không gian thuận lợi cho trẻ hoạt động. Trên mảngtường tôi cắt dán trang trí những hình ảnh em bé đang múa hát cùng với nhữngnốt nhạc nhiều màu sắc nhằm thu hút trẻ.Vì vậy nên tôi thường xuyên làm bổ sung đồ dùng, đồ chơi vào các góc chơitrong lớp nói chung cũng như đồ dùng, dụng cụ âm nhạc nói riêng. Mỗi chủ đề,mỗi loại tiết là một loại đồ dùng khác nhau, những chiếc mũ múa theo từng chủđề, từng bài hát cũng góp phần làm cho tiết học trở lên sinh động hơn. Tận dụngcác nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như tre, luồng và sự phối kết hợpcủa hội cha mẹ phụ huynh, đặc biệt là Ban phụ huynh và giáo viên do chương5trình phát triển vùng lang chánh tổ chức đã giúp tôi rất nhiều trong việc bổ sungđồ dùng, đồ chơi trong lớp nói chung và một số đồ dùng phục vụ cho hoạt độngâm nhạc của trẻ nói riêng như: Trống lắc, đàn, thanh phách và trang phục tự tạo,tạo sân khấu biểu diễn mới lạ thay đổi theo chủ đề gây bất ngờ cho trẻ,.... Tất cảđều góp phần mang lại sự thành công cho tiết dạy.Qua việc trang trí góc nghệ thuật và bổ sung đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫnđã khuyến khích và tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực, trải nghiệm nhữngcảm xúc mới lạ, vui tươi, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, phát triển khảnăng sáng tạo cũng như nói năng ứng xử của trẻ lưu loát hơn.Hình ảnh: Góc nghệ thuật trong lớpBiện pháp 2: Quan tâm đến từng cá nhân, nhóm trẻ và chú ý sửa sai cho trẻTrẻ đến lớp với nhiều đặc điểm, khả năng phát triển và tính cách khác nhau,nhiều trẻ có năng khiếu về âm nhạc, trẻ có thể hát và vận động đúng những bàihát nhưng ngược lại có những trẻ lại nhút nhát, không dám thể hiện mình vàkhông có năng khiếu cảm thụ âm nhạc. Vì vậy, tôi đã chia trẻ thành các nhóm vớitừng đặc điểm hạn chế khác nhau như nhóm trẻ có khả năng cảm thụ âm nhạc,khả năng hát, vận động và những nhóm trẻ đang còn hạn chế về các kĩ năng...Sau khi phân trẻ ra thành các nhóm, tôi lên kế hoạch cụ thể cho từng nhómđối tượng với mục đích trẻ sẽ được quan tâm, bổ sung đúng những gì còn hạnchế, nhằm giúp trẻ phát triển tốt nhất về các kĩ năng âm nhạc.6Hình ảnh: Trẻ đang hoạt động theo nhómVới nhóm trẻ hạn chế về kĩ năng hát, hay bị ngọng, nhầm từ, tôi thường xuyên tròchuyện, hát mẫu một cách chậm rãi từng câu, từng từ để trẻ có thể nghe và hát lại mộtcách rõ ràng, đúng giai điệu. Hoặc với nhóm trẻ có khả năng hát và vận động tốt, tôitạo điều kiện cho trẻ được thể hiện mình, được giao lưu với các nhóm khác một mặtgiúp trẻ ngày càng tự tin và hình thành các kĩ năng được tốt hơn, mặt khác chính trẻ sẽgiúp các bạn trong các nhóm thấy mạnh dạn, tự tin và thể hiện được tốt hơn.Hình ảnh: Cô cho trẻ hát trước các bạn7Trong các buổi hoạt động chung tôi xen kẽ những trẻ có năng khiếu vớitrẻ không có năng khiếu, nắm bắt những kỹ năng cơ bản, tôi sẽ hướng chotừng nhóm luân phiên nhau vào hoạt động tại góc nghệ thuật, và tiếp tục chotrẻ biểu diễn ở nơi đông người như các buổi hoạt động tập thể, biểu diễn trênsân khấu.Trong các giờ hoạt động âm nhạc, cô chú ý quan sát, lắng nghe và sửa sai chonhững trẻ hát sai, hát không đúng lời, đúng giai điệu, nhưng việc sửa sai chưamang lại hiệu quả cao, chưa giúp trẻ sửa được ngay vì thời gian ít, vì còn nhữngtrẻ khác nên cô không thể tập trung vào một trẻ đó được. Vì vậy, khi trẻ hát sai,cô cần chú ý xem trẻ mắc lỗi gì, sai về âm điệu, sai về tiết tấu hay sai về lời cađể cô có thể sửa sai cho trẻ một cách triệt để và việc sửa sai không chỉ được tiếnhành trong giờ học mà còn cần được tiến hành ở mọi lúc mọi nơi, có như vậy thìtrẻ mới có thể sửa sai được hoàn toàn lỗi của mình.Với biện pháp trên tôi đã thu được những kết quả cao trong các hoạt độnggiáo dục âm nhạc của mình. Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tự tin, mong chờ đến cácgiờ âm nhạc để được hát cùng các bạn và được thể hiện mình, những trẻ hátkém không còn hát sai, ngọng nhiều từ nữa, điều đó không chỉ mang lại hiệuquả ở lớp mà còn khiến phụ huynh rất phấn khởi vì con em mình đi học về hayhát, hay múa và thích đi học.Hình ảnh: Cô đang sửa sai cho trẻ8Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ định dưới hình thứcsáng tạo để thu hút trẻMột giờ học âm nhạc thông thường được tiến hành cô cho trẻ ổn định tổchức bằng một bài thơ, câu đố hay một bức tranh nào đó và sau đó cô hát mẫucho trẻ nghe, cho trẻ hát lại, cuối cùng là nghe hát hoặc trò chơi âm nhạc. Ngoàicách tổ chức đó ra tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để trẻ luôn hứng thú và hoạtđộng một cách tích cực nhất, làm thế nào để không làm thay đổi nội dung màvẫn thu hút trẻ. Mà trẻ nhỏ thường thích rất nhanh nhưng cũng chán rất nhanh.Chính vì vậy, tôi đã thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức mới lạ, tổ chứcdưới dạng câu lạc bộ, trò chơi, hội thi,…Tôi còn thay đổi nhiều đội hình khácnhau như: Hình tròn, vòng cung, tự do,…để trẻ được thoải mái hoạt động, khônggò bó trẻ, trong khi đó trẻ còn được chơi với cô, được gần gũi với cô hơn.Ví dụ: Hoạt động: Âm nhạcChủ đề: Những con vật đáng yêuChủ đề nhánh: Những con vật nuôi trong gia đìnhĐề tài: - Dạy hát: “Một con Vịt”- Trò chơi: “Gà gáy, Vịt kêu”Đối tượng: Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi.Thời gian: 12 – 15 phútI. Mục đích – yêu cầu:1. Kiến thức:- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả- Trẻ thuộc và hát đúng giai điệu của bài hát "Một con vịt"- Trẻ biết chơi trò chơi cùng cô.2. Kỹ năng:- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ- Rèn luyện kỹ năng hát đúng lời, kỹ năng nghe và cảm thụ âm nhạc của trẻ.3. Thái độ:- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động- Giáo dục trẻ chăm sóc yêu thương các con vật nuôi.II. Chuẩn bị:- Đồ dùng của cô: Mũ múa, trang phục, nhạc đàn.- Đồ dùng của trẻ: Trang phục, quần áo, đầu tóc gọn gàng cho trẻ- Địa điểm: Lớp học.9III. Tiến hành:Hoạt động của cô1. Ổn định, gây hứng thú:- Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “3 chú vịt nhỏ” kết hợpcác ngón tay.“3 chú vịt nhỏBơi ở dưới aoVịt con vít vítNhìn tôi vẫy chào2 chú tiếp lờiXem tôi bơi nàyChú ba nói tiếpNằm sưởi nắng thôi”.- Các con vừa chơi trò chơi gì?- Trò chơi nói về con vật gì?2. Nội dung: Dạy hát: "Một con vịt".- Có một bài hát cũng nói về con vịt đấy. Đó là bàihát “một con vịt” do nhạc sỹ Kim Duyên sáng tácĐể xem bài hát nói về con vịt như thế nào cô mờicác con chú ý lắng nghe cô hát trước nhé!- Cô hát lần 1: Nói tên bài hát, tên tác giả.- Cô hát lần 2+ Cô vừa hát bài hát gì?+ Bài hát do ai sáng tác?- Giảng nội dung bài hát: bài hát nói về bạn Vịt rấtlà đẹp thích bơi lội dưới nước, sau mỗi lần tắmxong lên bờ Vịt con thường vẫy cánh, cho lôngnhanh khô.- Bây giờ cô mời các con hãy hát thật hay bài hát“một con vịt” cùng cô nào!- Cả lớp hát lần 1- Cả lớp hát lần 2 đi vòng quanh về chỗ ngồi.- Các con vừa hát xong bài hát gì?Hoạt động của trẻ- Trẻ chơi- “3 chú Vịt nhỏ”- con Vịt- Trẻ lắng nghe cô hát- “1 con Vịt”- Nhạc sĩ Kim Duyên- Trẻ lắng nghe cô giảngnội dung bài hát.- Trẻ hát cùng cô- Một con vịt10- Do ai sáng tác?* Giáo dục: Trẻ biết yêu quý các con vật, chămsóc con vật nuôi trong gia đình.- Mời từng tổ lên hát.- Mời nhóm trẻ lên hát- Mời cá nhân trẻ lên hát.( Trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ)3. Trò chơi Gà gáy, vịt kêu- Các con vừa hát thật là hay, cô có một trò chơithưởng cho các con đấy, đó là trò chơi "Gà gáy, vịtkêu"( Vịt kêu! vịt kêu: vít ..vít... vítGà gáy thật to: ò ó o!)- Cho trẻ chơi 3 lần.4. Kết thúc.- Cô cùng trẻ hát bài " Một con vịt” ra ngoài.- Nhạc sĩ Kim Duyên- Trẻ lắng nghe- Tổ hát- Nhóm lên hát- Trẻ lên hát- Trẻ nghe cô giới thiệu- Trẻ vít vít- Trẻ làm gà gáy- Trẻ chơi- Trẻ hát và chuyển hoạtđộngQua các bài dạy ngoài mục tiêu nội dung cần dạy tôi còn sử dụng một sốphương pháp để giáo dục trẻ. Việc thay đổi các hình thức tổ chức trên hoạt độngchơi – tập có chủ định tôi nhận thấy trẻ vô cùng hứng thú tham gia hoạt động âmnhạc cùng với cô giáo và các bạn một cách thích thú.Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động âm nhạc ở mọi lúc,mọi nơi.Âm nhạc đối với trẻ mầm non được ví như một món ăn tinh thần, giáo viênkhông chỉ đem âm nhạc đến cho trẻ qua hoạt động giáo dục âm nhạc mà cònđem âm nhạc đến với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Nhờ đó mà trẻ luôn luôn hứng thu,phấn khởi khi đến trường đến lớpỞ trường, trẻ được vui chơi, được cô cho ăn, được cô dạy bé học, được côru bé ngủ... âm nhạc được gắn liền với mọi sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, tôi đã tạomọi cơ hội để trẻ được hát, nghe hát và vận động theo nhạc ở tất cả các hoạtđộng trong ngày của trẻ.a) Trong giờ đón trẻ:11Giờ đón trẻ là lúc cô giáo cần tạo không khí vui vẻ, thu hút trẻ đến trường.Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố để lôi cuốn trẻ, vì vậy tôi thường haychọn những bài hát, bản nhạc có nội dung trong sáng, sắc thái vui nhộn, điều đóvừa có tác dụng tạo cho trẻ cảm giác thích thú khi đến trường, vừa phát triểnthính giác cho trẻ, đồng thời khi nghe nhạc, trẻ sẽ hát, múa và nhún nhảy theonhạc, từ đó, khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được nâng lên và phát triển.Ví dụ: ở chủ đề “Bé và các bạn” cô có thể lựa chọn những bài hát như: Bé đimẫu giáo (Sáng tác Dương Minh Viên), Cô giáo em (Sáng tác Trần Kiết Tường),Cháu đi mẫu giáo (sáng tác Phạm Minh Tuấn)...Trẻ có thể hát theo những bài hát khi nghe, ngoài việc tạo không khí vui vẻkhi đến trường còn giúp trẻ làm quen, củng cố những bài hát có trong chươngtrình. Từ đó trẻ nhớ lời bài hát một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.b) Trong các giờ chơi – tập có chủ định khác:Thông thường trẻ được hát, được nghe hát trong các giờ học âm nhạc, cácbuổi biểu diễn văn nghệ cuối tuần....Nhưng tôi muốn trẻ được nghe, được hátnhiều hơn, vậy nên tôi luôn tạo mọi cơ hội để trẻ được hát và nghe hát trong mọihoạt động.Ví dụ: Trong giờ thể dục sáng, cô cho trẻ tập bài tập kết hợp lời ca như:Tiếng chú gà trống gọi; Bé tập thể thao; Ồ sao bé không lắc...Hình ảnh: Trẻ tập thể dục sáng với nhạc bài “con gà trống”12Ví dụ: Trong giờ học tạo hình, bé tập di màu, tập vẽ, cô lựa chọn những bàihát hoặc những bản nhạc không lời có tiết tấu và âm điệu nhẹ nhàng, phù hợpvới nội dung bài học để trẻ có thể vừa lắng nghe, vừa cảm nhận được các giaiđiệu của bài hát lại vừa có thể tạo hứng thú để trẻ vẽ hoặc tô màu một cách tíchcực nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.Hình ảnh: Trẻ đang học tô màu kết hợp với nhạcc) Trong giờ hoạt động ngoài trời:Sau giờ học buổi sáng là lúc cô cho trẻ tham gia các hoạt động ngoàitrời, việc tổ chức cho trẻ hát và trò chuyện về bài hát để ổn định trẻ, cô cóthể cho trẻ nghe những bài hát, bản nhạc phù hợp với nội dung buổi thamquan, dạo chơi.Ví dụ: Cho trẻ quan sát cây xanh ở sân trường, cô cho trẻ nghe bài hát“em yêu cây xanh”, điều đó vừa làm tăng không khí của buổi dạo chơi, vừagiúp trẻ có thể nghe nhạc, hát theo nhạc nhằm mục đích phát triển tai nghevà khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.Đưa âm nhạc vào các buổi hoạt động dạo chơi ngoài trời tôi thấy trẻ rấtvui, hứng thú, một mặt giúp cho hoạt động được nhẹ nhàng và thoải mái.Một mặt giúp trẻ làm quen với bài hát mới, củng cố lại bài hát đã học, từ đótrẻ tự tin thể hiện cảm xúc trong giờ hoạt động âm nhạc.13Hình ảnh: Cô và trẻ trò chuyện về cây xanh với nhạc bài “Em yêu cây xanh”d) Trong giờ hoạt động theo ý thích:Hoạt động theo ý thích là hoạt động một buổi chơi dài của bé. Trẻ được học màchơi, chơi mà học. Đây là hoạt động trẻ được thoải mái nhất sau giờ học căngthẳng. Các trò chơi như: Xếp hình, xây dựng công viên, xâu vòng, đóng vai bác sĩ,cô giáo,...tùy thuộc vào từng chủ đề cụ thể mà giáo viên có thể cho trẻ chơi vớinhững nội dung phù hợp. Ngoài ra trẻ được thể hiện làm ca sĩ ở góc nghệ thuật, trẻđược hát, được sử dụng dụng cụ âm nhạc như: Xắc xô, phách tre,…Bên cạnh đó tôicòn cho trẻ nghe nhạc không lời hoặc bài nhạc nhẹ nhàng, phù hợp nhằm mục đíchkích thích khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ được phát triểnHình ảnh: Trẻ đang chơi hoạt động theo ý thích14e) Trong giờ ăn, ngủ:Trước giờ ăn, cô giáo có thể tổ chức cho trẻ hát những bài có nội dungphù hợp như “Mời bạn ăn; giờ ăn đến rồi”... những bài hát vừa có thể thay lờimời vừa giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và đương nhiên khi trẻđược hát thì ngôn ngữ của trẻ được phát triển, các kĩ năng nghe nhạc, kĩ năng hát,và khả năng cảm thu âm nhạc của trẻ ngày càng được nâng lên.Hình ảnh: Cô và trẻ cùng hát bài “Mời bạn ăn” trước giờ ăn trưaGiờ đi ngủ là thời điểm thích hợp để cho trẻ lắng nghe những bài hátcó tính chất nhắc nhở như bài “Đi ngủ” của Hoàng Văn yến hay những lờihát ru với những giai điệu êm đềm đầu tiên đến với con người ngay từ thủacòn thơ. Trẻ nhỏ tuy không hiểu hết ý nghĩa của những lời hát ru nhưng âmđiệu thắm thiết, êm ái tác động vào đôi tai trẻ thơ giúp cho trẻ có được giấcngủ say xưa. Điều đó không chỉ giúp cho trẻ có được giấc ngủ ngon, ngủ sâuvà còn tác động trực tiếp đến tâm hồn trẻ, làm cho trẻ cảm thấy yêu đời, yêuâm nhạc và yêu những bài hát ru. Vì vậy, trước giờ đi ngủ chính là thời điểmtốt để cho trẻ cảm nhận được âm nhạc, cảm nhận được giai điệu êm ái củaâm nhạc và cũng là thời điểm để các kĩ năng âm nhạc của trẻ được phát triểntốt hơn.15Hình ảnh: Cô giáo hát ru cho trẻ ngủf) Giờ hoạt động chiềuSau giờ ngủ trưa, cô có thể cho trẻ nghe và hát những bài hát có tính chấtvui vẻ, nhộn nhịp. Thời gian nghe có thể không nhiều nhưng lại có tác dụng giúptrẻ tỉnh táo hơn để tham gia vào các hoạt động buổi chiều như ăn quà chiều, ônbài, chơi tự do, nêu gương cắm cờ và chờ bố mẹ đón về. Hay trong một số buổihoạt động chiều tôi cho trẻ làm quen với bài hát mới, chơi một số trò chơi âmnhạcNhư vậy, ở trường mầm non nói chung và lớp nhà trẻ nói riêng, từ lúc đếntrường cho đến khi bố mẹ đón về, âm nhạc luôn luôn xuất hiện bên trẻ, tạo khôngkhí tươi mới. Âm nhạc là chu kì thời gian, là nhịp sống hàng ngày của trẻ, làm chotrẻ thêm linh hoạt, tươi vui. Âm nhạc thực sự là người bạn thân của trẻ thơ [2]Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh trong việc ôn luyện, tạo cơ hộiđể trẻ được hátTrẻ đến trường được ăn, được chơi, được ngủ và học các hoạt độnggiáo dục trong đó có hoạt động giáo dục âm nhạc. Trẻ được học một cách bàibản, khoa học dưới sự hưỡng dẫn của cô, nhưng để kết quả của hoạt độnggiáo dục được cao hơn thì cần có sự phối hợp của phụ huynh trong quá trìnhchăm sóc và dạy trẻ ở nhà. Vì vậy, tôi thường xuyên trao đổi bàn bạc với phụhuynh để trẻ được hát, được nghe hát ở tại ngôi nhà của mình. Thay vì cho16con xem phim hoạt hình hay điện thoại thì phụ huynh có thể mở ca nhạc thiếunhi, các bài hát mà trẻ yêu thích để trẻ được nghe và có thể hát theo. Trướckhi đi ngủ các bậc cha mẹ có thể mở các bài hát ru hoặc tự mình hát ru chocon ngủ... Chính những việc làm đơn giản đó sẽ giúp trẻ phát triển tai nghe,phát triển ngôn ngữ và làm cho trẻ cảm thấy yêu thích âm nhạc và khả năngcảm thụ âm nhạc tốt hơn.Ngoài ra tôi còn cùng phụ huynh sưu tầm những băng đĩa hay, có nộidung phù hợp để cho trẻ nghe, sưu tầm những nguyên vật liệu sẵn có như tre,luồng, vỏ lon bia, đũa tre dùng một lần để làm những dụng cụ âm nhạc bổ sungcho góc nghệ thuật được phong phú hơn, thu hút trẻ vào hoạt động nhiều hơn vàđạt kết quả cao hơn trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ.Hình ảnh: Phụ huynh mang nguyên vật liệu cho giáo viên4. Hiệu quảSau quá trình áp dụng và thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượnggiáo dục âm nhạc, tôi thấy trẻ lớp mình đã tiến bộ rất nhiều, các cháu hát rõ lời,hát đúng nhạc, đúng giai điệu, hưởng ứng tham gia các hoạt động cùng cô mộtcách tự nhiên, mạnh dạn thể hiện được tình cảm của mình, kĩ năng chơi trò chơicũng được nâng lên đáng kể.Qua một năm áp dụng một số biện pháp tôi đã thu được kết quả như sau:17Bảng khảo sát cuối nămSTTNội dungKết quảTổng sốĐạtChưa đạttrẻ đượckhảo sát Số trẻ % Số trẻ %1Kỹ năng nghe10990110Kỹ năng hát đúng lời,210880220đúng giai điệuKỹ năng vận động theo310770330nhạc4 Trẻ hứng thú hoạt động10770330Kỹ năng chơi trò chơi âm510880220nhạcQua bảng khảo sát cho thấy:Trẻ chưa đạt ở các kĩ năng chỉ còn: 20% giảm 47,5% so với đầu nămTrẻ chưa hứng thú hoạt động còn: 30% giảm 40% so với đầu năm.Phần IIIKẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ1. Kết luậnSau quá trình nghiên cứu và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượnggiáo dục âm nhạc, tôi thấy âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinhthần của con người, đặc biệt đối với trẻ thơ. Âm nhạc từng bước hình thành ở trẻnhững ý nghĩ, những tình cảm trong sáng, cao đẹp. Từ những lời hát ru của bà,của mẹ đến những làn điệu dân ca đậm đà tình quê hương đất nước. Những lời casẽ giúp trẻ thấy yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu con người và cảnh vật xungquanh. Ca hát tạo ra cảm xúc, là sự tác động qua lại giữa âm điệu với thính giácvà tư duy. Ca hát còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng âm nhạc vàphát triển cảm giác nhịp điệu, sự hứng thú với vận động theo nhịp điệu âm nhạcsẽ góp phần tích cực vào việc phát triển thể chất, phát triển trí tuệ cho trẻ.Trong quá trình thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục mônâm nhạc lớp nhà trẻ 24 – 36 tháng tại trường Mầm non Tân phúc, tôi rút ra mộtsố kinh nghiệm sau:Thứ nhất: Giáo viên phải thực sự yêu mến trẻ, nhiệt tình, sáng tạo, năngđộng trong mọi mặt, và nhất là phải nắm vững kiến thức cũng như phương pháptổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng theo hình thức đổi mới.Thứ hai: Thường xuyên chú ý, sửa sai cho trẻ, tạo cơ hội để trẻ được thểhiện mình.Thứ ba: Lên kế hoạch hoạt động âm nhạc của lớp phù hợp với lứa tuổi.18Thứ tư: Thường xuyên bổ xung đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đầy đủ để thu húttrẻ vào hoạt động.Thứ năm: Thường xuyên học hỏi, trao đổi với những giáo viên có năngkhiếu, có những tiết dạy giỏi về môn Âm nhạc.Thứ sáu: Bản thân tự trau dồi, tự học hỏi cách sử dụng những dụng cụ phụcvụ cho hoạt động âm nhạc như loa, đài, đàn...Thứ bảy: Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về những vấn đề có liênquan đến môn Âm nhạc của trẻ để phụ huynh nắm rõ và phối hợp với giáo viêndạy tốt hơn. Khuyến khích phụ huynh tạo cơ hội để trẻ được hoạt động ở nhà.Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được sau quá trình thực hiệnđề tài, rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp.2. Kiến nghịQua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân tôi mạnh dạn đềnghị với tổ chuyên môn Phòng giáo dục tham mưu với lãnh đạo các cấp tạo điềukiện cho giáo viên mầm non được tham gia các lớp học đànĐối với nhà trường cần tham mưa với các tổ chức xã hội, các cấp lãnh đạo hỗtrợ một phần kinh phí giúp phụ huynh làm ra những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻĐối với các đồng chí, đồng nghiệp tạo điều kiện về thời gian để tôi thựchiện và mở rộng sáng kiến được tốt hơn.Đối với các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn nữa đến con em mìnhvà đóng góp nguyên vật liệu, ngày công làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ đượcphong phú và đa dạng hơn.Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng khi thực hiện đề tài, bêncạnh những kết quả thu được cũng không tránh khỏi những hạn chế, rất mong đượcsự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường và chị em đồng nghiệp./.XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNGĐƠN VỊLang Chánh, ngày 18/05/2017Tôi xin cam đoan đây là SKKN củamình viết, không sao chép nội dungcủa người khác.Người viết sáng kiếnLê Thị HưngTÀI LIỆU THAM KHẢO19[1] Sách Nghệ thuật âm nhạc với trẻ mầm non. Trang 3, 4, 5Tác giả Hoàng Văn Yến. NXB Giáo dục. In và nộp lưu chiểu tháng 7/2003[2] Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc. Trang 3, 4Tác giả: Phạm Thị Hòa. NXB Đại học sư phạm.20


Page 2